Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống bí đỏ vụ xuân 2015 tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.85 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN BÍCH THẢO
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG BÍ ĐỎ VỤ XUÂN 2015
TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khoá học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN BÍCH THẢO
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG BÍ ĐỎ VỤ XUÂN 2015
TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Lớp

: K42 - Trồng trọt - N02

Khoá học

: 2011 - 2015

Giáo viên hƣớng dẫn : Ths.Lê Thị Kiều Oanh


Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trường mỗi sinh viên đều
phải trải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường. Thực tập là
khoảng thời gian cần thiết để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ
những kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết đã học ở trường vào thực tiễn sản
xuất, giúp cho sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, khoa
Nông học và Bộ môn Cây Rau - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát
triển và năng suất của một số giống bí đỏ vụ xuân 2015 tại Thái Nguyên”
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và
các bạn sinh viên trong lớp. Đặc biệt nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo
Ths.Lê Thị Kiều Oanh đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong suốt thời
gian thực tập để hoàn thành báo cáo của mình.
Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài
của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự tham gia đóng góp ý
kiến của các thầy cô và các bạn để bản báo cáo của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

NGUYỄN BÍCH THẢO



ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các số
liệu được điều tra thu thập khách quan và trung thực. Kết quả nghiên cứu
chưa được sử dụng công bố trên tài liệu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm!
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 5 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Ngƣời viết cam đoan

ThS. Lê Thị Kiều Oanh

Nguyễn Bích Thảo


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất bí đỏ ở các khu vực trên thế giới ..................... 15
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất bí đỏ của một số nước trên thế giới ................. 17
Bảng 2.3. Một số thành phần dinh dưỡng trong một số loại rau họ bầu bí .... 21
Bảng 4.1. Thời gian từ trồng đến khi mọc mầm của các giống bí đỏ trong
thí nghiệm ............................................................................................... 29
Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống bí đỏ ................ 30
Bảng 4.3. Màu sắc và hình dạng quả qua đánh giá cảm quan của các giống bí
thí nghiệm................................................................................................ 31
Bảng 4.4. Đặc điểm hình thái lá cây ở thời điểm 40 và 70 ngày sau trồng của

các giống thí nghiệm. .............................................................................. 32
Bảng 4.5. Chiều dài của thân cây các giống bí tham gia thí nghiệm .............. 34
Bảng 4.6. Số hoa cái trên cây và tỷ lệ đậu quả của các giống thí nghiệm ...... 36
Bảng 4.7. Chiều dài và đường kính quả của các giống thí nghiệm ................ 38
Bảng 4.8. Bệnh hại và mức độ bệnh hại của các giống trong thí nghiệm ...... 40
Bảng 4.9. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống bí thí
nghiệm .................................................................................................... 41


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

ĐC

: Đối chứng

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

PL


: Phụ lục

TB

: Trung bình

TLB

: Tỷ lệ bệnh

TLH

: Tỷ lệ hại


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu ............................................................................... 2
1.2.1. Mục đích của đề tài .............................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầ u của đề tài ................................................................................ 2
1.3.Ý nghĩa của đề tài..................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất .......................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Nguồn gốc, sự phân bố và phân loại thực vật của bí đỏ ......................... 4
2.1.1. Nguồn gốc, sự phân bố ........................................................................ 4

2.1.2. Phân loại thực vật bí đỏ........................................................................ 5
2.2. Một số đặc tính sinh vật học của cây Bí đỏ ............................................ 7
2.2.1. Đặc tính thực vật học .......................................................................... 7
2.2.2. Đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây bí đỏ ..................................... 9
2.2.3. Điều kiện ngoại cảnh ........................................................................ 10
2.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bí đỏ trên thế giới và Việt Nam ...... 11
2.3.1. Tình hình nghiên cứu bí đỏ trên thế giới ........................................... 11
2.3.2. Tình hình sản xuất và sử dụng bí đỏ trên thế giới ............................. 14
2.3.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bí đỏ tại Việt Nam ....................... 20
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 23
3.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 23
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................ 23
3.3. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm ............................................................... 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 25


vi

PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 29
4.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống bí đỏ ....... 29
4.1.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm .............................................................. 29
4.1.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển.................................................... 29
4.1.3. Đặc điểm hình thái và kích thước lá .................................................. 31
4.1.4. Động thái tăng trưởng chiều dài thân................................................. 33
4.1.5. Số hoa cái và tỷ lệ đậu hoa................................................................. 36
4.1.6. Hình dạng quả và kích thước của các giống thí nghiệm.................... 37
4.2. Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh hại .................................... 38
4.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất........................................ 41
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 42

5.1. Kết luận ................................................................................................. 42
5.1.1. Sinh trưởng......................................................................................... 42
5.1.2. Chống chịu ......................................................................................... 42
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bí đỏ hay còn gọi là bí ngô có tên khoa học là Cucurbita pepo L, có
tên tiếng Anh là Pumpkin là một loại cây thuộc chi Cucurbita và họ bầu bí
Cucurbitaceae. Đây là một loài cây dễ trồng, không kén đất, có thể trồng trên
nhiều loại đất khác nhau từ ruộng vườn ở vùng đồng bằng đến đồi núi và cả
đất mặn vùng ven biển, được trồng ở khắp mọi miền của Việt Nam, có mặt ở
nhiều vùng sinh thái trong cả nước [1] . Cây bí đỏ có thể trồng vào tất cả các
vụ trong năm. Bí đỏ được sử dụng làm thực phẩm có thể là nụ, hoa, ngọn và
lá non, tuy nhiên thường thấy nhất là sử dụng phần thịt của quả. Phương thức
sử dụng các sản phẩm của bí đỏ khá phong phú như dùng làm thực phẩm hoặc
làm nguyên liệu chế biến trong công nghiệp… Quả bí đỏ chứa nhiều vitamin
và khoáng chất, cũng là vị thuốc nam chữa được nhiều bệnh. Bí đỏ được biết
đến như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Bí đỏ là cây trồng phổ biến rất quen thuộc với đời sống con người,
nhưng cho tới nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về loại
cây trồng này, diện tích trồng bí đỏ còn nhỏ lẻ, phân tán và chưa tạo được sự
đột phá về giống. Kỹ thuật canh tác của người dân ở các địa phương chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm cổ truyền do chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu hay các
quy trình kỹ thuật hướng dẫn cụ thể về cách trồng loại cây trồng này...Vì vậy,

việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt, thâm canh và
chọn tạo những giống bí đỏ có năng suất, chất lượng phù hợp với các vùng
sinh thái,đồng thời tạo thành những vùng chuyên canh đem lại hiệu quả kinh
tế cho người trồng bí đỏ là rất cần thiết.
Ở các địa phương hiện nay, việc sử dụng các giống bí mới có năng suất
và chất lượng là chưa nhiều, phần lớn vẫn sử dụng các giống bí của địa
phương, đó là những giống bí thụ phấn tự do nhiều đời. Năng suất và chất


2

lượng không được cải thiện trong khoảng thời gian dài. Nhu cầu sử dụng các
sản phẩm của người tiêu dùng hiện nay là tập trung vào chất lượng, nên các
sản phẩm bí đỏ địa phương thường chỉ để sử dụng cho gia đình, cho chăn
nuôi và một phần ra thị trường. Tìm ra các giống tốt có chất luợng cao để đưa
vào cơ cấu cây trồng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường là việc làm cần
thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của người nông dân.
Trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, việc lựa chọn giống cây trồng có
giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh thái mỗi vùng miền là vấn đề
hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy có nhiều loại cây trồng sinh trưởng phát
triển rất tốt ở khu vực này nhưng khi đưa đến trồng ở các khu vực khác thì lại
phát triển rất kém, năng suất giảm, chất lượng thay đổi. Vì vậy các nghiên
cứu về khả năng sinh trưởng và phát triển thích hợp của các giống đối với các
địa phương, các vùng là rất quan trọng. Xuất phát từ những thực tế nêu trên
chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và
năng suất của một số giống bí đỏ vụ xuân 2015 tại Thái Nguyên”
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích của đề tài
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống bí đỏ vụ
xuân 2015 tại Thái Nguyên nhằm chọn ra giống có năng suất và chất lượng

tốt phục vụ cho sản xuất và nhu cầu của thị trường trong khu vực.
1.2.2. Yêu cầ u của đề tài
- Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống bí đỏ trong
vụ Xuân năm 2015 tại Thái Nguyên.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại các giống bí đỏ trong vụ Xuân năm
2015 tại Thái Nguyên.
- Đánh giá các yế u tố cấ u thành năng suấ t và năng suấ t của các giống bí
đỏ trong vụ Xuân năm 2015 tại Thái Nguyên.


3

1.3.Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên sau khi ra trường nắm chắc được lý thuyết cũng
như làm quen với tay nghề, vận dụng vào trong sản xuất.
- Biết cách thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.
- Giúp cho sinh viên hiểu biết hơn kiến thức thực tiễn sản xuất và có tư
duy, phương pháp nghiên cứu khoa học từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm trong
sản xuất nông nghiệp và rèn luyện cho sinh viên có ý thức tự lập, chủ động
trong nghiên cứu, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài giúp tìm ra được các biện pháp kỹ
thuật canh tác thích hợp nhất cho giống bí đỏ có triển vọng trong vụ Xuân,
góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn,
tăng thu nhập cho nông dân sản xuất bí đỏ, kích thích phát triển bí đỏ ở Thái Nguyên.


4


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, sự phân bố và phân loại thực vật của bí đỏ
2.1.1. Nguồn gốc, sự phân bố
Bí đỏ gồm 25 loài, phát triển phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới là các loài Cucurbita pepo và Cucurbita moschata, còn loài
Cucurbita maxima và Cucurbita mixta thì thích hợp ở vùng ôn đới có khí hậu
mát. Trong một thời gian dài, nguồn gốc của bí đỏ là chủ đề gây tranh cãi.
Tuy nhiên theo nhiều báo cáo nghiên cứu khoa học cho thấy, bí đỏ có nguồn
gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ. Có nhiều nghiên cứu khảo cổ chỉ ra rằng: Loài
Cucurbita pepo phân bố rộng khắp ở các vùng bắc Mexico và tây nam Hoa
Kỳ từ 7000 năm trước Công nguyên. Các loại bí hỗn hợp đã được ghi chép lại
ở các thời kỳ tiền Columbus. Loài Cucurbita moschata đã xuất hiện ở Mexico
và Peru từ hàng ngàn năm nay. Ở Peru các nhà khảo cổ đã tìm được các mẫu
hạt bí đỏ có niên đại 4000 năm trước Công nguyên. Loài Cucurbita maxima
cũng được tìm thấy bởi các nhà khảo cổ khi khai quật ở Peru có niên đại
khoảng 1200 năm trước Công nguyên. Bí đỏ được những người thổ dân ở Bắc
Mỹ thuần hoá trồng và sử dụng như một nguồn thức ăn chính. Đến thế kỷ 16,
khi những người da trắng đến định cư và từ đó bí ngô được chuyển các nước
Châu Âu và dần trở thành phổ biến như ngày nay [11]. Một số tài liệu khác
cho rằng bí đỏ cũng như các cây bầu bí khác có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
châu Phi, châu Mỹ, nam châu Á, (Ấn Độ, Malacca, nam Trung Quốc) do vậy
yêu cầu về nhiệt độ để sinh trưởng và phát triển cao hơn các loại rau ăn quả
khác như cà chua...Nhờ vậy bí đỏ cũng như các loại bầu bí khác có khả năng
phát triển rộng ở nước ta từ Nam tới Bắc và tất cả các mùa vụ trong năm.
Ở Việt Nam, bí đỏ xuất hiện và đã có từ lâu đời nay. Không thấy có tài
liệu ghi chép về nguồn gốc của bí đỏ du nhập vào Việt Nam từ khi nào, chỉ


5


biết rằng bí đỏ có mặt khắp các vùng miền từ Bắc tới Nam. Bí đỏ được sử
dụng làm thực phẩm phổ biến, được chế biến thành nhiều món ăn trong
những bữa ăn của các gia đình.
2.1.2. Phân loại thực vật bí đỏ
- Họ bầu bí (Cucurbitaceae) là một họ thực vật bao gồm dưa hấu
(Citrullus), dưa chuột (Cucumis), bí đao (Benincasa), bầu (Lagenaria), bí
ngô, mướp (Luffa) mướp đắng (Momordica)... Bí đỏ hay bí ngô là tên thông
dụng để chỉ các loại cây thuộc các loài Cucurbita pepo, Cucurbita mixta,
Cucurbita maxima, và Cucurbita moschata. Họ bầu bí là một trong những họ
quan trọng nhất trong việc cung cấp thực phẩm trên thế giới. Phần lớn các
loài trong họ này là các loại dây leo sống một năm với hoa khá lớn và có màu
sắc sặc sỡ. Bộ Bầu bí (Cucurbitales) là một bộ thực vật có hoa, nằm trong
nhánh hoa Hồng (rosids) của thực vật hai lá mầm thật sự (Eudicotyledoneae).
Bộ này chủ yếu có mặt tại khu vực nhiệt đới và một lượng rất ít tại khu vực
cận nhiệt đới và ôn đới. Bộ này có một số ít các loại cây bụi hay cây thân gỗ
còn chủ yếu là cây thân thảo hay dây leo. Một trong các đặc trưng đáng chú ý
của bộ bầu bí (Cucurbitales) là hoa đơn tính, phần lớn là 5 cánh, với các cánh
hoa nhọn và dày . Thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng,nhưng cũng có thể nhờ gió
như các họ Coriariaceae và Datiscaceae. Bộ này có khoảng 2.300 loài trong 7
họ và 129 chi. Các họ lớn nhất là họ Thu Hải Đường (Begoniaceae) với 1.400
loài trong 2-3 chi và họ Bầu bí (Cucurbitaceae) với 825-845 loài trong 118
chi. Các họ lớn của bộ bầu bí(Cucurbitales) chứa một số loài có tầm quan
trọng kinh tế. Đặc biệt là họ bầu bí (Cucurbitaceae). Họ Bầu bí chủ yếu là
thực vật thân thảo bao gồm khoảng 120 chi và 1000 loài. Ở Việt Nam có 53
loài. Đặc trưng của họ bầu bí là thân có tua cuốn, lá mọc cách và thường có
hình dạng chân vịt hoặc xẻ thùy. Hoa có 5 cánh và đối xứng tỏa tia và gần
như luôn đơn tính. Có một bao hoa kéo dài và đính trên bầu. Quả là loại quả



6

mọng.Trong họ bầu bí chứa một số loài được biết đến nhiều như bầu
(Lagenaria siceraria), bí ngô (chi Cucurbita), mướp (chi Luffa), dưa hấu
(Citrullus vulgaris), dưa vàng (Cucumis melo) và dưa chuột (Cucumis
sativus). Họ Begoniaceae (thu hải đường) được biết đến vì có trên 130 loài
được trồng làm cảnh. thống phân loại thực vật của Angiosperm Phylogeny
Group (APG) được các nhà thực vật học sử dụng rộng rãi và đã đuược cập
nhật thành APG II năm 2003 để thêm vào các nghiên cứu gần đây.
Hệ thống phân loại APG II đã phân loại bộ bầu bí thành 7 họ khác nhau.
- Họ bất đẳng diệp (Anisophylleaceae): Khoảng 34 loài trong 4 chi,họ
này chứa các loài cây từ cây bụi tới các cây gỗ kích thước trung bình hoặc
tương đối lớn, sinh sống trong các vùng rừng nhiệt đới ẩm ướt và đầm lầy.
Các lá với gân lá hình chân vịt với kết cấu như da, mép lá nguyên, thường là
bất đối xứng ở phần gốc lá, vì thế mà có tên gọi bất đẳng diệp. Chúng hoặc có
các lá kèm nhỏ hoặc không có. Các lá mọc so le, xoắn hay xếp thành hai dẫy.
Các cặp lá có thể khác biệt rõ nét về kích thước hay hình dáng. Các hoa nhỏ,
đều và thuộc dạng chia 3 tới 5 phần. Chúng thường kết hợp lại thành tổ hợp
chùm hay cành hoa ở nách lá. Hoa chủ yếu là đơn tính cùng gốc, ngoại trừ chi
Combretocarpus có hoa lưỡng tính (hoa hoàn hảo). Bầu nhụy hạ, 3 tới 4
ngăn, phát triển thành quả hạch hay quả cánh ở chi Combretocarpus thường
với 1 hạt, nhưng ở chi Poga là 3-4 hạt. Phân bổ tại khu vực miền bắc Nam
Mỹ, Trung Phi, miền nam Ấn Độ, Malaysia và Indonesia.
- Họ thu hải đường (Begoniaceae): Họ này có khoảng 1.400 loài sinh
trưởng trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Phân bổ chủ yếu tại Trung
Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi (khu vực hạ Sahara), Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á.
- Họ mã tang (Coriariaceae): Họ này bao gồm khoảng 5-24 loài trong 1
chi. Cây bụi hay cây gỗ nhỏ, phân bổ rời rạc trong khu vực ôn đới ấm trên thế
giới, lá của chúng là dạng lá đơn, mọc đối thành vòng xoắn, dài 2-9 cm,



7

không có lá kèm. Hoa mọc thành cụm hoa dạng cành, dài 2-30 cm, mỗi hoa
đơn lẻ nhỏ, màu ánh lục, với 5 cánh hoa. Quả là dạng quả mọng nhỏ màu đen
bóng (đôi khi màu vàng hay đỏ), rất độc ở vài loài, mặc dù quả của C.
Terminalis lại ăn được. Phân bố chủ yếu tại các đảo nam Thái Bình Dương,
bán đảo Iberia, miền nam Trung Quốc, Nhật Bản, Trung và Nam Mỹ, dọc
theo dãy Andes.
- Họ Corynocarpaceae: Khoảng 6 loài trong 1 chi, phân bổ tại Papua
New Guinea, hạn chế ở miền đông Australia.
- Họ bầu bí (Cucurbitaceae): Phân bổ rộng khắp trên thế giới tuy nhiên
tập trung chủ yếu tại khu vực nhiệt đới và ôn đới.
- Họ tục đoạn (Datiscaceae): Với chỉ 2 loài trong một chi Datisca,họ
này là các loài cây thân thảo mảnh dẻ, không lông, với các lá mọc so le, dạng
lá kép lông chim, mép lá có khía răng cưa. Các loài này là dạng đơn tính khác
gốc (dioecious) hay dạng có hoa đực + lưỡng tính (androdioecious). Bao hoa
dạng lá đài 3-9, đài hoa: 3-9 (hoa đực) hay 3-8 (hoa cái+lưỡng tính). Bộ nhị
3-5 (hoa lưỡng tính) hoặc 8-25 (hoa đực). Bộ nhụy dạng quả tụ, 3-5 lá noãn.
Bầu nhụy 1 ngăn. Quả nang nẻ ra, không cùi thịt, chứa 30-100 hạt. Trong hệ
thống Cronquist năm 1981 thì họ này được xếp trong bộ Hoa tím (Violales)
và bao gồm cả hai loài trong các chi Octomeles/Tetrameles của họ Thung
(Tetramelaceae).Phân bổ tây nam Hoa Kỳ, Kavkaz, Trung Á.
- Họ thung (Tetramelaceae): Hai loài trong 2 chi, phân bổ Đông Nam
Á và Papua New Guinea.
2.2. Một số đặc tính sinh vật học của cây Bí đỏ
2.2.1. Đặc tính thực vật học
2.2.1.1. Rễ bí đỏ
Hệ thống rễ của bí đỏ phát triển rất mạnh. Rễ chính có thể ăn sâu tới
2m, khả năng tái sinh của rễ chính kém. Rễ phụ ăn lan rộng và phát triển



8

mạnh ở tầng đất mặt, rễ phụ có khả năng ăn rộng tới 6m đường kính. Cây có
nhiều rễ bất định được mọc ra ở các đốt trên thân. Do có hệ thống rễ phát
triển mạnh nên bí đỏ có khả năng chịu hạn tốt, tuy nhiên lại chịu úng kém.
Cây có khả năng phát triển trên đất hơi phèn hoặc mặn.
2.2.1.2. Thân bí đỏ
Thân leo hoặc bò có tua cuốn, thân dài từ 2-10m. Độ dài ngắn, tròn hay
có gốc cạnh của thân tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống. Thân có khả năng ra
rễ bất định ở đốt. Tua cuốn phân nhánh mọc ở đốt thân. Thân mọc chậm ở
giai đoạn đầu khoảng ba tuần sau khi gieo. Bên trong thân rỗng và xốp, bên
ngoài thân có nhiều lông tơ. Các nhánh được sinh ra từ các đốt trên thân. Các
lóng trên thân phát triển rất nhanh.
2.2.1.3. Lá bí đỏ
Lá mầm to có dạng hình trứng. Trong điều kiện chăm sóc tốt, các lá mầm
có thể kéo dài tuổi thọ đến hết thời gian sinh trưởng của cây. Lá đơn, mọc cách,
cuống dài, phiến lá rộng, tròn hay gốc cạnh, có xẻ thùy sâu hay cạn, màu xanh
hay lốm đốm trắng... Diện tích mặt lá lớn nên khả năng quang hợp mạnh. Trên
bề mặt lá có nhiều lông tơ bao phủ nên hạn chế khả năng tiêu thụ nước
2.2.1.4 . Hoa bí đỏ
Hoa đơn tính cùng cây, to, cánh màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng. Số
lượng hoa đực nhiều hơn hoa cái từ 10-30 lần. Hoa nằm đơn độc ở nách lá.
Hoa có cánh và có màu vàng đậm, có bầu noãn hạ, cuống hoa dài, phần lớn
hoa nở vào buổi sáng. Quả phát triển nhanh sau khi hoa cái nở. Khi nở hoa
hướng lên trên nhưng quả phát triển hướng xuống. Trong điều kiện khí hậu
không thuận lợi cây sinh ra hoa lưỡng tính hay hoa đực bất thụ.
2.2.1.5.Quả bí đỏ
Quả bí đỏ thuộc loại phì quả, có 3 tâm bì. Hình dạng, kích thước, màu

sắc quả thay đổi tùy thuộc theo giống. Đặc điểm của cuống quả là một đặc


9

tính dùng để phân biệt các loài bí trồng. Cuống quả mềm hay cứng, tròn hay
gốc cạnh, đáy cuống phình hay không. Vỏ trái cứng hay mềm, trơn láng hay
sần sùi, màu sắc vỏ trái thay đổi từ xanh đậm tới vàng, hơi trắng. Hình dạng
quả rất thay đổi từ tròn, oval tới dài. Thịt quả dầy hay mỏng, màu vàng đỏ đến
vàng tươi. Quả càng to thì ruột quả càng nhiều. Ruột chứa nhiều hạt nằm giữa quả.
2.2.1.6. Hạt bí đỏ
Hạt bí đỏ được hình thành bên trong giữa quả do quá trình thụ phấn thụ
tinh của hoa đực và hoa cái. Hạt bí đỏ có hình dạng dẹt, hơi dài, một đầu nhọn
và một đầu tròn. Kích thước hạt từ 5-12mm. Trong một quả có thể chứa 500600 hạt. Hạt chứa nhiều chất béo nên rất dễ mất sức này mầm. Một số loại bí
trong hạt có chứa chất cucurbitacin.
2.2.2. Đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây bí đỏ
2.2.2.1. Thời kỳ nảy mầm
Là thời kỳ từ khi trồng đến khi có hai lá mầm. Nhiệt độ thích hợp cho
hạt nảy mầm là từ 25-30◦C. Bí đỏ có khả năng nảy mầm mạnh.
2.2.2.2. Thời kỳ cây con
Là thời kỳ khi cây được hai lá mầm đến khi cây xuất hiện 4-5 lá thật.
Thời kỳ này thân lá tăng trưởng chậm, lóng ngắn, lá nhỏ, chưa phân cành. Rễ
phát triển nhanh theo chiều sâu và chiều rộng, đặc biệt là rễ phụ phát triển
mạnh.Thời kỳ này cần vun gốc, bón thúc, tưới nước để giữ ẩm cho cây sinh
trưởng và kích thích ra rễ.
2.2.2.3 . Thời kỳ tăng trưởng
Là thời kỳ khi cây được 4-5 lá đến khi ra hoa. Ở thời kỳ này thân
chuyển sang dạng bò, phát triển nhanh, tốc độ ra lá nhanh, kích thước lá lớn.
Hoa đực nhiều, hoa cái đầu tiên xuất hiện. Cũng có nhiều giống hoa cái xuất
hiện trước hoặc cùng với hoa đực. Ở thời kỳ này bộ rễ phát triển nhanh hơn

thân lá nên rất dễ sảy ra hiện tượng lốp, khi đó cây sinh trưởng mất cân đối,


10

thân lá nhiều, hoa và quả ít. Vậy nên cần chăm sóc đúng kỹ thuật.
2.2.2.4 . Thời kỳ ra hoa, kết quả
Đây là thời kỳ ra hoa và đậu quả khá tập trung. Thân, lá, rễ phát triển
tối đa. Thân vượt hơn rễ và cho quả lứa đầu. Đây là thời kỳ mà cây yêu cầu
nhiều nước và dinh dưỡng nhất. Vậy nên việc giữ được độ ẩm và cung cấp đủ
dinh dưỡng có vai trò quyết định đến năng suất.
2.2.2.5. Thời kỳ già cỗi
Đây là thời kỳ cây tiếp tục ra hoa, quả nhưng ít và bị dị dạng nhiều,
chất lượng quả thấp. Nếu chăm sóc tốt ta có thể kéo dài được tuổi thọ lá và
quả ra sau cũng ít bị dị dạng hơn.
2.2.3. Điều kiện ngoại cảnh
2.2.3.1. Nhiệt độ
Bí đỏ thích nghi rộng với điều kiện vùng nhiệt đới, bí có thể trồng ở
đồng bằng cho đến cao nguyên có cao độ 1.500m. Cây bí đỏ sinh trưởng ở
giới hạn nhiệt độ 10-40◦C. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát
triển là từ 28-30◦C. Nhiệt độ và độ dài ngày đều có ảnh hưởng trên sự hình
thành tỉ lệ hoa đực và cái trên cây. Sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm càng
lớn thì hoa cái ra càng nhiều. Ngày dài và nhiệt độ cao thích hợp cho cây ra
nhiều hoa đực.
2.2.3.2. Ánh sáng
Cây bí đỏ yêu cầu ánh sáng ngày ngắn10-12 giờ chiếu sáng trong ngày.
Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện cường độ chiếu sáng mạnh. Quang chu kỳ
ngắn kết hợp với cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy ra hoa cái nhiều, tăng tỷ
lệ đậu quả, quả chín sớm, năng suất cao. Trời mưa nhiều, âm u, thiếu ánh
nắng cây sẽ sinh trưởng kém, ít đậu quả, dẽ nhiễm sâu bệnh.

2.2.3.3. Nước
Cây bí đỏ yêu cầu nhiều nước vì có bộ lá to và nhiều lá. Ẩm độ đất 70-


11

80% là thích hợp. Ẩm độ cao không thích hợp cho cây phát triển vì dễ phát
sinh bệnh trên lá.
Cây bí đỏ có khả năng chịu hạn khá, ưa khô nhưng nếu khô hạn quá dễ
bị rụng hoa và quả non. Cây bí đỏ thuộc nhóm hút nước mạnh, tiêu hao ít.
2.2.3.4. Đất và dinh dưỡng
Cây không kén đất nhưng đòi hỏi phải thoát nước tốt, vì cây chịu úng
kém nhưng chịu khô hạn tốt. Khả năng thích nghi rộng, trồng được cả trên đất
bãi và đất trồng cây màu khác. Yêu cầu đất tơi xốp và có tầng canh tác sâu.
Thích hợp trồng trên đất phù sa, thịt nhẹ. Độ pH thích hợp nhất cho cây bí đỏ
phát triển là từ 5,5 đến 6,6. Nếu thiếu hụt canxi trong các bộ phận của cây sẽ
là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng quả non bị thối. Tuy nhiên so với
các loại cây họ bầu bí thì bí đỏ có thể chịu được pH thấp hơn. Bí đỏ sinh
trưởng rất mạnh, ở giai đoạn từ khi cây bắt ngả ngọn đến đậu quả : Thân lá
phát triển nhanh, ra nhiều ngọn nhánh, nụ ra nhiều và tập trung, tỷ lệ đậu quả
cao. Ít bị sâu bệnh phá hoại. Cây yêu cầu nhiều dinh dưỡng và nước, nhất là ở
giai đoạn ra hoa rộ và đậu quả.
2.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bí đỏ trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu bí đỏ trên thế giới
Một nghiên cứu về yêu cầu về nhiệt độ đối với cây bí đỏ cho thấy, nhiệt
độ yêu cầu để hạt nảy mầm tối thiểu là 100C và tối ưu là 21-350C. Ở nhiệt độ
150C thì phải mất khoảng 15 ngày để hạt nảy mầm, trong khi nhiệt độ tối ưu
thì chỉ khoảng 4-5 ngày. Trong giai đoạn tăng trưởng thân lá thì nhiệt độ ban
ngày tối ưu để cây bí đỏ sinh trưởng là từ 24-30◦C và ban đêm là 15 -18◦C.
Giai đoan ra hoa thì nhiệt độ tối thiểu là từ 12-15◦C và tối đa là 40◦C. Ngoài

khoảng nhiệt độ trên cùng với thời gian nhiệt độ kéo dài người ta thấy có sự
thay đổi tỷ lệ giữa hoa đực và hoa cái, khả năng đậu quả kém.
Một nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá sự tăng trưởng và tích


12

lũy chất dinh dưỡng trong các cơ quan của giống bí lai Tetsukabuto. Các mẫu
được lấy ở các giai đoạn 28, 42, 56, 70, 84, 98 ngày sau gieo để xác đinh khối
lượng của lá, thân, hoa, quả, gốc rễ. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tăng
trưởng chậm cho tới giai đoạn 56 ngày sau gieo, sau đó khả năng tăng trưởng
nhanh và được tăng cường vào cuối chu kỳ. Lượng vật chất khô được tích lũy
cao nhất ở thời kỳ 89 ngày sau gieo và đạt 1.657,92 g/cây. Kết quả nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng, quả tích lũy vật chất khô nhiều hơn tất cả các bộ phận
khác. Việc tích lũy chất dinh dưỡng giảm trong giai đoạn đầu đến 42 ngày sau
gieo, sau đó các chất dinh dưỡng bắt đầu được tích lũy dần. Ở các bộ phận
của cây, kali là chất được hấp thu nhiều nhất, tiếp theo là nitơ và canxi. Thứ
tự các chất dinh dưỡng được tích lũy là K>N>Ca>P>Mg>Svà các chất vi
lượng là F>Mn>Zn>Cu. Thời điểm thu hoạch 98 ngày sau gieo: 69%vật chất
khô tích lũy trong quả, 19% trong lá, 8% trong thân cây, 4% trong hoa và rễ.
Các chất N, K, S, và Cu tích lũy nhiều hơn ở trong quả, trong khi các chất P,
Ca, Mg, Zn, Fe, và Mn tập trung ở các cơ quan sinh dưỡng.
Khi tiến hành phân tích các thành phần trong hạt bí đỏ người ta thấy
trong hạt bí đỏ chứa nhiều vitamin và chất khoáng kể cả kẽm, cùng những
amino acid cần thiết như alanin, glycin, glutamin có thể giảm bớt các triệu
chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Hạt bí đỏ dùng để chế tạo một loại dầu
chứa nhiều carotenoid như beta-caroten, alpha-caroten, zéaxanthine, lutein là
những chất tiền vitamin. Các carotenoid là những chất chống oxy hóa mạnh
giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến lão hóa, suy nhược cơ thể, đục thủy
tinh thể, các bệnh tim mạch và một số loại ung thư.

Một số thành phần trong hạt bí đỏ:
- Magnesium: Góp phần vào việc khoáng hóa xương, cấu trúc protein,
gia tăng tác động biến dưỡng của các enzym, việc co thắt cơ, sự dẫn truyền
luồng thần kinh, tăng sức khỏe cho răng và chức năng hệ miễn nhiễm.


13

- Acid linoleique (omega 6): Một acid béo cần thiết mà người ta phải
được cung cấp từ thực phẩm. Cơ thể cần acid béo này để giúp cho hệ miễn
nhiễm, hệ tuần hoàn và hệ nội tiết hoạt động tốt.
- Đồng: Cần thiết trong việc hấp thu và sử dụng sắt trong việc tạo lập
hemoglobine. Đồng thời tham dự vào hoạt động của các enzym góp phần tăng
cường khả năng của cơ thể chống lại các gốc tự do.
- Phosphore: Hữu ích cho việc khoáng hóa răng và xương, là thành
phần của các tế bào giữ phần quan trọng trong việc cấu tạo ADN, là thành
phần của các phospholipid, dùng trong việc chuyển vận năng lượng và cấu tạo
nên thăng bằng acid
- Baze của cơ thể. Hạt bí ngô giàu phosphore có thể góp phần làm giảm
nguy cơ sỏi thận.
- Kẽm: Tham phần vào các phản ứng miễn dịch, tạo nên cấu trúc di truyền,
mau lành vết thương, liền da, tạo nên tinh trùng và sự tăng trưởng của thai nhi.
Tác giả Duke viết trong “Medicinal Plants of China” đã tiến hành phân
tích các thành phần trong hoa, quả, lá, hạt bí đỏ ở trạng thái khô cho thấy
Thành phần trong mỗi 100g hoa bí ở trạng thái khô bao gồm:
-Năng lượng: 308 kcal/100g, Protein: 26.9g, lipid: 5.8g, Carbohydrate:
51.9g, Chất xơ: 11.5g, Ash: 15.4g.
- Khoáng chất, Canxi: 904mg, Phospho: 1653mg, sắt: 19.2mg, Magiê:
0mg, Natri: 0mg, Kali: 0mg, Kẽm. Vitamin-A: 7692mg, Thiamin (B1):
0.38mg, Riboflavin (B2): 2.12mg, Niacin: 11.54mg, B6: 0mg, C: 346mg.

Thành phần trong mỗi 100g quả bí ở trạng thái khô bao gồm
- Năng lượng: 333 Kcal/100g , Protein: 8.6g, Fat: 2,5 g, Carbohydrate:
81.5g, Chất xơ: 9.9g, Ash: 7.4g.
- Khoáng chất: Canxi: 296mg, Photpho: 407mg, sắt: 8.6mg, Magiê:
0mg, Natri: 99mg, Kali: 4321mg, Kẽm: 0mg.


14

- Vitamin-A: 9691mg, Thiamin (B1): 0.37mg, Riboflavin (B2):
0.49mg, Niacin: 6.2mg, B6: 0mg, C: 173mg.
Thành phần trong mỗi 100g lá bí ở trạng thái khô bao gồm
- Năng lượng 271 Kcal/100g, Protein: 43.8g, Fat: 4.2g, Carbohydrate:
35.4g, Chất xơ: 15.6g, Ash: 16.7g.
- Khoáng chất: Calcium: 1323mg, Phospho:1000mg, Iron: 60.4mg,
Magiê: 0mg, Sodium: 0mg, Kali: 0mg, Kẽm: 0mg.
- Vitamin-A: 16979mg, Thiamin (B1): 1.5mg, Riboflavin (B2): 1.8mg,
Niacin: 18.8mg, B6: 0mg, C: 604mg.
Thành phần trong mỗi 100g hạt bí ở trạng thái khô bao gồm
- Năng lượng: 578 Kcal/100g ,Protein: 30.3g, Fat: 48.8g, Carbohydrate:
15.7g, xơ: 2g, Ash: 5.1g.
- Khoáng chất: Canxi: 53mg, Phospho: 1197mg, Iron: 12mg, Magiê:
0mg, Sodium: 0mg, Kali: 0mg, Kẽm: 0mg,
- Vitamin-A: 44mg, Thiamin (B1): 0.2mg, Riboflavin (B2): 0.2mg,
Niacin: 2,5 mg, B6: 0mg, C: 0mg.
2.3.2. Tình hình sản xuất và sử dụng bí đỏ trên thế giới
2.2.3.1. Tình hình sản xuất bí đỏ ở các khu vực trên thế giới
Hàng năm diện tích trồng bí ngô trên thế giới có sự biến động, tuy
nhiên sự biến động là không lớn lắm. Năm 2013 diện tích trồng bí ngô của thế
giới là 1797194,9ha cao hơn so với 5 năm trở về trước đạt 1620449,6ha. Về

năng suất ta thấy năng suất bí ngô trung bình của thế giới có xu hướng tăng
dần. Năm 2012 có năng suất cao nhất so với 4 năm trước đó đạt trung bình
137,9tạ/ha. Năm 2009 có năng suất thấp nhất đạt 126,8tạ/ha. Về sản lượng,
trong 5 năm trở lại đây sản lượng bí ngô của thế giới đều đạt trên 20 triệu tấn.
Năm 2011,2012 và năm 2013 sản lượng đạt trên 24 triệu tấn. Trong các châu
lục thì Châu Á có diện tích và sản lượng bí ngô chiếm hơn 50% của thế giới.


15

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất bí đỏ ở các khu vực trên thế giới
ĐV: DT = ha, NS = tạ/ha, SL = tấn
Khu vực

Thế giới

Châu Á

Châu Âu

Châu Đại
Dƣơng

Châu Mỹ

Châu Phi

Năm

Chỉ

tiêu

2008

2009

2010

2011

2012

2013

DT

1620449,6

1769772,1

1728900,9

1772415,2

1788876,2

1797194,9

NS


134,9

126,8

134,0

137,4

137,9

137,3

SL

21861224

22448403

23169632

24344678

24683911

24679859

DT

1038892


1071138,4

1116230

1157879

1164257

1169737

NS

137,1

134,7

136,4

137,8

138,6

138,3

SL

14245638

14430802


15222101

15960702

16132616

16177533

DT

124811

130800

132097

137403

136564

135829

NS

233,5

238,1

227,8


247,6

243,5

248,0

SL

2914122

3114550,3

3009826

3401476,3

3325434,6

3368702,6

DT

17814

15979

17214

17075


17565

16519

NS

176,9

179,7

164,4

159,0

158,2

163,9

SL

315193

287096

283083

271533

277935


270882

DT

201860,6

201113,72

197559,88

194430,19

198861,2

200962,89

NS

127,3

136,4

135,3

140,7

148,4

142,9


SL

2570341

2744066,2

2673850,9

2735049,7

2950794,1

2872413,8

DT

237072

350741

265800

265628

271629

274147

NS


76,6

53,4

74,51

74,4

73,5

72,6

SL

1815930

1871888

1980771

1975917

1997131

1990328

Nguồn: FAOSTAT & FAO Statistics Division 2014 [12]
Về diện tích, trong các năm gần đây thì diện tích trồng bí ngô của Châu Á
có xu hướng tăng qua các năm, cao nhất là năm 2013 đạt 1.169.737 ha chiếm
65,21% diện tích trồng bí ngô trên Thế giới. Năm 2012 đạt 1.164.257ha chiếm

65,27% diện tích trồng bí ngô trên Thế giới. Châu Phi là Châu Lục đứng ở vị trí số
hai trên Thế giới sau Châu Á năm 2013 đạt 274.147 ha chiếm 15,36% , tuy nhiên
diện tích trồng bí ngô tại Châu Phi có tăng nhưng không nhiều. Diện tích trồng bí
ngô cũng khá lớn nhưng có xu hướng giảm dần năm 2008 là 237.072 ha tăng nhẹ
vào năm 2009 là 350.741 ha nhưng đến năm 2013 lại giảm đáng kể xuống còn


16

274.147ha. Ở Châu Âu cao nhất là năm 2011 với diện tích 137.403 ha chiếm
7,78% diện tích trồng bí ngô trên Thế giới nhưng đến năm 2013 giảm xuống còn
135.829 ha. Châu Đại Dương năm 2012 đạt 17565 ha chiếm 0.98%, Châu Đại
Dương là Châu lục trồng bí ngô ít nhất trên Thế giới, năm 2008 với diện tích
17814 ha nhưng cũng chỉ chiếm 1,09% của Thế giới.
Về năng suất, năng suất bí ngô trung bình của Châu Âu đạt cao nhất trong
các châu lục. Trong những năm trở lại đây thì năng suất bí ngô trung bình của
Châu Âu có xu hướng tăng năm 2013 có năng suất đạt 248,01tạ/ha bằng 180,6%
năng suất của toàn Thế giới. Châu Phi là châu lục có năng suất bí ngô trung bình
thấp nhất. Năng suất trung bình của Châu Phi năm 2013 là 72,60 tạ/ha chỉ bằng
52,86% năng suất trung bình của thế giới xu hướng tăng giảm thất thường, năm
2008 là 76,59 tạ/ha chiếm 55.78% năng suất trung bình của thế giới nhưng năm
2009 chỉ đạt 53,4 tạ/ha chiếm 38.86%. Châu Đại Dương là châu lục có năng suất
khá cao, chỉ sau Châu Âu. Năng suất trung bình cũng có sự biến động, tuy nhiên
vẫn cao hơn năng suất trung bình của thế giới. Tính đến năm 2008 thì năng suất
đạt cao nhất là 176,9 tạ/ha bằng 131.7% năng suất của thế giới. Châu Á cũng là
châu lục có năng suất trung bình cao hơn năng suất trung bình của thế giới. Xu
hướng biến động năng suất cũng có chiều hướng tăng, tuy nhiên tăng không
nhiều, năm 2008 năng suất trung bình đạt 137,1 tạ/ha, đến năm 2013 là 138,3
tạ/ha. Châu Mỹ cũng là châu lục có năng suất trung bình nhỏ hơn năng suất trung
bình của thế giới và có sự biến động. Năng suất năm 2012 cao nhất đạt 148,4

tạ/ha chiếm 107,53% năng suất trung bình của toàn thế giới. Về sản lượng, Châu
Á là châu lục có sản lượng bí ngô lớn nhất thế giới.
Sản lượng bí ngô của Châu Á chiếm hơn 50% sản lượng của toàn thế
giới và có xu hướng tăng đều qua các năm. Năm 2008 sản lượng bí ngô đạt
hơn 14245638 tấn chiếm khoảng 65,1% sản lượng của thê giới thì đến năm
2012 đạt hơn 16177533 tấn bằng 65,55% sản lượng toàn thế giới. Châu Đại
Dương là châu lục có sản lượng thấp nhất trong các châu lục. Do diện tích
trồng bí ít nên sản lượng bí ngô cũng chỉ chiến hơn 1% sản lượng của toàn thế giới.


17

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất bí đỏ của một số nƣớc trên thế giới
ĐVT: DT=ha; NS=tạ/ha; SL=tấn
Năm
Quốc gia

Trung Quốc

Chỉ tiêu
2008

2009

2010

2011

2012


2013

DT

327000

350000

361500

374500

380000

385000

NS

192,66

184,29

184,37

184,38

184,21

184,42


SL

Canada

Cuba

Ai Cập

Mexico

Mỹ

Newzealand

Ukraina

6300000 6450000 6665000 6905000

7000000 7100.000

DT

4649

4760

5248

5198


5136

5271

NS

149,08

169,76

148,62

173,29

187,70

155,29

SL

69307

80804

77998

90076

96403


81854

DT

73038

66644

56597

56788 52380,87

55865

NS

57,84

62,00

61,33

59,93

69,00

73,75

SL


422480

413191

347082

340328

361428

412028

DT

37316

34662

34889

35520

30906

29824

NS

174,69


180,28

188,67

178,37

181,07

182,18

SL

651859

624893

658234

633557

559606

543334

DT

30629

31383


32100

31206

34001

32996

NS

158,55

183,88

162,74

168,38

166,17

165,17

SL

485625

577067

522388


525445

564986

544988

DT

34720

35620

37600

37029

38445

37110

NS

226,66

210,52

210,82

219,92


232,87

214,73

SL

786980

749880

792700

814335

895256

796872

DT

8800

7843

8300

7510

7885


7255

NS

198,86

204,00

194,58

197,07

194,04

201,98

SL

175000

160000

161498

148000

153000

146537


DT

26000

25400

24800

27100

26000

26900

NS

205,15

220,43

208,43

231,33

226,08

227,06

SL


533400

559900

516900

626900

587800

610800

Nguồn: FAOSTAT &FAO Statistics Division 2015 [12]
Trong những quốc gia sản xuất bí ngô có năng suất cao phải kể đến


×