Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng chế phẩm sinh học NEB26 đến sinh trưởng và phát triển giống lúa Nông lâm 7 vụ Mùa 2014 tại trường Đại học Nông lâm – Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.94 KB, 78 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỒNG ĐẠI
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CHẾ PHẨM SINH HỌC NEB26 ĐẾN
SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA NÔNG LÂM 7 VỤ MÙA
NĂM 2014 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Hệ chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khóa

: 2011 – 2015

Thái Nguyên – năm 2015


ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN HỒNG ĐẠI
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CHẾ PHẨM SINH HỌC NEB26 ĐẾN
SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA NÔNG LÂM 7 VỤ MÙA
NĂM 2014 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Hệ chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khóa

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn

: TS. Phạm Văn Ngọc

Thái Nguyên – năm 2015



i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người
thân.Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.
Phạm Văn Ngọc – người đã tận tình hướng dẫn , giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành bài luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Cán bộ giáo viên
khoa Nông học - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài.Bên cạnh đó , tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân , bạn
bè những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài này .
Thái Nguyên , ngày 26 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Hồng Đại


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Một số đă ̣c trưng hiǹ h thái giố ng lúa Nông lâm 7 trong thí nghiệm
vụ Mùa 2014 ................................................................................... 30
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu nông học giống Nông 7 vụ Mùa 2014 ........................ 31
Bảng 4.3: Thời gian sinh trưởng và phát dục của giố ng Nông lâm

7 vụ Mùa


năm 2014 ......................................................................................... 34
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của liều lương NEB26 đến tốc độ tăng trưởng chiều cao
cây giố ng Nông lâm 7 vụ Mùa 2014 .............................................. 35
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của liều lượng NEB26 đến tốc độ đẻ nhánh giố ng Nông
lâm 7 vụ Mùa 2014 ......................................................................... 36
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của liều lượng NEB26 đến khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ
đẻ nhánh hữu hiệu ........................................................................... 37
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của liều lượng NEB26 đến mức độ biể u hiê ̣n sâu ha ̣i
giố ng Nông lâm 7 vụ Mùa 2014 ..................................................... 38
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của liều lượng NEB26 đến mức độ biểu hiện bệnh hại
giố ng Nông lâm 7 vụ Mùa 2014 ..................................................... 39
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của liều lượng NEB26 đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất giống Nông lâm 7 vụ Mùa 2014 ........................... 40
Bảng 4.10. Độ lớn lá đòng và một số đặc điểm bông lúa liên quan tới cấu
thành năng suất ............................................................................... 43
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế giống lúa Nông lâm 7 vụ Mùa 2014 ................. 45


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Diễn biế n thời tiế t ảnh hưởng đế n sinh trưởng và phát triể n giố ng
Nông lâm 7 ...................................................................................... 27
Hình 4.2: Mạ giống lúa Nông lâm 7 trước khi cấy ......................................... 28
Hình 4.3: Hình thái giống lúa Nông lâm 7 ở thời kỳ đẻ nhánh rộ .................. 30
Hình 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây giố ng Nông lâm

7 vụ Mùa


2014 ................................................................................................. 35
Hình 4.5: Ảnh hưởng liều lượng NEB 26 đến đô ̣ng thái ra lá đẻ nhánh giố ng
Nông lâm 7 vụ Mùa 2014 ............................................................... 37
Hình 4.6. Tổng quan ruộng thí nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học NEB26
trên giống lúa Nông lâm 7 giai đoạn chín vụ Mùa 2014 ................ 45


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT

CHÚ GIẢI

TẮT
CT
CV(%)
FAO
Ha
LSD0,5
NEB

Công thức
Hệ số biến động
Tổ chức Nông - Lương thế giới
Hecta
Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 0,5
Nutrient Enhancing Balancer


NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NSC

Ngày sau cấy

NSG

Ngày sau gieo

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

P1000

Khối lượng nghìn hạt

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


v

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
1.3. Yêu cầu ................................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................ 3
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 4
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam ...... 4
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới ........................ 4
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam ......................... 6
2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa ............................................................ 8
2.3.1. Nhu cầu về đạm của cây lúa ............................................................ 8
2.3.2. Nhu cầu về lân của cây lúa ............................................................... 9
2.3.3. Nhu cầu về kali của cây lúa............................................................ 10
2.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm sinh học NEB26 ............. 11
PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....13
3.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................ 13
3.2. Vật liệu thí nghiệm ............................................................................... 13
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 13
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 13
3.4.1. Công thức thí nghiệm: có 3 công thức, trên nền phân bón lót 2 tấn
phân NTT/ha: ........................................................................................... 13
3.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm: ....................................................... 14


vi

3.4.3. Quy trình kỹ thuật chăm sóc ......................................................... 15
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi mức độ ảnh hưởng của chế phẩm

sinh học NEB26 trên giống lúa Nông lâm 7 ................................................ 17
3.5.1 Các chỉ tiêu đặc trưng hình thái ...................................................... 18
3.5.2. Các chỉ tiêu nông học, sinh lý ........................................................ 20
3.5.3. Tính chống chịu sâu, bệnh ............................................................. 22
3.5.4. Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .............. 24
3.6. Phương pháp xử lý và thống kê số liệu ................................................ 25
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 26
4.1. Kết quả nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của liều lượng NEB26 đến khả
năng sinh trưởng, phát triển giống Nông lâm 7 vụ Muà năm 2014 ............ 26
4.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng NEB26 đến động thái ra
lá đẻ nhánh giống Nông lâm 7 ................................................................. 28
4.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng NEB26 đến một số đặc
điểm nông sinh học giống lúa Nông lâm 7 vụ Mùa 2014 ...................... 31
4.1.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng NEB26 đến thời
gian sinh trưởng và phát dục của giống lúa Nông lâm 7 ......................... 33
4.1.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng NEB26 đến động thái và
tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giống Nông lâm 7 ............................... 34
4.1.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng NEB26 đến động thái và
tốc độ ra lá, đẻ nhánh giống Nông lâm 7 vụ Mùa 2014 ........................... 36
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng NEB26 đến mức độ biểu
hiện sâu bệnh giống Nông lâm 7 vụ Mùa 2014 ........................................... 38
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng NEB26 đến năng suất, các
yếu tố cấu thành năng suất và hiệu quả kinh tế giống Nông lâm 7 ở vụ Mùa
2014.............................................................................................................. 40


vii

4.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng NEB26 đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất ................................................................. 40

4.3.2. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm sinh học NEB26 trên giống
lúa Nông lâm 7 vụ Mùa 2014 ................................................................... 45
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 47
5.1. Kết luận ................................................................................................ 47
5.2. Đề nghị ................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực lâu đời, phổ biến nhất trên thế
giới. Cây lúa gắn liền với sự phát triển của loài người, xã hội phát triển, đời
sống của người dân ngày càng được nâng cao, chất lượng ăn uống được cải
thiện đáng kể nhất là khu vực thành thị, nhu cầu chất lượng thực phẩm
đang được đặt lên hàng đầu.
Việt Nam là nước nông nghiệp gắn liền với nền văn minh lúa nước. Mặc
dù là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo xong giá thành cạnh
tranh thấp chưa mang lại hiệu quả cao cho người nông dân. Điều đó càng đòi
hỏi phải nâng cao sản lượng và chất lượng lúa. Theo thống kê của FAO năm
2010, tổng diện tích lúa trên thế giới hiện nay gần 154 triệu ha, tổng sản
lượng lúa gạo đạt trên 615 triệu tấn, cung cấp lương thực cho cả thế giới. Tuy
nhiên, cùng với cuộc chạy đua nâng cao năng suất cây trồng con người đã lạm
dụng rất nhiều loại phân hóa học. Việc bón phân mất cân đối làm ảnh hưởng
không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp bền vững, làm kiệt quệ nguồn dinh
dưỡng trong đất, ô nhiễm môi trường sinh thái.
Bên cạnh đó giá thành phân bón bị leo thang, nhập khẩu nguyên liệu chế biến
phân hóa học cao cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất của

người nông dân. Chính vì lẽ đó, để cải thiện tình hình nêu trên nên người ta
đã nghiên cứu ra một loại chế phẩm sinh học mang tên NEB26.
Chế phẩm sinh học NEB26 là loại siêu phân bón thế hệ mới do công ty
AGMOR, Hoa Kỳ sản xuất. NEB26 là loại phân bón hữu cơ có tác dụng tạo
điều kiện phát triển các vi sinh vật có lợi trong đất, cây trồng sử dụng được
nhiều dinh dưỡng hơn, tăng cường phát triển bộ rễ, tăng sức đề kháng, giúp
cây trồng chống chịu sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản, tiết


2

kiệm phân bón, giảm được lượng đạm Urê, bớt chi phí đầu tư. Ngoài ra,
NEB26 còn thân thiện với môi trường và thân thiện với sản phẩm mà vẫn cho
năng suất tốt.
Để kiểm chứng được những vấn đề nêu trên về NEB26, tôi đã thực hiện
đề tài:“ Nghiên cứu ảnh hưởng chế phẩm sinh học NEB26 đến sinh trưởng
và phát triển giống lúa Nông lâm 7 vụ Mùa 2014 tại Trường Đại học Nông
lâm – Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định liều lượng NEB26 thích hợp cho sinh trưởng và phát triển
giống lúa Nông Lâm 7 vụ Mùa 2014 tại Trường Đại học Nông lâm.
1.3. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm sinh học NEB26 đến sinh trưởng,
phát triển giống Nông lâm 7.
- Đánh giá ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học NEB26 đến mức độ
biểu hiện sâu bệnh trên giống Nông lâm 7.
- Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm sinh học NEB26 đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất giống Nông lâm 7.
1.4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Tìm ra các công thức sử dụng NEB26 thích hợp với sinh trưởng và phát triển

giống Nông lâm 7 để thu được hiệu quả kinh tế cao nhất trong trồng trọt mà
không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Một trong những tác nhân quan trọng làm tăng năng suất lúa là yếu tố phân
bón. Những giống lúa mới năng suất cao yêu cầu nhiều dinh dưỡng đặc biệt là
đạm, vì đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất. Từ trước tới nay có rất
nhiều nghiên cứu về bón phân cho lúa và các nghiên cứu này đều khẳng định
là hiệu quả sử dụng phân đạm đối với lúa nước không cao, thông thường hiệu
quả sử dụng phân đạm chỉ đạt xấp xỉ 40%. Nguyên nhân của hiệu quả sử dụng
phân bón thấp là do đạm trong đất lúa bị mất đi qua các con đường sau: Do
bốc hơi dưới dạng NH3, do rửa trôi bề mặt khi nước tràn bờ, do rửa trôi theo
chiều sâu nhất là dạng nitrat (NO3-), bay hơi dưới dạng N2 do hiện tượng phản
nitrat hoá . Do vậy , cần có một biện pháp bón phân hợp lý nhằ m làm giảm
đáng kể lượng đạm bị mất đi, phù hợp với điều kiện kinh tế và canh tác của
nông dân. Bón phân Urê kết hợp chế phẩm NEB26 được coi là một trong
những phương pháp bón phân mang lại hiệu quả sử dụng phân bón cao do hạn
chế thất thoát đạm trong canh tác lúa. Phương pháp này đã được nhiều tổ
chức quốc tế đề nghị áp dụng trên diện rộng ở các nước đang pháp triển trồng
lúa. Một tiến bộ nữa đã và đang được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển
trên thế giới là sử dụng chế phẩm NEB26, đây là chế phẩm được trộn trực tiếp
với đạm trước khi bón cho lúa, chất này có tác dụng điều chỉnh phản ứng thủy
phân urê sau khi bón vào đất thông qua việc tác động đến enzim urease. Kết
hợp hai phương pháp trên tiết kiệm đáng kể lượng đạm bị thất thoát trong

canh tác.
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu
sau này nhằ m góp phần mở rộng phạm vi sử dụng chế phẩm tiết kiệm đạm

.


4

Đặc biệt là việc tìm ra các công thức sử dụng chế phẩm siêu phân bón NEB26
kết hợp phân đạm để tiết kiệm chi phí đầu tư , tăng năng suất cây trồng và giữ
được cân bằ ng sinh thái của ruộng lúa.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, phân NEB26 đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trong
cả nước và đang là phương pháp bón phân mới được nhiều nông dân chấp
nhận do những tác dụng mà phương pháp này mang lại như: làm tăng năng
suất lúa, giảm chi phí phân bón, hạn chế chi phí bảo vệ thực vật... Nhìn chung
ở những vùng mưa tập trung, đất dốc, điều kiện kinh tế nông hộ còn khó khăn
và nhất là khi giá phân bón lên cao thì nông dân đều mong muốn được áp
dụng các biện pháp làm giảm lượng phân bón. Nhiều vùng xung quanh những
thành phố lớn cũng mong muốn áp dụng phương pháp nà y vì sẽ hạn chế được
hàm lượng đạm dư thừa trong nông sản . Trên thế giới cũng như nước ta hiện
nay bên cạnh việc áp dụng các phương pháp bón phân tiết kiệm đạm thì một
vấn đề cũng đang chú ý tới đó là sử dụng các chế phẩm hữu cơ để tiết kiệm
lượng đạm bón. Việc sử dụng chế phẩm tiết kiệm đạm làm áo urê đã được
một số nước như Mỹ, Trung Quốc, Philippines, Romani, Bangladesh… sử
dụng và mang lại kết quả rất khả quan do việc hạn chế thêm được 25% lượng
đạm thất thoát do biến thành amoniac bay vào không khí. Trong những năm
gần đây giá cả phân đạm ngày càng tăng cao nên việc sử dụng chế phẩm tiết
kiệm đạm là một giải pháp để hạn chế sử dụng đạm, qua đó có thể nâng cao

hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
Lúa là một trong ba cây lương thực quan trọng trên thế giới, là cây có giá trị
dinh dưỡng cao. Trên thế giới hiện nay có hơn 100 nước trồng lúa , diện tích
lúa gạo tương đối lớn đứng thứ hai sau lúa mì. Trong đó Châu Á là châu lục


5

đứng đầu thế giới về diện tích cũng như sản lượng, tiếp theo là Châu Phi, Bắc
Mỹ đến Nam Mỹ.
Theo thống kê của tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp
Quốc (FAO) thì từ trong vòng 30 năm 1970 – 2000 diện tích trồng lúa tăng từ
134.390 nghìn ha lên 154.377,1 nghìn ha. Tổng sản lượng lương thực tăng từ
308,767 triệu tấn lên 598,98 triệu tấn.
Nhìn tổng quan về diện tích, năng suất và sản lượngdựa vào thống kê của
FAO (2013) thì diện tích canh tác lúa toàn thế giới năm 2013 là 166,08 triệu
ha, năng suất bình quân 4,48 tấn/ha, sản lượng 745,17 triệu tấn. Trong đó,
diện tích lúa của Châu Á là 146,18 triệu ha chiếm 88,01 % tổng diện tích lúa
thế giới.Tốc đọ tăng năng suất, diện tích và sản lượng lúa của các nước trong
khu vực Châu Á đã góp phần đảm bảo lương thực, thực phẩm, cung cấp cho
toàn cầu một cách tích cực và có vai trò quan trọng. Như vậy, Châu Á có thể
coi là nguồn cung cấp lương thực cho toàn cầu. Tiếp theo là Châu Phi 10,90
triệu ha (6,56 %), Châu Mỹ 6,53 triệu ha (3,93 %), Châu Âu 2,34 triệu ha
(1,40 %), còn lại diện tích và sản lượng lúa ở Châu Đại Dương chiếm tỷ trọng
không đáng kể. Những nước có diện tích lúa lớn nhất là Ấn Độ 43,50 triệu ha;
Trung Quốc 30,22 triệu ha; Indonesia 13,83 triệu ha; Thái Lan 12,37 triệu ha;
Bangladesh 11,77 triệu ha và Việt nam 7,89 triệu ha.
Mỹ và Trung Quốc là hai nước có năng suất lúa dẫn đầu thế giới với số

liệu thống kê của FAO năm 2013 là 8,62 và 6,72 tấn/ha. Việt Nam có năng
suất lúa 5,58 tấn/ha cao hơn năng suất bình quân của thế giới là 4,48 tấn/ha
nhưng chỉ đạt 64,73 % so với năng suất lúa bình quân của Mỹ.
Những nước có sản lượng lúa nhiều nhất thế giới năm 2013 là Trung
Quốc 203,29 triệu tấn; Ấn Độ 159,20 triệu tấn; Indonesia 71,28 triệu tấn;
Bangladesh 51,50 triệu tấn; Việt Nam 44,07 triệu tấn; Thái Lan 38,78 triệu
tấn và Myanmar 28,00 triệu tấn.


6

Theo số liệu thống kê của FAO về thương mại gạo thế giới năm2013 duy
trì ở mức 37,5 triệu tấn.Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)
Năm nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới năm 2013 là Ấn Độ 9,61 triệu tấn,
Thái lan 6,79 triệu tấn, Việt Nam 6,74 triệu tấn, Pakistan 3,41 triệu tấn, Mỹ
3,37 triệu tấn. Sở dĩ đạt được những thành tựu ngày một phát triển như vậy là
do áp dụng được các tiến bộ về khoa học kỹ thuật như: đầu tư phân bón, sử
dụng giống lúa mới có năng suất cao và phẩm chất tốt, xây dựng cơ sở vật
chất, hoàn chỉnh về biện pháp kỹ thuật.
Theo dự đoán về sự phát triển dân số đến năm 2050 là khoảng 8,909 tỷ
người với tỷ lệ tăng hằng năm là 0,4%. Với tốc độ tăng dân số nhanh chóng ,
diện tích đất trồng trọt ngày càng bị thu hẹp thì vấn đề an ninh lương thực
vẫn luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với nhiều quốc gia trên thế
giới. Do vậy cần phải áp dụng triệt để các biện pháp khoa học kỹ thuật
nhằm tăng năng suất, chất lượng lương thực, đáp ứng tốt các nhu cầu ngày
càng cao của con người.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới nên rất
thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, trong đó đặc biệt là
cây lúa. Từ lâu cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu và có ý nghĩa

đáng kể trong nền kinh tế xã hội của đất nước. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ
độ bắc bán cầu, đã hình thành những vùng đồng bằng châu thổ trồng lúa phì
nhiêu, trong đó có Đồng bằng châu thổ sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long là hai vựa lúa lớn nhất của nước ta đã cung cấp nguồn lương thực chủ
yếu nuôi sống cả mấy chục triệu con người trên cả nước cũng như đóng góp
vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới.
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa của hai đồng bằng Bắc Bộ và Nam
Bộ là 1,8 triệu ha và 2,7 triệu ha với sản lượng tương ứng là 2,4 triệu tấn và


7

3,0 triệu tấn, năng suất bình quân là 13 tạ/ha. Khoảng hai thập kỉ sau, vào
những năm 60 miền Bắc có phong trào phấn đấu dành 5 tấn/ha/năm, cho đến
năm 1974 đã hoàn thành được mục tiêu này. Năng suất lúa bình quân đạt 51,4
tạ/ha/năm (Nguyễn Đình Giao và cộng sự, 2001) [5]. Sau năm 1975 đất nước
ta hoàn toàn thống nhất, sản lượng lúa ở nước ta đã có những bước phát triển
đáng kể, đã đưa nước ta từ một nước nhập khẩu khoảng 0,8 triệu tấn trở thành
một nước tự túc lương thực cho 70 triệu dân, ngoài ra cũng có một phần dành
cho xuất khẩu (Nguyễn Đình Giao và cộng sự, 2001) [5].
Năm 1987 sau đổi mới, diện tích đất trồng lúa của nước ta chỉ là 5,60
triệu ha. Sau 20 năm Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO năm 2007
diện tích đất trồng lúa là 7,30 triệu ha và không ngừng mở rộng diện tích, đến
năm 2013 diện tích đất trồng lúa của nước ta đã là 7,89 triệu ha, tăng thêm
2,29 triệu ha so với năm 1987. Trong 20 năm qua (1987 – 2007) năng suất từ
2,69 tấn/ha năm 1987 tăng lên 4,89 tấn/ha năm 2007 và tăng không ngừng
lên 5,63 tấn/ha năm 2012, đến năm 2013 có giảm xuống còn 5,58 tấn/ha.
Nhưng qua hơn 20 năm năng suất lúa của Việt Nam đã tăng lên đáng kể và là
1 trong những nước trên thế giới có năng suất lúa cao nhất.
Năng suất và sản lượng lúa tăng có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể

đến những thay đổi về cơ chế chính sách mới trong nông nghiệp nông thôn,
sau đó là những thay đổi trong lỹ thuật trồng lúa. Nhờ có sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước, với chủ trương của Bộ NN & PTNT, tình hình sản xuất
lúa của nước ta trong mấy chục năm gần đây đã có sự tăng trưởng. Những
thành tựu đó cũng là kết quả của việc tạo chọn các giống lúa mới năng suất
cao, ngắn ngày, kháng sâu bệnh, chất lượng tốt và áp dụng các biện pháp
thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với vùng sinh thái.
Để đẩy mạnh phát triển diện tích trồng lúa cần phải có nhiều giống lúa
cho năng suất và chất lượng tốt. Các giống lúa lai đã góp phần đáng kể trong


8

việc tăng năng suất và tổng sản lượng cây trồng.Ngoài ra, để phát huy hết
tiềm năng của giống thì người trồng trọt phải có các biện pháp kỹ thuật nhất
định, đặc biệt là kỹ thuật thâm canh và tăng diện tích đất trồng trồng trọt bằng
cách tăng hệ số sử dụng đất hoặc tăng vụ,…
2.3. Nhu cầu dinh dƣỡng của cây lúa
Các nghiên cứu nước ngoài ở vùng ôn đới (đã sử dụng đồng vị đánh dấu)
cho thấy hệ số sử dụng chất dinh dưỡng của phân bón đối với đạm là 50 55%; lân là 40 - 45%; kali là 50 - 60% (Xmirnốp, 1984)[18], còn ở Việt Nam
hệ số này thấp hơn, ví dụ đối với lúa thì đạm là 40%; lân là 22% và kali là
45%. Như vậy, có hơn 50% lượng đạm, 50% lượng kali và gần 80% lượng
lân tồn dư ở trong đất tiếp tục biến đổi và trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm
môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. Sự biến đổi của phân đạm
khi bón vào đất theo các hướng chính kết hợp với tuần hoàn của nó sẽ giải
thích bản chất gây ô nhiễm của việc bón phân đạm không hợp lý.
2.3.1. Nhu cầu về đạm của cây lúa
Lúa là cây trồng rất mẫn cảm với việc bón đạm. Nếu giai đoạn đẻ nhánh
mà thiếu đạm sẽ làm năng suất lúa giảm do đẻ nhánh ít, dẫn đến số bông ít.
Nếu bón không đủ đạm cây lúa sinh trưởng chậm, thấp cây, đẻ nhánh kém,

phiến lá nhỏ, lá sớm chuyển thành màu vàng, đòng nhỏ, từ đó làm cho năng
suất giảm. Nếu bón thừa đạm lại làm cho cây lúa có lá to, dài, phiến lá mỏng,
dễ bị sâu bệnh, dễ lốp đổ, đẻ nhánh vô hiệu nhiều; ngoài ra chiều cao cây phát
triển mạnh, trỗ muộn, năng suất giảm. Theo Bùi Huy Đáp năm 1980,đạm là
yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lúa, cây có đủ đạm thì các yếu tố
khác mới phát huy hết được tác dụng [3]. Và Lê Văn Tiềm năm 1986 thì khi
cây lúa được bón đủ đạm nhu cầu tất cả các chất dinh dưỡng khác như lân và
kali đều tăng [12].


9

Theo kết quả nghiên cứu của Mitsui, 1973,[17] về ảnh hưởng của đạm đến
hoạt động sinh lý của lúa như sau: sau khi tăng lượng đạm thì cường độ quang
hợp, cường độ hô hấp và hàm lượng diệp lục của cây lúa tăng lên, nhịp độ
quang hợp, hô hấp không khác nhau nhiều nhưng cường độ quang hợp tăng
mạnh hơn cường độ hô hấp gấp 10 lần cho nên vai trò của đạm làm tăng tích
luỹ chất khô. Hiệu suất phân đạm đối với lúa. Theo Iruka (1963) cho thấy:
Nếu bón đạm với liều lượng cao thì hiệu suất cao nhất là bón vào lúa đẻ
nhánh và sau đó giảm dần. Với liều lượng bón đạm thấp thì bón vào lúc lúa đẻ
và trước trỗ 10 ngày có hiệu quả cao [14].
Còn Nguyễn Như Hà năm 2006 cũng cho rằng: đạm có vai trò quan trọng
trong việc phát triển bộ rễ, thân, lá, chiều cao và đẻ nhánh của cây lúa. Việc
cung cấp đạm đủ và đúng lúc làm cho lúa vừa đẻ nhánh nhanh lại tập trung,
tạo được nhiều dảnh hữu hiệu, là yếu tố cấu thành năng suất có vai trò quan
trọng nhất đối với năng suất lúa. Đạm còn có vai trò quan trọng trong việc
hình thành đòng và các yếu tố cấu thành năng suất khác: số hạt trên bông,
trọng lượng 1000 hạt và tỷ lệ hạt chắc. Đạm còn làm tăng hàm lượng protein
trong gạo nên làm tăng chất lượng gạo. Lượng đạm cần thiết để tạo ra 1 tấn
thóc từ 17 đến 25 kgN, trung bình cần 22,2 kgN. Ở các mức năng suất cao,

lượng đạm cần thiết để tạo ra một tấn thóc càng cao [6].
2.3.2. Nhu cầu về lân của cây lúa
Theo Kobayshi, Nguyễn Tử Siêm, Mai Văn Quyền, và Nguyễn Như Hà
thì khi thiếu lân lá cây có màu xanh đậm, phiến lá nhỏ, hẹp, mềm, yếu, mép lá
có màu vàng, thân mềm, dễ đổ. Thiếu lân ở thời kỳ đẻ nhánh làm cho lúa đẻ
nhánh ít, tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp, thời kỳ trỗ và chín kéo dài nên hạt lép
nhiều hơn, chất lượng dinh dưỡng hạt thấp, bông nhỏ và năng suất không cao.
Lân đối với lúa là một yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình sinh
trưởng, phát triển ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng một cách rõ
rệt[6,10,11,14].


10

Theo Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Ngọc Nông, Võ Đình Quang trong các
năm từ 1992 đến 1999 cho rằng: lân là thành phần chủ yếu của acid nucleic,
là chất chủ yếu của nhân tế bào, trong vật chất khô của cây có chứa hàm
lượng lân từ 0,1 - 0,5%. Lân có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành diệp
lục, protit và sự di chuyển tinh bột. Cây lúa hút lân mạnh hơn so với các loại
cây trồng cạn. Cùng với đạm, lân xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng số
nhánh đẻ, đồng thời cũng làm cho lúa trỗ và chín sớm hơn [2,8,9].
Lân có vai trò quan trọng trong thời gian sinh trưởng đầu của cây lúa, xúc
tiến sự phát triển của bộ rễ và số dảnh lúa, ảnh hưởng tới tốc độ đẻ nhánh của
cây lúa. Lân còn làm cho lúa trỗ bông đều, chín sớm hơn, tăng năng suất và
phẩm chất hạt. Để tạo ra 1 tấn thóc, cây lúa cần hút khoảng 7,1kg P 2O5, trong
đó tích lũy chủ yếu vào hạt. Cây lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh
và thời kỳ làm đòng, nhưng xét về cường độ thì cây lúa hút lân mạnh nhất vào
thời kỳ đẻ nhánh.
2.3.3. Nhu cầu về kali của cây lúa
Theo Nguyễn Như Hà năm 2006 kali có ảnh hưởng rõ đến sự phân chia

tế bào và phát triển của bộ rễ lúa trong điều kiện ngập nước nên có ảnh hưởng
rõ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Kali có ảnh hưởng lớn đến
quá trình quang hợp, tổng hợp các chất gluxit, ngoài ra còn tham gia vào quá
trình tổng hợp protein ở trong cây lúa, nhất là trong điều kiện ánh sáng yếu.
Ngoài ra còn ảnh hưởng tới các yếu tố cấu thành năng suất như: số hạt, tỷ lệ
hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt. Vì vậy, kali là yếu tố dinh dưỡng có ảnh
hưởng rõ tới năng suất và chất lượng lúa. Kali còn thúc đẩy hình thành lignin,
xelulo làm cho cây cứng cáp hơn, chống đổ và chống chịu sâu bệnh tốt hơn.
Cây lúa thiếu kali ít ảnh hưởng đến đẻ nhánh nhưng làm cây lúa thấp, phiến lá
hẹp, mềm yếu và rũ xuống, hàm lượng diệp lục thấp, màu xanh tối. Khi thiếu
kali, mặt phiến lá của những lá phía dưới có những đốm màu nâu đỏ, lá khô


11

dần từ dưới lên trên. Lúa thiếu kali dễ bị lốp đổ, sâu bệnh dễ tấn công (nhất là
khi được cung cấp nhiều đạm), số hạt ít, nhiều hạt xanh, hạt lép và hạt bạc
bụng, phẩm chất gạo giảm. Để tạo ra 1 tấn thóc trung bình cây lúa hút 31,6 kg
K2O, trong đó chủ yếu tích luỹ trong rơm rạ 28,4 kg [6].
2.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm sinh học NEB26
Phân NEB26 là một loại sản phẩm phân bón mới được đưa vào địa bàn, đang
từng bước khẳng định hiệu quả cao trong việc tăng năng suất cây trồng, giảm
chi phí đầu vào, giúp tăng cường và điều hoà dinh dưỡng cho cây trồng. Đó là
phân bón NEB26, được sản xuất bởi công ty AGMOR của Hoa Kỳ. Sản phẩm
được Viện Nông hoá thổ nhưỡng Bộ Nông Nghiệp khảo nghiệm và xây dựng
mô hình thí điểm thành công tại các tỉnh phía Bắc. Sau khi xây dựng các mô
hình sử dụng siêu phân bón NEB26 trên các loại cây trồng ở các tỉnh Hải
Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình... Cục trồng
trọt, Bộ NN và PTNT đã chọn phân bón NEB26 là sản phẩm để thực hiện
"Giải pháp tăng hiệu suất sử dụng phân bón, giảm chi phí và tăng hiệu quả

sản xuất" giúp bà con nông dân tiếp cận công nghệ khoa học tiên tiến trên thế
giới vào sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp. Việc sử dụng
phân bón vô cơ như đạm, kali, hoá chất bảo vệ thực vật và tốc độ thâm canh
cao của nông dân trong sản xuất nông nghiệp hiện nay kéo theo hàm lượng
phân bón và thuốc trừ sâu "thải" vào môi trường sinh thái ngày càng tăng cao.
Thói quen này không những gây tốn kém, tăng chi phí sản xuất mà còn có
nguy cơ làm suy thoái môi trường và giảm chất lượng của sản phẩm nông
nghiệp. Phân bón NEB26 là sản phẩm ở dạng chất lỏng, phương pháp sử dụng
chính là trộn với đạm urê bón hoặc hoà với nước để cung cấp cho cây. Thông
thường, lượng đạm được cung cấp, cây trồng có thể hấp thụ được 30 - 40%,
lượng còn lại theo nguồn nước ngấm xuống đất hoặc khi ở nhiệt độ cao bốc
hơi theo không khí. Với việc gián tiếp kích thích vi sinh vật đất làm tăng giải


12

chất hữu cơ thành chất dinh dưỡng dễ hấp thụ cung cấp cho cây trồng, NEB26
đã góp phần tích cực vào chuyển hoá 100% lượng đạm cung cấp cho cây
trồng. Nhờ đó khi sử dụng NEB26 bà con nông dân tiết kiệm được 50% lượng
đạm trên đơn vị diện tích. Đặc biệt, phân bón NEB26 không độc hại với sức
khoẻ con người NEB26 thực chất không phải là sản phẩm kích thích sinh
trưởng, chúng chỉ có tác dụng giúp cây trồng sử dụng tối đa chất dinh dưỡng
mà nông dân bón (vì thông thường trong quá trình bón phân có sự hao hụt rất
nhiều, cây trồng chỉ hấp thụ được khoảng 50%). Hơn nữa loại sản phẩm này
sử dụng đơn giản, chỉ cần trộn một liều lượng nhất định với phân đạm rồi bón
cho cây trồng, không tốn thêm công sức cũng như ngày công lao động của
nông dân.
Hướng tới nền sản xuất sạch, bền vững là mục tiêu trong sản xuất nông
nghiệp trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng phân bón
NEB26 vào thâm canh để tạo ra cây khoẻ, kháng sâu bệnh, giảm số lần phun

thuốc hoá học cho cây trồng là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường.


13

PHẦN 3
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: vụ Mùa năm 2014 (bắt đầu từ cuối tháng 6 đến trung tuần
tháng 10 năm 2014).
- Địa điểm: Trường ĐHNL Thái Nguyên.
- Đất thí ngiệm: Ruộng thí nghiệm được bố trí trên đất bằng chủ động
tưới tiêu, đất vàng, là loại đất cấy 2 vụ lúa/năm thuộc khoa Nông học, Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.2. Vật liệu thí nghiệm
Giống lúa Nông lâm 7, phân NTT, đạm Hà Bắc, Supe lân, kali, chế
phẩm sinh học NEB26. Chế phẩm sinh học NEB26, được sản xuất bởi công ty
AGMOR của Hoa Kỳ. Sản phẩm được Viện Nông hoá thổ nhưỡng Bộ Nông
Nghiệp khảo nghiệm và xây dựng mô hình thí điểm thành công tại các tỉnh
phía Bắc.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng NEB26 đến khả năng sinh trưởng,
phát triển giống Nông lâm 7.
- Đánh giá ảnh hưởng của các liều lượng NEB26 đến mức độ biểu hiện
sâu bệnh giống Nông lâm 7.
- Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng NEB26 đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất giống Nông lâm 7 và hiệu quả kinh tế khi sửn dụng NEB26
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Công thức thí nghiệm:có 3 công thức, trên nền phân bón lót 2 tấn phân
NTT/ha:

+ Công thức 1 (Ne1): bón (40N + NEB26) + 80P2O5 + 85K2O


14

Tức là công thức 1 cần phải bón 86,96 kg đạm + 608,7 ml NEB26 trên
diện tích 1ha.
+ Công thức 2 (Ne2): bón (50N + NEC26) + 80P2O5 + 85K2O
Công thức 2 cần phải bón 108,7 kg đạm + 760,9 ml NEB26 trên diện
tích 1ha.
+ Công thức 3: bón 100N + 80P2O5 + 85K2O
- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân NTT + toàn bộ phân lân. Phân đạm
và kali bón theo thời điểm và nhóm giống như bảng :

Thời điểm

Tỷ lệ lƣợng phân bón (%)
N

K2O

Bón lót trước khi cấy

50

30

Thúc 1 khi lúa bén rễ hồi xanh

30


40

Thúc 2 trước trỗ 20-25 ngày

20

30

3.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm:
- Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiễn hoàn
toàn (RCBD) gồm 3 công thức và 3 lần nhắc lại ( 3 x 3 = 9 ô thí nghiệm)
- Diện tích mỗi ô thí ngiệm là : 20m2 = 4 x 5m
- Khoảng cách giữa mỗi ô thí nghiệm là 0,4 m
- Diện tích thí nghiệm : 180m2
- Xung quanh khu thí nghiệm có hàng lúa bảo vệ
- Tổng diện tích thí nghiệm cả bảo vệ: 656,03 m2


15

Sơ đồ bố trí thí ngiệm

Đ/C

Ne2

Ne1

Nhắc lại 1


Ne1

Đ/C

Ne2

Nhắc lại 2

Ne2

Đ/C

Ne1

Nhắc lại 3

3.4.3. Quy trình kỹ thuật chăm sóc
3.4.3.1. Ngâm, ủ và làm mạ
Ngâm, ủ, xử lý hạt giống: Hạt giống được phơi dưới nắng nhẹ 6 - 8 giờ
để xúc tiến sự hút nước của hạt và hoạt động của các men nhằm tăng khả
năng nảy mầm. Lọc hạt giống để loại bỏ lép lửng, xử lý tiêu độc ngâm hạt
trong nước nóng 540C trong 10 phút. Hạt giống sau khi xử lý thì đem ngâm ủ.
Ngâm trong nước sạch 2 ngày đêm ( 48 giờ). Ngâm hạt 24 - 30 giờ, thường
xuyên thay nước rửa chua ( 6 - 8 giờ/1 lần) sau đó đãi thật sạch kết hợp loại
bỏ hạt lép lửng một lần nữa để ráo nước rồi mang đi ủ. Ủ hạt trong bao nơi
kín gió, phía trên có thể phủ bao hoặc rơm rạ. Kiểm tra thấy mầm dài 1/3 hạt
lúa, rễ dài bằng hạt lúa thì đem gieo.
Mạ được gieo trên khay với giá thể 2kg (than bùn + phân NTT)
Chăm sóc mạ gieo: Mạ sau gieo được che phủ bạt kín 12 tiếng, vận

chuyển mạ khay đặt trên nền ruộng được trang phẳng có mực nước thích hợp,
thuận tiện cho việc tưới tiêu mạ và cấy sau này.
Tiêu chuẩn mạ tốt: Cứng cây, khỏe, tỷ lệ bẹ / lá cao, đanh dảnh, rễ tốt,
không bị nhiễm các loại sâu bệnh.


16

3.4.3.2. Làm đất
Đất ở ruộng thí nghiệm được cày, bừa kỹ, sạch cỏ dại, ruộng cần nhão
bùn và có mực nước nông tùy theo chiều cao cây mạ.
3.4.3.3. Thời vụ gieo cấy và phương pháp gieo trồng
- Thời vụ: Vụ mùa năm 204
- Ngày gieo mạ : 1/7/2014
- Ngày cấy : 12/7/2014
- Mật độ cấy : Cấy 2 dảnh, khoảng cách cây x hàng là 20 x 20 cm; mật
độ 25 khóm/ m2
- Tuổi mạ cấy: 2,5 lá
3.4.3.4. Biện pháp chăm sóc
- Dặm tỉa cây chết sau cấy 7 – 10 ngày để bảo đảm mật độ.
* Lượng phân và phương pháp bón ( Cho khu thí nghiệm 656,03 m2)
- Bón lót: Ngay khi cấy bón lót toàn bộ 130 kg phân NTT +25,5 kg lân,
còn phân đạm và kali bón theo thời điểm và nhóm giống, trong đó:
+ Ne1: Bón lót (0,4 kg đạm + 2,8 ml NEB26; 0,7 kg kali)/ ô x 3 = 1,2 kg
đạm + 8,4 ml NEB26; 2,1 kg kali
+ Ne2: bón lót (0,5 kg đạm + 3,5 ml NEB26; 0,7 kg kali)/ ô x 3 = 1,5 kg
đạm + 10,5 ml NEB26; 2,1 kg kali
+ Đ/C : Bón lót (1kg đạm + 0,7 kg kali)/ ô x 3 = 3 kg đạm + 2,1 kg kali
Lưu ý: trước khi bón phân ta cần trộn đạm ure và NEB26 theo đúng tỷ lệ,
từ đó ta sẽ tính được số lượng đạm cần bón tương ứng. Cách trộn: cứ 1kg đạm

ure + 7ml NEB26 = 2kg đạm, sau đó ta trộn đều hỗn hợp đến khi thu được
đạm có màu xanh nước biển.
- Bón thúc lần 1 : khi lúa bén rễ hồi xanh, sau cấy 7 - 12 ngày bón
+ Ne1: Bón (0,12 kg đạm + 0,84 ml NEB26; 0,28 kg kali)/ ô x 3 = 0,36
kg đạm + 2,52 ml NEB26; 0,84 kg kali
+ Ne2: bón (0,15 kg đạm + 1,05 ml NEB26; 0,28 kg kali)/ ô x 3 = 0,45
kg đạm + 3,15 ml NEB26; 0,84 kg kali


×