Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề thi THPT quốc gia môn GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.34 KB, 8 trang )

Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
MA TRẬN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Chủ đề

1. Pháp luật và đời
sống.
2. Thực hiện pháp
luật.
3. Công dân bình
đẳng trước pháp
luật.
4. Quyền bình đẳng
của công dân trong
một số lĩnh vực của
đời sống xã hội.
5. Quyền bình đẳng
giữa các dân tộc,
tôn giáo.
6. Công dân với các
quyền tự do cơ bản.
7. Công dân với các
quyền dân chủ.
8. Pháp luật với sự
phát triển của công
dân.
9. Pháp luật với sự
phát triển bền vững
của đất nước.
Tổng
%



Mức độ yêu cầu

Tổng
Nhận
biết

Thông
hiểu

3

2

1

5

2

2

2

1

1

11


2

6

Vận
dụng
cấp độ
thấp

3

2

3

3
5

2

2
1

Vận
dụng
cấp độ
cao

1


2

8

Ghi chú

2

1
2

1

1

40

12

13

12

3

100%

30%

32,5%


30%

7,5%

1


Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
CHỌN PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT

Câu 1: Pháp luật là
A. hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực
hiện bằng quyên lực Nhà nước.
B. hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh
hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
C. hệ thống các quy tắc, chuẩn mực do nhà nước ban hành nhằm thừa nhận quyền
bình đẳng của công dân.
D. hệ thống các quy tắc, chuẩn mực do nhà nước ban hành nhằm bảo vệ lợi ích
của Nhà nước và công dân.
Câu 2: Pháp luật mang bản chất
A. giai cấp.
B. giai cấp và xã hội.
C. xã hội.
D. giai cấp cầm quyền.
Câu 3: Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội ?
A.Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
B. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của mình.
C. Pháp luật là phương tiện để nhà nước xử lí người vi phạm pháp luật.
D. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội; để công dân thực hiện và
bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 4: “Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp
luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức”
thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Vai trò của pháp luật.
B. Bản chất của pháp luật.
C. Khái niệm pháp luật.
D. Thực hiện pháp luật.
Câu 5: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi
từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là
A. trách nhiệm pháp lý.
B. thực hiện pháp luật.
C. vai trò của pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
Câu 6: Công ty X đã xây dựng hệ thống nước thải theo đúng quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc làm đó thuộc hình thức thực hiện pháp luật
nào?
A. Sử dụng pháp luật.
2


B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 7: Những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi
A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm dân sự.

C.vi pham hình sự.
D. vi phạm kỷ luật.
Câu 8: Vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà
nước… do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ là hành vi
A. vi phạm hình sự.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm hành chính.
D. vi phạm kỷ luật.
Câu 9: Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội
theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bình đẳng trước pháp luật.
B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp luật.
D. Bình đẳng như nhau trước pháp luật.
Câu 10: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu
A. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không
phải chịu trách nhiệm pháp lí.
B. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm
kỉ luật.
C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
D. công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
Câu 11: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân:
A. Người chồng phải giữ vai trò chính và quyết định công việc lớn trong gia đình.
B. Công việc của người vợ là nội trợ và chăm sóc con cái, quyết định các khoản
chi tiêu hằng ngày của gia đình.
C. Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong các công việc của gia
đình.
D. Chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và
thời gian sinh con.
Câu 12: ”Tạo ra nhiều việc làm mới cho những người đang trong độ tuổi lao

động; thực hiện xóa đói giảm nghèo; kiềm chế sự gia tăng dân số; chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân, phòng chống tệ nạn xã hội” là nội dung cơ bản của pháp luật
về:
A.Phát triển kinh tế.
B.Phát triển văn hóa.
C.Phát triển các lĩnh vực xã hội.
D.Bảo vệ môi trường.
Câu 13: Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:
3


A. Mọi công dân không phân biệt giới tính, độ tuổi đều được nhà nước bố trí việc
làm.
B. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao
động.
C. Chỉ bố trí lao động nam làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với
các chất độc hại.
D. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có
đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp cần.
Câu 14: Quan điểm đúng về tạo việc làm cho người lao động:
A. Chỉ có nhà nước mới tạo ra được việc làm cho mọi người trong xã hội.
B. Tạo ra việc làm cho con cái chính là trách nhiệm của gia đình.
C. Tạo ra việc làm là trách nhiệm của công dân, gia đình và xã hội.
D. Là trách nhiệm của các trường đào tạo nghề.
Câu 15: Bạn A lớp 12A bị mất xe đạp và nghi ngờ bạn N cùng lớp lấy. A đã
báo sự việc cho bác H bảo vệ trường. Nghe xong bác H đã bắt giam bạn N để tra
khảo. Việc làm của bác H đã xâm phạm tới quyền tự do cơ bản nào của công dân?
A.Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B.Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở.
C.Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe.

D.Quyền được pháp luật bảo vệ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 16: Cho các mệnh đề sau:
.
1. Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử đại biểu Quốc
hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
2. Mọi công dân Việt Nam đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc
hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
3. Mọi công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc
hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
4. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng,
trực tiếp và bỏ phiếu kín.
5. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc bầu cử phổ thông,
bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
6. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc bầu cử phổ thông,
bình đẳng, trực tiếp và biểu quyết tại các cuộc họp.
Trong các mệnh đề trên, số lượng mệnh đề đúng là
A. 2;
B. 3;
C. 4;
D. 5.
Câu 17: Người có quyền khiếu nại:
A. Cá nhân và tổ chức.
B. Chỉ có cá nhân.
C. Công nhân.
D. Người bị hại.
Câu 18: Người có quyến tố cáo:
A. Cá nhân và tổ chức.
B. Chỉ có cá nhân.
C. Tổ chức.
4



D. Người bị hại.
Câu 19: Bình đẳng trong kinh doanh là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia
vào các quan hệ kinh tế từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa
chọn hình thức, tổ chức kinh doanh đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong
quá trình sản xuất kinh doanh đều được
A.nhà nước cho vay vốn.
B.nhà nước bù lỗ khi làm ăn thất thoát.
C.bình đẳng khi được nhà nước lựa chọn loại hình kinh doanh cho doanh nghiệp.
D.bình đẳng theo quy định của pháp luật.
Câu 20: Quan điểm nào sau đây không phù hợp với nội dung quyền bình
đẳng trong kinh doanh?
A.Mọi công dân không phân biệt nếu có đủ điều kiện đều có quyền tự do lựa
chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy theo điều kiện và khả năng của mình.
B.Bất cứ ai cũng có thể tham gia quá trình kinh doanh.
C.Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành
nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
D.Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu
quả và khả năng cạnh tranh.
Câu 21: Nhân viên bưu điện X sau khi đến nhà bà H mấy lần để đưa thư
nhưng vẫn không gặp được bà nên đã tiêu hủy thư của bà. Việc làm của nhân viên
bưu điện vi phạm tới quyền nào của công dân?
A.Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B.Quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
C.Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín.
D.Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở.
Câu 22: Ông A mất điện thoại di động nghi ngờ cháu B con nhà hàng xóm
lấy. Ông A đã vào nhà cháu B lục soát khi bố mẹ cháu đi vắng. Hành động của ông
A vi phạm quyền nào sau đây?

A.Quyền tự do ngôn luận.
B.Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở.
C.Quyền bảo đảm về bí mật về thư tín, điện thoại điện tín.
D.Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 23: Linh và Lan là học sinh lớp 12 trường THPT X. Trong cuộc sống
hàng ngày hai bạn hay tâm sự với nhau và kể cho nhau nghe về những suy nghĩ và
tình cảm của mình. Điều làm Linh băn khoăn mãi là liệu học sinh THPT có quyền
viết bài đăng báo không. Theo em, điều mà Linh băn khoăn thuộc quyền nào sau
đây?
A.Quyền học tập.
B.Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
D.Quyền nghiên cứu khoa học.
Câu 24: Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề
nghiệp phù hợp với khả năng không bị phân biệt đối xử về giới tính, tôn giáo, tín
ngưỡng, dân tộc, địa vị xã hội là nội dung của khái niệm:
5


A.Bình đẳng trong lao động.
B.Quyền lao động.
C.Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
D.Bình đẳng trong quan hệ lao động cụ thể.
Câu 25: Tài sản chung của cả vợ và chồng là
A. tất cả các tài sản mà hai người đã có được cả trước và sau kết hôn.
B. thu nhập của cả vợ và chồng kể từ ngày kết hôn.
C. thu nhập của cả vợ và chồng kể từ ngày kết hôn và tài sản mà vợ hoặc chồng
được thừa kế riêng, cho tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân.
D. thu nhập của cả vợ và chồng kể từ ngày kết hôn và những tài sản riêng của vợ
hoặc chồng nhưng đã nhất trí để làm tài sản chung.

Câu 26: Quan điểm không phù hợp trong quan hệ giữa ông bà và cháu theo
quy định của pháp luật?
A.Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cháu.
B.Cháu nội, cháu ngoại có quyền được hưởng tình yêu thương từ ông bà và có
bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng như nhau đối với ông bà.
C.Ông bà nội có quyền và nghĩa vụ cao hơn so với ông bà ngoại trong quan hệ
với cháu.
D.Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục,
sông mẫu mực và nêu gương tốt cho các cháu.
Câu 27: Anh T thu nhập 1 tháng được 12 triệu đồng, còn chị H thu nhập mỗi
tháng được 5 triệu đồng, như vậy thu nhập của T nhiều hơn H mỗi tháng 7 triệu
đồng. Số tiền 7 triệu chênh lệch giữa hai người là
A. tài sản riêng của chồng.
B. chồng được giữ riêng 5 triệu, còn 2 triệu vợ được giữ làm tài sản riêng.
C. tài sản chung của cả vợ và chồng.
D. tài sản phải để dành cho con.
Câu 28: Anh H là người theo đạo Thiên chúa, còn chị N không theo tôn giáo
nào, sau khi kết hôn anh H buộc chị N phải theo tôn giáo với chồng. Việc làm của
anh H
A. phù hợp với truyền thống văn hóa hiện tại của người Việt Nam.
B. vi phạm quyền tài sản giữa vợ và chồng.
C. vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
D. vi phạm pháp luật hình sự.
Câu 29: A đến cơ quan nhà nước để đăng ký và xin cấp giấy phép thành lập
doanh nghiệp tư nhân nhưng cán bộ nhà nước từ chối với lý do: Địa phương đang
có chủ trương phát triển kinh tế hợp tác xã. Nếu A cùng với một số người khác hợp
tác để thành lập đơn vị kinh tế hợp tác xã thì cơ quan nhà nước mới cấp giấy phép.
Việc làm của đại diện cơ quan nhà nước đi ngược lại quy định của pháp luật về:
A.Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, lựa
chọn loại hình doanh nghiệp.

B.Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ kinh doanh những ngành nghề mà pháp
luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
6


C.Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được
bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài.
D.Mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc chủ động mở rộng quy mô và
ngành nghề kinh doanh.
Câu 30: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt là giải thưởng
A.tôn vinh người lao động.
B.tôn vinh Doanh nhân Việt Nam.
C.tôn vinh doanh nghiệp nhà nước.
D.tôn vinh doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu.
Câu 31: Ở nước ta việc nhờ người thân đi bỏ phiếu khi bầu cử đại biểu Quốc
hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào?
A.Phổ thông.
B.Bình đẳng.
C.Bỏ phiếu kín.
D.Trực tiếp.
Câu 32: Quyền của công dân được báo cho cơ quan tổ chức, cá nhân biết về
hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, đến quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, cơ quan tổ chức. Là nội dung của quyền nào sau đây?
A.Quyền tố cáo.
B.Quyền khiếu nại.
C.Nghĩa vụ của công dân khi phát hiện vi phạm pháp luật.
D.Quyền tự do ngôn luận.
Câu 33: “Các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị,
thông qua đó nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và

trong phạm vi cả nước” là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A.Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B.Quyền bầu cử.
C.Quyền ứng cử.
D.Quyền bầu cử và quyền ứng cử.
Câu 34: Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử đại
biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp?
A.Đủ 16 tuổi.
B.Đủ 17 tuổi.
C.Đủ 18 tuổi.
D.Đủ 19 tuổi.
Câu 35: Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử đại
biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp?
A.Đủ 18 tuổi.
B.Đủ 19 tuổi.
C.Đủ 20 tuổi.
D.Đủ 21 tuổi.
Câu 36: A là học sinh lớp 10B lấy thư của bạn cùng lớp rồi tự tiện bóc ra
xem là vi phạm quyền nào sau đây?
7


A.Quyền tự do ngôn luận.
B.Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C.Quyền được nhà nước bảo vệ nhân phẩm danh dự.
D.Quyền bất khả xâm phạm thân thể.
Câu 37: Thành đang đi trên đường phát hiện thấy trước mắt mình một nam
thanh niên móc túi của một người phụ nữ, Thành đã dừng lại và cầm tay người
thanh niên móc túi rối dẫn về đồn công an. Hành động của Thành là
A.vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

B.bắt người phạm tội quả tang.
C.bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành.
D.bắt người tùy tiện.
Câu 38: Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống
trường, lớp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; có
chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc thiểu số vào học các
trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là
A. đi ngược lại pháp luật của Nhà nước ta về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. phù hợp với pháp luật của Nhà nước ta về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. không phù hợp với quyền được học tập của công dân.
D. không phù hợp với quyền được phát triển của công dân.
Câu 39: Quyền của mỗi người đượ tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi
suy nghĩ để đưa ra các phát minh sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa
sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra sản
phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Là nội dung của
khái niệm nào sau đây?
A.Quyền học tập của công dân.
B.Quyền sáng tạo của công dân.
C.Quyền được phát triển của công dân.
D.Quyền được nghiên cứu khoa học của công dân.
Câu 40: Em T năm nay đã 10 tuổi nhưng vẫn chưa đến trường vì em bị liệt
hai chân. Bố mẹ em cho rằng tàn tật thì học cũng không để làm gì nên họ quyết
định không cho em đi học. Quyết định của bố mẹ em T đã vi phạm quyền nào sau
đây?
A.Quyền sáng tạo của công dân.
B.Quyền phát triển của công dân.
C.Quyền lao động của công dân.
D.Quyền học tập của công dân.
--------------------------------------- Hết----------------------------------------P.HIỆU TRƯỞNG
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN


Lê Thị Minh Phượng

Dương Du
8



×