Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.3 KB, 18 trang )

Mục Lục

Giới Thiệu
Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. Trong những năm qua
nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng
dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con người
và vật chất. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa các thiên tai nói trên với
biến đổi khí hậu. Trong một thế giới ấm lên rõ rệt như hiện nay và việc xuất hiện ngày
càng nhiều các thiên tai đặc biệt nguy hiểm với tần suất, quy mô và cường độ ngày càng
khó lường cũng như biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến môi trường , tài
nguyên và con người .Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nguyên nhân của biến
đổi khí hậu chính là các hoạt động của con người tác động lên hệ thống khí hậu làm cho
khí hậu biến đổi.
Vì vậy con người cần phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những biến
đổi đó bằng chính những hoạt động phù hợp của con người . Để làm được điều đó con
người phải nhận thứ được biến đổi khí hậu và những tác động ảnh hửng của biến đổi
khí hậu. Vì vậy chúng tôi viết về đề tài “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới môi trường ,
tài nguyên và con người”
Tuy nhiên đây là vấn đề ở tầm vĩ môtrình độ hiểu biết vàphưng pháp trình bày còn
hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự
đóng góp ý kiến của Giảng viên và các bạn để hoàn thiện hơn.
Xin Chân Thành Cảm Ơn!!!

~1~


Biến đổi khí hậu và những biểu hiện của biến đổi khí hậu

I.

A.



Biến đổi khí hậu

Công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đã định nghĩa : “ Biến đổi khí
hậu” nghĩa là biến đổi của khí hậu được qui cho trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động
của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này được
cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những
thời kỳ có thể so sánh được.
B.

Các biểu hiện của biến đổi khí hậu



Sự nóng lên của khí quyển trái đất nói chung



Sự thay đổi thành phần chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của
con người và các sinh vật trên trái đất.



Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất
thấp , các đảo nhỏ trên biển.

~2~





Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hang nghìn năm trên các vùng khác
nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật của hệ sinh
thái và hoạt động của con người



Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.



Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái chất lượng và thành phần
của thủy quyển , sinh quyển , các địa quyển

Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu

II.

A.

Nguyên nhân do tác động của tự nhiên



Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu
xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể là từ khi tạo
thành Mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ sáng của Mặt trời đã tăng lên
hơn 30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài như vậy thì sự thay đổi
cường độ sáng mặt trời là không ảnh hưởng đáng kể đến BĐKH.




Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển
một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro vào bầu
khí quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều
năm. Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí
phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có
tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.



Đại dương ngày nay - Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí
hậu. Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi
trong lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển
động của CO2 vào trong khí quyển



Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất - Trái đất quay quanh Mặt trời với một quỹ
đạo.Trục quay có góc nghiêng 23,5 °. Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay trái

~3~


đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể tính
đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói không ảnh hưởng lớn đến BĐKH.
Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên đóng góp một
phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay. Theo các kết
quả nghiên cứu và công bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH thì nguyên nhân gây ra

BĐKH chủ yếu là do các hoạt động của con người. Mời quý vị độc giả theo dõi bài viết
tiếp theo về nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động của con người.
B.

Nguyên nhân do tác động của con người

Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng
nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua
đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí
quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.
Những số liệu về hàm lượng khí CO2 trong khí quyển được xác định từ các lõi băng
được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và tan băng
(khoảng 18.000 năm trước), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ khoảng 180
-200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp
(280ppm). Từ khoảng năm 1.800, hàm lượng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vượt con số
300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền
công nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua.
Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O) cũng tăng lần
lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774ppb (151%)
và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là khí
nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá
hủy tầng ôzôn bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi
công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển.
Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc tiêu thụ năng
lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn
cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các
ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.
Từ năm 1840 đến 2004, tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước giàu chiếm tới


~4~


70% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh trung bình mỗi
người dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc và 48 lần ở Ấn Độ.
Riêng năm 2004, lượng phát thải khí CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn, bằng khoảng 20%
tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu. Trung Quốc là nước phát thải lớn thứ 2 với 5 tỷ
tấn CO2, tiếp theo là Liên bang Nga 1,5 tỷ tấn, Ấn Độ 1,3 tỷ tấn, Nhật Bản 1,2 tỷ tấn,
CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada 600 triệu tấn, Vương quốc Anh 580 triệu tấn. Các nước
đang phát triển phát thải tổng cộng 12 tỷ tấn CO2, chiếm 42% tổng lượng phát thải toàn
cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990 (29% tổng lượng phát thải toàn cầu), cho thấy tốc độ phát
thải khí CO2 của các nước này tăng khá nhanh trong khoảng 15 năm qua. Một số nước
phát triển dựa vào đó để yêu cầu các nước đang phát triển cũng phải cam kết theo Công
ước Biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong khi các nước giàu chỉ chiếm 15% dân số thế giới,
nhưng tổng lượng phát thải của họ chiếm 45% tổng lượng phát thải toàn cầu; các nước
châu Phi và cận Sahara với 11% dân số thế giới chỉ phát thải 2%, và các nước kém phát
triển với 1/3 dân số thế giới chỉ phát thải 7% tổng lượng phát thải toàn cầu. Đó là điều
mà các nước đang phát triển nêu ra về bình đẳng và nhân quyền tại các cuộc thương
lượng về Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto.
Chính vì thế, một nguyên tắc cơ bản, đầu tiên được ghi trong Công ước Khung của Liên
hợp quốc về BĐKH là: “Các bên phải bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ
hôm nay và mai sau của nhân loại, trên cơ sở công bằng, phù hợp với trách nhiệm chung
nhưng có phân biệt và bên các nước phát triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống
BĐKH và những ảnh hưởng có hại của chúng”.


Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính

Trong thành phần của khí quyển trái đất, khí nitơ chiếm 78% khối lượng, khí oxy

chiếm 21%, còn lại khoảng 1% các khí khác như argon, đioxit cacbon, mêtan, ôxit nitơ,
nêon, hêli, hyđrô, ôzôn,… và hơi nước. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, các khí vết này,
đặc biệt là khí CO2, CH4, NOx, và CFCs - một loại khí mới chỉ có trong khí quyển từ khi
công nghệ làm lạnh phát triển, là những khí có vai trò rất quan trọng đối với sự sống
trên trái đất. Trước hết, đó là vì các chất khí nói trên hấp thụ bức xạ hồng ngoại do mặt
đất phát ra, sau đó, một phần lượng bức xạ này lại được các chất khí đó phát xạ trở lại
mặt đất, qua đó hạn chế lượng bức xạ hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngoài khoảng
không vũ trụ và giữ cho mặt đất khỏi bị lạnh đi quá nhiều, nhất là về ban đêm khi không
có bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất.

~5~


Các chất khí nói trên, trừ CFCs, đã tồn tại từ lâu trong khí quyển và được gọi là các khí
nhà kính tự nhiên. Nếu không có các chất khí nhà kính tự nhiên, trái đất của chúng ta sẽ
lạnh hơn hiện nay khoảng 33oC, tức là nhiệt độ trung bình trái đất sẽ khoảng 18oC. Hiệu
ứng giữ cho bề mặt trái đất ấm hơn so với trường hợp không có các khí nhà kính được
gọi là “Hiệu ứng nhà kính”. Ngoài ra, khí ôzôn tập trung thành một lớp mỏng trên tầng
bình lưu của khí quyển có tác dụng hấp thụ các bức xạ tử ngoại từ mặt trời chiếu tới trái
đất và thông qua đó bảo vệ sự sống trên trái đất.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp về trước, ít nhất khoảng 10.000 năm, nồng độ các chất
khí nhà kính rất ít thay đổi, trong đó khí CO2 chưa bao giờ vượt quá 300ppm. Chỉ riêng
lượng phát thải khí CO2 do sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng hàng năm trung bình tỷ
lệ từ 6,4 tỷ tấn cacbon (xấp xỉ 23,5 tỷ tấn CO2) trong những năm 1990 lên đến 7,2 tỷ tấn
cacbon (xấp xỉ 45,9 tỷ tấn CO2) mỗi năm trong thời kỳ từ 2000 – 2005.
Các nhân tố khác, trong đó có các sol khí (bụi, cacbon hữu cơ, sulphat, nitrat…) gây ra
hiệu ứng âm (lạnh đi) với lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng trực tiếp là 0,5W/m2 và
gián tiếp phản xạ của mây là 0,7W/m2; thay đổi sử dụng đất làm thay đổi suất phản xạ
bề mặt, tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng được xác định bằng 0,02W/m2; trái
lại, sự gia tăng khí ôzôn trong tầng đối lưu do sản xuất và phát thải các hóa chất và sự

thay đổi trong hoạt động của mặt trời trong thời kỳ từ năm 1750 đến nay được xác định
là tạo ra hiệu ứng dương đối với tổng lượng bức xạ cưỡng bức lần lượt là 0,35 và
0,12W/m2. Như vậy, tác động tổng cộng của các nhân tố khác, ngoài khí nhà kính, đã
tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức âm. Vì thế, trên thực tế, sự tăng lên của nhiệt độ trung
bình toàn cầu quan trắc được trong thời gian qua đã bị triệt tiêu một phần, nói cách
khác, sự tăng lên của riêng hàm lượng khí nhà kính nhân tạo trong khí quyển làm trái
đất nóng lên nhiều hơn so với những gì đã quan trắc được, và điều đó càng khẳng định
sự biến đổi khí hậu hiện nay là do các hoạt động của con người chứ không phải do quá
trình tự nhiên.

Tác động của biến đổi khí hậu tới môi trường tài nguyên và
con người
III.

A.
Tác động của biến đổi khí hậu tới môi trường
Trong hàng nghìn năm, khí hậu trái đất có thay đổi đáng kể - có khi nóng hơn và có khi
lạnh hơn. Thông thường, những thay đổi này diễn ra chậm nên hệ thống môi trường tự
nhiên có đủ thời gian để thích nghi. Hiện nay, do tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra khá
nhanh, nên có thể hệ thống tự nhiên không kịp thay đổi để thích nghi. Dẫn đến hàng
loạt ảnh hưởng nghiêm trọng như :

~6~




Các hệ sinh thái bị phá hủy
Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các
hệ sinh thái của chúng ta. Nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc

quần xã sinh vật của nhiều hệ sinh thái : các loài nhiệt đới sẽ giảm đi trong các hệ
sinh thái ven biển và có xu hướng chuyển dịch lên các đới và vĩ độ cao hơn trong
các hệ sinh thái trên cạn, các loài ôn đới sẽ giảm đi, cấu trúc chuỗi và lưới thức ăn
cũng thay đổi. Ban Thư ký của Công ước Đa Dạng Sinh Học cho biết rằng vào cuối
thế kỷ này, nhiều loài và hệ sinh thái sẽ phải vật lộn để thích nghi với sự thay đổi
của thời tiết, khí hậu và tỷ lệ tuyệt chủng sẽ tăng lên.

Các rạn san hô đang dần biến mất



Mất đa dạng sinh học
Đa dạnh sinh học , nguồn tài nguyên quí giá nhất, chỉ có trên trái đất chúng ta,
có vai trò rất lớn đối với tự nhiên và đời sống con người. Tuy nhiên, do các
nguyên nhân khác nhau, ĐDSH đang bị suy thoái nghiêm trọng. Các hệ sinh thái

~7~


bị tác động và khai thác quá mức; diện tích rừng, nhất là rừng nhiệt đới bị thu
hẹp một cách báo động. Hàng tuần có hơn 400.000 ha rừng bị phát quang hoặc
suy thoái. Chỉ tính riêng từ năm 1980 đến 1995, thế giới đã mất đi khoảng 200
triệu ha rừng (tương đương với diện tích Indonesia).
Tốc độ diệt chủng của các loài ngày một tăng theo một con số gấp 1.000 lần tỷ
lệ tuyệt chủng cơ sở. Cứ mỗi giờ có 3 loài bị biến mất. Cứ mỗi ngày có khoảng
150 loài bị mất đi. Cứ mỗi năm, khoảng 18.000 – 55.000 loài bị tuyệt chủng và số
loài bị tiêu diệt sẽ tăng tới 25% vào năm 2050. Chỉ tính riêng rừng nhiệt đới bị
phá huỷ, hàng năm đã có khoảng 27.000 loài bị tiêu diệt. Ước tính có khoảng
60.000/265.000 loài thực vật, 728 loài bò sát, lưỡng cư (5%), 472 loài cá đang bị
đe doạ và có nguy cơ diệt chủng.

Hậu quả tất yếu dẫn đến là sẽ làm giảm mất các chức năng của hệ sinh thái như
điều hoà không khí, nước, chống xói mòn, đồng hóa các chất thải, làm sạch môi
trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm
thiểu thiên tai /các hậu quả cực đoan về khí hậu. Và hệ quả cuối cùng là hệ
thống kinh tế bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, nhất là ở các nước đang và chậm phát triển trong đó có Việt Nam.

~8~




B.

Tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên
1.

Tài nguyên nước

Trong nhiều năm qua,biến đổi khí hậu đã gây ra những hiểm họa làm biến dạng hệ
sinh thái, tăng nguy cơ khan hiếm nước, đất bị xói mòn, thoái hóa. Theo các chuyên gia,
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ dẫn tới 2 tỷ người, tức 20% dân số thế giới bị thiếu
nước vào năm 2050. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước này sống tại các quốc gia
đang phát triển. Ngoài ra, nguồn thực phẩm cũng có nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để

~9~


tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm . Bên cạnh đó, sự nóng lên của Trái đất khiến nạn hạn
hán kéo dài, tình trạng mực nước biển dâng lên, đồng nghĩa với việc cạn kiệt nguồn

nước ngọt quý hiếm tại một số nơi, khu vực trên thế giới

2.

Tài nguyên đất

Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ Trái đất nóng lên nên các lớp băng tuyết sẽ bị tan
nhanh trong những thập niên tới. Nước băng tan mang theo các lớp cặn lắng khiến các
dòng chảy trở nên nông cạn hơn. Hiện tượng triều cường, mực nước biển dâng cao gây
sạc lở bờ biển, bờ sông, ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước. Mực nước biển dâng lên có

~ 10 ~


thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn ở các khu vực thấp ở Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ
và Trung Quốc. Các dòng sông băng ở dãy Himalayas bị thu hẹp gây tình trạng khan
hiếm nước ngọt thường xuyên hơn ở một số nước châu Á. Lượng mưa hàng năm biến
động thất thường, tập trung nhiều vào mùa mưa. Trong mùa khô, lượng mưa tăng, giảm
không rõ rệt, có xu hướng giảm nhiều hơn. Số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn,
mùa bão kết thúc muộn hơn và nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn. Sau
bão thường là mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống. BĐKH toàn cầu gây rét đậm, rét hại
trong nhiều ngày. Đất vốn đã bị thoái hoá do quá lạm dụng phân vô cơ, hiện tượng khô
hạn, rửa trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hoá đất trầm trọng hơn. Nhiệt độ
tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt
của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực
vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị
mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học. Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi
diễn ra nhanh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hoá trong đất
khó xảy ra. Mưa axit rửa trôi hoàn toàn chất dinh dưỡng và vi sinh vật tồn tại trong đất.
Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể

hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây. Tại một số nơi băng tan lại khiến đất trồi lên do
mặt đất thoát khỏi sức nặng của hàng tỷ tấn băng đè lên. Mặt đất nâng lên nhanh đến
nỗi nó không được bù kịp bằng mực nước biển tăng do Trái đất nóng lên. Trường Đại
Học Nông Lâm Nhóm I thực hiện Biến Đổi Khí Hậu Trang 47/58 Nước biển rút xa làm tụt
giảm mạch nước ngầm, làm khô các dòng chảy và vùng đầm lầy: đất trồi lên từ nước và
chiếm chỗ những vùng ẩm ướt. Các hiện tượng cực đoan có xu hướng xảy ra nhiều và
mạnh hơn như: ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới

3.

Tài nguyên không khí

Môi trường không khí được xem là môi trường trung gian tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến các môi trường khác. Nó là nơi chứa các chất độc hại gây nên biến đổi khí hậu,
và chính biến đổi khí hậu sẽ tác động ngược lại môi trường không khí, làm cho chất
lượng không khí ngày càng xấu hơn: ™ Ô nhiễm không khí: - Núi lửa: phun ra những
nham thạch nóng và nhiều khói, khí CO2, CO, bụi gìau sulphua, ngoài ra còn metan và
một số khí khác. Bụi được phun cao và lan tỏa rất xa. - Bão bụi: cuốn vào không khí các
chất độc hại như NH3, H2S, CH4… - Cháy rừng: sinh ra nhiều tro và bụi, CO2, CO,… ™
Tăng nhiệt độ không khí: Nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 4o C, đến năm 2050 nếu phát
thải khí nhà kính vẫn có xu hướng tiếp tục tăng như hiện nay, một nghiên cứu mới được

~ 11 ~


đưa ra tại hội nghị khoa học đánh giá về tình trạng và hậu quả của trái đất ấm dần lên
tại trường đại học Oxford (Anh Quốc) ngày 28/9. Các nhà khoa học cũng cho rằng nhiệt
độ ấm dần lên sẽ có ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến một số khu vực như Bắc Cực,
Tây và Nam Phi vì tại những vùng này nhiệt độ sẽ tăng thêm tới 10o C. Đặc biệt ở Bắc
Cực: phát thải khí nhà kính gây ấm nóng toàn cầu làm nhiệt độ Bắc Cực trong thập kỉ

qua lên mức cao nhất trong ít nhất 2000 năm, làm đảo ngược 1 chiều hướng làm mát tự
nhiên đã kéo dài hơn 4 thiên niên kỉ. Điều gì sẽ xảy ra nếu Bắc Cực không đứng yên tại
đó, bởi vì Bắc Cực là máy tạo thời tiết lớn nhất của Trái đất, còn được gọi là máy điều
hòa của Trái đất.

C.

Tác động của biến đổi khí hậu tới con người
1.

Sức khỏe

Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người thông qua mối
quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung
quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và
những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài,
nhiệt độ không khí tăng, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những
người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng. Ngoài ra, thời gian qua, các
đợt nắng nóng ở nhiều quốc gia trên thế giới gia tăng đã cướp đi sinh mạng của
nhiều người.
• Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua những
nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như
bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả... Ngoài ra, biến đổi khí hậu
làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm
não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và
côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve).





Ngoài ra, phát thải khí nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân chủ yếu của xu
thế ấm lên toàn cầu, tầng ozon bị phá huỷ dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ tử
ngoại trên mặt đất. Điều này đã gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt.



Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều
nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây
cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới. Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết
do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá

~ 12 ~


cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy. Cũng liên quan đến vấn đề này, kết quả
nghiên cứu của Viện sốt rét ký sinh trùng và côn trùng Trung ương cho thấy, bệnh
tật dẫn đến tử vong do tác động của biến đổi khí hậu là do nhiệt độ tăng cao quá
mức làm gia tăng người bị bệnh tim, nguy cơ tử vong ở người già và trẻ nhỏ cao
hơn do bị giảm khả năng kháng bệnh của cơ thể.


Theo ước tính, khoảng 2,4% số trường hợp tiêu chảy cấp trên thế giới, 6% các
trường hợp mắc sốt rét trong các nước có mức thu nhập trung bình và thấp đều
có liên quan đến biến đổi khí hậu. Trong số 14 triệu người chết hàng năm ở khu
vực này có tới 40% chết do các bệnh lây nhiễm. Biến đổi khí hậu đã tạo điều kiện
lý tưởng cho sự lây lan của bệnh lây nhiễm tại khu vực này.
2.

Kinh Tế


Tác động của BĐKH tới vùng ven biển
Vùng ven biển cũng sẽ là nơi chịu tác động nặng nề nhất của thiên tai mà trước
hết là bão, sóng thần, lũ lụt gây những tổn thất năng nề về nguời và tài sản.
Nước biển dâng gây hiện tượng ngập lụt, mất nơi ở và diện tích sản xuất (nông
nghiệp, thủy sản và làm muối), gây nhiễu loạn các HST truyền thống. Hiện tượng
xâm nhập mặn sẽ gia tăng, các HST đất ngập nước ven biển, nhất là rừng ngập
mặn, môi trường sống của các loài thủy hải sản, bức tường chắn sóng và giảm tác
động của sóng, bão, nguồn sống hàng ngày của cộng đồng địa phương sẽ bị thu
hẹp nhanh chóng. Các cơ sở hạ tầng nhất là các cảng, khu công nghiệp, giao
thông sẽ bị tác động mạnh, thậm chí phải cải tạo, nâng cấp hoặc di dời.
Nước biển dâng và nhiệt độ tăng sẽ làm ảnh hưởng lớn tới các rạn san hô, HST có
tính đa dạng cao và có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người,
lá chắn hiệu quả chống xói mòn bờ biển và rừng ngập mặn. San hô là các động
vật rất nhạy cảm với các yếu tố sinh thái, nhất là nhiệt độ và chất lượng nước.
Nhiệt độ nước biển chỉ cần tăng một vài độ, san hô có thể chết hàng loạt. Hiện
nay đã có khoảng 30 quốc gia báo cáo có nguy cơ bị mất san hô.
• Nông nghiệp
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của hầu như phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết. Khi
nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng sẽ ảnh hưởng
rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Sự bất thường của chu kỳ sinh
khí hậu nông nghiệp không những dẫn tới sự tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút
năng suất mùa màng, mà còn có thể gây ra các rủi ro nghiêm trọng khác.


~ 13 ~


Trong thời gian qua, ở nhiều nơi mùa màng đã bị mất trắng do thiên tai (lũ lụt và
hạn hán)..
• Tác động của BĐKH tới cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng ở đây được hiểu là những công trình xây dựng thuộc tất cả các lĩnh
vực của đời sống và sản xuất như xây dựng, năng lượng, giao thông vận tải, công
nghiệp, nông nghiệp, du lịch – dịch vụ. Đặc trưng của những đối tượng này là thời
gian tồn tại tương đối dài, có thể hàng thế kỷ và chịu tác động trực tiếp và liên
tục của khí hậu, thời tiết, và hiện nay là BĐKH với xu hướng ngày càng gia tăng.
BĐKH sẽ tác động tới tính tiện nghi, tính hữu dụng, sức chịu tải, độ bền, độ an
toàn của các công trình được thiết kế.
Nhưng không hẳn tất cả những sự thay đổi như mức gia tăng nhiệt độ, lượng mưa
trong vùng trở nên bất thường, nước biển dâng... đều hoàn toàn gây nên thiệt hại cho
sự phát triển kinh tế.
Ví dụ như nắng nóng cao kéo dài, lượng mưa ít đi thì có thể tạo những thuận lợi cho
các ngành nghề như làm ruộng muối, phơi sấy nông hải sản và thực phẩm... đến các
hoạt động du lịch bãi biển hay sản xuất quang điện (từ năng lượng mặt trời). Nhưng
theo cái nhìn toàn cục khi phân tích giữa được và mất thì biến đổi khí hậu sẽ gây hại
nhiều hơn lợi.
3.

Xã hội

Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ
tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng
lãnh thổ.
Do nhiệt độ trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đã dần làm cạn
kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu
là ở Darfur. Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài, suốt 20 năm
vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm
nhiệt độ vì thế càng tăng cao.
Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và
mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh.
Xung đột ở Darfur (Sudan) xảy ra một phần là do các căng thẳng của biến đổi khí hậu.


~ 14 ~


Các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

IV.

A.

Thích ứng với biến đổi khí hậu

Cải tạo, nâng cấp hạ tầng
Theo số liệu thống kê, nhà ở chiếm tới gần 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ứng
nhà kính trên quy mô toàn cầu (riêng ở Mỹ là 43%). Vì vậy, việc cải tiến trong lĩnh
vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các cầu thang điều
chỉnh nhiệt, các loại nhà "môi trường"... sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và
giảm mức phát tán khí thải. Ngoài ra, các công trình giao thông như cầu đường
cũng là yếu tố cần đầu tư thỏa đáng. Đường tốt không chỉ giảm nhiên liệu cho xe
cộ mà còn giảm cả lượng khí phát tán độc hại hoặc sử dụng các loại lò đốt trong
công nghiệp (như lò khí hóa than, lò dùng trong sản xuất xi măng) cũng sẽ giảm
được rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
• Giảm tiêu thụ
Một trong những phương án kinh tế nhất là tiết kiệm giảm chi tiêu, điều này
không chỉ đúng trong cuộc sống hàng ngày mà nó còn có tác dụng làm giảm các
loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ví dụ như giảm dùng các loại bao gói sẽ giảm
được đáng kể chi phí sản xuất lẫn phí tái chế. Một trong những vấn đề bức xúc
hiện nay là sử dụng quá nhiều các loại bao gói có nguồn gốc từ nhựa plastic đã
gây nên hiệu ứng "ô nhiễm trắng"...
• Ăn uống thông minh

Đây là phương án được giới y học khuyến cáo rất nhiều, nhưng đứng về mặt môi
trường lại có ý nghĩa khác. Theo đó, người ta đã khuyến khích việc canh tác hữu
cơ, gieo trồng các loại rau, hoa quả không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu. Việc
lựa chọn thực phẩm để cân bằng dưỡng chất, ngon miệng lại mang tính môi
trường quả là không đơn giản, trong khi đó các hãng sản xuất lại thi nhau quảng
cáo nên đã làm cho người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Ngoài ra việc ăn quá nhiều
thịt cũng không tốt cho cơ thể, trong khi đó riêng ngành chăn nuôi cũng là nơi
sản xuất ra các loại gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất.


B.
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải nhà
kính và tăng bề hấp thụ, bề chứ khí nhà kính như:
• Sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng

~ 15 ~


Sử dụng năng lượng carbon thấp hoặc năng lượng không carbon (mặt trời, thủy
điện, năng lượng gió…)
• Thu và lưu trữ carbon (biogas) hoặc tăng bề hấp thu carbon (cây xanh, rừng)
• Lối sống và lựa chọn tiêu dùng carbon thấp (chuyển sang khí đốt tự nhiên, nhiên
liệu sinh học…, đi tàu hỏa, xe bus).


C.

Tích hợp các yếu tố BĐKH vào quy hoạch phát triển


BĐKH là vấn đề trước mắt đồng thời cũng là vấn đề lâu dài, cho nên ứng phó với
BĐKH đòi hỏi cần phải cân nhắc cả nhu cầu hiện tại của cộng đồng và tầm nhìn dài hạn
về cách thức kiểm soát tác động trong tương lai. Hiện tại các hiện tượng đi kèm với
BĐKH như bão, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn…ảnh hưởng đế cộng đồng và các lĩnh vực.
Trong khi việc quan trọng hiện nay là xem xét BĐKH làm tăng mức độ nghiêm trọng của
các rủi ro hiện có đến mức nào, thì bên cạnh đó cũng cần cân nhắc đến khía cạnh BĐKH
sẽ ảnh hưởng đến phát triển trong tương lai như thế nào.
Tích hợp hoặc lồng ghép BĐKH vào quy hoạch phát triển và quy hoạch sử dụng đất là
bảo đảm đến mức độ tối thiểu các rủi ro liên quan đến khí hậu tại nơi được quy
định. Tích hợp BĐKH vào quy hoạch phát triển nhằm đạt được 2 mục đích sau:


Bảo đảm phát triển mới thích nghi với BĐKH bằng cách :

 Tránh phát triển mới trong khu vực có nguy cơ ảnh hưởng như mực nước biển dâng,

lũ lụt, lũ quét, lở đất, xói mòn bờ biển, bờ sông
 Bảo đảm nhà cửa, trụ sở, đường xá cao để tránh lũ
 Điều chỉnh chuẩn thiết kế và xây dựng tính đến sức gió do bão mạnh hơn
 Bảo đảm các công trình xây dựng mới không làm cho thực trạng trở nên xấu hơn.


Giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH bằng cách thu carbon và giảm thải khí nhà
kính như:

 Trong quy hoach sử dụng đất tránh làm mất diện tích rừng hiện có và thúc đẩy trồng

phục hồi diện tích rừng bị thóa hóa
 Giảm thiểu khoảng cách đi lại giữa các khu công nghiệp và các đầu mối cung cấp bến,
bãi

 Giữ quỹ đất choác công trình năng lượng tái sinh trong tương lai như năng lượng gió,
năng lượng mặt trời...
 Giữ quỹ đất chuẩn bị cho sản xuất năng lượng sinh học trong tương lai.
Một số các giải pháp có thể áp dụng

~ 16 ~


V.

Kết Luận

Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho đến nay thì Trái Đất là hành tinh duy nhất
trong hệ Mặt Trời có hiện diện sự sống. Thiên nhiên đã ban tặng cho con người những
ngọn núi hùng vĩ, những dòng sông êm ả, và những cánh rừng bát ngát, một hệ động
thực vật vô cùng phong phú và đa dạng phải trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài…tất
cả tạo nên một hành tinh xanh….thế nhưng do sự khai thác sử dụng quá mức những
món quà mà thiên nhiên ban tặng, cùng với sự phát triển và tham vọng của loài người,
một loạt những hiện tượng thiên tai xảy ra như mưa acid, bão lũ, nạn hồng thủy, cháy
rừng, hạn hán….mà chúng ta gọi đó là “ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”.Ngôi nhà
chung của mọi loài sinh vật đang bị đe dọa mà trách nhiệm phục hồi nó thuộc về con
người chúng ta. Những nỗ lực ngăn chặn các khí thải nhà kính, hạn chế khai thác các
nguồn tài nguyên không tái tạo được, sử dụng những nhiên liệu không gây ô nhiễm môi
trường,các nước tham gia Hội nghị, cùng bàn bạc về vấn đề biến đổi khí hậu đã cho thấy

~ 17 ~


phần nào sự quyết tâm của chúng ta trong việc khắc phục hậu quả. Song bên cạnh đó,
đây không chỉ là vấn đề của những nhà lãnh đạo cấp cao mà ngay đến một công dân

bình thường cũng có thể góp phần vào việc bảo vệ Trái Đất, bảo vệ ngôi nhà chung bằng
những hành động đơn giản dễ làm như tiết kiệm điện, tham gia trồng cây xanh,tự tìm
hiểu và nâng cao nhận thức của mình trong thời đại “ Biến đổi khí hậu toàn cầu”.

Tài liệu tham khảo :
1. Công ước chung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu
2. />%C3%AD_h%E1%BA%ADu
3. />4. />5. />Consequences_of_climate_change_for_European_agricultural_productivity_lan
d_use_and_policy/links/0fcfd50a940dfe4d47000000.pdf
6. />ive_potential_consequences_of_climate_change_for_invasive_species/links/0fcf
d505757852721b000000.pdf

~ 18 ~



×