Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

djth0ng tac dung sinh hoc va ung dung trong y hoc cua nguyen to hoa hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.76 KB, 7 trang )

Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018)

0163.920.7958

TỔNG KẾT
TÁC DỤNG SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC
CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Các nguyên tố kim loại kiềm.
1. Na+ :
* Tác dụng sinh học :
- Tham gia vào quá trình điều hòa thăng bằng axit – bazơ của cơ thể.
- Tham gia hệ thống đệm trong máu.
- Duy trì áp suất thẩm thấu của máu, pH của các dịch cơ thể.
- Là thành phần chính của các cation trong dịch gian bào.
- Liên quan đến hoạt động bình thường của cơ và sự thẩm thấu qua màng tế bào.
- Nhu cầu natri khoảng 5 – 15g/người/ngày.
* Ứng dụng trong y học :
- NaCl 0,9 % (dung dịch muối đẳng trương) dùng để :
+ Sát trùng.
+ Làm thuốc tiêm tĩnh mạch bổ sung muối, nước trong trường hợp tiêu chảy mất
nước, mất máu, sốt cao.
- NaCl 20% (dung dịch muối ưu trương) : rửa vết thương có mủ.
- NaCl 98% : ăn hàng ngày.
- glutamate natri : mì chính.
- NaHCO3 :
+ Thuốc muối dạ dày (chữa bệnh ợ chua, nhiều axit).
+ Chữa nhiệt miệng.
+ Tá dược của một số loại thuốc.
+ Thành phần trong orezol.
2. K+ :
* Tác dụng sinh học :


- Là cation chủ chốt của dịch nội bào, là thành phần quan trọng của dịch gian bào.
- Tham gia dẫn truyền xung động thần kinh, điều hòa sự co bóp của cơ tim và cơ xương.
- Tham gia vào quá trình điều hòa thăng bằng axit – bazơ của cơ thể.
- Tham gia hệ thống đệm của tế bào, hoạt hóa nhiều enzyme.
- Chế độ ăn bình thường cần 4g K/ngày. (chuối, rau dền, khoai tây, mộc nhĩ, bắp cải).
* Ứng dụng trong y học :
- KCl : dạng bột hay thuốc tiêm tĩnh mạch, nồng độ  40 mEg/lt điều trị trong trường hợp
cơ thể thiếu hụt Kali.
1


Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018)

0163.920.7958

- KBr : thuốc an thần, chữa bệnh động kinh.
- Điều trị mất nước : dùng phối hợp KCl, NaCl, NaHCO3, glu.
II. Các nguyên tố kim loại kiềm thổ.
1. Ca2+.
* Tác dụng sinh học :
- Ca2+ có trong cơ thể với một lượng lớn, tập trung chủ yếu ở xương và răng (80%
Ca3(PO4)2 và 13% CaCO3).
- Tham gia quá trình đông máu.
- Kích thích hoạt động của cơ, cơ tim, thần kinh.
- Nhu cầu canxi theo lứa tuổi.
* Ứng dụng trong y học :
- CaSO4.H2O : thạch cao nung -> dùng để bó bột, chỉnh hình.
- CaBr2 : thuốc an thần, chữa co giật ở trẻ em.
- CaCl2 5% (tiêm tĩnh mạch) : cầm máu, chống co thắt khi trẻ sơ sinh co giật.
- Muối Ca, Na của EDTA : chữa nhiễm độc kim loại nặng.

2. Mg2+.
* Tác dụng sinh học :
- Trong cơ thể có 71g, tập trung chủ yếu ở xương dưới dạng muối phức của C và P.
- Là một trong các cation chính của các tổ chức đệm.
- Có mặt trong các dịch của cơ thể, cơ.
- Kích thích nhu động ruột, tăng tiết mật.
* Ứng dụng trong y học :
- MgSO4 (dạng bột) : nhuận tràng, thông mật.
- MgSO4 (dạng tiêm) : an thần, ức chế các cơn co thắt.
- Mg(OH)2 có trong thành phần của thuốc dạ dày (thuốc kháng acid, trung hòa acid trong
dịch vị).
3. Ba.
* Ứng dụng trong y học :
- BaSO4 dùng trong kĩ thuật chụp X-quang.
III. Các nguyên tố kim loại nhóm IIIA.
* Tác dụng sinh học :
- Can thiệp vào sự chuyển hóa F và P dẫn đến mất khoáng chất của xương.
=> Không nên pha chè vào ống nhôm.
- Kết hợp vớ một số chất khác gây rối loạn đường ruột và gây các bệnh về da.
- Là nguyên nhân gây rối loạn chức năng hoạt động của não, xơ vữa ĐM phổi.
* Ứng dụng trong y học :
- Al(OH)3 : thuốc kháng acd khi điều trị đau dạ dày, smecta.
=> Nên kết hợp Al(OH)3 và Mg(OH)2.
2


Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018)

0163.920.7958


- Trong kem đánh răng.
- K.Al(SO4)2.6H2O : thuốc chống đổ mồ hôi.
IV. Các nguyên tố kim loại nhóm IVA.
* Tác dụng sinh học :
- Tác động vào hệ thần kinh.
- Gây rối loạn bộ phận tạo huyết.
- Ngăn cản quá trình tạo máu, phá vỡ hồng cầu.
- Kìm hãm sử dụng O2 và glucoza để sản xuất năng lượng cho quá trình sống.
- Kìm hãm chuyển hóa vitamin D.
- Thay thế canxi trong xương.
- Gây viêm thận, tai biến não, cao huyết áp.
* Ứng dụng trong y học :
- Pb : làm tấm chắn bảo vệ khi làm việc với tia phóng xạ.
V. Các nguyên tố kim loại nhóm VIIIB.
1. Fe.
- Trong cơ thể có khoảng 4 – 5 g Fe, phần lớn tập trung ở máu, ngoài ra có ở lách, gan, tủy
xương.
- Fe2+ tham gia cấu tạo phân tử hemoglobin, và một số enzyme oxy hóa khử.
- Nhu cầu Fe : trẻ em cần 15 mg/ngày, người lớn cần 10mg/ngày.
- Vitamin C : hỗ trợ hấp thụ Fe >< thức ăn có chứa chất kích thích : cản trở hấp thụ Fe.
- Thiếu sắt : da và niêm mạc tái nhợt, thần kinh rối loạn, ngất.
- Điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường dùng phối hợp với các thuốc bổ sung Fe và
dd CuSO4 0,5 – 1 %.
2. Co.
- Thành phần cấu tạo vitamin B12, xúc tác quá trình hình thành hồng cầu.
- Một số thuốc chữa bệnh có Co được dùng để chữa bệnh thiếu máu và cơ thể suy nhược.
3. Ni
- Ung thư phổi.
- Viêm xoang mũi.
- Bệnh về phế quản.

VI. Các nguyên tố kim loại nhóm IB.
1. Cu.
- Cơ thể người có 100 – 150mg Cu, tập trung phần lớn ở gan, cơ, xương.
- Cần thiết cho quá trình tổng hợp hemoglobin và photpholipid.
- Cần thiết cho hoạt động của một số enzyme oxi hóa khử,
- Thiếu đồng gây bệnh thiếu máu do làm giảm quá trình tái tạo hemoglobin.
- Thừa đồng gây xơ gan.
- Khử trùng ở bể bơi.
3


Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018)

0163.920.7958

- Diệt nấm mốc.
2. Ag.
+
- Ag kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.
- Keo bạc có chất làm bền dùng để khử trùng niêm mạc.
- Ag2SO4 : thuốc trị bỏng.
- AgNO3 : thuốc tra mắt.
3. Au.
a) Theo Đông y.
- Dùng vàng tự nhiên trị chứng tim đập mạnh và loạn nhịp.
- Bụi vàng có khả năng rút mủ, lên da non.
b) Theo Tây y.
- Vàng là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người.
- Vàng được đưa vào cơ thể sẽ hấp thụ các chất độc và thải chúng ta ngoài cơ thể.
- Vàng xianua chữa bệnh lao phổi.

- Muối vàng được dùng để chữa bệnh đau xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp.
- Dùng laser hơi vàng để chữa bệnh ung thư thực quản.
- Dùng sợi vàng để khâu các mảnh xương vỡ,
- Dùng tấm vàng dát mỏng chữa viêm loét dạ dày hoặc xử lý các vết bỏng.
VII. Các nguyên tố kim loại nhóm IIB.
1. Zn :
- Là nguyên tố cần thiết đối với cơ thể.
- Là thành phần của nhiều enzyme trong hồng cầu, trong gan.
- Là thành phần của các màng sinh học tế bào.
- Tham gia cấu tạo nên phân tử insulin.
- Giác mạc là nơi có nồng độ kẽm cao nhất trong cơ thể.
- Nhu cầu hàng ngày : khoảng 0,3 mg/1kg cân nặng.
- Thiếu Zn :
+ Gây phù giác mạc, dẫn tới mờ, đục giác mạc.
+ Gây rối loạn một số nội tiết và men.
- Ngộ độc kẽm : đau bụng, mạch chậm, co giật.
- ZnCl2, ZnSO4 : sát trùng, diệt khuẩn, dùng trong nhãn khoa, ZnO chữa viêm da.
- Muối kẽm của axit undecylemic chữa nấm kẽ chân, nước ăn chân.
- Zn gluconat dùng bổ sung Zn khi :
+ Tiêu chảy cấp và mãn tính.
+ Còi xương, chậm tăng trưởng ở trẻ em.
+ Chế độ ăn thiếu cân bằng hoặc ăn kiêng.
+ Nuôi ăn lâu dài quá đường tĩnh mạch.
+ Phụ nữ mang thai và cho con bú.
4


Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018)

0163.920.7958


2. Cd.
- Là nguyên tố vi lượng trong cơ thể.
- Tham gia cấu tạo một số protein.
- Tích tụ phần lớn ở thận. Chu kì bán rã = 10 – 35 năm.
- Là tác nhân gây ung thư qua đường hô hấp (ung thư phổi).
- Làm xương giòn.
- Gây tổn thương thận, thiếu máu, phá hủy tủy xương.
- Gây ảnh hưởng đến nội tiết, tim mạch.
- Thay thế Zn trong enzyme, gây rối loạn tiêu hóa.
3. Hg.
a) Thủy ngân vô cơ :
- Gây viêm niêm mạc miệng, rối loạn ruột, thận.
- Tác dụng lên mô thận làm mất khả năng bài tiết của thận.
- Kết hợp bền với protein.
b) Thủy ngân hữu cơ (methyl thủy ngân) :
- Tích tụ ở tuyến yên, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Rối loạn TK (đau nhói, phối hợp vận động kém, giảm thị giác và thính giác).
- Trẻ sơ sinh nhiễm methyl thủy ngân từ mẹ dễ bị tâm thần phân liệt, kém phát triển trí tuệ.
- Phân lập và phá vỡ thể nhiễm sắc, ngăn cảm phân chia tế bào.
VIII. Vai trò của H2O đối với cơ thể :
- Là thành phần cấu tạo của các bộ phận quan trọng : não chứa 85% H2O, xương 22%, cơ
bắp 75%, máu 92%, dịch bao tử 95%.
- Duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể.
- Chuyên chở chất dinh dưỡng và oxi, nuôi tế bào.
- Giúp chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng.
- Giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, loại bỏ các chất thải.
- Cần thiết cho sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, các hormone, cần thiết cho các
chức năng và các phản ứng sinh hóa của cơ thể.
IX. Các nguyên tố phi kim nhóm VIIA.

1. Flo.
- Trong cơ thể, Flo tập trung chủ yếu ở men răng dưới dạng flo apatit (Ca5(PO4)3F).
- dd NaF 1 – 2 % có tác dụng sát trùng.
- Một số hợp chất có chứa flo chữa ung thư.
- Dung dịch corticoid có flo : chống viêm, chống dị ứng.
2. Clo.
- Là khí độc, gây tổn thương phổi và các niêm mạc.
- Có mặt ở mọi tổ chức trong cơ thể.
- HCl trong dịch vị, đảm bảo pH từ 1,8 – 2,2 (pH thích hợp của men pepsin).
5


Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018)

0163.920.7958

- Nước clo, cloramin có tính sát trùng.
3. Brom.
- Tập trung nhiều ở các mô thần kinh.
- Br ứng chế hệ thần kinh trung ương.
- KBr, NaBr, NH4Br : thuốc an thần.
- Br - khó đào thải, gây mụn nhọt, giảm trí nhớ.
4. Iot.
- Tập trung ở tuyến giáp trong thành phần của tireoglobulin (protein) thúc đẩy quá trình
đồng hóa.
- Hàm lượng Iot trong máu điều khiển hoạt động của tuyến giáp.
- Thiếu iot dẫn đến bướu cổ.
- DD iod 1 – 2% có tác dụng sát trùng.
X. Các nguyên tố phi kim nhóm VIA.
1. Oxi.

- Chiếm 65% trọng lượng cơ thể.
- Là nguyên tố duy trì sự sống.
- Dùng cấp cứu các trường hợp bị ngạt, ngất, ngộ độc khí độc.
- Đôi khi dùng tẩy giun.
2. Lưu huỳnh.
- Chiếm 0,25% trọng lượng cơ thể.
- Tập trung phần lớn trong tóc, móng, xương, biểu bì.
- Có trong thành phần cấu tạo của một số axit amin (cystin, cystein), insulin, B1.
- H2S làm liệt trung tâm thần kinh hô hấp, có thể dẫn đến tử vong.
- SO2 phá hủy niêm mạc đường hô hấp.
- S dạng thuốc mỡ, nhũ dịch dùng chữa ghẻ, nấm ngoài da.
- MgSO4, Na2SO4 : thuốc nhuận tràng.
XI. Các nguyên tố phi kim nhóm VA.
1. Nitơ.
- Chiếm 3% trọng lượng cơ thể.
- Là thành phần cấu tạo của protein.
- Tồn tại trong acid nucleic, ure, hormone.
- NH3 kích thích thần kinh, chữa ngạt, ngất.
- 80% N2O, 20% O2 thuốc mê trong phẫu thuật ngắn, sản khoa.
- NaNO2 : làm thuốc dãn mạch.
-Nitroglycerin : điều trị cơ đau thắt ngực.
- Nitrofuran : chữa nấm ngoài da.
2. Photpho.
- Là một trong số những nguyên tố quan trọng của mọi sự sống.
6


Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018)

0163.920.7958


- Chiếm 90% xương, 10% cơ, 1% tế bào.
- Sử dụng photphat để vận chuyển năng lượng thông qua ATP, photpholipid ở màng tế
bào.
- Một số este của photphat có khả năng gây độc đối với hệ TK.
XII. Các nguyên tố phi kim nhóm IVA.
1. CO :
- Là khí độc, ngăn cản quá trình vận chuyển O2 đi nuôi cơ thể.
- CO liều thấp, giúp mở rộng mạch máu, giảm viêm, góp phần tăng khả năng tồn tại của
các bộ phận được cấy ghép vào cơ thể.
2. CN - :
- Là chất độc mạnh.
- Triệu chứng : nhức đầu, nôn mửa, ngạt thở, tim đập mạnh.
- Cơ chế gây độc : CN- kết hợp với ion sắt trong các enzyme oxi hóa của tế bào, tạo các
phức không có hoạt tính xúc tác, do đó làm ngừng quá trình oxi hóa. Các tế bào não điều
khiển sự hô hấp rất dễ nhạy cảm với tác dụng nào của CN-.

7



×