Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tội gián điệp trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.75 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
------- o0o --------

TỘI GIÁN ĐIỆP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2009

MỤC LỤC
TRANG
Mở đầu

5

CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIÁN ĐIỆP
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

10


1.1

Khái niệm và ý nghĩa của việc ghi nhận tội gián điệp trong

10

Luật hình sự Việt Nam.
1.2.



Lịch sử hình thành và phát triển tội gián điệp trong Luật hình

14

sự Việt Nam.
1.3

Những quy định về tội gián điệp trong pháp luật một số nước

34

trên thế giới.
Chƣơng 2. Tội gián điệp trong Bộ luật hình sự năm 1999 và thực

45

tiễn áp dụng

2.1

Những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội gián điệp và

45

hình phạt áp dụng đối với tội này.
2.2

Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội


63

gián điệp.
Chƣơng 3. Nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định Bộ luật

77

hình sự năm 1999 về tội gián điệp.

3.1

Những yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả những quy định

77

của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội gián điệp
3.2

Những giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy

90

định của pháp luật hình sự về tội gián điệp
Kết luận

99

Danh mục tài liệu tham khảo

102


Më ®Çu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ an ninh chính trị là một hoạt động mang tính đặc thù của mỗi quốc
gia, đặc biệt đối với các quốc gia xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ gắn hết sức chặt


chẽ với bảo vệ Tổ quốc. Ở Việt Nam, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước. Từ khi chính quyền thuộc về nhân dân
đến nay, bảo vệ an ninh chính trị trở thành một bộ phận quan trọng của cuộc đấu
tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc góp phần đánh thắng các thế lực đế quốc, thực
dân, phản động, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội, đưa đất nước phát triển theo
con đường xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc xây
dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định trách nhiệm hình sự đối với các
tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung, đối với tội gián điệp nói riêng, tạo cơ sở
pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh bảo bệ an ninh quốc gia.
Đất nước ta đang trên đà đổi mới, hội nhập và mở cửa, bên cạnh những
thành tựu to lớn đã đạt được cũng không ít những khó khăn, thách thức mới. Các
thế lực thù địch đang có âm mưu chống phá nước ta trên tất cả các lĩnh vực và
bằng mọi thủ đoạn. Thực tiễn khẳng định: để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và phát
triển đất nước, một điều kiện không thể thiếu là phải giữ vững được an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội … làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động phá hoại của
các thế lực thù địch. Chính vì vậy, để bảo vệ những thành quả cách mạng, làm thất
bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, bảo đảm vững chắc cho công cuộc đổi
mới đất nước, trấn áp mọi hoạt động trực tiếp xâm phạm, uy hiếp đến sự tồn tại của
chính quyền nhân dân là nhiệm vụ xuyên suốt và cực kỳ quan trọng của Nhà nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó cuộc đấu tranh chống tội gián điệp
có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong thời gian qua, công tác điều tra, truy tố, xét
xử tội gián điệp đã góp phần có hiệu quả vào công tác bảo đảm an ninh quốc gia,

giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm
này cũng đã đặt ra những vướng mắc mà khoa học luật hình sự phải nghiên cứu
giải quyết như khái niệm tội gián điệp, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của
tội gián điệp, hình phạt đối người phạm tội… Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Tội


gián điệp trong luật hình sự Việt Nam” không những có ý nghĩa về mặt lý luận, mà
còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, đảm
bảo sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, đảm bảo an ninh đối nội, đối ngoại
của đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu.
Tội gián điệp là đề tài được một số tác giả quan tâm nghiên cứu.
TS Bạch Thành Định đã có bài nghiên cứu "Một số suy nghĩ để hoàn thiện
quy định trách nhiệm hình sự Tội gián điệp" (Tạp chí Công an nhân dân, Viện
khoa học Bộ công an, số 5 - 2000); PGS. TS Kiều Đình Thụ có công trình: Hoàn
thiện các quy định về trách nhiệm hình sự với các tội đặc biệt nguy hiểm xâm
phạm an ninh quốc gia (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3 - 1995); về các tội
đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia (Tạp chí khoa học Công an, số 3 1995)……….. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó mới chỉ đề cập tới từng
khía cạnh của vấn đề hoặc mang tính chung chung, chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện từ lịch sử tội gián điệp đến những quy
định của pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng cũng như những giải pháp nâng
cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về tội phạm này.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn.
* Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống, toàn diện về lý luận
và thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội gián điệp để đề
xuất việc hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội gián điệp
và những giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật
hình sự về tội gián điệp góp phần giữ vững an ninh quốc gia.
* Nhiệm vụ:



Với mục đích nêu trên, Luận văn có nhiệm vụ sau:
- Làm rõ khái niệm tội gián điệp và ý nghĩa của việc ghi nhận tội gián điệp
trong Luật hình sự Việt Nam.
- Khái quát sự hình thành và phát triển tội gián điệp trong lịch sử lập pháp
hình sự Việt Nam.
- Nghiên cứu từ khía cạnh so sánh pháp luật về tội gián điệp trong Luật hình
sự một số nước trên thế giới.
- Làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội gián điệp theo Luật
hình sự Việt Nam hiện hành và hình phạt đối với tội phạm này.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định của Bộ
luật hình sự năm 1999 về tội gián điệp.
* Đối tƣợng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam và thực tiễn
áp dụng những quy định của pháp luật về tội phạm này.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu tội gián điệp từ góc độ Luật hình sự.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn.
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở nhận thức luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
xây dựng nhà nước và pháp luật với phương pháp luận là phép DVBC và DVLS.
Để giải quyết các nghiệm vụ khoa học đặt ra từ đề tài Luận văn, Luận văn có
sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: hệ thống, lịch sử, logic, phân tích,
tổng hợp, thống kê tư pháp hình sự và tham khảo ý kiến của các chuyên gia.


5. Những đóng góp mới của Luận văn.
Đây là công trình nghiên cứu trong khoa học Luật hình sự Việt Nam đưa ra
cái nhìn toàn diện và có hệ thống về tội gián điệp, thực tiễn áp dụng các quy định
của pháp luật hình sự về tội phạm này, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp

dụng các quy định của Bộ luật hình sự đối với tội phạm này trong cuộc đấu tranh
phòng và chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
Những đóng góp mới về mặt khoa học của Luận văn thể hiện ở các điểm
sau:
1. Đã làm sáng tỏ khái niệm tội gián điệp, đánh giá được ý nghĩa của việc
quy định tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam trước yêu cầu đấu tranh bảo vệ
an ninh quốc gia.
2. Đã khái quát được một cách có hệ thống sự hình thành và phát triển tội
gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam.
3. Đã phân tích và so sánh tội gián điệp của pháp luật hình sự một số nước
trên thế giới để rút ra những giá trị hợp lý trong lập pháp hình sự, bổ sung cho
những luận cứ và giải pháp được đề xuất trong Luận văn.
4. Đề xuất được nhóm những giải pháp mang tính đồng bộ và toàn diện
nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội gián
điệp trong thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn.
Luận văn có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn trong công tác đấu
tranh phòng, chống tội gián điệp trước yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần
xây dựng nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tội gián điệp, đổi mới nội dung và
phương pháp đấu tranh với tội phạm này nói riêng và các tội xâm phạm an ninh
quốc gia nói chung trong tình hình mới.


Luận văn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công tác
nghiên cứu và giảng dạy.
7. Bố cục của Luận văn.
Ngoài lời nói đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 3 chương 7 mục.

Chƣơng I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIÁN ĐIỆP
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC GHI NHẬN TỘI GIÁN ĐIỆP TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.

1.1.1. Khái niệm tội gián điệp.
Trong pháp luật hình sự Việt Nam, lần đầu tiên tại Thông lệnh số 60 - TT
ngày 28/5/1947 của liên bộ Quốc phòng - Tư pháp đã xuất hiện thuật ngữ "Tội
gián điệp" thuật ngữ này qua các giai đoạn lịch sử khác nhau là không thay đổi.
Tuy nhiên, khái niệm về tội gián điệp chưa được một văn bản quy phạm nào chính


thức đề cập tới. Về mặt khoa học pháp lý hình sự đã có một số công trình nghiên
cứu liên quan đến việc làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm tội gián điệp, nhưng vẫn
chưa có khái niệm thống nhất. Các tác giả của giáo trình Luật hình sự Việt Nam,
Đại học Luật Hà Nội đưa ra khái niệm: "tội gián điệp là hành vi của công dân nước
ngoài, người không có quốc tịch hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để
hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Tội gián
điệp cũng có thể là hành vi của công dân Việt Nam gây cơ sở để hoạt động tình
báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa
chấp, dẫn đường hoặc giúp người nước ngoài hoạt động tình báo phá hoại; cung
cấp hay thu thập nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài hoặc những tin
tức, tài liệu khác để nước ngoài sử dụng chống lại nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam" [33, tr 264]. Tác giả Lê Cảm đưa ra khái niệm tội gián điệp: "Tội gián điệp
là việc thực hiện bất kỳ hành vi nào (được liệt kê tại điều luật đã nêu) của người
nước ngoài hoặc người không có quốc tịch nhằm chống phá nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam" [6, tr 110].
Nghiên cứu luật hình sự một số nước trên thế giới cho thấy các nước đều
chưa đưa ra được khái niệm đầy đủ, chính thức về tội gián điệp.

Làm rõ khái niệm tội gián điệp, theo chúng tôi, trước hết cần làm rõ khái
niệm các tội xâm phạm ANQG là gì. Trong từng thời kỳ cách mạng khác nhau khái
niệm các tội xâm phạm ANQG cũng khác nhau, khái niệm này được thay đổi tuỳ
theo sự phát triển của tình hình và các quan hệ chính trị - xã hội trong từng giai
đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam. Sắc lệnh số 21/SL ngày 14 - 2 - 1946 quy
định là "các hành vi làm phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà", Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30 - 10 - 1967 quy
định là "các tội phản cách mạng" được thay bằng thuật ngữ "các tội đặc biệt nguy


hiểm xâm phạm ANQG" BLHS năm 1985 và "các tội xâm phạm ANQG" BLHS
năm 1999.
Thuật ngữ “An ninh quốc gia” lần đầu xuất hiện vào những năm 70 của thế
kỷ 20 trong các sách báo nghiệp vụ của ngành Công an. Các tác giả cuốn Từ điển
nghiệp vụ Công an do Bộ Công an xuất bản năm 1977, đã lần đầu tiên đưa ra khái
niệm an ninh quốc gia: “An ninh quốc gia là sự yên ổn về chính trị và trật tự xã hội
trong phạm vi quản lý một Nhà nước, để đảm bảo chống xâm lược và chống mọi
hành vi gây rối, phá hoại, lật đổ”. Trong các văn bản pháp luật được Nhà nước ta
ban hành thời kỳ này, thuật ngữ “An ninh quốc gia” được ghi nhận tại Điều 36
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 13-07-1982. Tuy nhiên, trong các văn bản
pháp luật này, khái niệm an ninh quốc gia chưa được một văn bản pháp luật nào
của Nhà nước ta đề cập, làm rõ. Luật An ninh quốc gia năm 2004 đã đưa ra định
nghĩa pháp lý của khái niệm an ninh quốc gia tại Điều 3: “An ninh quốc gia là sự
ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”. Trong khái niệm này, an ninh quốc gia gồm hai bộ
phận cấu thành: bộ phận cấu thành thứ nhất: “Sự ổn định, phát triển bền
vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam” và bộ phận cấu thành thứ hai: “Sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”. An ninh quốc gia sẽ không

được bảo đảm nếu bất cứ bộ phận cấu thành bị vi phạm. Việc xác định một cách
đầy đủ và chính xác nội hàm khái niệm an ninh quốc gia tại điều luật này có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc quy định giới hạn các hành vi xâm
phạm an ninh quốc gia, tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp
bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an ninh
quốc gia có hiệu quả.


Trên cơ sở khái niệm trên, có thể đưa ra khái niệm các tội xâm phạm
an ninh quốc gia như sau: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những
hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm
sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Và xét trên phương diện pháp lý hình sự, việc xác định đầy đủ và chính xác
nội hàm khái niệm tội gián điệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Từ sự phân tích ở
trên, đồng thời căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành,
có thể đưa ra khái niệm tội gián điệp như sau: tội gián điệp là những hành vi nguy
hiểm cho xã hội (được liệt kê tại điều luật đã nêu) do người nước ngoài, người
không quốc tịch hoặc công dân Việt Nam thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, khả năng quốc phòng, an ninh đối ngoại
của đất nước, sự tồn tại và sự vững mạnh của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam với mục đích chống chính quyền nhân dân.
1.1.2 Ý nghĩa của việc ghi nhận tội gián điệp trong Luật hình sự Việt
Nam.
Trước yêu cầu đấu tranh bảo vệ ANQG qua các giai đoạn cách mạng, đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, trước âm mưu "diễn biến hoà bình" và hoạt
động phá hoại của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đối với sự nghiệp Cách

mạng của nhân dân ta thì việc ghi nhận tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam
rõ ràng có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện:
Thứ nhất, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, khả năng quốc
phòng, an ninh đối ngoại của đất nước, sự tồn tại và sự vững mạnh của Nhà nước


Cộng hoà XHCN Việt Nam nếu được coi là khách thể trực tiếp được đặc biệt bảo
vệ bằng pháp luật hình sự thì sẽ góp phần quyết định làm cho nền tảng chính trị xã hội của đất nước được yên ổn, nhân dân các dân tộc được sống an toàn và hạnh
phúc.
Thứ hai, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, khả năng quốc
phòng, an ninh đối ngoại của đất nước, sự tồn tại và sự vững mạnh của Nhà nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam nếu được bảo vệ tốt bằng pháp luật nói chung và pháp
luật hình sự nói riêng thì không những sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao uy tín
và vị thế của quốc gia trước dư luận của cộng đồng quốc tế, mà còn góp phần thực
hiện tốt chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị và hợp tác của Nhà nước ta với
các nước trong khu vực và trên thế giới để cùng nhau chung sức gìn giữ hoà bình
và an ninh của nhân loại.
Thứ ba, việc quy định tội gián điệp trong Bộ luật hình sự có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với việc xác định giới hạn hành vi nguy hiểm xâm phạm an ninh
quốc gia nói chung, cũng như xác định chính xác hành vi cụ thể nào xâm phạm
khách thể trực tiếp của tội gián điệp để từ đó quyết định loại và mức hình phạt
tương ứng, tạo cơ sở vững chắc cho đấu tranh phòng, chống tội phạm này một cách
có hiệu quả.
Và cuối cùng, tư tưởng bảo vệ quyền con người được phán ánh thông qua
việc nhà làm luật quy định trong cấu thành tội gián điệp mức hình phạt được áp
dụng đối với người phạm tội từ nặng đến nhẹ căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của
hành vi cũng như người phạm tội được hưởng một trong mười biện pháp tha miễn
(miễn trách nhiệm hình sự) nếu người đã nhận làm gián điệp nhưng không thực
hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Từ đó cho thấy mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất, biện chứng và hữu

cơ, tương hỗ và qua lại giữa an ninh quốc gia và các quyền con người dưới góc độ


luật hình sự. An ninh quốc gia của bất kỳ một nhà nước nào sẽ không bao giờ được
yên ổn trước nguy cơ bị uy hiếp bởi các tội xâm hại hòa bình và nhân loại nếu việc
bảo vệ nó không kèm theo việc thực thi một chính sách đối nội nhân đạo, tôn trọng
và bảo vệ tốt các quyền tự do của con người và của công dân ngay trên lãnh thổ
của đất nước mình, và các quyền con người dù có được ghi nhận trong các văn bản
của Liên hợp quốc, cũng như trong Hiến pháp và các văn bản luật khác của các
quốc gia thành viên Liên hợp quốc cũng sẽ không bao giờ được thực thi trong đời
sống xã hội hàng ngày của mỗi quốc gia nếu như việc bảo vệ các quyền đó tránh
khỏi sự xâm hại của tội phạm lại không được gắn liền chặt chẽ và mật thiết với
việc bảo vệ các nền tảng đảm bảo một cách vững chắc cho việc thực thi các quyền
đó một cách hữu hiệu an ninh quốc gia.
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỘI GIÁN ĐIỆP TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM.

Việt Nam là một nước có hơn hai nghìn năm lịch sử, trong cuộc đấu tranh
xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân nhiệm vụ bảo vệ an ninh đối nội, đối
ngoại của Nhà nước, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân là vấn đề quan trọng
và xuyên suốt. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển tội gián điệp
trong luật hình sự Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu tội gián
điệp, có ý nghĩa trong việc nhận thức những di sản lịch sử do quá khứ để lại, hơn
thế nữa, việc nghiên cứu vấn đề này còn là cơ sở cho việc kế thừa và phát huy
những kinh nghiệm của các thế hệ đi trước trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc
gia. Nghiên cứu lịch sử pháp luật hình sự không thể tách rời nhiệm vụ cách mạng
trong từng giai đoạn cụ thể cũng như quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo
vệ, càng không thể thoát ly các đặc điểm về chính trị, kinh tế, xã hội văn hóa của
từng thời kỳ lịch sử mà trong đó các văn bản pháp luật hình sự được ban hành.



Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự chúng ta thấy rõ vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của pháp luật hình sự trong từng giai đoạn lịch sử, mới có thể hiểu đầy
đủ, đúng đắn nội dung của các quy phạm và chính sách hình sự của Nhà nước.
Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội gián điệp có thể chia thành các thời kỳ
sau:
1.2.1. Lịch sử hình thành, phát triển tội gián điệp thời kỳ phong kiến
Trong lịch sử Việt Nam, thời đại Hùng Vương, An Dương Vương với
sự ra đời của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có vị trí rất quan trọng, đánh dấu sự
phát triển nhảy vọt về mọi mặt của tiến trình lịch sử dân tộc, từ thời đại mông muội
dã man sang thời đại văn minh. Tuy nhiên Nhà nước Âu Lạc tồn tại không được
bao lâu thì Triệu Đà tiến hành chiến tranh xâm lược. Cuộc kháng chiến của nhân
dân ta cuối cùng bị thất bại, đất nước bước vào thảm họa hơn 1000 năm Bắc thuộc,
đầy gian lao thử thách khắc nghiệt. Những tài liệu nói về

DANH MỤC TÀI

LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb sử học, Hà
Nội.
2. Bộ tư pháp (1957), Tập luật lệ về tư pháp, Hà Nội.
3. Nguyễn Bình Ban (2007), Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhiệm vụ
bảo vệ an ninh chính trị thời kỳ đổi mới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
4. Bộ tư pháp – Hội đồng nhà nước về phòng ngừa tội phạm, Bộ luật hình sự
của Thuỵ Điển.
5. Dương Thanh Biểu (1995), Đấu tranh chống các hành vi đặc biệt nguy
hiểm xâm phạm an ninh quốc gia với việc thực hiện các chức năng của nhà nước


trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay. Luận án phó tiến sỹ Luật học. Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
6. Lê Cảm (2007), Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền
con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
7. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học – Những vấn đề cơ bản
trong khoa học luật hình sự (phần chung), Nxb đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Nguyễn Hồng Dương – Phan Đại Doãn (1990), Sơ thảo lịch sử bảo vệ an
ninh quốc gia và giữ gìn trật tự xã hội Việt Nam (cổ – trung đại), Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
9. Bạch Thành Định (1999), Một số suy nghĩ để hoàn thiện quy định trách
nhiệm hình sự tội gián điệp, Công an nhân dân, (10), Viện khoa học Công an, Hà
Nội.
10. Trần Ngọc Đường (2007), Khái niệm pháp lý trong các văn bản pháp
luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
11. Bạch Thành Định (2001), Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong luật
hình sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
12. Đại học quốc gia Hà Nội – Khoa luật (Lê Cảm chủ biên) (2001), Giáo
trình luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Các Đại hội Đảng ta (1930 – 1986),
Nxb Sự Thật, Hà Nội.
14. Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Báo cáo của Ban Nội chính Trung
ương về kết quả kiểm tra việc chấp hành đường lối quan điểm của Đảng trong
hoạt động bắt giữ, truy tố, xét xử, thi hành án.


15. Đảng cộng sản Việt Nam (1962), Nghị quyết số 39 của Bộ chính trị ngày
20/01/1962 về việc tăng cường đấu tranh chống các bọn phản cách mạng để phục
vụ tốt công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh nhằm thực
hiện hoà bình thống nhất nước nhà.
16. Trần Đông (1987), Bảo vệ an ninh quốc gia trong thời kỳ mới, Nxb Sự

thật, Hà Nội.
17. Trần Minh Hưởng (2002), Tìm hiểu Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Lao Động, Hà Nội.
18. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2006), Biên niên sử các Đại hội Đảng cộng
sản Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
19. Uông Chu Lưu (chủ biên) (2003), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999 (tập 2), NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Nxb Chính trị quốc gia (2006), Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
21. Nxb Pháp lý (1991), Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Hà Nội.
22. Nxb Chính trị Quốc gia (1995), Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa, Hà Nội.
23. Nxb Chính trị quốc gia (1997), Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
24. Nxb Văn hoá - thông tin (1994), Hoàng Việt luật lệ, Hà Nội.
25. Nxb Pháp lý (1992), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Hà Nội.
26. Nxb Pháp lý (1990), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.


27. Nxb Chính trị quốc gia (2002), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi), Hà Nội.
28. Nxb Chính trị quốc gia (1995), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992), Hà Nội.
29. Nxb Chính trị quốc gia (2006), Luật an ninh quốc gia, Hà Nội.
30. Vũ Thị Phụng (2003), Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt
Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
31. Dương Kinh Quốc (1981), Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 –
1945), Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Trần Đại Quang (1996), Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh quốc

gia ở nước ta hiện nay, Luận án PTS Luật học, Hà Nội.
33. Trường đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
34. Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự,
luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Toà án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hoá luật lệ về hình sự, Hà
Nội.
36. Toà án nhân dân tối cao (1979), Tập hệ thống hoá luật lệ về hình sự, tập
2, Hà Nội.
37. Toà án nhân dân tối cao (1990), các văn bản về hình sự, dân sự và tố
tụng, Hà Nội.
38. Toà án nhân dân tối cao (1995), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố
tụng, Hà Nội.


39. Kiều Đình Thụ (1994), “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia lịch sử,
thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Thông tin khoa học pháp lý, (9), Hà Nội.
40. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật hình sự Việt Nam, Nxb chính trị
quốc gia, Hà Nội.
41. Trương Điện Thanh, nhóm dịch: Nguyễn Văn, Tiểu Như, Phan Thành
(2004), Gián điệp và phản gián điệp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
42. Kiều Đình Thụ (1995), “Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự
với các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia”, Nhà nước và pháp
luật, (3), Hà Nội.
43. Kiều Đình Thụ (1995), “Về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an
ninh quốc gia”, Khoa học Công an, (3), Hà Nội.
44. Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (1971 – 1985), Lịch sử Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
45. Uỷ ban pháp luật của Quốc hội (1998), Báo cáo thẩm tra về Dự án Bộ
luật hình sự sửa đổi số 71/UBPL ngày 08/5/1998.

46. Viện khoa học (1983), Sơ khảo lịch sử Nhà nước pháp luật Việt Nam (từ
cách mạng tháng 8 đến nay), Hà Nội.
47. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (1987), Nxb Sự Thật, Hà Nội



×