Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Tài liệu hướng dẫn tư vấn cai nghiện thuốc lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.26 KB, 43 trang )

BỘ Y TẾ
Văn phòng Chương trình
Phòng chống tác hại của thuốc lá
(VINACOSH)

Bản thảo

HƯỚNG DẪN QUỐC GIA
TỔ CHỨC TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ
CAI NGHIỆN THUỐC LÁ
TẠI VIỆT NAM

TP.HCM 2009
1


Bản thảo

HƯỚNG DẪN QUỐC GIA
TỔ CHỨC TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ
CAI NGHIỆN THUỐC LÁ
TẠI VIỆT NAM

Chủ biên:
GS TS Đặng Vạn Phước

Đồng tác giả:
PGS.TS Lê Thị Tuyết Lan
PGS.TS Trần Văn Ngọc
TS. Nguyễn Thị Tố Như
ThS. Lê Khắc Bảo


2


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP

5

A. Tổng quan
B. Phương pháp.
C. Định nghĩa và cơ chế nghiện thuốc lá

5
7
8

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NGHIỆN THUỐC LÁ

12

A. Nhận diện người hút thuốc lá
B. Đánh giá quyết tâm cai nghiện thuốc lá
C. Đánh giá sâu tình trạng nghiện thuốc lá nghiện thuốc lá

12
12

14

CHƯƠNG III: TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN THUỐC LÁ

19

A.
B.
C.
D.

19
20
24
30

Đại cương về tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá
Tư vấn ngắn trong cai nghiện thuốc lá
Tư vấn chuyên sâu trong cai nghiện thuốc lá
Các trường hợp tư vấn đặc biệt

CHƯƠNG IV: THUỐC ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN THUỐC LÁ

33

A. Đại cương về thuốc điều trị cai nghiện thuốc lá
B. Các thuốc điều trị cai thuốc lá hàng thứ nhất
1. Nicotine thay thế
2. Bupropion SR
3. Varenicilline

C. Các thuốc điều trị hàng thứ hai
1. Nortryptiline
2. Clonidine
D. Thuốc điều trị phối hợp

33
33
33
35
36
36
36
37
38

CHƯƠNG V:TRIỂN KHAI TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN THUỐC LÁ

39

A. Triển khai hệ thống nhận diện người hút thuốc lá.

39

B. Cung cấp nguồn lực và huấn luyện tư vấn ngắn.

39

C. Xây dựng nhóm tư vấn chuyên sâu và điều phối tư vấn ngắn.

40


D. Vận động ban hành chính sách hỗ trợ tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá.

40

E. Vận động bảo hiểm y tế tham gia họat động tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá.

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

41

LỜI NÓI ĐẦU

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
Tổng quan
Tài liệu “Hướng dẫn quốc gia tổ chức tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá tại Việt nam” được
xây dựng vì ba lý do: thứ nhất, nghiện thuốc lá là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng tại Việt
nam; thứ hai, cai nghiện thuốc lá đã được chứng minh là can thiệp thực sự hiệu quả và khả thi trong
việc giảm nhẹ gánh nặng y tế - xã hội do hút thuốc lá; và lý do thứ ba cũng là quan trọng nhất, các
biện pháp tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá do WHO khuyến cáo chưa được cập nhật và triển khai
đúng mức cho nhân viên y tế phù hợp với nhu cầu to lớn của cộng đồng.
A. Nghiện thuốc lá là một vấn đề y tế công cộng hàng đầu tại Việt nam
Tình hình hút thuốc lá tại Việt nam rất phổ biến. Số liệu của WHO năm 2002 cho thấy tỷ lệ hút
thuốc lá tại Việt nam là 56,1% ở nam và 1,8% ở nữ. [21] Nghiên cứu tại khoa hô hấp bệnh viện Chợ
Rẫy năm 2007 cho thấy tỷ lệ người hút thuốc lá mắc bệnh hô hấp vẫn còn tiếp tục hút thuốc lá là

19% ở nam và 1,1 % ở nữ.[7] Nghiên cứu tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương – TPHCM năm 2008 cho
thấy tỷ lệ nhân viên y tế còn tiếp tục hút thuốc lá là 32,6% ở nam và 1,3% ở nữ.[8]
Theo tổ chức Y tế thế giới 50% người hút thuốc lá sẽ chết sớm vì các bệnh liên quan đến thuốc
lá, và tuổi thọ trung bình người hút thuốc giảm khoảng 15 năm so với người không hút thuốc lá. Hút
thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý ung thư (phổi, khoang miệng, vòm họng, thực
quản, bàng quang, tụy tạng…); tim mạch (nhồi máu cơ tim, tại biến mạch máu não, viêm tắc động
mạch chi dưới…); hô hấp (viêm nhiễm đường hô hấp, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính). Người
không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc của người khác (gọi là hút thuốc thụ động) có nguy cơ
ung thư phổi tăng 20 – 30%, nguy cơ bệnh mạch vành tăng 25 – 30%. Hút thuốc thụ động còn là yếu
tố thúc đẩy vào đợt cấp của hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, làm nặng thêm bệnh lý tim mạch.
Hút thuốc thụ động cũng là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nhiễm trùng hô hấp và bệnh tai mũi họng ở
trẻ nhỏ. Hút thuốc lá trong thai kỳ làm thai chậm tăng trưởng trong tử cung, mẹ tiếp tục hút thuốc lá
sau sinh là nguyên nhân hàng đầu gây đột tử ở trẻ sơ sinh. [21][22][23]
Tỷ lệ hút thuốc lá cao trong dân số là một chỉ số cho thấy gánh nặng y tế và xã hội ở nước ta đã,
đang và sẽ rất nặng nề. Tần suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Việt nam năm 2001 theo ước đoán
là 6,7% - cao nhất trong số 12 quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.[18]
B. Cai nghiện thuốc lá có hiệu quả trong giảm nhẹ gánh nặng y tế - xã hội do hút thuốc lá
Tỷ lệ tử vong của người cai thuốc lá sẽ giảm về mức của người không hút thuốc lá nhiều hay ít
tùy theo thời điểm cai thuốc lá sớm hay muộn. Tuổi thọ sẽ tăng thêm 3, 6, 9 hoặc 10 năm nếu người
hút thuốc lá cai thuốc lá từ năm 60, 50, 40 hay 30 tuổi.[23]
Cai thuốc lá giảm rõ nguy cơ mắc bệnh liên quan thuốc lá: nguy cơ ung thư phế quản giảm 50% 90% sau 15 năm, nguy cơ ung thư hầu họng và đường tiêu hóa trở về mức bình thường sau 10 năm,
nguy cơ tai biến mạch máu não trở về mức bình thường sau 1 năm, nguy cơ bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính giảm 50% sau 15 năm cai thuốc lá. Đối với người hút thuốc lá đã mắc các bệnh liên quan đến
thuốc lá, cai thuốc lá giúp làm chậm diễn tiến của bệnh: nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim và đột tử
sau nhồi máu cơ tim sẽ giảm 50% sau 1 năm, trở về mức bình thường sau 5 năm, tốc độ sụt giảm
FEV1 trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính về bình thường ngay khi cai thuốc lá. Cai thuốc lá giúp
4


tăng hiệu quả thuốc điều trị: cai thuốc lá giúp phục hồi tính nhạy cảm với corticoid hít trong hen,

tăng hiệu quả của điều trị kháng giáp tổng hợp trong cường giáp. Cai thuốc lá càng sớm thì hiệu quả
về mặt sức khỏe càng cao, tuy nhiên cai thuốc lá dù ở tuổi 70 – 80 vẫn mang lại lợi ích cho sức khỏe
rõ ràng.[6][23][24]
C. Các biện pháp tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá do WHO khuyến cáo chưa được cập nhật
và triển khai đúng mức cho nhân viên y tế phù hợp với nhu cầu to lớn của cộng đồng
Báo cáo của WHO năm 2008 cho thấy trên toàn thế giới có hơn 1 tỷ người – khoảng 25% người
trưởng thành nghiện thuốc lá. Tuy nhiên 70% người đang hút thuốc lá cho biết có ý muốn cai thuốc
lá và 2/3 số người vừa tái nghiện thuốc lá muốn cai thuốc lá trở lại trong vòng 30 ngày. Như vậy nhu
cầu được hỗ trợ cai thuốc lá trong cộng đồng rất là to lớn.
Chứng cứ cho thấy nhân viên y tế cũng như hệ thống y tế có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với
người hút thuốc lá vì ít nhất 70% người hút thuốc lá có khám sức khỏe hàng năm. Ngoài ra lời
khuyên cai thuốc lá từ nhân viên y tế được xem là động lực quan trọng giúp người nghiện thuốc lá
thử cai thuốc lá trong rất nhiều nghiên cứu. Như vậy nhân viên y tế cũng như toàn bộ hệ thống y tế
có cơ hội nhiều nhất trong hỗ trợ cai nghiện thuốc lá cho cộng đồng.[20]
Hơn nữa, các biện pháp tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá do WHO khuyến cáo gồm tư vấn điều
trị nhận thức hành vi và điều trị bằng thuốc là có hiệu quả trong cai thuốc lá trên thế giới ( Chứng cứ
A). Phân tích gộp các thử nghiệm ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng cho thấy: biện pháp không dùng
thuốc – tư vấn điều trị nhận thức hành vi cho tỷ lệ cai thuốc lá 21,7%; các biện pháp dùng thuốc –
nicotin băng dán, buprobion, vareniciline cho tỷ lệ cai thuốc lá lần lượt là 23,4% (OR = 1,9), 24,2%
(OR = 2) và 33,2% (OR = 3,1) cao hơn hẳn giả dược. Tỷ lệ cai thuốc lá sẽ tăng hơn khi phối hợp với
các biện pháp tư vấn điều trị, tỷ lệ cai thuốc lá của tư vấn kết hợp với thuốc tăng 1,7 lần so với tư vấn
đơn thuần (OR = 1,3 – 2,1), kết hợp nicotin băng dán và bupropion cho tỷ lệ cai thuốc lá lên đến
28,9% (23,5 – 35,1%) sau 6 tháng.[20]
Các biện pháp tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá do WHO khuyến cáo cũng đã được bắt đầu áp
dụng tại Việt nam từ năm 2005 và bước đầu tỏ ra có hiệu quả và khả thi. Tại bệnh viện Đại học Y
dược TPHCM, nghiên cứu ngắn hạn cho thấy tư vấn kết hợp bupropion cho tỷ lệ cai thuốc lá thành
công sau 9 tuần là 60%,[11] nghiên cứu dài hạn cho thấy tỷ lệ cai thuốc lá thành công sau 12 tháng là
20% cho tư vấn điều trị nhận thức hành vi đơn thuần, 33% cho tư vấn kết hợp nicotin thay thế, và
29% cho tư vấn kết hợp bupropion.[12]
Đáng tiếc là mặc dù nhu cầu được hỗ trợ cai nghiện thuốc lá trong cộng đồng rất cao, nhân viên y

tế và tòan bộ hệ thống y tế có nhiều cơ hội can thiệp hỗ trợ cai thuốc lá, các biện pháp tư vấn điều trị
cai thuốc lá do WHO khuyến cáo là thực sự có hiệu quả, thống kê cho thấy dịch vụ tư vấn cai nghiện
thuốc lá hoàn chỉnh chỉ hiện diện ở 9 quốc gia đáp ứng nhu cầu chỉ 5% dân số toàn thế giới. [22] Tại
Việt nam, dịch vụ tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá cũng chưa được cập nhật và triển khai đúng
mức so với nhu cầu to lớn của nhân dân. Chỉ có 11% trong số 345 sinh viên y khoa năm thứ ba của
Đại học Y dược TPHCM năm 2006,[13] và 10% trong số 626 nhân viên y tế của bệnh viện Nguyễn Tri
Phương TPHCM năm 2008 có biết đến các biện pháp tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá do WHO
khuyến cáo.[8] Tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM, chỉ 17,3% nhân viên y tế tự tin có khả
năng hỗ trợ người hút thuốc lá cai thuốc lá, 31,6% luôn đưa ra lời khuyên cai thuốc lá nhưng chỉ
16,3% bác sỹ thực sự tư vấn biện pháp cai thuốc lá cho người hút thuốc lá. [8] Tại khoa hô hấp bệnh
5


viện Chợ Rẫy TPHCM, chỉ 22% người hút thuốc lá cho biết nhận được thông tin về tác hại thuốc lá,
46% nhận được lời khuyên cai thuốc lá nhưng chỉ 4% được hướng dẫn cụ thể cách cai thuốc lá từ
nhân viên y tế. [7] Tỷ lệ cập nhật và triển khai thấp có thể do chương trình đào tạo bác sỹ y khoa hiện
nay chưa có phần cung cấp kiến thức về tư vấn cai nghiện thuốc lá và do các chương trình cập nhật
kiến thức cho nhân viên y tế về tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá còn ít ỏi. Khảo sát cho thấy 95%
sinh viên y khoa năm ba mong muốn được đào tạo mảng kiến thức này.[13]

Phương pháp
Tài liệu “Hướng dẫn quốc gia tổ chức tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá tại Việt nam” được
xây dựng sao cho các khuyến cáo đưa ra phải đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi. Để đạt được hai
mục tiêu này, hướng dẫn được xây dựng dựa trên ba cơ sở là: Các tài liệu y khoa kinh điển về cai
nghiện thuốc lá; Các tài liệu hướng dẫn quốc gia tư vấn cai nghiện thuốc lá của các nước trên thế
giới; Các kinh nghiệm thực tế ban đầu trong triển khai tư vấn cai nghiện thuốc lá tại Việt nam.
A. Tài liệu y khoa về cai nghiện thuốc lá kinh điển
Các tài liệu y khoa kinh điển về cai nghiện thuốc lá giúp cung cấp kiến thức tổng quát về nghiện
thuốc lá và điều trị cai nghiện thuốc lá: thành phần các chất trong khói thuốc lá và cơ chế gây hại lên
sức khỏe, cơ chế gây nghiện; chẩn đoán nghiện thuốc lá: tiêu chí chẩn đoán nghiện, đánh giá mức độ

nghiện, mức độ quyết tâm muốn cai thuốc lá; tư vấn điều trị cai thuốc lá: cơ chế tác dụng của các
biện pháp tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá, chỉ định và chống chỉ định, cách dùng thuốc.[6][23][24]
B. Hướng dẫn quốc gia tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá của các nước trên thế giới
Các hướng dẫn quốc gia được lựa chọn tham khảo và đưa vào tài liệu này là các hướng dẫn được
xây dựng dựa trên y học chứng cứ nhằm đảm bảo tính tin cậy về tính hiệu quả của các khuyến cáo.
Ngoài ra hướng dẫn của các quốc gia có đặc điểm phát triển văn hóa - kinh tế - xã hội tương tự Việt
nam cũng được tham khảo nhằm đảm bảo tính khả thi của các khuyến cáo.
Các hướng dẫn quốc gia thỏa mãn các tiêu chí trên đã được tham khảo và đưa vào tài liệu này là:
“Hướng dẫn thực hành lâm sàng điều trị cai nghiện thuốc lá 2003” của Malaysia,[14] “Hướng dẫn cai
nghiện thuốc lá dành cho bác sỹ đa khoa Úc” năm 2004,[2] “Hướng dẫn thực hành tốt các chiến lược
điều trị dùng và không dùng thuốc trong tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá” của Pháp năm 2003 và
2007,[1][4] “Hướng dẫn cai nghiện thuốc lá Scotland” năm 2004 và 2007, [16][17] “Hướng dẫn cai
nghiện thuốc lá New Zealand” năm 2007,[15] “Hướng dẫn cai nghiện thuốc lá” của Brazil năm 2008,
[3]
“Hướng dẫn điều trị cai nghiện thuốc lá” của Hoa Kỳ năm 2000 và 2008.[19][20]
C. Kinh nghiệm bước đầu triển khai tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá tại Việt nam
Các kinh nghiệm bước đầu triển khai tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá tại Việt nam được lựa
chọn đưa vào tài liệu này với mục tiêu làm cho các khuyến cáo đưa ra sát thực hơn với thực tế. Các
kinh nghiệm này, dù còn ít và chỉ mới áp dụng trên phạm vi nhỏ, vẫn được đưa vào hướng dẫn với
vai trò minh họa cho việc triển khai các hướng dẫn trên thế giới vào hoàn cảnh cụ thể Việt nam.
Các kinh nghiệm được đưa vào bao gồm kinh nghiệm xây dựng đơn vị tư vấn điều trị cai nghiện
thuốc lá; kinh nghiệm thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại thuốc lá và
các biện pháp tư vấn cai nghiện thuốc lá từ đó giới thiệu hoạt động của đơn vị cho cộng đồng; kinh
6


nghiệm triển khai tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá và những kết quả bước đầu trong điều kiện thực
tế Việt nam.[7][8] [9][10][11][12][13]

Định nghĩa – Tiêu chuẩn chẩn đóan – Cơ chế nghiện thuốc lá

A. Định nghĩa
Nghiện thuốc lá là một trạng thái tâm thần – thể chất xuất hiện do tương tác giữa cơ thể với
nicotine có trong thuốc lá, được biểu hiện bằng sự thôi thúc phải hút thuốc lá liên tục và đều đặn để
đạt được cảm giác dễ chịu khi hút thuốc lá đồng thời tránh cảm giác khó chịu khi thiếu thuốc lá, hành
vi hút thuốc lá tiếp tục duy trì ngay cả khi người nghiện biết rõ hay thậm chí là bị các tác hại do
thuốc lá gây ra.[6]
Nghiện thuốc lá về mặt tâm lý – hành vi đề chủ yếu cập đến hành vi hút thuốc lá để đạt được các
cảm giác dễ chịu khi hút thuốc lá (thư giãn, thoải mái, dễ tập trung chú ý, cởi mở .v.v.). Các cảm giác
dễ chịu này xuất hiện khi có những tác động từ trong hay ngoài cơ thể và tăng cường thêm khi hút
thuốc lá, được xem là các các củng cố dương tính giúp hành vi hút thuốc lá được duy trì.[6]
Nghiện thuốc lá về mặt thực thể – dược lý chủ yếu đề cập đến hành vi hút thuốc lá để tránh các
cảm giác khó chịu khi ngưng hút thuốc lá (còn gọi là hội chứng cai nghiện thuốc lá). Các cảm giác
khó chịu này xuất hiện khi nồng độ nicotine trong máu giảm thấp, được xem là các củng cố âm tính
ngăn trở hành vi hút thuốc lá bị gián đoạn. [6]
Cai thuốc lá được định nghĩa là sự từ bỏ hòan toàn hút thuốc lá. Cai thuốc lá hoàn toàn không
phải là giảm số lượng thuốc lá hút. Cai thuốc lá thành công được định nghĩa là sự từ bỏ thuốc lá kéo
dài trong thời gian ít nhất 12 tháng.
Nghiện thuốc lá có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Cảm giác dễ chịu
Nghiện tâm lý – hành vi



Củng cố dương tính

Hành vi hút thuốc lá
Nghiện về mặt dược lý




Củng cố âm tính

Cảm giác khó chịu

B. Tiêu chuẩn chẩn đóan
Đặc điểm đặc trưng của nghiện thuốc lá là tập hợp các triệu chứng nhận thức, hành vi, sinh lý
cho thấy người nghiện vẫn tiếp tục hút thuốc lá mặc dù đã biết hay bị nhiều tác hại liên quan đến
thuốc lá. Nghiện thuốc lá bao gồm việc sử dụng thuốc lá liên tục và thường dẫn đến dung nạp thuốc
lá, hội chứng cai thuốc lá và hành vi hút thuốc lá không cưỡng lại nổi.
Năm 1994, Hội Tâm thần Hoa Kỳ đã đưa ra tiêu chuẩn DSM – IV chẩn đoán nghiện thuốc lá.


Chẩn đoán nghiện thuốc lá đòi hỏi tồn tại ít nhất 3/7 tiêu chuẩn liên tục ít nhất 12 tháng.



Chẩn đoán nghiện thuốc lá thực thể - dược lý cần có sự hiện diện của tiêu chuẩn 1 và hoặc 2.
7




Hành vi hút thuốc lá không cưỡng lại được có thể tồn tại đơn độc mà không kèm theo dung nạp
thuốc lá và hội chứng cai nghiện thuốc lá.
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN THUỐC LÁ (DSM – IV)

1/ Dung nạp thuốc lá định nghĩa bằng 1 trong 2 dấu hiệu sau:


Phải hút lượng thuốc lá nhiều hơn để đạt được cùng cảm giác “phê” như cũ;




Hút cùng một lượng thuốc lá như cũ thì cảm giác “phê” đạt được sẽ giảm đi.

2/ Hội chứng cai nghiện thuốc lá.
3/ Số lượng cũng như thời gian hút thuốc lá luôn dài hơn dự định.
4/ Mong muốn kéo dài hoặc nỗ lực cai hay giảm số lượng thuốc lá hút nhưng thất bại.
5/ Mất rất nhiều thời gian và công sức dành cho việc hút thuốc lá.
6/ Vì hút thuốc lá mà giảm đi các Hoạt động xã hội, các thú vui khác.
7/ Vẫn tiếp tục hút thuốc lá mặc dù biết hoặc đã bị tác hại do hút thuốc lá.
DSM – IV cũng đưa ra các tiêu chuẩn để chẩn đoán hội chứng cai nghiện thuốc lá:
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG CAI NGHIỆN THUỐC LÁ (DSM – IV)

A – Hút thuốc lá mỗi ngày trong thời gian kéo dài ít nhất nhiều tuần lễ.
B – Sau khi ngưng hay giảm hút thuốc lá trong 24 giờ xuất hiện ít nhất 4/8 triệu chứng
1/ Khí sắc vui vẻ hoặc buồn bã quá mức.

5/ Khó tập trung.

2/ Mất ngủ.

6/ Sốt nhẹ - lạnh run.

3/ Kích thích, bứt rứt, nóng giận.

7/ Chậm nhịp tim.

4/ Lo âu.


8/ Thèm ăn có thể dẫn đến tăng cân.

C – Các triệu chứng trong cột B gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội,
nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực khác.
D – Các triệu chứng trên không do các bệnh nội khoa hay tâm thần nào khác gây ra.

C. Cơ chế nghiện thuốc lá
Nicotine tan trong mỡ, được hấp thụ rất nhanh qua các màng cơ thể: niêm mạc miệng, hàng rào
phế nang – mao mạch. Sau khi hấp thụ, nicotine đi nhanh vào tĩnh mạch phổi và lên đến não trong 7
- 10 giây đạt nồng độ trong máu động mạch gấp 10 lần máu tĩnh mạch. Nicotine chủ yếu chuyển hóa
ở gan thành cotinine nhờ men cytochrome P450 và CYP2A6, với thời gian bán hủy khoảng 2 giờ.
Nicotine có cấu trúc tương tự acetylcholine, là chất dẫn truyền thần kinh chính trong cơ thể.
Nicotine có thể phát huy tác dụng giống như acetylcholine, tham gia vào nhiều quá trình sinh lý
trong cơ thể. Nicotine có tác dụng đồng vận trên 2 lọai thụ thể của acetylcholine là thụ thể nicotinic
và muscarinic. Thụ thể nicotinic ở hệ thống thần kinh có bản chất là các kênh Na +, có cấu trúc ngũ
giác gồm 5 tiểu đơn vị. Thụ thể nicotinic ở thần kinh trung ương chỉ gồm các tiểu đơn vị α và β. Có
8


9 dưới tiểu đơn vị α là α2 - α10 và 3 dưới tiểu đơn vị β là β2 - β4. Thụ thể nicotinic ở não chủ yếu là
thụ thể α4β2.

Nicotine lên đến não sẽ gắn kết với thụ thể nicotine tại trung tâm thưởng (liên quan đến các kích
thích thưởng phạt và củng cố hành vi) kích thích neurone ở đây tiết ra các chất trung gian dẫn truyền
thần kinh như là dopamin, noradrenaline, serotonine. Các hóa chất trung gian dẫn truyền thần kinh
này gây nên một loạt các hiệu ứng về mặt tâm thần kinh như cảm giác sảng khoái, giảm mệt mõi,
tăng cường quá trình nhận và xử lý thông tin, giảm lo âu v.v. Ngưng hút thuốc lá sau một thời gian
hút lâu dài sẽ làm não bộ thiếu tương đối các chất dẫn truyển thần kinh này và gây ra các cảm giác
khó chịu của hội chứng cai nghiện thuốc lá như mệt mỏi, cáu gắt, mất tập trung.v.v. Người hút thuốc
lá phải tiếp tục hút thuốc lá để duy trì các cảm gíac dể chịu do nicotine mang lại đồng thời tránh các

cảm giác khó chịu do thiếu nicotine.

Khi hút thuốc lá tiếp tục, việc kích thích liên tục của nicotine trên các thụ thể nicotinic sẽ làm
cho các thụ thể này bị trơ tương đối, số lượng hóa chất trung gian trong đó có dopamin, được tiết ra
tại trung tâm thưởng sẽ giảm đi, không đủ để duy trì các kích thích như trước. Cơ thể sẽ đáp ứng trở
lại bằng cách gia tăng tổng hợp thêm thụ thể nicotinic (điều hòa hướng lên: upregulated). Hiện tượng
trơ tương đối và sinh tổng hợp nhiều thụ thể nicotinic làm xuất hiện dung nạp thuốc: hút thuốc lá số
lượng nhiều hơn, tần suất cao hơn.

9


Hội chứng cai nghiện thuốc lá xuất hiện khi cơ thể thiếu nicotine tuyệt đối hay tương đối, không
thể kích thích các neurone tại trung tâm thưởng như trước làm nồng độ các hóa chất trung gian như
dopamin và noradrenaline giảm sút tại vùng này.

10


SƠ ĐỒ TƯ VẤN VÀ ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN THUỐC LÁ

Dân số
chung

Người hút
thuốc lá
tại cơ sở y
tế

ASK - Hỏi tầm sóat


CHƯA

hút thuốc lá

HÚT

ĐANG

ĐÃ

HÚT

CAI

ADVISE – Khuyên

Tư vấn đừng
hút trở lại

cai thuốc lá

ASSESS – Đánh giá
quyết tâm cai thuốc lá

Tư vấn đừng
bao giờ hút
thuốc lá

CHƯA

QUYẾT
TÂM

Tư vấn tăng
quyết tâm cai
thuốc lá

CÓ QUYẾT TÂM
ASSIST - Hỗ trợ cai

ĐÃ QUYẾT TÂM

thuốc lá

TÁI NGHIỆN

ARRANGE – Theo

dõi cai thuốc lá

11

THÀNH CÔNG


CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NGHIỆN THUỐC LÁ
A. Nhận diện người hút thuốc lá
Khuyến cáo: Tất cả người hút thuốc lá ở mỗi lần khám bệnh tại mỗi cơ sở y tế cần được nhân
viên y tế hỏi và ghi nhận tình trạng hút thuốc lá. Chứng cứ cho thấy một hệ thống đánh giá bệnh
nhân có bao gồm mục hỏi tình trạng hút thuốc lá (ví dụ như là mở rộng thêm ghi các dấu hiệu sinh

tồn để nó bao gồm mục ghi thông tin về về thuốc lá. Với 5 chỉ số là: huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp
thở và tình trạng hút thuốc lá), sẽ giúp tăng tỷ lệ can thiệp hỗ trợ cai thuốc lá trên lâm sàng ( Chứng
cứ A).
Nhận diện người hút thuốc lá gồm HỎI (ASK) người hút thuốc lá có hút thuốc lá không và
ĐÁNH GIÁ (ASSESS) người hút thuốc lá có muốn cai thuốc lá không.
Nhận diện người hút thuốc lá là bước đầu tiên trong tư vấn và điều trị cai thuốc lá, tạo điều kiện
cho người hút thuốc lá nhận được tư vấn điều trị cai thuốc lá, đồng thời giúp nhân viên y tế chọn lựa
được các can thiệp phù hợp giúp cai nghiện thuốc lá.
Quá trình nhận diện người hút thuốc lá giúp nhân viên y tế phân lọai 4 đối tượng và định hướng
can thiệp cho từng nhóm: (1) đang hút thuốc lá và muốn cai thuốc lá; (2) đang hút thuốc lá nhưng
chưa muốn cai thuốc lá lần này; (3) đã từng hút thuốc lá nhưng hiện nay đã cai thuốc lá và (4) chưa
từng hút thuốc lá.

Anh có đang hút thuốc lá ?


KHÔNG

Anh có muốn cai thuốc lá ?

Anh đã từng hút thuốc lá ?



KHÔNG



KHÔNG


Tư vấn điều trị cai
nghiện thuốc lá

Tư vấn tăng quyết
tâm cai nghiện
thuốc lá

Tư vấn đừng bao
giờ hút thuốc lá trở
lại

Tư vấn đừng bao
giờ thử hút thuốc


B. Đánh giá quyết tâm cai nghiện thuốc lá
Khuyến cáo: Sau khi nhận diện người hút thuốc lá và khuyên cai thuốc lá, nhân viên y tế nên
đánh giá quyết tâm cai thuốc lá của họ. (Chứng cứ C).
Người cai thuốc lá đóng vai trò chủ đạo trong cai nghiện thuốc lá. Nhân viên y tế chỉ đóng vai trò
tư vấn hỗ trợ trong cai nghiện thuốc lá. Quyết tâm cai thuốc lá chính là yếu tố then chốt để cai thuốc
lá thành công.
12


Quyết tâm cai thuốc lá có thể được đánh giá một cách đơn giản là hỏi người hút thuốc lá có muốn
cai thuốc lá không. Tuy nhiên có thể đánh giá mức độ quyết tâm cai thuốc lá chi tiết hơn bằng bảng
câu hỏi Q-Mat hoặc thang tương ứng thị giác.
Việc hỏi người hút thuốc “Có muốn cai thuốc lá không” cũng có thể đánh giá được phần quyết
tâm cai thuốc lá. Kết quả thu được từ câu hỏi này không chính xác bằng bảng câu hỏi Q-Mat hay
thang tương ứng thị giác. Tuy nhiên do tính đơn giản và khả thi, cách đánh giá này được khuyến cáo

sử dụng rộng rãi đặc biệt là trong tư vấn ngắn.
Bảng câu hỏi Q-Mat và thang tương ứng thị giác ngược lại được khuyến cáo dùng trong tư vấn
chuyên sâu hơn là trong tư vấn ngắn.
Đánh giá mức độ quyết tâm cai thuốc lá bằng bảng câu hỏi Q-Mat:
BẢNG CÂU HỎI Q-Mat
1/Anh hút thuốc lá như thế nào sau 6 3/ Anh hút thuốc lá như thế nào sau 4
tháng nữa?
tuần nữa?
Hút nhiều như bây giờ
Hút ít hơn một ít
Hút ít hơn rất nhiều
Không còn hút nữa

0
2
4
8

Hút nhiều như bây giờ
Hút ít hơn một ít
Hút ít hơn rất nhiều
Không còn hút nữa

0
2
4
6

2/ Anh có thực lòng muốn cai thuốc lá 4/ Anh có thường không vừa lòng với
không ?

hành vi hút thuốc lá của bản thân ?
Hoàn toàn chưa muốn cai
Muốn cai chỉ một chút ít
Muốn cai vừa phải
Muốn cai rất nhiều

0
1
2
3

Không bao giờ
Đôi khi
Thường xuyên
Rất thường xuyên

0
1
2
3

Kết quả: Mức độ quyết tâm cai thuốc lá (cộng điểm của cả 4 câu hỏi)
0 – 6

THẤP

7 – 13 TRUNG BÌNH

14 – 20 CAO


Đánh giá mức độ quyết tâm và cơ hội cai thuốc lá thành công bằng thang tương ứng thị giác:
THANG TƯƠNG ỨNG THỊ GIÁC
1/ Anh tự đánh giá mức độ quyết tâm cai thuốc lá của anh ở mức nào?
Rất thấp
Rất cao
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Anh hãy tự vạch một vạch trên thước đo này tương ứng với mức độ quyết tâm
2/ Nếu anh quyết tâm cai thuốc lá hoàn toàn, anh tự đánh giá cơ hội thành công
ở mức nào?
Rất thấp
Rất cao
0
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
13


Anh hãy tự vạch một vạch trên thước đo này tương ứng với cơ hội thành công

Đánh giá quyết tâm cai nghiện thuốc lá giúp nhân viên y tế định hướng các bước can thiệp tư vấn
điều trị cai nghiện thuốc lá phù hợp.

Mức độ quyết tâm cai
nghiện thuốc lá
Trắc nghiệm Q-Mat

Thang tương ứng thị giác

CAO

TRUNG BÌNH

THẤP

Tư vấn lý do tái nghiện và
biện pháp xử lý.
Tư vấn cách sử dụng các
thuốc hỗ trợ cai thuốc lá
Hẹn tái khám theo dõi hiệu
quả cai thuốc lá.

Tư vấn giải pháp vượt

qua các khó chịu khi cai
thuốc lá: tăng cân, mất
tập trung .v.v.
Định ra một ngày thử cai
thuốc lá.

Tư vấn lợi - hại của cai
thuốc lá hay tiếp tục hút
thuốc lá.
Hẹn tư vấn thêm vào lần
kế tiếp

C. Đánh giá sâu tình trạng nghiện thuốc lá
Khuyến cáo: Sau khi đánh giá quyết tâm cai thuốc lá của người hút thuốc lá, nếu không có điều
kiện đánh giá sâu hơn về tình trạng hút thuốc lá, nhân viên y tế có thể tiến hành tư vấn điều trị cai
thuốc lá ngay mà vẫn đạt hiệu quả. (Chứng cứ A)
Trên phương diện sức chăm sóc sức khỏe ban đầu, việc đánh giá sâu tình trạng hút thuốc lá có
thể đôi khi không khả thi về mặt nhân sự và trang thiết bị. Tuy nhiên chứng cứ cho thấy sau khi đánh
giá quyết tâm cai thuốc lá, cho dù không thể đánh giá sâu hơn về tình trạng hút thuốc lá, việc thực
hiện ngay các biện pháp tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá vẫn có hiệu quả.
Trên phương diện tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá nói chung, khuyến cáo này không có nghĩa
là việc đánh giá sâu hơn tình trạng hút thuốc lá là không có ích. Chứng cứ cho thấy đánh giá sâu hơn
tình trạng hút thuốc lá ví dụ mức độ nghiện, đặc điểm tâm thần kinh – thể chất, đặc điểm bệnh lý đi
kèm .v.v. cho phép cá thể hóa các biện pháp can thiệp trong cai nghiện thuốc lá, từ đó tăng hiệu quả
của các can thiệp cai thuốc lá.
Ngoài ra, các trường hợp nghiện nặng, phức tạp, khi không đáp ứng với các can thiệp ban đầu, có
thể cần được đánh giá sâu hơn để có thể đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp. Như vậy, đánh giá
sâu tình trạng hút thuốc lá thường khuyến cáo sử dụng trong tư vấn chuyên sâu.

1. Đánh giá mức độ nghiện thuốc lá:

14


Đánh giá mức độ nghiện thuốc lá bao gồm đánh giá mức độ nghiện thuốc lá về mặt tâm lý – hành
vi, vốn luôn luôn tồn tại trong nghiện thuốc lá; và mức độ nghiện thuốc lá thực thể - dược lý, vốn có
thể tồn tại hoặc không trong nghiện thuốc lá.
Hiện nay chưa có thang điểm nào giúp đánh giá chính xác mức độ nặng nhẹ của nghiện về mặt
tâm lý hành vi. Trên thực tế, người tư vấn vẫn có thể cảm nhận được mức độ nặng nhẹ của nghiện về
mặt tâm lý hành vi thông qua việc trao đổi với người đến tư vấn về động cơ hút thuốc lá. Còn với
việc đánh giá mức độ nghiện thực thể thì có thể dùng bảng câu hỏi Fagerstrom. [5]

Mức độ nghiện thuốc lá thực thể - dược lý được đánh giá thông qua bảng câu hỏi Fagerstrom.
BẢNG CÂU HỎI FAGERSTROM ĐẦY ĐỦ
1/ Anh bắt đầu hút thuốc lá bao nhiêu 4/ Anh hút bao nhiêu điếu thuốc lá
lâu sau khi thức dậy vào buổi sáng?
mỗi ngày ?
≤ 5 phút

3

31 – 60 phút

1

≤ 10

0

21 – 30


2

6 – 30 phút

2

> 60 phút

0

11 – 20

1

≥ 31

3

2/ Anh có cảm giác khó chịu khi phải 5/ Anh hút thuốc lá khi vừa thức dậy
nhịn thuốc lá ở nơi cấm hút thuốc lá ?
nhiều hơn thời điểm khác trong ngày ?


1

Không

0

Đúng


1

Sai

0

3/ Anh cảm thấy điếu thuốc nào trong 6/ Anh vẫn tiếp tục hút thuốc lá ngay
ngày là khó nhịn nhất ?
khi có bệnh phải không ?
Điếu đầu tiên

1

Điếu khác

0

Đúng

1

Sai

0

Kết quả: Mức độ nghiện thuốc lá thực thể ( cộng điểm của cả 6 câu hỏi)
0 – 3 : KHÔNG / NHẸ

4 – 6 : TRUNG BÌNH


7 – 10 : NẶNG

Mức độ nghiện thuốc lá thực thể - dược lý cũng có thể đánh giá một cách đơn giản hơn bằng câu
hỏi Fagerstrom thu gọn chỉ gồm 2 câu hỏi.
BẢNG CÂU HỎI FAGERSTROM THU GỌN
1/ Anh bắt đầu hút thuốc lá bao nhiêu 2/ Anh hút bao nhiêu điếu thuốc lá
lâu sau khi thức dậy vào buổi sáng?
mỗi ngày ?
≤ 5 phút

3

31 – 60 phút

1

≤ 10

0

21 – 30

2

6 – 30 phút

2

> 60 phút


0

11 – 20

1

≥ 31

3

Kết quả: Mức độ nghiện thuốc lá thực thể ( cộng điểm của cả 2 câu hỏi)
0 – 2 : KHÔNG / NHẸ

3 – 4 : TRUNG BÌNH

5 – 6 : NẶNG

Nồng độ CO trong hơi thở ra có thể sử dụng khi cần thiết và là một thông số khách quan để đánh
giá mức độ nghiện thực thể - dược lý.
15


NỒNG ĐỘ CO (MONOXIDE CARBON) TRONG HƠI THỞ RA
< 5 ppm

6 – 10 ppm

> 10 ppm


> 20 ppm

BÌNH THƯỜNG

HÚT THUỐC
LÁ THỤ ĐỘNG

HÚT THUỐC
LÁ CHỦ ĐỘNG

NGHIỆN THỰC
THỂ NẶNG

Đánh giá mức độ nghiện thuốc lá thực thể giúp nhân viên y tế có định hướng về liều lượng các
thuốc cai nghiện thuốc lá cần dùng cho người hút thuốc để hỗ trợ thêm cho can thiệp tư vấn.

Mức độ nghiện thuốc lá
thực thể - dược lý
Test Fagerstrom
(đầy đủ - thu gọn)

Nồng độ CO
(trong hơi thở ra)

NẶNG

TRUNG BÌNH

NHẸ


Tư vấn + thuốc hỗ trợ
liều vừa đến cao

Tư vấn + thuốc hỗ trợ
liều thấp đến vừa

Tư vấn ± thuốc hỗ trợ
liều thấp

2. Đánh giá cơ địa tâm thần kinh của người cai thuốc lá:
Đánh giá cơ địa tâm thần kinh của người cai thuốc lá có vai trò quan trọng trong tư vấn điều trị
cai thuốc lá. Cơ địa tâm thần kinh trầm cảm – lo âu tiên lượng nhiều khó khăn trong quá trình cai
thuốc lá. Đánh giá cơ địa trầm cảm lo âu giúp nhân viên y tế cũng như người cai thuốc lá có những
chuẩn bị cần thiết khi cai thuốc lá.
Thang điểm HAD (Hospital Anxiety and Depression Scale) được thiết kế để bác sỹ ngoài chuyên
khoa tâm thần có thể dùng để phát hiện hai cơ địa tâm thần kinh bất thường hay gặp nhất là trầm cảm
và lo âu. Bảng câu hỏi này cũng đã được sử dụng trong thực hành tại Việt nam.

THANG ĐIỂM H.A.D
1

Anh có cảm thấy căng thẳng hay không ?

Luôn luôn
2

Vừa phải

2


Đôi khi

1 Không cảm thấy 0

Anh có còn thích thực hiện các sở thích của anh như trước không?

Vẫn như xưa
3

3

(A)

0

Giảm ít

1

Giảm nhiều

2 Không còn nữa

(D)
3

Anh có cảm thấy sợ hãi như có điều gì đó ghê gớm sắp xảy ra không? (A)
16



Rất rõ
4

3

Vừa phải

2

Đôi khi

3

Hiếm khi

2

3

Hiếm khi

2

3

Vừa phải

2

3


Vừa phải

2

3

Giảm nhiều 2

3

Vừa phải

2

0

Giảm ít

1

3

Vừa phải

2

3

1 Không cảm thấy 0

(D)

Vừa phải

1 Luôn luôn

Vừa phải
Đôi khi
Đôi khi
Giảm ít
Đôi khi
Giảm nhiều
Đôi khi

0
(A)

1 Luôn luôn
1 Không bao giờ
1 Không bao giờ
1 Vẫn như cũ

0
(D)
0
(A)
0
(D)
0
(A)


1 Không bao giờ
2 Hết sáng kiến

Anh có cảm thấy hoảng loạn đột ngột không ?

Luôn luôn
14

3

(D)
(A)

Anh có còn hay nảy ra sáng kiến khi làm các công việc không ?

Vẫn như cũ
13

2 Không còn nữa

Anh có cảm thấy bồn chồn không yên không ?

Luôn luôn
12

Giảm nhiều

Anh có còn quan tâm chăm sóc bề ngoài của mình nữa không ?


Không còn nữa
11

1

Anh có cảm thấy sợ hãi như có gì nghẽn ở họng không ?

Luôn luôn
10

Giảm ít

Anh có cảm thấy dạo này mình quá chậm chạp không ?

Luôn luôn
9

0

Anh có thể ngồi yên một chỗ để thư dãn không ?

Không bao giờ
8

1 Không cảm thấy 0

Anh có cảm thấy vui vẻ không ?

Không bao giờ
7


Một chút

Anh có cảm thấy lo âu không ?

Luôn luôn
6

2

Anh có còn cảm nhận được khía cạnh tích cực của sự việc không ?

Vẫn như xưa
5

Vừa phải

0
(D)
3
(A)

1 Không bao giờ

0

Anh có còn cảm thấy sảng khoái khi đọc được một cuốn sách, xem một
thước phim, nghe một đọan nhạc hay như trước kia không ?
(D)


Luôn luôn

0

Vừa phải

1

Đôi khi

2 Không bao giờ

3

Tổng điểm D > 8
 Cơ địa trầm cảm;
 Cơ địa lo âu
Kết Tổng điểm A > 8
quả Tổng điểm A + D > 13  Trạng thái trầm cảm nhẹ;
Tổng điểm A + D > 19  Trạng thái trầm cảm nặng.

3. Đánh giá lý do hút thuốc lá , mối quan ngại khi cai thuốc lá và các lý do cai thuốc lá:
Quyết tâm cai thuốc lá là kết quả của cân bằng giữa một bên là các yếu tố hỗ trợ hút thuốc lá (lý
do thúc đẩy hút thuốc lá, các quan ngại về khó khăn khi cai thuốc lá) và một bên là các yếu tố hỗ trợ
cai thuốc lá (lợi ích cai thuốc lá lên sức khỏe, các lý do thúc đẩy cai thuốc lá khác).
17


Cai thuốc lá


Tiếp tục hút

 Lợi

 Lợi

 Hại

 Hại

Các lý do thúc đẩy hút thuốc lá rất đa dạng, thường gặp nhất là các lý do sau đây:


Hành vi “thường qui”. Hút thuốc lá mỗi ngày, cùng một thời điểm, cùng một bối cảnh, với cùng
một số người: uống cà phê sáng cùng bạn bè, sau khi ăn trưa cùng với gia đình, khi nghỉ giữa ca
cùng đồng nghiệp.



Hòa đồng với bạn bè. Hút thuốc lá trong dịp thư dãn, vui vẻ cùng bạn bè, người thân ví dụ sinh
nhật, lễ tết, hút thuốc lá trong dịp này thường đi kèm với uống rượu bia, cà phê.



Giải tỏa căng thẳng, lo âu. Hút thuốc lá hút khi gặp những tình huống đau khổ, căng thẳng, buồn
bã ví dụ thất nghiệp, thi rớt, người thân bị bệnh hoặc qua đời.



Tăng hiệu quả họat động trí óc. Sinh viên hút thuốc lá trong thời gian viết luận văn, tác giả, nhà

thơ, nhà báo sáng tác .v.v.



Hành vi mang tính tự động. Hút thuốc lá không biết hút vì lý do gì. Hành vi hút thuốc lá lúc ấy
đã trở nên tự động hóa, trở thành một phản xạ có điều kiện.
Các mối quan ngại khi cai thuốc lá rất đa dạng, thường gặp nhất là:



Sợ cai thuốc lá thất bại. Đây là mối quan ngại thường gặp, thể hiện sự thật là người hút thuốc lá
quá nghiện thuốc lá, hoặc là hành vi hút thuốc lá đã quá lâu và trở thành một thói quen khó bỏ.



Sợ hội chứng cai thuốc lá. Mối quan ngại này rất gần gũi với nỗi sợ cai thuốc lá thất bại.



Sợ mất đi niềm vui hút thuốc lá. Một số người thực sự xem hút thuốc lá là một sở thích và cảm
thấy tiếc nếu phải bỏ đi sở thích này.



Sợ không chống đỡ nổi tình huống căng thẳng. Người hút thuốc lá quen hút trong các tình huống
căng thẳng và sợ rằng sẽ không đương đầu nổi các tình huống này nếu cai thuốc lá.



Sợ tăng cân. Mối quan ngại này là có thật vì có đến 2/3 người cai thuốc lá tăng cân. Tăng cân là

một nguyên nhân gây tái nghiện thường gặp.



Sợ cô đơn. Một số người xem thuốc lá như một người bạn, thuốc lá giúp họ tự tin hơn trong đám
đông, nỗi sợ hãi sẽ trở nên trống vắng và cô đơn khi cai thuốc lá tương tự cảm giác phải rời bỏ
người thân yêu.



Sợ ảnh hưởng đến mối quan hệ với người xung quanh. Nỗi quan ngại này thường xảy ra đối với
người hút thuốc lá sinh hoạt, làm việc trong môi trường xung quanh có nhiều người hút thuốc lá.



Sợ tác dụng phụ của các thuốc cai thuốc lá.

18




Sợ cai thuốc lá làm nặng lên bệnh sẵn có. Một số bệnh thực sự nặng lên khi cai thuốc lá ví dụ
trầm cảm, tâm thần phân liệt. Tuy nhiên cũng có những nỗi sợ do thông tin không chính xác
như : cai thuốc lá làm tăng huyết áp, xuất hiện ung thư phổi .v.v.

Các lý do thúc đẩy cai thuốc lá rất đa dạng, khác biệt giữa người này với người khác và trên cùng
một người cũng thay đổi theo thời gian, những lý do thường gặp nhất là:



Sức khỏe: đã mắc bệnh liên quan đến thuốc lá, sẽ trải qua phẫu thuật, sợ mắc bệnh sau này .v.v .



Thẩm mỹ: vàng răng, xấu da.



Ảnh hưởng người khác: vợ có thai, gia đình có con nhỏ.



Do bị bắt buộc: qui định cấm hút thuốc lá tại cơ quan, gia đình yêu cầu cai thuốc lá.



Muốn thoát khỏi sự nô lệ thuốc lá.



Có cảm giác đang làm gương xấu cho trẻ.



Tài chính: hút thuốc lá tốn kém.

CHƯƠNG III: TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN THUỐC LÁ
A. Đại cương về tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá
1. Quá trình chuyển đổi hành vi hút thuốc lá Prochaska:
Quá trình chuyển đổi từ hành vi của người hút thuốc lá từ trạng thái được gọi là “thờ ơ” (họ

không biết về tác hại thuốc lá và chưa bao giờ có ý định cai thuốc lá) trở thành hành vi cai thuốc lá
vĩnh viễn của người cai thuốc lá “thành công” không phải là một quá trình chuyển đổi trực tiếp mà
phải trải qua nhiều giai đoạn trung gian.

Tái nghiện

Thờ ơ

Củng cố

Có ý định

Cai thuốc

Chuẩn bị


Thành công

Giai đoạn “thờ ơ” tương ứng với người hút thuốc lá không hề có chút kiến thức nào về tác hại
thuốc lá và hậu quả là không hề có ý định cai thuốc lá.

19




Giai đọan “có ý định” tương ứng với người hút thuốc lá đã có kiến thức về tác hại thuốc lá, về
tình trạng nghiện thuốc lá của bản thân, họ có ý định sẽ cai thuốc lá nhưng vẫn chưa quyết định
khi nào sẽ tiến hành.




Giai đọan “chuẩn bị” tương ứng với người hút thuốc lá dự định cai thuốc lá trong thời gian 1
tháng tới hoặc trước đây đã từng cai thuốc lá nhưng chưa thành công. Thực tế những người trong
giai đọan này đã thực sự tiến hành thay đổi hành vi để hướng đến cai thuốc lá thực sự như là:
không hút thuốc lá lúc thức dậy vào buổi sáng, không hút thuốc lá trong nhà, chỉ mang một số
điếu thuốc lá nhất định khi đi làm .v.v.



Giai đọan “cai thuốc” tương ứng với người hút thuốc lá cai thuốc hoàn toàn tính từ ngày đầu tiên
cho đến tháng thứ 6 kể từ khi cai thuốc lá.



Giai đọan “củng cố” tương ứng với người cai thuốc lá nỗ lực liên tục không hút thuốc lá trở lại,
được tính từ tháng thứ 6 kể từ khi cai thuốc lá.



Giai đọan “thành công” tương ứng với người cai thuốc lá duy trì được tình trạng cai thuốc lá lâu
dài, được định nghĩa là sau cai thuốc lá liên tục 1 năm.



Giai đọan “tái nghiện” tương ứng với người đã cai thuốc lá nay hút thuốc lá trở lại.

Thời gian trải qua từng giai đọan thay đổi khác nhau giữa các cá thể, tùy vào các biện pháp can
thiệp từ bên ngoài mà người hút thuốc lá nhận được.

Sự chuyển đổi lần lượt qua các giai đoạn là liên tục và tái nghiện là một trong các giai đoạn
đương nhiên của quá trình này chính vì thế trong cai thuốc lá sẽ không có khái niệm “thất bại”.
Khoảng 90% người hút thuốc lá đi vào chu trình này sẽ trải qua giai đọan tái nghiện.
Tuy nhiên quá trình chuyển đổi hành vi ở trên lại không phải là một vòng tròn khép kín, ngược
lại là vòng xoắn ốc, và cứ mỗi lần người hút thuốc lá đi qua một vòng là có thể có thêm các trải
nghiệm từ lần trước, các trải nghiệm này cần thiết và là tiền đề cho cai thuốc lá thành công vĩnh viễn.

2. Vị trí – vai trò của tư vấn :
Tư vấn điều trị là nền tảng trong cai nghiện thuốc lá. Tư vấn điều trị có phạm vi can thiệp rộng đi
từ người chưa từng hút đến đang hút và đã cai thuốc lá; từ người chưa muốn đến người đã muốn cai
nghiện thuốc lá.
Tư vấn điều trị được dùng ở tất cả các giai đoạn của quá trình chuyển đổi hành vi hút thuốc lá
thành cai thuốc lá. Riêng với giai đoạn “cai thuốc” thì tư vấn điều trị có thể kết hợp hoặc không với
điều trị bằng thuốc. Việc kết hợp tư vấn điều trị kết hợp với thuốc điều trị cai thuốc lá trong giai đọan
“cai thuốc” cho tỷ lệ thành công cao hơn tư vấn điều trị đơn thuần. Tuy nhiên thuốc điều trị cai thuốc
lá không thay thế được cho tư vấn điều trị.
Tư vấn điều trị giúp người hút thuốc lá chuyển biến nhanh hơn trong quá trình chuyển đổi hành
vi hút thuốc lá thành hành vi cai thuốc lá. Thành công của tư vấn như thế không những được đánh
giá bằng tỷ lệ cai thuốc lá thành công mà còn được đánh giá thông qua tỷ lệ người hút thuốc lá đã
thay đổi được giai đoạn chuyển đổi hành vi của mình.
20


Tư vấn điều trị có thể phát huy tác dụng thông qua việc trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết
cho người hút thuốc lá khi chưa muốn cai thuốc lá để có thể nâng cao quyết tâm cai thuốc lá và giúp
người hút thuốc lá khi cai thuốc lá vượt qua được các khó chịu gây ra bởi tình trạng nghiện thuốc lá
cả về mặt thực thể và tâm lý để có thể cai thuốc lá thành công.


Kiến thức: tác hại thuốc lá và ích lợi khi cai thuốc lá, cơ chế nghiện thuốc lá, hội chứng nghiện

thuốc lá, diễn biến của quá trình cai thuốc lá, các can thiệp điều trị không dùng thuốc và dùng
thuốc, các tình huống dễ dẫn đến tái nghiện.



Kỹ năng: giảm nhẹ khó chịu của hội chứng cai thuốc lá, đối phó với các tình huống dễ dẫn đến
tái nghiện khi cai thuốc lá, các việc cần thực hiện khi lỡ hút lại một điếu thuốc lá nhằm tránh tái
nghiện hoàn toàn.

B. Tư vấn ngắn:
Khuyến cáo: Tất cả bác sỹ nên đưa lời khuyên cai thuốc lá mạnh mẽ đến mọi người hút thuốc lá
vì chứng cứ cho thấy lời khuyên của bác sỹ giúp tăng tỷ lệ cai thuốc lá thành công. (Chứng cứ A).
Khuyến cáo:Tư vấn thực hiện bởi nhân viên y tế ở mọi vị trí công tác giúp tăng tỷ lệ cai thuốc lá
thành công. Vì thế tất cả nhân viên y tế nên tư vấn ngắn cho người hút thuốc lá. (Chứng cứ A).
Khuyến cáo: Tư vấn thực hiện đồng thời bởi nhiều nhân viên y tế ở các vị trí công tác khác nhau
hiệu quả hơn tư vấn chỉ thực hiện bởi nhân viên y tế chỉ ở một vị trí công tác. Vì thế việc tư vấn cai
thuốc lá nên được thực hiện đồng thời bởi nhân viên y tế ở nhiều vị trí công tác. (Chứng cứ C)
Khuyến cáo: Tư vấn ngắn dù được thực hiện ở mức tối thiểu < 3 phút cũng tăng được tỷ lệ cai
thuốc lá thành công vì thế mọi người hút thuốc lá nên được tư vấn ngắn ít nhất là ở mức tối thiểu
cho dù họ có muốn hay không muốn tiếp tục được tư vấn sâu về cai thuốc lá. (Chứng cứ A).
Khuyến cáo: Loại tư vấn điều trị cho kết quả cai nghiện thuốc lá thành công cao là: tập huấn
nâng cao kỹ năng giải quyết tình huống và cung cấp sự khuyến khích ủng hộ như là một phần của
điều trị. (Chứng cứ B).
Khuyến cáo: Điều trị phối hợp tư vấn điều trị và dùng thuốc cai thuốc lá cho hiệu quả cao hơn
hẳn từng biện pháp riêng lẻ. Vì thế nếu có điều kiện nên phối hợp tư vấn và thuốc cai nghiện thuốc
lá cho người hút thuốc lá. (Chứng cứ A)
Khuyến cáo: Tư vấn điều trị tăng cường quyết tâm cai thuốc lá dường như có hiệu quả trong
việc tăng cơ hội quyết định cai thuốc lá trong tương lai của người hút thuốc lá. Vì thế nhân viên y tế
nên tư vấn tăng cường quyết tâm cai thuốc lá cho những người đang hút thuốc lá nhưng chưa muốn
cai thuốc lá. (Chứng cứ B)

Khuyến cáo: Tất cả người hút thuốc lá được tư vấn cai thuốc lá nên được theo dõi để đánh giá
hiệu quả của tư vấn trong những lần tái khám tiếp theo. Người cai được thuốc lá cần được khen
ngợi và nhân viên y tế cần hỗ trợ giải quyết các vấn đề nảy sinh sau cai thuốc lá. Người tái nghiện
nên được đánh giá trở lại xem họ có muốn thử cai thuốc lá lần nữa không. (Chứng cứ C)
Tư vấn ngắn bao gồm việc nhận diện nhanh chóng người hút thuốc lá và tư vấn ngắn gọn trong
thời gian từ 3 – 10 phút theo mô hình 5A (Ask – Advise – Assess – Assist – Arrange)
MÔ HÌNH TƯ VẤN NGẮN 5A
21


Chẩn
đoán

Điều
trị

Ask – Hỏi

Anh có hút thuốc lá không ?

Assess – Đánh giá

Anh có muốn cai thuốc lá không ?

Advise – Khuyên cai thuốc lá

Anh hãy bỏ thuốc lá !

Assist – Hỗ trợ cai thuốc lá


Chúng tôi sẽ hỗ trợ anh cai thuốc lá !

Arrange – Sắp xếp theo dõi cai Chúng tôi sẽ sắp xếp để theo dõi quá trình cai
thuốc lá
thuốc lá của anh !

Nếu người hút thuốc lá được tư vấn ngắn là người đang hút thuốc lá, nhân viên y tế sẽ thực hiện
tiếp 3 chữ A còn lại trong mô hình tư vấn ngắn 5A: Khuyên cai thuốc lá (Advise), Hỗ trợ cai thuốc lá
(Assist), Sắp xếp theo dõi (Arrange)
1. Hỏi – Ask: (Xem chương II.A)
Hỏi trong tư vấn ngắn chỉ đơn giản là hỏi :” Ông bà có hút thuốc lá không ?” Tùy câu trả lời:


Chưa bao giờ hút thuốc lá hay đã cai từ lâu  Chúc mừng và động viên tiếp tục cai thuốc lá.



Vừa mới cai thuốc lá (< 6 tháng)  Tiếp tục sang bước tư vấn ngắn 5c ở dưới.



Đang hút thuốc lá  Tiếp tục sang bước tư vấn ngắn 2.

2. Khuyên - Advise:
Bất kể đối tượng được tư vấn có muốn cai thuốc lá hay không, nhân viên y tế đều nên đưa lời
khuyên cai thuốc lá.
Lời khuyên cai thuốc lá cần rõ ràng, mạnh mẽ, tương thích với cá nhân người được tư vấn.
LỜI KHUYÊN TRONG TƯ VẤN NGẮN
Rõ ràng


“ Ông bà phải cai thuốc lá ngay bây giờ, tôi sẽ hỗ trợ ông bà”;
“ Cho dù là thuốc lá nhẹ hoặc đôi khi mới hút thì cũng rất nguy hiểm”;
“ Hãy cai thuốc lá ngay từ lúc bệnh của ông bà còn nhẹ”

Mạnh
mẽ

“Là bác sỹ điều trị của ông bà, tôi muốn ông bà hiểu rằng cai thuốc lá là việc làm
quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe của ông bà, tôi và toàn thể cán bộ y tế sẽ hỗ trợ
ông bà”

Tương
thích

“Tiếp tục hút thuốc lá làm bệnh hen của ông bà nặng hơn, cai thuốc lá sẽ làm sức
khỏe ông bà khá lên rất nhiều”
“Ông bà cai thuốc lá sẽ làm cho số lần bị viêm nhiễm đường hô hấp của con ông bà
giảm đi rất nhiều”

3. Đánh giá – Assess: (Xem chương II.B)
Đánh giá trong tư vấn ngắn là hỏi đơn giản: “Ông bà có muốn cai thuốc lá?” Tùy câu trả lời


Muốn cai thuốc lá  Tiếp tục sang bước tư vấn ngắn 4.a



Chưa muốn cai thuốc lá  Tiếp tục sang bước tư vấn ngắn 4.b
22



4. Hỗ trợ (Assist):
a. Hỗ trợ cai thuốc lá:
Nếu người được tư vấn muốn cai thuốc lá, nhân viên y tế tiếp tục tư vấn ngắn cai thuốc lá hoặc
giới thiệu đi tư vấn chuyên sâu trong trường hợp phức tạp hoặc cơ sở y tế tại chỗ không đủ điều kiện.
HỖ TRỢ CAI THUỐC LÁ TRONG TƯ VẤN NGẮN
1/ Lên kế
hoạch cai
thuốc lá cụ
thể

+ Ngày bắt đầu cai thuốc lá nên trong vòng hai tuần sau lần tư vấn đầu tiên.
+ Thông báo cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp về cai thuốc lá, yêu cầu mọi người
cảm thông và chia sẻ nỗ lực cai thuốc lá.
+ Chuẩn bị môi trường sống và làm việc không thuốc lá, tạm thời tránh xa nơi có
nhiều người hút thuốc lá.

2/ Nhận ra
và giải
quyết khó
khăn

+ Nhận diện các yếu tố thuận lợi, khó khăn từ những lần cai thuốc lá trước đây và
dự đoán các trở ngại lần này và vạch ra phương thức đối phó: tránh né cám dỗ và
thay đổi thói quen.
+ Tạo môi trường không thuốc lá: Rủ người nhà cùng cai thuốc lá hoặc yêu cầu
người đó không hút thuốc lá trước mặt mình.
+ Giới thiệu tư vấn chuyên sâu trong trường hợp phức tạp.

3/ Cam kết

hỗ trợ,
động viên.

+ Cam kết sẵn sàng hỗ trợ: “Chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng để hỗ trợ ông bà”, “Trong
quá trình cai thuốc lá nếu có gì trở ngại hãy liên lạc với chúng tôi”
+ Luôn động viên khuyến khích: “Ông bà đã rất quyết tâm, những biện pháp điều
trị này rất có hiệu quả, ông bà hãy cố gắng, ông bà sẽ thành công thôi”.

4/ Kết hợp
thuốc cai
thuốc lá
khi cần

+ Giải thích thuốc cai thuốc lá giúp tăng tỷ lệ cai thuốc lá thành công bằng cách
giảm nhẹ hội chứng cai thuốc lá.
+ Thuốc cai thuốc lá hàng đầu: bupropion, varenicline và các chế phẩm nicotine
thay thế; hàng thứ hai là nortryptine và clonidine.

Ngay sau khi người được tư vấn cai thuốc lá, tiếp tục sang bước tư vấn ngắn 5a
b. Hỗ trợ tăng cường quyết tâm cai thuốc lá:
Nếu người được tư vấn chưa muốn cai thuốc lá, nhân viên y tế tiếp tục tư vấn ngắn tăng cường
quyết tâm cai thuốc lá hoặc giới thiệu đi tư vấn chuyên sâu trong trường hợp phức tạp hoặc cơ sở y tế
tại chỗ không đủ điều kiện.
HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG QUYẾT TÂM CAI THUỐC LÁ TRONG TƯ VẤN NGẮN
1/ Thể
hiện cảm
thông

+ Dùng câu hỏi mở thay vì câu hỏi đóng để tìm hiểu lý do hút thuốc lá (“Vì sao
ông/ bà hút thuốc lá?”), lo ngại khi cai thuốc lá (“Ông bà nghĩ là sau khi cai thuốc

lá thì sẽ xảy ra chuyện gì ?”).
+ Dùng kỹ thuật lắng nghe sau đó phản hồi để chia sẻ với người hút thuốc lá:
“Vậy là ông bà hút thuốc lá để giảm cân?”; “Vậy là ông bà rất thích hút thuốc lá,
tuy nhiên ông bà sợ hút thuốc lá sẽ gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho ông bà sau
này hơn nữa người thân của ông bà không muốn ông bà hút thuốc lá?”
+ Tìm cách bình thường hóa nỗi lo của người hút thuốc lá: “Nhiều người cũng lo
lắng về những khó khăn sẽ gặp phải khi cai thuốc lá như ông bà”.
+ Tôn trọng quyết định của người hút thuốc lá: “Tôi hiểu rằng ông bà chưa sẵn
23


sàng để cai thuốc lá lần này. Tuy nhiên tôi luôn ở đây để hỗ trợ ông bà khi ông bà
đã sẵn sàng cai thuốc lá.”

2/ Chỉ rõ
mâu thuẫn
nội tại

+ Chỉ rõ sự mâu thuẫn giữa hành vi hút thuốc lá hiện tại với suy nghĩ, niềm tin của
người hút thuốc lá: “Ông bà có thói quen hi sinh cho gia đình, ông bà nghĩ sao về
tác hại của thuốc lá lên con cái?”.
+ Củng cố và ủng hộ các câu nói có tính chất cam kết cai thuốc lá: “Như vậy là
ông bà nhận thấy hút thuốc lá đã có ảnh hưởng đến sức khỏe của ông bà.” “Thật là
hay khi ông bà đã quyết định cai thuốc lá sau khi hết bận rộn”
+ Xây dựng và tăng cường các các cam kết cai thuốc lá: “Hiện nay các biện pháp
điều trị cai thuốc lá rất hiệu quả”. “Chúng tôi sẽ giúp ông bà tránh được cơn đột
quỵ như cha của ông bà”.

3/ Giúp
vượt qua

rào cản

+ Lập lại sự lưỡng lự của người hút thuốc lá: “Hình như ông bà cảm thấy rất trăn
trở về chuyện nghiện thuốc lá”.
+ Thể hiện cảm thông: “Ông bà rất lo lắng không biết giải quyết hội chứng cai
thuốc lá như thế nào phải không?”
+ Đề nghị được giúp đỡ giải quyết lo lắng: “ Chúng tôi có một số phương pháp có
thể giúp giảm nhẹ những lo lắng của ông bà, ông bà có muốn biết không”

4/ Hỗ trợ
tự tăng
cường
quyết tâm

+ Giúp người hút thuốc lá tự tin có thể thành công: “Các biện pháp can thiệp cai
thuốc lá hiện nay rất hiệu quả”, “Hơn 50% người hút thuốc lá đã cai thuốc lá thành
công”, “Ông bà đã từng rất thành công trong lần cai thuốc lá trước đây”.
+ Thể hiện sự quan tâm giúp đỡ: “Ông bà cảm thấy như thế nào về việc cai thuốc
lá”, “Ông bà có lấn cấn gì khi cai thuốc lá không?”, “Chúng tôi lúc nào cũng sẵn
sàng giúp đỡ ông bà”.
+ Khuyến khích người được tư vấn nói về tiến trình cai thuốc lá, nhờ đó quyết tâm
cai thuốc lá sẽ tăng dần: “Tại sao ông bà muốn cai thuốc lá” “Những quan ngại
của ông bà khi cai thuốc lá là gì?”, “Ông bà đã gặp những khó khăn gì khi cai
thuốc lá lần trước” “Nhờ đâu mà lần trước ông bà cai thuốc lá thành công?”

Ngay sau khi người được tư vấn tăng cường quyết tâm cai thuốc lá, tiếp tục sang bước 5b
5. Sắp xếp theo dõi (Arrange):
Sắp sếp theo dõi là rất quan trọng để duy trì hiệu quả của tư vấn ngắn.
SẮP XẾP THEO DÕI TRONG TƯ VẤN NGẮN


a/ Đối với
người
đang cai
thuốc lá

+ Thời gian: lịch tái khám cần phải được sắp xếp gần với ngày cai thuốc lá,
thường là trong 1 tuần đầu tiên sau khi cai thuốc lá. Lần tái khám thứ hai được
khuyến cáo trong vòng một tháng đầu tiên.
+ Nhận diện tất cả các trở ngại và khó khăn gặp phải khi cai thuốc lá. Dự đoán
những trở ngại trong thời gian tiếp theo. Xem xét lại việc sử dụng thuốc cai thuốc
lá nếu có và giải quyết các vấn đề phát sinh.
+ Xác định xem người hút thuốc lá đã cai thuốc lá được chưa. Nếu đã cai được,
cần phải chúc mừng người hút thuốc lá; nếu chưa cai được, cần phải xem xét lại
hoàn cảnh dẫn đến tái nghiện và cùng người hút thuốc lá lên kế hoạch cai thuốc lá
trở lại ngay, nếu cần có thể giới thiệu người hút thuốc lá đi tư vấn chuyên sâu.

24


b/ Đối với
người
chưa cai
thuốc lá

+ Thời gian: lần tư vấn sau nên được thực hiện kèm với lần tái khám của người
hút thuốc lá vì bệnh khác hoặc khi người hút thuốc lá có yêu cầu.
+ Đánh giá quyết tâm cai thuốc lá của người hút thuốc lá. Nếu đã muốn cai, chúc
mừng người hút thuốc lá và thực hiện hỗ trợ cai thuốc lá. Nếu chưa muốn cai,
khuyên đi tư vấn chuyên sâu để tăng cường quyết tâm cai thuốc lá.


c/ Đối với
người vừa
mới cai
thuốc lá

+ Chúc mừng và động viên người hút thuốc lá tiếp tục cai thuốc lá.
+ Nhận diện các vấn đề sau cai thuốc và tìm cách giải quyết: trầm cảm, tăng cân,
hội chứng cai thuốc kéo dài, thỉnh thoảng cũng vẫn hút vài hơi.
+ Tùy theo từng vấn đề cụ thể có thể khuyên dùng thêm thuốc cai thuốc lá, thuốc
hướng tâm thần hoặc tư vấn tâm lý, tư vấn chuyên sâu.

C. Tư vấn chuyên sâu:
Khuyến cáo: Tư vấn cá nhân từ 4 lần trở lên dường như có hiệu quả đặc biệt trong tăng tỷ lệ cai
thuốc lá thành công. Vì thế nếu có thể nhân viên y tế nên cố gắng gặp và tư vấn cai thuốc lá cho
người hút thuốc lá 4 lần trở lên. (Chứng cứ A)
Khuyến cáo: Tỷ lệ cai thuốc lá thành công liên quan chặt chẽ với thời gian và số lần tư vấn. Tư
vấn chuyên sâu sẽ có hiệu quả hơn tư vấn ngắn vì thế bất kỳ khi nào có thể, người hút thuốc lá nên
được khuyên tư vấn sâu. (Chứng cứ A).
Khuyến cáo: Tỷ lệ cai thuốc lá thành công liên quan chặt chẽ với số lần tư vấn có kết hợp dùng
thuốc cai thuốc lá. Vì thế trong khả năng của mình, nhân viên y tế nên tư vấn có kết hợp dùng thuốc
cai thuốc lá càng nhiều lần càng tốt. (Chứng cứ A)
Khuyến cáo: Tư vấn chủ động qua điện thọai (tư vấn viên chủ động gọi điện thọai), tư vấn theo
nhóm và tư vấn cá nhân đều hiệu quả và nên được sử dụng trong cai nghiện thuốc lá. (Chứng cứ A)
Khuyến cáo: Tư vấn điều trị cai thuốc lá kết hợp nhiều hình thức khác nhau giúp tăng tỷ lệ cai
thuốc lá thành công. (Chứng cứ A)
Khuyến cáo: Tài liệu liên quan đến cai thuốc lá được viết phù hợp với nhu cầu riêng biệt của cá
nhân tỏ ra có hiệu quả trong giúp cai thuốc lá. Vì thế nhân viên y tế có thể chọn lọc những tài liệu
phù hợp để cung cấp cho người hút thuốc lá muốn cai thuốc lá. (Chứng cứ A)
Tư vấn chuyên sâu được định nghĩa là tư vấn nhiều lần (> 4 lần), tư vấn lâu hơn (> 10 phút) và
được thực hiện bởi một hay nhiều nhân viên y tế được huấn luyện chuyên sâu, bài bản về tư vấn điều

trị cai thuốc lá. Tư vấn chuyên sâu như vậy đòi hỏi sự chuẩn bị tốt về nhân sự, thời gian, trang thiết
bị, vì thế việc triển khai tư vấn sâu tùy thuộc tình hình cụ thể của cơ sở y tế.
Tư vấn chuyên sâu cũng thực hiện theo các thứ tự của mô hình 5A trong tư vấn ngắn, điểm khác
biệt là đi sâu hơn vào chi tiết hơn và đặc biệt lưu cá thể hóa các can thiệp điều trị.
1. Hỏi - Ask:
Hỏi trong tư vấn chuyên sâu không dừng lại ở mục tiêu chỉ để nhận diện bệnh nhân có hút thuốc
lá hay không như tư vấn ngắn vì mục tiêu này đã hoàn thành ở tư vấn ngắn.
Hỏi trong tư vấn sâu nhằm xác định lý do đến tư vấn chuyên sâu:
25


×