Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.23 KB, 20 trang )

z

1


HỌC VIỆN NGÂN HÀ

***

TIỂU LUẬN:

TÂM LÝ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2015 – 2016
Lớp: 17H
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Yến
Nhóm thực hiện:

1. Trịnh Xuân Hải
2. Phạm Ngọc Vĩnh
3. Nguyễn Ngọc Bình
4. Nguyễn Huy Tùng
5. Lưu Quang Kiên
6. Lê Thị Phương Thúy
7. Lưu Phương Thư
8. Khuất Thị Thu
9. Lâm Kim Anh
10.Nguyễn Đức Duy

2



MỤC LỤC

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Tâm lý đám đông
*Khái niệm về tâm lý
Tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan, có cơ sở
tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết được nảy sinh từ các hoạt
động sống của từng người và gắn bó với các quan hệ xã hội, là tất cả những hiện
tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc chúng ta, nó tham gia điều khiển, điều
chỉnh những hành vi, hành động, hoạt động của con người.
Nói cách khác tâm lý là nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, tình cảm, ý chí đến
tính cách, ý thức và tự ý thức, là nhu cầu, năng lực, đến các động cơ hành vi,
đến những hứng thú và khả năng sáng tạo, khả năng lao động đến các tâm thế xã
hội và định hướng giá trị ... Tất cả những hiện tượng đó tạo ra 4 lĩnh vực tâm lý
cơ bản của con người, đó là: nhận thức, tình cảm, giao tiếp và nhân cách.
*Tâm lý đám đông
Tâm lý đám đông là hiện tượng tinh thần chung của nhiều cá nhân, phát
sinh do sự tương tác tâm lý giữa các thành viên trong đám đông hay cộng đồng;
hoặc bởi tâm lý nào đó nổi trội, có sức ảnh hưởng, tức là ý thức cá nhân biến

mất và có sự xoay chuyển tình cảm, suy nghĩ của các cá nhân về cùng một
hướng. Một tâm hồn chung được hình thành, nó dĩ nhiên có thể biến đổi, nhưng
hoàn toàn là một thể loại xác định, điều này không phải lúc nào cũng đòi hỏi sự
có mặt đồng thời của nhiều thành viên tại một địa điểm duy nhất.
Hiệu ứng đàn bầy là thuật ngữ dùng để chỉ cách mà con người bị ảnh
hưởng bởi những người xung quanh trong việc lựa chọn những hành vi, xu
hướng, và cách thức ra quyết định.
- Đặc điểm của đám đông:
5


Quy luật về sự đồng nhất tâm hồn đám đông: cho dù những thành viên
riêng biệt tạonên đám đông khác nhau kiểu gì, cho dù lối sống, việc làm, tính
cách, học thức của họ giống nhau hoặc khác nhau ra sao, chỉ cần qua sự trở
thành đám đông, tất cả họ sẽ cùng có một kiểu tâm hồn tập thể, điều này làm cho
họ cảm nhận, suy nghĩ, hành động theo kiểu hoàn toàn khác hẳn khi họ chỉ là
những cá thể riêng biệt cảm nhận, suy nghĩ và hành động.
- Đặc tính của đám đông:
+ Tính bốc đồng, tỉnh dễ thay đổi, tỉnh dễ bị kích thích của đảm đông:
Đám đông hầu như chủ yếu bị điều khiển bởi sự vô thức. Hành động của
họ bị điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật nhiều hơn là bởi não bộ.
+ Tính dễ bị tác động và tính nhẹ dạ của đám đông: Nguyên nhân của nó
được giải thích bởi sự định hướng cực nhanh của tâm tư tình cảm theo một chiều
nào đó.
+ Tính thái quá và tính phiến diện của tình cảm đảm đông: Tất cả các tình
cảm tốt và xấu mà đám đông thể hiện ra có hai đặc điểm chính: chúng rất đơn
giản và rất thái quá.
+ Đạo đức của đám đông: Đám đông thường tuân theo những bản năng
thấp, bản năng này dựa trên sự tự bảo vệ lợi ích của mỗi cá nhân, tuy nhiên cũng
có lúc nó tỏ ra có những hành động cực kỳ cao thượng.

1.1.2. Nhà đầu tư chứng khoán
Nhà đầu tư là người tham gia vào một hay nhiều vụ đầu tư dưới các hình
thức khác nhau. Nhà đầu tư có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp, một tổ
chức. Phần lớn các nhà đầu tư khi bỏ tiền ra đầu tư đều nhằm thu về lợi ích kinh
tế, đó là hoạt động đầu tư kinh doanh, sản xuất.
Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán,
chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó
có thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung.
6


Như vậy, nhà đầu tư chứng khoán là những cá nhân, tổ chức sở hữu
chứng khoán vì mục đích kiếm lời.
1.2. Ứng dụng tâm lý học vào tài chính
1.2.1. Lý thuyết tài chính hành vi
Lý thuyết tài chính hành vi là sự phát triển kết hợp tâm lý học vào tài
chính. Kể từ khi nhà tâm lý học người Pháp Gabriel Tarde bắt đầu nghiên cứu
về ứng dụng tâm lý học vào khoa học kinh tế từ những năm 1880, thì phải mất
gần 100 năm sau, vào thập kỷ 1980, thì ứng dụng tâm lý trong tài chính mới có
bước phát triển đáng kể (mặc dù trước đó, vào những năm 1930, 1940, những
nghiên cứu của George Kanota cũng đặt nền tảng cho tài chính hành vi với thuật
ngữ quan trọng “kỳ vọng”, nhưng những kết quả của ông khá hạn chế). Với
những tác phẩm nền tảng của Amos Tversky và Daniel Kahneman (1979),
Richard H.Thaler (1985) và đặc biệt là Robert Shiller với quyển sách nổi tiếng
“Irrational Exuberance” (2000), dự báo chính xác sự sụp đổ của thị trường cổ
phiếu toàn cầu không lâu sau đó, đã tạo bước ngoặt lớn cho những nhà nghiên
cứu tài chính hành vi liên tục đưa ra các nghiên cứu mới.
Lý thuyết tài chính hành vi (behaviroal finance) với nền tảng cơ bản là
“thị trường không luôn luôn đúng”, đã đặt ra một đối trọng lớn đối với lý thuyết
“thị trường hiệu quả”, cơ sở của các lý thuyết tài chính cơ bản trong suốt bốn,

năm thập kỷ gần đây. Lý thuyết thị trường hiệu quả dựa trên niềm tin rằng luôn
tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái hiệu quả, đó là cơ chế kinh
doanh chênh lệch giá. Một khi tồn tại hiện tượng định giá sai trên thị trường,
nghĩa là giá của các công cụ (cổ phiếu, trái phiếu, sản phẩm phái sinh, ...) trên
thị trường tài chính không phản ánh một cách chính xác giá trị hợp lý (dựa trên
những nhân tố cơ bản), thì sẽ tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, và
“những nhả đầu tư hợp lý” khi tận dụng những cơ hội này (mua tài sản bị định
giá thấp, bán tài sản bị định giá quá cao chẳng hạn), sẽ góp phần điều chỉnh thị
7


trường về trạng thái hợp lý hay cân bằng.
Lý thuyết tài chính hành vi chỉ ra rằng, cơ chế điều chỉnh đó không phải
lúc nào cũng có thể xảy ra, nghĩa là sẽ có những trường hợp những nhà đầu tư
“hợp lý’ không thể chiến thắng những nhà đầu tư “bất hợp lý” và khi đó, thị
trường sẽ không hiệu quả, hay “sai” (tức là định giá quá cao hoặc quá thấp giá
cổ phiếu hay các loại sản phẩm tài chính khác).
Ứng dụng của tài chính hành vi không chỉ dừng lại trong việc giải thích
các hành vi không hợp lý của nhà đầu tư, mà đi xa hơn, nó có thể điều chỉnh các
mô hình định giá (bao gồm định giá chứng khoán, sản phẩm phái sinh...) Cho
đến ứng dụng trong lý thuyết quản trị Công ty hay cấu trúc vốn ừong tài chính
doanh nghiệp, lẫn giải thích tính tương tác giữa các thị trường khác nhau.
1.2.2. Những nguyên lý cơ bản của tài chính hành vi
Các mô hình được đề xuất bởi lý thuyết tài chính hành vi sẽ có thể đúng
nếu trên thị trường tồn tại một trong ba điều kiện cơ bản sau:
1.2.2.1.Hành vi không hợp lý của nhà đầu tư
Các nhà đầu tư sẽ có hành vi không hợp lý khi họ không phân tích và xử
lý “đúng” những thông tin mà họ có (và thị trường cung cấp), hoặc tiếp nhận
những thông tin sai lệch, không chính thống từ đó dẫn đến những kỳ vọng lệch
lạc về tương lai của cổ phiếu mà họ đầu tư vào. Có một số dạng lệch lạc trong

nhận thức tiêu biểu trong thị trường chứng khoán như sau:
- Phụ thuộc vào kinh nghiệm hay thuật toán (Heuristics): Dựa dẫm quá
nhiều vào các quy tắc đôi khi sẽ dẫn đến sai lầm, đặc biệt là khi các điều kiện
bên ngoài thay đổi.
- Lệch lạc do tình huống điển hình: Xu hướng không quan tâm nhiều đến
những nhân tố dài hạn, mà thường đặt nhiều quan tâm đến những tình huống
điển hình ngắn hạn.
- Bảo thủ (conservatism): Khi điều kiện thay đổi (thông tin mới về triển
8


vọng nền kinh tể chẳng hạn), người ta có xu hướng chậm phản ứng YỚi những
thay đổi.
- Quá tự tin (overconfidence): Có nhiều nghiên cứu tâm lý học trên thị
trường tài chính cho thấy các nhả đầu tư tỏ ra quá tự tin vào những quyết đinh
của mình.
- Định nghĩa hẹp (narrow framing): Cô lập một khái niệm hay phân tích
một vấn đề trong một khuôn khổ hạn hẹp, tách biệt, và cố gắng đưa ra quyết
định tối ưu cho khuôn khổ hạn hẹp ấy, thay vì cho toàn cục.
- Tính toán bất hợp lý (mental accounting): Xu hướng tách riêng các
quyết định mà đúng ra phải được kết hợp lại với nhau vào các tài khoản ảo trong
trí tưởng tượng và tối đa hóa lợi ích từng tài khoản. Và vì thế, đôi khi chúng ta
đưa ra các quyết định nhìn tưởng là họp lý, mà thật ra là sai lầm.
1.2.2.2.Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống
Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởng
giao dịch của nhà đầu tư này lên giá cổ phiếu ừên thị trường là không đáng kể
(cho dù là một tổ chức đầu tư lớn thì ảnh hưởng cũng rất hạn chế nếu chỉ đơn
độc một mình).
Chỉ khi hành vi không hợp lý là mang tính hệ thống (nghĩa là một nhóm
nhiều nhà đầu tư cùng có một hành vi không hợp lý như nhau) thì khi ấy việc

định giá sai sẽ xuất hiện và có thể bắt đầu kéo dài.
Lý thuyết tài chính hành vi cho rằng tính lệch lạc (bất hợp lý) trong hành
vi là khá phổ biến đối với nhiều nhà đầu tư, và do đó, nó tạo thành một dạng
thường gọi là “hiệu ứng bầy đàn”, khiến cho giá một số cổ phiếu không phản
ánh giá trị “thực” (hay “hợp lý”) của chúng.
Như vậy, “hiệu ứng bầy đàn” là không tốt cho thị trường trong trường hợp
chúng ta xem hiệu ứng bầy đàn là tất cả đều hành động theo một mẫu hình hành
vi lệch lạc, không hợp lý, thấy ai làm sao thì làm vậy.
9


1.2.2.3. Giới hạn khả năng kỉnh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính
Lý thuyết thị trường hiệu quả tin rằng nếu tồn tại định giá sai thì sẽ tồn tại
cơ hội để kinh doanh chênh lệch giá thu lợi nhuận, và chính hành vi kinh doanh
chênh lệch giá sẽ điều chỉnh giá trên thị trường về cân bằng. Nhưng nếu tồn tại
định giá sai, mà lại không thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá để tận dụng
các khoản lợi nhuận này thì như thể nào? Và tại sao lại không thể thực hiện kinh
doanh chênh lệch giá khi có định giá sai ?
Một giải thích được chấp nhận rộng rãi trong trường phái tài chính hành
vi là có hai dạng định giá sai: một dạng là thường xuyên xảy ra và có thể kinh
doanh chênh lệch giá được, một dạng là không thường xảy ra, kéo dài và không
thể kinh doanh chênh lệch giá được (nói một cách khác, khó mà xác định được
khi nào mức định giá sai đã đạt tới giới hạn trên hay dưới và điều chỉnh lại).
Nếu tham gia “chỉnh sửa” kiểu định giá sai dạng hai thì rất dễ rơi vào
trạng thái “tiền mất, tật mang”.
1.3. Tâm lý đám đông của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Tâm lý đám đông hay còn gọi là tâm lý bầy đàn xuất hiện trong nhiều
ngành, lĩnh vực trong xã hội và tác động rất lớn đến hoạt động đời sống đối với
những đám đông bị chi phối, trong đó, các nhà đầu tư bị chịu ảnh hưởng rất
nhiều từ tâm lý này. Trên thực tế, có thể thấy tâm lý bầy đàn thể hiện trong cuộc

sống hàng ngày cũng như các hoạt động kinh tế khi chúng ta “chạy theo phong
trào” đầu tư chứng khoán (2006-2007), đầu tư vàng, bất động sản tạo ra các
bong bóng tài sản.
Khi bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán, điều đầu tiên các nhà đầu tư
nhìn vào là giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu không có nhiều liên quan với công ty
niêm yết mà nó làm đại diện. Giá là giao điểm chung của cung (người bán) và
cầu (người mua).
Người mua biết rằng nếu quyết định là quá chậm, một nhà đầu tư khác có
10


thể đến và chớp lấy cơi hội đó trong giây phút. Người bán biết rằng nếu không
khớp lệnh giá bên cầu, một nhà đầu tư khác có thể bán cho dù đó là một mức giá
thấp hơn. Người mua sẽ mua vì họ mong đợi giá trị cổ phiếu tăng giá. Các nhà
bán sẽ bán bởi vì họ mong đợi cổ phiếu sẽ giảm giá.
Giá, khối lượng phản ánh hành vi của đám đông, cũng như các chỉ số
chứng khoán được dựa trên những số liệu thống kê giao dịch của sàn chứng
khoán Việt Nam. Điều này làm cho phân tích kỹ thuật như thăm dò ý kiến của
đám đông.
Thị trường là một đám đông lỏng lẻo mà mỗi thành viên đặt cược rằng giá
sẽ tăng hay giảm. Cho rằng giá đại diện cho sự đồng thuận của đám đông tại
thời điểm giao dịch. Đầu tư chứng khoán như là suy đoán trạng thái “tương lai”
của đám đông. Xem các đám đông thay đổi tâm trạng lạc quan và bi quan thông
qua sự thờ ơ, sợ hãi, hy vọng. Hầu hết nhà đầu tư cá nhân không vạch kế hoạch
đầu tư cho họ. Họ sẽ đi theo tâm lý bầy đán đánh lên, đánh xuống.
Con người sẽ trở nên nguyên thủy và dễ bị lung lây xung động khi họ
tham gia vào tâm lý bầy đàn. Đám đông thường có những cảm xúc đơn giản
nhưng mạnh mẽ. Tâm lý đám đông đi từ sợ hãi đến hoảng loạn, hân hoan lúc vui
nhộn.
Nhiều nhà đầu tư cá nhân không ngờ rằng thị trường luôn luôn có vẻ tăng

trưởng ngay lập tức sau khi họ đã “xả hàng cổ phiếu” của họ. Điều này là bởi vì
tất cả các thành viên của đám đông cùng lúc sợ hãi và bán đi tất cả cùng một lúc.
Một khi sự việc đã xong, thị trường chỉ có thể đi lên. Lạc quan trở lại thị trường,
và đám đông bắt đầu tham lam mua lại.
Nhìn chung, các nhà đầu tư bị chi phối bởi các phản ứng cảm xúc như
lòng tham và sợ hãi, các nhà đầu tư có thể tham gia mua và bán cổ phiếu một
cách điên cuồng, tạo ra những bong bóng kinh tế và làm sụp đổ thị trường chứng
khoán. Tâm lý bầy đàn xuất hiện ở hầu hết các thị trường mới nổi thậm chí ngay
11


cả ở các thị trường phát triển thì vẫn có những giai đoạn tồn tại tâm lý bầy đàn.
Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều vụ nổ bong bóng và khủng hoảng
như khủng hoảng bất động sản Florida- Mỹ (1920-1922), đại suy thoái thế giới
1929, khủng hoảng 1987, Khủng hoảng tài chính châu Á 1997, khủng hoảng
dotcom, tất cả đều do tâm lý bầy đàn gây nên. Do đó việc nghiên cứu tâm lý bầy
đàn có tác dụng rất tích cực nhằm nhận biết và hạn chế những rủi ro trong các
hoạt động kinh tế nói chung và chứng khoán nói riêng.
Áp dụng riêng cho thị trường chứng khoán, qua những khảo nghiệm thực
thế, các chuyên gia cho rằng tâm lý bầy đàn của thị trường thường thể hiện qua
16 cung bậc cảm xúc qua đó chi phối hành động của giới đầu tư.

Hình 1.1. Các cung bậc tâm lý của nhà đầu tư chứng khoán
Tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán từng được nhắc đến
qua câu nói nổi tiếng của Sir.John Templeton đó là: “Thị trường đầu cơ sinh ra
trong sự ảm đạm, lớn lên bằng sự hoài nghi, phát triển nhờ sự lạc quan và chết
12


bởi sự thỏa mãn”.

Khi xu hướng thị trường đi lên, các nhà đầu tư cá nhân tràn đầy lạc quan
và không quan tâm đến việc phải trả giá thêm một chút. Họ giải ngân hết sức bởi
vì họ nghĩ rằng giá cổ phiếu sẽ còn cao hơn nữa… Giai đoạn đi lên của thị
trường được hoàn thành chỉ khi những người mua cổ phiếu hết nhiệt tình và bắt
đầu sợ hãi.
Thị trường chứng khoán tăng thông qua người mua tham lam nắm giữ cổ
phiếu… khi họ chuẩn đoán thành công xu hướng tăng (tăng giá mạnh), họ không
còn lo lắng việc xuống tiền mua cổ phiếu. Thị trường tiếp tục tăng điểm là vì
người mua đang tham lam và họ chấp nhận tất cả rủi ro và yêu cầu của người
bán.
Cuối cùng đến thời điểm giá cổ phiếu sẽ giảm dần – Nguyên nhân có thể
là một số lượng cổ phiểu bán ra ảnh hưởng đến thị trường, trong khi số lượng
người mua sẽ không đủ để hấp thụ nó.
Cổ phiếu càng tăng lâu hơn, các kỹ thuật viên bị ảnh hưởng bởi những
tình cảm trong xu hướng tăng xung quanh, họ càng ít chú ý tới những dấu hiệu
rủi ro …và đây chính là nguyên nhân mà họ thua lỗ, gặp thất bại trong đầu tư
chứng khoán.

13


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÂM LÝ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 – 2016
2.1. Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 2015 – 2016
Với những diễn biến tích cực của chứng khoán Việt Nam từ đầu năm
2015 đến nay, nhiều chuyên gia chiến lược cho rằng thị trường có thể tăng điểm
lên mức cao nhất kể từ năm 2008 đến nay nhờ tình hình kinh tế vĩ mô khả quan
và mức lợi nhuận đủ hấp dẫn được các nhà đầu tư.
Trong năm 2015, những điểm nhấn của thị trường chứng khoán như sau:
+ Chỉ số chính VN-Index đạt mức tăng hơn 6%, mặc dù đây không phải là

mức tăng mạnh. Nhưng đặt trong bối cảnh chung một năm khó khăn của thế giới
thì đây cũng là một mức tăng khả quan và VN-Index đã lọt vào Top 5 chỉ số
chứng khoán tăng mạnh nhất Châu Á trong năm nay.
+ Khối ngoại tiếp tục thể hiện một sự chi phối khá mạnh thị trường khi
mua ròng gần 3000 tỷ, mặc dù đây là con số thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.
Nguyên nhân là do sự lo ngại áp lực phá giá từ đồng nhân dân tệ sẽ tác động ảnh
hưởng xấu đến Việt Nam đồng, điều này phản ánh khá rõ qua việc khối ngoại
chủ yếu duy trì trạng thái bán ròng trong 5 năm tháng cuối năm 2015. Điểm
nhấn khác đáng chú ý là việc SSI chiếm đến 53% lượng mua ròng (giá trị gần
1600 tỷ) của cả năm, kế tiếp lần lượt là BID, MWG, STB, MBB.
+ Động lực tăng trưởng giúp thị trường tăng trong năm vừa qua đến rất
lớn từ đà tăng của các mã Bluechips như VNM, FPT, BVH, VCB, … Trong khi,
nhóm đầu cơ có một năm khó khăn với nhiều cổ phiếu thanh khoản cao đang ở
dưới mệnh giá như FLC, FIT, KLF, … Đáng chú ý, HAG có một năm cực kỳ
đáng quên khi đóng cửa cuối năm ở mức 10,400 đồng, ghi nhận mức thấp nhất
kể từ khi chào sàn.
Theo chuyên gia Barry Weisblatt – Giám đốc bộ phận nghiên cứu của
Viet Capital Securities, công ty môi giới lớn thứ 3 Việt Nam – cho biết: “Tình
14


hình triển vọng năm 2015 khả quan hơn khi chúng tôi dự đoán thị trường sẽ tăng
trưởng mạnh do được dẫn dắt bởi sự gia tăng của ngành tiêu dùng và sản xuất.
Tình hình thị trường trong nước cũng hoàn toàn sáng sủa”.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế gần 7% vào năm nay sẽ biến Việt Nam trở
thành một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới và đem lại
cho các nhà đầu tư một nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh khu vực đang phải chịu
dư chấn từ sự giảm tốc kinh tế Trung Quốc.
Theo nhận định của giới chuyên môn, các công ty trong lĩnh vực tiêu
dùng, công nghiệp, xây dựng và năng lượng sẽ góp phần thúc đẩy sự hồi phục

kinh tế bởi những ngành này đã tăng trưởng đáng kể nhờ chính sách mở cửa
trong gần chục năm vừa qua.
Sang năm 2016, Chỉ số chứng khoán VN-Index của Việt Nam ghi nhận
mức tăng 13,22% trong quý II/2016, trong khi chỉ số HNX Index tăng 7,96%.
Khép lại 6 tháng đầu năm, cả hai chỉ số VN-Index và HNX Index đều tăng
trưởng lần lượt 9,71% và 7,77%. Việt Nam nhờ đó đã lọt vào danh sách những
thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong quý II và 6 tháng đầu
năm 2016.
Cụ thể, thị trường chứng khoán Việt Nam xếp thứ 4 trong số các thị
trường hoạt động tốt nhất trong quý II/2016 theo bảng xếp hạng của World
Market Indices. Thị trường sinh lời tốt nhất quý II là Nigreria với tốc độ tăng
trưởng lên tới gần 16,5%.
Việt Nam là một trong 4 thị trường trên thế giới có mức tăng trưởng hai
con số bên cạnh Argentina và Mongolia.

15


Hình 2.1. Danh sách 10 thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh nhất quý II
năm 2016
Trong năm 2016, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định theo hướng tích cực, hệ
thống doanh nghiệp tiếp tục cải thiện hoạt động thông qua kết quả kinh doanh
trong khi hàng loạt chính sách phát triển thị trường của các cơ quan quản lý bạn
hành bắt đầu ngấm dần vào thực tế thị trường sẽ là những yếu tố hỗ trợ thị
trường chứng khoán trong năm 2016.
Tuy nhiên, một số các yếu tố như rủi ro biến động tỷ giá, hoạt động phát
hành thêm của doanh nghiệp niêm yết hay kế hoạch thoái vốn ngoài ngành và cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước gây áp lực nguồn cung tăng trên thị trường sẽ
là các vấn đề nhà đầu tư cần quan tâm trong năm tới.
Về cơ bản, thị trường năm 2016 tiếp tục xu thế tăng trưởng dài hạn đã

hình thành từ cuối năm 2011 tới nay, tuy nhiên do các yếu tố hỗ trợ và rủi ro đan
xen nên diễn biến thị trường cũng có sự tăng giảm tương ứng, trong đó cận dưới
của chỉ số VN-Index có sự tăng dần theo đường xu thế tăng dài hạn và đường
cân trên của chỉ số này biến động trong vùng giới hạn quanh ngưỡng 620 - 640

16


điểm. Kịch bản này phản ánh những hạn chế của thị trường do tác động của yếu
tố tỷ giá biến động trong năm và dòng tiền thị trường có phần bị hút vào các
thương vụ IPO lớn.
Theo các chuyên gia chứng khoán, kỳ vọng thị trường thời điểm cuối
năm 2016 sẽ là thời điểm mà chỉ số VN-Index có thể bứt phá qua đường cận trên
tại vùng 640 điểm để hình thành xu thế tăng mới tích cực hơn với sự phản ánh rõ
ràng hơn những chuyển biến tích cực của nền kinh tế nói chung và của hệ thống
doanh nghiệp nói riêng.

Hình 2.2. Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 2015 – 2016
Như vậy, có thể thấy, tổng quan thị trường chứng khoán giai đoạn 2015 –
2016 có nhiều sự khả quan và kỳ vọng. Nghiên cứu của BSC cho thấy, thị
trường dự báo sẽ có sự phân hóa mạnh giữa các ngành và nhóm cổ phiếu.
Những ngành được đánh giá cao trong năm 2016 nhờ yếu tố chu kỳ, chuyển
dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài và có lợi thế cạnh tranh tốt nhờ các hiệp định
thương mại như: bất động sản, ngân hàng và bảo hiểm, xây dựng và hạ tầng,
cảng biển, công nghệ thông tin, dệt may.

17


Ngoài ra, những cổ phiếu hết room và được mở room cùng với hoạt động

thoái vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), cũng
được kỳ vọng là trụ cột dẫn dắt thị trường trong năm 2016.
Đặc biệt là, năm 2016 cánh cửa hội nhập quốc tế ngày càng rộng mở với
nhiều Hiệp đinh thương mại mà Việt Nam đã và đang ký kết sẽ là nhân tố thu
hút dòng vốn ngoại tăng trưởng mạnh mẽ trên TTCK. Nhờ đó, dòng tiền từ khối
ngoại, số liệu cho thấy rõ xu hướng NĐT nước ngoài đang giao dịch tích cực ở
Việt Nam khi vẫn duy trì mua ròng trong điều kiện TTCK toàn cầu khá xấu.
Về chính sách TTCK và khả năng thực thi, nối tiếp những đột phá về
chính sách trong năm 2015, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)sẽ tiếp
tục triển khai tái cấu trúc TTCK, phát triển các sản phẩm mới, kích cầu, khơi
thông dòng vốn trong và ngoài nước, chuẩn bị đưa vào vận hành TTCK phái
sinh. Đây là những tiền đề quan trọng để nâng hạng TTCK, là yếu tố ảnh hưởng
lớn đến diễn biến thị trường năm 2016.
2.2. Ứng dụng tâm lý đám đông để phân tích tâm lý nhà đầu tư chứng
khoán năm 2015 -2016
Chương 1 đã nêu lên cơ sở lý luận về tâm lý đám đông, và phân tích tâm
lý đám đông thành 16 cung bậc cảm xúc, thể hiện tâm lý của các nhà đầu tư.
Theo đó, nhóm nghiên cứu ứng dụng tâm lý này đặt trong bối cảnh thị trường
chứng khoán năm 2015 – 2016 để đưa ra những đánh giá, phân tích tâm lý nhà
đầu tư chứng khoán giai đoạn này.
Cụ thể, tâm lý nhà đầu tư chứng khoán được thể hiện qua hình 2.3 như
sau:

18


Hình 2.3. Ứng dụng tâm lý đám đông để phân tích tâm lý nhà đầu tư chứng
khoán năm 2015 -2016
Qua biểu đồ có thể thấy, tâm lý nhà đầu tư chứng khoán giai đoạn 2015 là
hưng phấn, lo ngại, băn khoăn, chán nản, hy vọng.

Giai đoạn hưng phấn: Đây là giai đoạn các nhà đầu tư lạc quan tình hình
kinh tế vĩ mô kích thích tăng trưởng kinh tế như hiệp định TPP, FTA, nới room
cho Nhà đầu tư nước ngoài. Vnindex bước vào xu hướng Uptrend tăng từ 529
lên tới đỉnh 641, đây là giai đoạn tăng mạnh và cũng chính là con sóng lớn nhất
của năm. Giai đoạn này Chính thức ký kết FTA giữa Việt Nam và Liên minh
kinh tế Á Âu (29/05), nhóm cổ phiếu dệt may (TCM, TNG, GMC..), Thủy sản
(VHC, HVG..)…tăng giá khá mạnh. Bên cạnh đó, giai đoạn này nhóm cổ phiếu
19


ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm cũng tăng giá mạnh và đóng vai trò “dẫn
sóng”. Trong thời gian này, HCM tăng 62%, VCB tăng 48%, BID tăng 56%,
BVH tăng 109%.
Giai đoạn lo ngại, băn khoăn, chán nản: Vnindex bước vào xu hướng
điều chỉnh giảm từ đỉnh 617 với thanh khoản ảm đảm. Việc FED đã nhất trí
nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần 1 thập kỷ, từ mức 0 – 0,25% lên 0,25 – 0,5%
và cú trượt dốc của giá dầu thô thế giới vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, xuống
gần mức thấp kỷ lục của năm 2008, giao dịch quanh mốc dưới 40 USD/thùng và
đang làm dấy lên những lo ngại có thể rơi về mức 20USD/thùng đã ảnh hưởng
lớn đến tâm lý chung của thị trường, đặc biệt là nhóm cổ phiếu dầu khí.
Giai đoạn hy vọng: Đây là giai đoạn tâm lý kỳ vọng sự phục hồi của thị
trường vừa qua sẽ còn tiếp diễn. Sự quan tâm bắt đầu dần trở lại ở một số bộ
phận nhà đầu tư. Tâm lý thị trường trở nên tích cực hơn khi đón nhận nhiều
thông tin hỗ trợ. Biểu hiện cụ thể năm 2016 như:
-Kinh tế vĩ mô có những chuyển biến về chính sách tích cực hơn
-Lợi nhuận của doanh nghiệp bắt đầu cải thiện/hồi phục
-Thị trường chứng khoán bắt đầu có nhịp hồi phục tốt về cả điểm số và
thanh khoản.
- Tâm lý thị trường được cải thiện rõ rệt và bắt đầu có kỳ vọng cho sự hồi
phục tiếp theo.

-Thông tin về TTCK bắt đầu truyền thông về các chuyển biến tích cực
hơn của thị trường cũng như kinh tế.
Với những biểu hiện diễn ra trong thời gian qua, nhóm nghiên cứu cho
rằng tâm lý thị trường đang trong giai đoạn đi vào vùng hy vọng với những biểu
hiện tích cực năm 2016. Nếu giai đoạn này tiếp tục diễn ra đúng như dự kiến,
khả năng đây chính là giai đoạn tâm lý đám đông cho thấy có thể gia tăng nắm
giữ cổ phiếu tốt nhất theo chu kỳ trên. Với những chính sách hỗ trợ thị trường
20


chứng khoán, bất động sản trong năm 2016, nhóm nghiên cứu cho rằng nợ xấu
dần dần sẽ được giải quyết. Lãi suất trong xu hướng giảm và khả năng tiếp cận
vốn sẽ tăng lên tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do đó lợi nhuận sẽ sớm hồi
phục trở lại. Nhịp hồi phục của thị trường chứng khoán về cả thanh khoản lẫn
điểm số đang tạo ra hy vọng một năm tăng trưởng mạnh của thị trường sau khi
kinh tế chạm đáy trong năm 2012.

21



×