Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hội chứng ngừng thở khi ngủ ở châu Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.19 KB, 4 trang )

J Fran Viet Pneu 2011; 02(05): 1-94
 2011 JFVP. All rights reserved. www.afvp.info

JOURNAL FRANCO-VIETNAMIEN DE PNEUMOLOGIE
Journal of French-Vietnamese Association of Pulmonology

BÀI TỔNG QUAN
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ tại Châu Á
Obstructive sleep apnea syndrome in Asian
BSCKII. Nguyễn Xuân Bích Huyên
Khoa Hô hấp - Bệnh viện Chợ Rẫy. Tp HCM – Việt Nam

SUMMARY
This last decade many studies have been conducted in Asia on obstructive sleep apnea (OSA), a sleep respiratory disorder
known for a long time in western countries. Its prevalence is about 4,1%-7,5% in men and 2,1%-3,2% in women, which is
similar to that reported in caucasian population. Generally this prevalence increases with age and with the increase of
body mass index. However, in Asia, OSA is also common in non obese patients.
As in Asia, obesity is not a major risk factor for OSA as in western countries, it seems that craniofacial structures might
contribute to the development of OSA. OSA is associated with many severe cardiovascular diseases and with a high risk
of traffic accidents. It is then necessary to know that OSA must be diagnosed and treated in its early stage. In some asian
countries, OSA is still under-diagnosed because of the lack of diagnostic tools like polysomnography or polygraphy.
The management of OSA in Asia is the same as in western countries (life-style modification, weight control, oral devices,
surgery, continuous positive pressure…) but in Asia the mandibular advancement device is more affordable and more
effective than the continuous positive pressure because of their reasonable price and the cephalometric factors of asian
patients. As OSA is becoming a great health problem in Asia, not less than in western countries, there is a need to continue
research on this respiratory sleep disorder.
KEYWORDS: OSA, obesity, snoring, somnolence, apnea-hypopnea, polysomnography, CPAP

TÓM TẮT
Mười năm gần đây tại Châu Á đã có một số nghiên cứu về Hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn ( HCNTLNTN), một rối
loạn hô hấp trong giấc ngủ đã được biết đến từ lâu tại các nước Âu Mỹ. Tần xuất vào khoảng 4,1%-7,5% ở phái nam và 2,1% 3,2% ở phái nữ , cũng tương tự như trên người Âu Mỹ. Thông thường tần xuất này tăng theo tuổi, theo sự gia tăng của chỉ số


cơ thể nhưng ở châu Á HCNTLNTN cũng thường gặp ở những người không béo phì.
Ở người châu Á béo phì không phải là yếu tố nguy cơ chính của HCNTLNTN như ở người Âu Mỹ do đó có lẽ trên những
đối tượng này có sự góp phần của các câu trúc sọ mặt trong việc gây ra HCNTLNTN. HCNTLNTN thường phối hợp với
nhiều biến chứng tim mạch nặng nề cũng như nguy cơ bị tai nạn giao thông do đó cần phải được chẩn đoán và điều trị ở
giai đoạn sớm. Hiện nay trong nhiều nước châu Á HCNTLNTN còn chưa được phát hiện , từ đó chưa được điều trị, do thiếu
phương tiện chẩn đoán như đa ký giấc ngủ hay đa ký hô hấp.
Việc điều trị những bệnh nhân HCNTLNTN ở châu Á cũng tương tự như ở các nước Âu Mỹ (thay đổi lối sống, kiểm soát
cân nặng, dùng các dụng cụ miệng, phẫu thuật vùng hầu họng, thở áp lực dương liên tục...). Nhưng ở châu Á « dụng cụ đưa
hàm dưới ra trước » có vẻ thích hợp và có hiệu quả hơn phương pháp thở áp lực dương liên tục do giá cả thích hợp và phù
hợp với cấu trúc sọ mặt của người châu Á. HCNTLNTN thực sự đã trở thành một vấn đề cho sức khỏe cộng đồng thường
gặp ở châu Á, không kém phần quan trọng như tại các nước Âu Mỹ, do đó rất cần thiết phải tiếp tục có nhiều nghiên cứu về
bệnh lý giấc ngủ này.
TỪ KHÓA: HCNTLNTN, mập phì, ngáy, buồn ngủ, ngưng thở-giảm thở, đa ký giấc ngủ, CPAP
Tác giả liên hệ: BSCKII. Nguyễn Xuân Bích Huyên. Khoa Hô hấp - Bệnh viện Chợ Rẫy. Tp HCM –Việt Nam
E-mail:

56

VOLUME 2 - NUMERO 5

J Fran Viet Pneu 2011;02(05):56-59


NGUYỄN XUÂN BÍCH HUYÊN

MỞ ĐẦU
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn
(HCNTLNTN) được đặc trưng bởi nhiều giai đoạn
ngưng thở trong khi ngủ do hiện tượng tắc nghẽn
đường hô hấp trên từng đợt. Những đợt này thường

dẫn đến việc giảm độ bão hòa oxy, những rối loạn về
huyết áp và nhịp tim và theo thời gian, sẽ gây ra
những biến chứng tim mạch nặng nề.
Những bệnh nhân HCNTLNTN thường đến khám
bệnh vì ngáy to kèm theo nhưng đợt ngưng thở ban
đêm (do người nhà kể lại) và chứng buồn ngủ ban
ngày.
Chẩn đoán HCNTLNTN thường được xác định bằng
đa ký giấc ngủ hay đa ký hô hấp dựa trên chỉ số
ngưng thở giảm thở: những trị số 5/giờ, 15/giờ, 30/
giờ được xử dụng để xác định HCNTLNTN nhẹ,
trung bình hay nặng.
HCNTLNTN là một rối loạn giấc ngủ khá phổ biến
trên thế giới với tần xuất là 4% ở nam giới và 2% ở nữ
giới trên dân số Âu Mỹ nhưng bệnh lý này vẫn còn
chưa được chẩn đoán và điều trị tại nhiều nước châu
Á.
Vì dân số châu Á chiếm 60% dân số thế giới nên việc
hiểu rõ tình hình HCNTLNTN hiện nay tại châu Á
thật là cần thiết.
TẦN SUẤT
Đối với người lớn đã có nhiều công trình thực hiện tại
Singapore, Ấn độ, Hong Kong, Hàn Quốc và Việt
Nam [1-6] cho biết tần xuất HCNTLNTN tại những
nước này là 4% - 7,5% trên nam giới và 2,1% - 3,2%
trên nữ giới.
Đối với trẻ em chưa có nhiều công trình về
HCNTLNTN: tần xuất của hội chứng này là 1,5% tại
Hong Kong (trong một nghiên cứu trên 3.000 trẻ em
từ 6-12 tuổi với tỷ lệ 2,4 nam/ 1 nữ) [7] và 0,69% ở

Thái Lan (1.142 trẻ em từ 6 - 13 tuổi ) [8].
Nguyên nhân thường gặp là phì đại amidan, viêm
mũi.
Trẻ em thường không béo phì và thường có triệu
chứng tăng hiếu động, ban ngày kém tập trung và
ngáy vào ban đêm.

YẾU TỐ NGUY CƠ

HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ Ở CHÂU Á

Tuổi
Tần xuất tăng theo tuổi và cao nhất ở lứa tuổi 40 - 65
tuổi [1-5] nhưng trở lại bình nguyên sau tuổi 65 [5, 6].
Tình trạng dư cân
Được công nhận là yếu tố nguy cơ chính của
HCNTLNTN.
Sự kết hợp giữa HCNTLNTN và béo phì ở người Á
châu được xác nhận qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học
theo đó chỉ số cơ thể thường cao hơn trên những
người bị HCNTLNTN và chỉ số cơ thể càng cao
HCNTLNTN càng nặng.
Tuy nhiên tình trạng béo phì ít gặp hơn trên những
dân số châu Á đã được nghiên cứu [1-6, 9].
Cấu trúc sọ mặt
Trong những nghiên cứu ở châu Á đa số bệnh nhân
không béo phì mặc dù bị HCNTLNTN nặng. Có lẽ
phải nghĩ đến những yếu tố nguy cơ khác trong đó có
cấu truc sọ mặt: đường hô hấp trên hẹp hơn, hàm
dưới bị đưa ra sau, màn hầu dài hơn hay lớn hơn …

Một nghiên cứu trên dân số người Hoa cho thấy khi
thay đổi một số kích thước sọ mặt bằng dụng cụ đưa
hàm dưới ra trước đã làm giảm bớt độ nặng của
HCNTLNTN [10].
BỆNH LÝ ĐI KÈM
HCNTLNTN không những có ảnh hưởng xấu lên
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn kết hợp
với một số bệnh lý nặng nề như cao huyết áp, bệnh lý
mạch vành, tăng áp động mạch phổi, các rối loạn
nhịp tim , tai biến mạch máu não, đái tháo đường và
ngay cả đột tử trong đêm.
Các bệnh lý trên có cùng các yếu tố nguy cơ hay là
nguyên nhân gây ra HCNTLN.
Những đợt ngưng thở và giảm thở lập đi lập lại
trong HCNTLNTN thường dẫn đến tình trạng giảm
oxy trong máu và gia tăng than khí (CO2).
Những biến cố hô hấp này sẽ kích thích những thụ
thể hóa học ngoại biên gây ra hàng loạt các đáp ứng
viêm và sinh học dẫn đến tình trạng xơ mỡ động
mạch với các di chứng tim mạch.
Tất cả những nghiên cứu tại châu Á đều cho thấy tỷ
lệ cao huyết áp trên những người HCNTLNTN
thường cao.

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tần xuất
HCNTLNTN như:

Một nghiên cứu tại Singapore [1] cho thấy, so sánh
với dân số người Hoa, tần xuất HCNTLNTN cao hơn
trên dân số người Mã Lai và Ấn Độ trong đó béo phì,


J Fran Viet Pneu 2011;02(05):56-59

VOLUME 2 - NUMERO 5

57


HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ Ở CHÂU Á

cao huyết áp và bệnh lý tim mạch cũng rất thường
gặp từ đó chúng ta có thể suy đoán có mối liên quan
giữa HCNTLNTN và các bệnh lý này.
Thật vậy, trong một nghiên cứu ở Ấn Độ [2] những
bệnh nhân HCNTLNTN thường bị cao huyết áp và
thiếu máu cơ tim nhiều hơn những người người dân
khác.
Những kết quả nghiên cứu tại Hàn Quốc [4] cũng cho
thấy có mối liên quan giữa HCNTLN và cao huyết
áp.
Người ta nhận thấy có tỷ lệ cao huyết áp là 36% và
25% trên bệnh nhân HCNTLNTN trong các nghiên
cứu tại Việt Nam [7] và Thái Lan [14].
Những bệnh nhân cao huyêt áp kháng trị (cao huyết
áp không đáp ứng với ba loại thuốc hạ áp) thường có
HCNTLN kèm theo. Trong báo cáo lần 7 của US
Joint National Committee trong việc Phòng ngừa,
Phát hiện, Đánh giá và Điều trị cao huyết áp,
HCNTLNTN được xem như là một trong những
nguyên nhân gây cao huyết áp [11].

Nhiều nghiên cứu khác đã cho thấy khi HCNTLNTN
được điều trị tốt bằng phương pháp thở áp lực dương
liên tục sẽ giúp kiểm soát huyết áp một cách có hiệu
quả hơn [12].

NGUYỄN XUÂN BÍCH HUYÊN

Phương pháp thở áp lực dương liên tục dùng trong
những trường hợp HCNTLNTN nặng được công
nhận là một phương pháp hữu hiệu trong tất cả các
nước. Mức độ dung nạp trung bình khoảng 70% ở
người châu Á giống như bên Âu Mỹ [7, 13]. Việc xử
dụng phương pháp trên còn tùy thuộc tình hình
kinh tế xã hội và bảo hiễm y tế của mộ nước: tại châu
Á bệnh nhân thường phải tự mua máy nên phần nào
hạn chế việc xử dụng phương pháp này.
Phẫu thuật được áp dụng cho các trường hợp có bất
thường vùng hầu họng nhưng phương pháp này chỉ
hiệu quả một phần trong các trường hợp nặng.
Dụng cụ đưa hàm dưới ra trước được áp dụng cho các
trường hợp trung bình hay nặng (đã từ chối phương
pháp thở áp lực dương liên tục). Hiệu quả từ 37%75%[6, 7, 15, 16]. Vì những bất thường về cấu trúc sọ
mặt thường gặp ở người châu Á hơn nên dường như
dụng cụ trên đóng vai trò quan trọng hơn trên những
đối tượng này. Hơn nữa giá của dụng cụ này tương
đối rẻ nên dễ được chấp nhận.

KẾT LUẬN

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ


Nhìn chung tần xuất HCNTLNTN ở người châu Á
(4,5% trên nam giới và 3,2% trên nữ giới) cũng tương
tự như bên âu mỹ (4% ở nam giới và 2% ở nữ giới)
nhưng dường như nó cao hơn ở một số nước như Ần
Độ (7,5% trên nam giới) [2] và Mã Lai (8,8% ở nam
giới và 5,1% ở nữ giới) [15].

Chẩn đoán
Hiện tại phương pháp chẩn đoán chuẩn của
HCNTLNTN là đa ký giấc ngủ (ĐKGN), máy có thể
ghi nhận được các giai đoạn của giấc ngủ, các biến cố
hô hấp, độ bão hòa oxy, các cử động của chân trong
đêm.

Vì những lý do kinh tế và xã hội trong đa số các nước
châu Á phương tiện chẩn đoán chuẩn của
HCNTLNTN (đa ký giấc ngủ) cũng như phương
pháp điều trị hữu hiệu trong các trường hợp nặng
(phương pháp thở áp lực dương liên tục) còn khá đắt
đối với đa số bệnh nhân.

Tuy nhiên, không giống như các nước Âu Mỹ, giá đo
ĐKGN còn khá đắt tiền nên không thể áp dụng một
cách thường qui để phát hiện HCNTLN trong dân
chúng

HCNTLN, với nhiều biến chứng nặng nề, sẽ trở thành
một vấn nạn cho sức khỏe cộng đồng tại châu Á
nhưng với tình hình hiện tại chúng ta thấy y học về

giấc ngủ vẩn còn mới phát triển. Biện pháp cho vấn
đề này là nên thành lập mộ số Hiệp hội về Giấc ngủ
như « The Japanese Society for Sleep Research »,
« The Asian Sleep Research Society » để một mặt có
thể cảnh báo người dân và những chuyên viên y tế
về vấn đề này mặt khác có thể tranh thủ sư gia nhập
của nhà nước vào việc quản lý tốt HCNTLNTN (như
bên Úc nhà nước chi trả 85% chi phí những máy thở
[16].

Điều trị
Việc điều trị HCNTLNTN tại châu Á trên căn bản
cũng giống như bên các nước Âu Mỹ bao gồm thay
đổi một số thói quen (giảm cân ở những người béo
phì, sắp xếp giấc ngủ hợp lý, các bài tập cơ vùng hầu
họng…), phẫu thuật, dụng cụ đưa hàm dưới ra trước
và thở áp lực dương liên tục.

XUNG ĐỘT QUYỀN LỢI
Không có.

58

VOLUME 2 - NUMERO 5

J Fran Viet Pneu 2011;02(05):56-59


NGUYỄN XUÂN BÍCH HUYÊN


HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ Ở CHÂU Á

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ng TP, Seow A, Tan WC. Prevalence of snoring and
sleep breathing-related disorders in Chinese, Malay
and Indian adults in Singapore. Eur Respir J 1998; 12:
198–203.

9. Anuntaseree W, Rookapan K, Kuasirikul S, Thongsuksai P. Snoring and obstructive sleep apnea in Thai
school aged children: prevalence and predisposing
factors. Pediatr Pulmonol 2001; 32:222-227.

2. Udwadia ZF, Doshi AV, Lonkar SG, Singh CI. Prevalence of sleep-disordered breathing and sleep apnea in
middle-aged urban Indian men. Am J Respir Crit Care
Med 2004; 169: 168-173.

10. Chuang LP, Hsu SC, Lin SW, Ko WS, Chen NH, Tsai
YH. Prevalence of snoring and witnessed apnea in Taiwanese adults. Chang Gung Med J 2008; 31(2): 175-81.

3. Ip MS, Lam B, Lauder IJ, Tsang KW, Chung KF, Mok
YW, Lam WK. Community Study of Sleep-Disordered
Breathing in Middle-aged Chinese Men in Hong Kong.
Chest 2001; 119: 62-69.
4. Ip MS, Lam B, Tang LC, Lauder IJ, Ip TY, Lam WK. A
community study of sleep-disordered breathing in
middle-aged chinese women in Hong Kong.
Prevalence and gender differences. Chest 2004; 125: 117134.

11. Nieto FJ, Young TB, Lind BK, Shahar E, Samet JM, Redline S, D’Agostino RB, Newman AB, Lebowitz MD,
Pickering TG. Association of sleep-disordered breathing, sleep apnea, and hypertension in a large community-based study. Sleep Heart Health Study. JAMA

2000; 283: 1829-36.
12. Becker H F, Jerrentrup A, Ploch T et al. Effect of nasal
continuous positive airway pressure treatment on
blood pressure in patients with obstructive sleep apnea. Circulation 2003; 107:68-73

5. Kim J, In K, Kim J, You S, Kang K, Shim J, Lee S, Lee J,
Lee S, Park C, Shin C. Prevalence of Sleep-disordered
Breathing in Middle-aged Korean Men and Women.
Am J Respir Crit Care Med 2004; 1108-1113.

13. Hui D S,Chan I K,Chuy D,K et al. Effects of augmented continuous positive airway pressure education
and support on compliance and outcome in a Chinese
population. Chest 2000; 117: 149-1216.

6. H. Nguyen Xuan Bich. Prise en charge des patients
atteints du syndrome d’apnées obstructive du sommeil
au Viet Nam. J Fran Viet Pneu 2011; 02(03): 90-91.

14. Suwanprathes P, Won C, Komoltri C, Nana A,
Kotchabhakdi N, Guilleminault C. Epidemiology of
sleep-related complaints associated with sleepdisordered breathing in Bangkok, Thailand. Sleep Med
2010; 11: 1025-30.

7. V. Le Thuong, T. Dang Vu, B. Nguyen Thi Ngoc, et al.
Le syndrome d’apnées obstructives du sommeil au
Viet Nam. J Fran Viet Pneu 2011; 02(02): 28-33.
8. Ng D K, Kwok K L, Cheung J M et al. Prevalence of
sleep problems in Hong Kong primary school children:
a community based telephone survey. Chest 2005; 128:
1315-1323.


J Fran Viet Pneu 2011;02(05):56-59

15. Kamil MA, Teng CL, Hassan SA. Snoring and breathing pauses during sleep in the Malaysian population.
Respirology 1999; 12: 375-380.
16. Yoan Cherasse. Overview of sleep and sleep medicine
in Asian countries. Sleep and Biological Rhythms 2011;9: 84-9.

VOLUME 2 - NUMERO 5

59



×