Tải bản đầy đủ (.pdf) (322 trang)

Nghiên cứu xử lý bùn thải ao nuôi tôm thâm canh thành phân hữu cơ tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.45 MB, 322 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN VĂN MẠNH

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BÙN THẢI
AO NUÔI TÔM THÂM CANH THÀNH PHÂN
HỮU CƠ TẠI HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU

LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP TIẾN SĨ
NGÀNH MÔI TRƢỜNG ĐẤT VÀ NƢỚC

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PGs. Ts. BÙI THỊ NGA
Ts. CAO VĂN PHỤNG

Cần Thơ - 2016


LỜI CẢM TẠ

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Phòng Quản Lý Khoa Học và
Khoa Sau Đại Học Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi
được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ trong những năm qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với người hướng dẫn PGs. Ts. Bùi Thị
Nga và Ts. Cao Văn Phụng đã dìu dắt, động viên, giúp đỡ và cho tôi những lời
khuyên quý báu trong suốt thời gian học tập cũng như khi thực hiện nghiên cứu
và viết luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy, Cô đã giảng dạy, hướng dẫn
tôi học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua.


Sau cùng, xin ghi nhớ sự chia sẻ, động viên của gia đình và bạn đồng
nghiệp đã góp phần không nhỏ vào sự hoàn thành luận án.

Nguyễn Văn Mạnh

i


TÓM TẮT

Nghiên cứu xử lí bùn thải ao nuôi tôm thâm canh thành phân hữu cơ tại
huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã được thực hiện từ tháng 10/2012 đến tháng
02/2015, với mục tiêu tái sử dụng bùn đáy ao nuôi tôm làm phân bón canh tác
rau màu, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường và phát triển nghề nuôi thâm
canh bền vững. Các nội dung nghiên cứu bao gồm (1) tình hình nuôi thâm canh
và ô nhiễm môi trường tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau; (2) biến động dinh
dưỡng của bùn đáy ao với điều kiện rửa mặn trong phòng thí nghiệm và ngoài
đồng; (3) biến động dinh dưỡng trước và sau khi ủ phân compost bùn thải ao
nuôi tôm thâm canh; (4) đánh giá tăng trưởng của rau trồng trên phân compost
theo thời gian.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng bùn thải do nuôi tôm thâm canh tại
huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau là 225,89 m3/ha/năm; trong đó chứa lượng hữu
cơ, tổng đạm, tổng lân lần lượt là 2,02 tấn/ha/năm, 100,51 kg/ha/năm và 94,02
kg/ha/năm. Hàm lượng chất hữu cơ trong bùn thải ở mức nghèo, tổng đạm và
tổng lân ở mức khá và giàu. Lượng bùn đáy ao được chứa lại 83,4% và thải ra
sông khoảng 16,6%.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, với thời gian rửa mặn 180 ngày bùn
có giá trị EC giảm từ 28,5 mS/cm đến 2,02 mS/cm và 3,21 mS/cm với nước rửa
có độ mặn 0ppt và 2ppt tương ứng, nhưng nước rửa có độ mặn 4ppt thì EC của
bùn giảm còn 4,04mS/cm với thời gian 194 ngày. Ở độ mặn nước rửa 0ppt, chất

hữu cơ trong bùn là 2,62% ở mức nghèo, đạm NH4+ là 34,66 mg/kg và lân dễ
tiêu 98,44 mg/kg ở mức nghèo và rất cao. Khi rửa mặn bùn ngoài đồng bằng
nước mưa thì EC giảm từ 12,9 mS/cm đến 3,91 mS/cm sau 90 ngày rửa mặn,
hàm lượng chất hữu cơ sau rửa mặn đạt giá trị là 2,25% ở mức nghèo, với đạm
NH4+ là 42,5 mg/kg và lân dễ tiêu là 7,42 mg/kg ở mức trung bình và cao.
Bùn đáy ao sau rửa mặn phối trộn với rơm có bổ sung chế phẩm sinh học
EcoMarine và nấm Trichoderma spp. để ủ phân compost. Hàm lượng dinh
dưỡng của phân compost sau 75 ngày ủ có tổng đạm là 0,435%, đạm NO3- là
32,51 mg/kg, lân dễ tiêu là 89,82 mg/kg và kali trao đổi là 7,67 meqK/100g. Cải
ngọt, xà lách và rau muống phát triển tốt khi trồng trên phân compost bùn đáy
ao nuôi tôm. Bón kết hợp phân compost và phân NPK (16-16-8) cho năng suất
ii


cải ngọt, xà lách và rau muống cao hơn có ý nghĩa so với bón phân NPK. Ủ
phân compost từ bùn đáy ao nuôi tôm thâm canh để trồng rau quy mô nông hộ
sẽ giảm lượng bùn thải và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

iii


ABSTRACT
The study on producing organic fertilizers from bottom-sediment of the
intensive shrimp farming systems in Dam Doi, Ca Mau was carried out from
October 2012 to February 2015 to reuse the bottom-sediment of the intensive
shrimp farming ponds producing organic fertilizers in cultivating vegetables; as
a result, this contributes to prevent environmental pollution and to develop the
farming sustainably. The content includes: (1) status of the intensive shrimp
farming and of the environmental pollution in Dam Doi, Ca Mau; (2) changes in
nutrient contents of the bottom-sediment when desalinized in the laboratory and

in the mesocosm; (3) changes in nutrient contents of the bottom-sediment
before and after being mixed with the compost; (4) assessment of the growth of
vegetables grown in the composted sediment.
The results showed that the bottom-sediment load in the intensive shrimp
farming in Dam Doi, Ca Mau was 225.89 m3.ha-1.year-1 in which the organic
matter, the total of nitrogen, and the total of phosphorus was 2.02
ton.ha-1.year-1, 100.51 kg.ha-1.year-1, and 94.02 kg.ha-1.year-1, respectively. The
level of organic matter was low; the levels of the total of nitrogen and of the total
of phosphorus were high. About 83.4% of the bottom-sediment load was stored
in intensive shrimp ponds and about 16.6% of that was pumped into adjacent
rivers.
In the laboratory, EC in the sediment after 180 days of desalinization
decreased from 28.5 mS.cm-1 to 2.02 mS.cm-1 and 3.21 mS.cm-1 when the salinity
levels of the sediment washing water were 0ppt and 2ppt, respectively. When the
salinity level of the washing water was 4ppt, EC decreased to 4.04 mS.cm-1 after
194 days of desalinization. With the sediment washing water of 0ppt, the organic
matter in the bottom-sediment was 2.62% (low), the NH4+ concentration was 34.66
mg.Kg-1 (low), and the available phosphorus was 98.44 mg.Kg-1 (verry high). In
the mesocosm, EC in the desalinization treatment of sediment by rain-water
decreased from 12.9 mS.cm-1 to 3.91 mS.cm-1 after 90 days of desalinization; the
(low), the NH4+ concentration was

organic matter content was 2.25%

42.5 mg.Kg-1 (medium) and the available phosphorus was 7.42 mg.Kg-1 (high).
iv


The desalinized sediment mixed with straws, added with EcoMarine and
Trichoderma spp. was composted. The nutrient content of composted sediment

after 75 days was enriched with 0.435% in the total of nitrogen, 32.51 mg.Kg -1
in the NO3- concentration, 89.82 mg.Kg-1 in the available phosphorus, and 7.67
meqK per 100g in the Kali concentration. The pak choy, lettuces, and water
spinach have a good growth when grown in the bottom-sediment compost. The
pak choy, lettuces, and water spinach productivity in the combined treatment of
the bottom-sediment compost mixed with NPK fertilizer (16-16-8) was
considerably higher than the productivity in the NPK fertilizer treatments alone.
Therefore, the local shrimp-farming households should be encouraged to produce
the bottom-sediment compost to grow vegetables; as a result, this helps to decrease
the bottom-sediment load and to reduce the environmental pollution.

v


MỤC LỤC
Lời cảm tạ ................................................................................................................. i
Tóm tắt..................................................................................................................... ii
Abstract ................................................................................................................... iv
Cam kết kết quả ...................................................................................................... vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................ Error! Bookmark not defined.
1.1 Mở đầu ............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................. Error! Bookmark not defined.
1.3 Giả thuyết nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.4 Nội dung nghiên cứu ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.5 Giới hạn nghiên cứu ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.6 Ý nghĩa của luận án ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.7 Điểm mới của luận án ..................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............ Error! Bookmark not defined.

2.1 Đặc điểm của vùng nghiên cứu ...................... Error! Bookmark not defined.
2.2 Bùn đáy ao nuôi tôm thâm canh ....................................................................... 5
2.2.1 Một số chất dinh dưỡng trong bùn ................................................................ 5
2.2.2 Đất mặn và phương pháp rửa mặn ................................................................ 8
2.2.2.1 Nguồn gốc và nguyên nhân hình thành đất mặn ........................................ 8
2.2.2.2 Phương pháp rửa mặn.................................................................................. 9
2.3 Các nghiên cứu ủ phân .................................... Error! Bookmark not defined.

vii


2.3.1 Một số chỉ tiêu cơ bản trong ủ phân ............. Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Vi sinh trong ủ phân ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Phương pháp và nghiên cứu về ủ phân ........ Error! Bookmark not defined.
2.3.3.1 Phương pháp ủ compost ............................................................................ 16
2.3.3.2 Các nghiên cứu ủ phân từ bùn thải ao nuôi thủy sản ................................ 19
2.4 Một số vi sinh vật đã được sử dụng ................ Error! Bookmark not defined.
2.4.1 Chế phẩm sinh học ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2 Nấm Trichoderma ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.5 Sơ lược về vật liệu phối trộn ........................... Error! Bookmark not defined.
2.5.1 Rơm rạ .......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.5.2 Vỏ trấu .......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.6 Sơ lược về một số rau màu .............................. Error! Bookmark not defined.
2.6.1 Cải ngọt ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2.6.2 Cải xà lách .................................................... Error! Bookmark not defined.
2.6.3 Rau muống.................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined.
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................... Error! Bookmark not defined.
3.2 Nội dung nghiên cứu ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Nội dung 1: Tình hình nuôi tôm thâm canh và ô nhiễm môi trường nuôi tại

huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau ................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1.1 Đánh giá tình hình nuôi tôm ...................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1.2 Đánh giá ô nhiễm bùn đáy ao nuôi ........................................................... 29
3.2.1.3 Thống kê và phân tích số liệu.................... Error! Bookmark not defined.

viii


3.2.2 Nội dung 2: Biến động dinh dưỡng của bùn theo thời gian rửa mặn trong
phòng thí nghiệm và ngoài đồng ........................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2.1 Rửa mặn bùn trong phòng thí nghiệm ....... Error! Bookmark not defined.
3.2.2.2 Rửa mặn bùn ngoài đồng........................... Error! Bookmark not defined.

3.2.3 Nội dung 3: Biến động dinh dưỡng trước và sau khi ủ phânError! Bookmark not de
3.2.3.1 Xác định tỷ lệ C/N và tỷ lệ phối trộn ........ Error! Bookmark not defined.
3.2.3.2 Bố trí thí nghiệm........................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.3.3 Xử lí số liệu ............................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4 Nội dung 4: Đánh giá tăng trưởng của rau trồng trên phân compost theo
thời gian ................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.4.1 Bố trí thí nghiệm........................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.4.2 Chỉ tiêu theo dõi ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.4.3 Xử lí số liệu ............................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..... Error! Bookmark not defined.
4.1 Nội dung 1: Tình hình nuôi tôm thâm canh và ô nhiễm môi trường nuôi tại
huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau ................................ Error! Bookmark not defined.
4.1.1 Tình hình nuôi tôm tại Đầm Dơi - Cà Mau .. Error! Bookmark not defined.
4.1.2 Thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi tôm ... Error! Bookmark not defined.
4.1.3 Thực trạng quản lý chất thải tại nông hộ ...... Error! Bookmark not defined.
4.1.4 Lượng thải ra môi trường ............................. Error! Bookmark not defined.
4.1.4.1 Lượng bùn thải .......................................... Error! Bookmark not defined.

4.1.4.2 Lượng nước thải ........................................ Error! Bookmark not defined.
4.1.4.3 Lượng chất thải ra môi trường .................. Error! Bookmark not defined.

ix


4.2 Nội dung 2: Biến động dinh dưỡng của bùn theo thời gian rửa mặn trong
phòng thí nghiệm và ngoài đồng ........................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1 Rửa mặn ở phòng thí nghiệm ....................... Error! Bookmark not defined.

4.2.1.1 Thành phần cơ giới và CEC của bùn trước rửa mặnError! Bookmark not defined.
4.2.1.2 Biến động lượng nước và thời gian rửa mặnError! Bookmark not defined.
4.2.1.3 Biến động hàm lượng Na+ trong bùn ........................................................ 59
4.2.1.4 Biến động Clorua....................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1.5 Biến động EC của bùn ............................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1.6 Tương quan EC nước thoát với EC bùn và thời gian rửa mă ̣nError! Bookmark no

4.2.1.7 Tương quan EC bùn với thời gian và lượng nước rửa mặnError! Bookmark not de
4.2.1.8 Tương quan giữa Na+ nước thoát và thời gian rửa mă ̣n ............................ 69
4.2.1.9 Biến động pH............................................. Error! Bookmark not defined.
4.2.1.10 Biến động chất hữu cơ ............................. Error! Bookmark not defined.
4.2.1.11 Biến động hàm lượng đạm ...................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1.12 Biến động hàm lượng lân ........................ Error! Bookmark not defined.
4.2.1.13 Biến động tổng Kali ................................ Error! Bookmark not defined.
4.2.1.14 Thảo luận một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rửa mặnError! Bookmark not
4.2.2 Rửa mặn ngoài đồng..................................................................................... 79
4.2.2.1 Lượng nước mưa rửa mặn ......................... Error! Bookmark not defined.
4.2.2.2 Hàm lượng natri......................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.2.3 EC bùn theo thời gian ................................ Error! Bookmark not defined.
4.2.2.4 Biến động pH............................................. Error! Bookmark not defined.

4.2.2.5 Biến động chất hữu cơ ............................... Error! Bookmark not defined.

x


4.2.2.6 Biến động hàm lượng đạm ........................ Error! Bookmark not defined.
4.2.2.7 Biến động hàm lượng lân .......................... Error! Bookmark not defined.
4.2.2.8 Biến động tổng Kali .................................. Error! Bookmark not defined.

4.2.2.9 Thảo luận một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rửa mặnError! Bookmark not d
4.3 Nội dung 3: Biến động dinh dưỡng trước và sau khi ủ phân compost từ bùn
thải ao nuôi tôm thâm canh ................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.1 Một số chỉ tiêu của quá trình ủ phân ............ Error! Bookmark not defined.
4.3.1.1 Diễn biến nhiệt độ ..................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.1.2 Ẩm độ ........................................................ Error! Bookmark not defined.
4.3.1.3 Chỉ tiêu pH ................................................ Error! Bookmark not defined.
4.3.1.4 Sự thay đổi thể tích khối ủ......................... Error! Bookmark not defined.
4.3.2 Biến động một số chỉ tiêu dinh dưỡng ......... Error! Bookmark not defined.
4.3.2.1 Tỉ lệ C/N .................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.2.2 Tổng cacbon .............................................. Error! Bookmark not defined.
4.3.2.3 Hàm lượng đạm ......................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.2.4 Hàm lượng lân ........................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.2.5 Hàm lượng Kali ......................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.3 Đánh giá các thí nghiệm ủ phân ................... Error! Bookmark not defined.
4.3.4 Hiệu quả kinh tế của ủ phân ......................... Error! Bookmark not defined.
4.3.4.1 Chi phí nguyên liệu đầu vào ...................... Error! Bookmark not defined.
4.3.4.2 Đánh giá hiệu quả ủ phân .......................... Error! Bookmark not defined.
4.4 Nội dung 4: Đánh giá tăng trưởng của rau trồng trên phân compost theo
thời gian ................................................................. Error! Bookmark not defined.


4.4.1 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cải ngọt, xà lách và rau muốngError! Bookmark no
xi


4.4.1.1 Sự phát triển số lá ..................................... Error! Bookmark not defined.
4.4.1.2 Sự phát triển chiều dài lá ........................... Error! Bookmark not defined.
4.4.1.3 Sự phát triển chiều rộng lá ........................ Error! Bookmark not defined.
4.4.1.4 Sự phát triển chiều cao thân ...................... Error! Bookmark not defined.
4.4.1.5 Mật độ ........................................................ Error! Bookmark not defined.
4.4.1.6 Năng suất (kg/m2) ...................................... Error! Bookmark not defined.
4.4.2 Đánh giá sự sinh trưởng của rau................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........ Error! Bookmark not defined.
5.1 Kết luận ........................................................... Error! Bookmark not defined.
5.2 Đề xuất............................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................. Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 140
PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................... 144
PHỤ LỤC 3 ....................................................................................................... 146
PHỤ LỤC 4 ...................................................................................................... 159
PHỤ LỤC 5 ...................................................................................................... 186
PHỤ LỤC 6 ...................................................................................................... 202
PHỤ LỤC 7 ...................................................................................................... 276
PHỤ LỤC 8 ...................................................................................................... 308

xii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Dinh dưỡng tích tụ trong ao nuôi và thải ra môi trường trong vụ nuôi .. 5

Bảng 2.2: Lượng bùn, chất hữu cơ thải ra môi trường ............................................ 6
Bảng 3.1: Chỉ tiêu và phương pháp phân tích ....... Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.2: Phương pháp phân tić h nước trước và sau rửa mă ̣nError! Bookmark not define

Bảng 3.3: Thành phần hóa -lý trong nguyên liệu trước khi ủError! Bookmark not defined

Bảng 3.4: Tỉ lệ thành phần nguyên liệu ủ của các nghiệm thức.Error! Bookmark not defin
Bảng 4.1: Mật độ và năng suất của tôm nuôi thâm canhError! Bookmark not defined.
Bảng 4.2: Những thuận lợi trong nuôi tôm ........... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.3: Những khó khăn trong nuôi tôm ........... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.4: Diện tích nuôi tôm và diện tích chứa bùn các xã.................................. 48

Bảng 4.5: Lượng bùn và nước thải cuối vụ nuôi tôm thâm canhError! Bookmark not defi
Bảng 4.6: Lượng bùn thải các xã........................................................................... 51
Bảng 4.7: Lượng bùn thải ra môi trường............................................................... 52
Bảng 4.8: Lượng nước thải của các xã .................................................................. 53
Bảng 4.9: Lượng nước thải ra môi trường............................................................. 54
Bảng 4.10: Hàm lượng (%) chất dinh dưỡng trong bùn........................................ 55
Bảng 4.11: Lượng chất dinh dưỡng trong bùn ...... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.12: Lượng chất dinh dưỡng thải ra môi trường ........................................ 56

Bảng 4.13: Thành phần cấp hạt của bùn đáy ao nuôi tôm thâm canhError! Bookmark not
Bảng 4.14: Lượng nước và thời gian rửa mặn bùn Error! Bookmark not defined.

Bảng 4.15: Biến động hàm lượng tổng Na+(meq/100g) của bùn sau rửa mặnError! Bookm
xiii


Bảng 4.16: Biến động hàm lượng Cl- (%) của bùn sau rửa mặnError! Bookmark not defin

Bảng 4.17: Sự thay đổ i EC (mS/cm) của bùn sau rửa mă ̣nError! Bookmark not defined.

Bảng 4.18: EC (mS/cm) nước thoát của lầ n rửa mă ̣n cuố i bằng nước 0pptError! Bookmar
Bảng 4.19: Chỉ số pH của bùn sau rửa mặn phòng thí nghiệm ............................. 72

Bảng 4.20: Sự thay đổ i hàm lươ ̣ng chất hữu cơ (%) sau rửa mă ̣nError! Bookmark not def

Bảng 4.21: Sự thay đổ i hàm lươ ̣ng đa ̣m tổ ng (%) sau rửa mă ̣nError! Bookmark not defin

Bảng 4.22: Sự thay đổ i hàm lượng đạm NH4+(mg/kg) sau rửa mă ̣nError! Bookmark not d

Bảng 4.23: Sự thay đổ i hàm lượng đạm NO3- (mg/kg) sau rửa mă ̣nError! Bookmark not d

Bảng 4.24: Sự thay hàm lươ ̣ng tổ ng lân (%P2O5) sau rửa mă ̣nError! Bookmark not defin
Bảng 4.25: Sự thay đổ i lân dễ tiêu (mgP/kg) sau rửa mă ̣nError! Bookmark not defined.
Bảng 4.26: Sự thay đổ i Kali tổ ng (%K2O) sau rửa mă ̣nError! Bookmark not defined.
Bảng 4.27: Diễn biến lượng mưa trong 90 ngày rửa mặnError! Bookmark not defined.

Bảng 4.28: Nồng độ Na+ tổng (meq/100g) theo thời gian rửa mặnError! Bookmark not d

Bảng 4.29: Biến động EC (mS/cm) theo thời gian rửa mặnError! Bookmark not defined.
Bảng 4.30: Biến động pH theo thời gian rửa mặn ngoài đồng.............................. 82

Bảng 4.31: Biến động chất hữu cơ (%) theo thời gian rửa mặnError! Bookmark not defin

Bảng 4.32: Biến động tổng đạm (%) theo thời gian rửa mặnError! Bookmark not defined
Bảng 4.33: Biến động hàm lượng NH4+ (mg/kg) theo thời gian rửa mặnError! Bookmark
Bảng 4.34: Biến động hàm lượng NO3- (mg/kg) theo thời gian rửa mặn ............ 86

Bảng 4.35: Biến động tổng lân (%P2O5) theo thời gian rửa mặnError! Bookmark not defi


Bảng 4.36: Biến động lân dễ tiêu (mgP/kg) theo thời gian rửa mặnError! Bookmark not d

Bảng 4.37: Biến động tổng Kali (%K2O) theo thời gian rửa mặnError! Bookmark not def

Bảng 4.38: Diễn biến ẩm độ (%) của các nghiệm thức theo thời gianError! Bookmark not

xiv


Bảng 4.39: Chỉ tiêu pH của phân sau 75 ngày ủ ................................................... 94

Bảng 4.40: Diễn biến % thể tích giữa các nghiệm thức theo thời gianError! Bookmark no

Bảng 4.41: Diễn biến tỉ lệ C/N các nghiệm thức theo thời gianError! Bookmark not defin
Bảng 4.42: Diễn biến tổng cacbon (%) giữa các nghiệm thức theo
thời gian ................................................................. Error! Bookmark not defined.

Bảng 4.43: Diễn biến tổng đạm (%) giữa các nghiệm thức theo thời gianError! Bookmark

Bảng 4.44: Hàm lượng đạm NH4+ (mg/kg) của các nghiệm thứcError! Bookmark not def

Bảng 4.45: Hàm lượng đạm NO3- (mg/kg) của các nghiệm thứcError! Bookmark not defi
Bảng 4.46: Diễn biến tổng lân (%) giữa các nghiệm thức theo thời gian ........... 111
Bảng 4.47: Diễn biến lân dễ tiêu (mgP/kg) giữa các nghiệm thức theo
thời gian ................................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.48: Diễn biến tổng Kali (%) của các nghiệm thức theo thời gianError! Bookmark

Bảng 4.49: Hàm lượng dinh dưỡng của phân sau 75 ngày ủError! Bookmark not defined
Bảng 4.50: Thành phần trong 1m3 ủ của các nghiệm thứcError! Bookmark not defined.

Bảng 4.51: Chi phí 1m3 ủ của các nghiệm thức .... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.52: Sự phát triển số lá rau qua 2 vụ .......... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.53: Sự phát triển chiều dài lá rau qua 2 vụ Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.54: Sự phát triển chiều rộng lá rau qua 2 vụError! Bookmark not defined.
Bảng 4.55: Sự phát triển chiều cao thân rau qua 2 vụError! Bookmark not defined.
Bảng 4.56: Mật độ cây lúc thu hoạch (cây/m2) ..... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.57: Năng suất rau lúc thu hoạch (kg/m2) .. Error! Bookmark not defined.

Bảng 4.58: Sự tăng trưởng của rau sau 5 tuần trong 2 vụ canh tácError! Bookmark not de

xv


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Quan hệ giữa nhiệt độ và tăng trưởng của vi sinh vậtError! Bookmark not defin
Hình 2.2: Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ ..................................................... 20
Hình 3.1: Xác định thể tích hình chóp cụt............................................................. 32

Hình 3.2: Các nghiệm thức bố trí rửa mặn trong phòng thí nghiệmError! Bookmark not d
Hình 3.3: Các nghiê ̣m thức bố trí rửa mặn ngoài đồngError! Bookmark not defined.
Hình 3.4: Các nghiê ̣m thức bố trí ủ với nấm Trichoderma ................................... 39
Hình 3.5: Các nghiê ̣m thức bố trí ủ với Ecomarine và Trichoderma ................... 40
Hình 4.1: Diện tích nuôi tôm các xã ...................... Error! Bookmark not defined.
Hình 4.2: Quản lý bùn thải sau thu hoạch tôm ...... Error! Bookmark not defined.
Hình 4.3: Tỷ lệ hộ có và không có khu chứa bùn thảiError! Bookmark not defined.
Hình 4.4: Quản lý nước thải sau thu hoạch tôm .... Error! Bookmark not defined.

Hình 4.5: Biể u đồ tương quan giữa EC nước thoát và EC bùnError! Bookmark not define


Hình 4.6: Tương quan giữa EC nước thoát với thời gian rửa mă ̣nError! Bookmark not de
Hình 4.7: Tương quan giữa EC bùn với thời gian rửa mă ̣nError! Bookmark not defined.

Hình 4.8: Tương quan giữa EC bùn với lượng nước rửa mă ̣nError! Bookmark not define

Hình 4.9: Tương quan giữa Na+ nước thoát với thời gian rửa mă ̣nError! Bookmark not de
Hình 4.10: Diễn biến nhiệt độ (oC) giữa các nghiệm thức theo thời gian ............. 91
Hình 4.11: Thể tích của các nghiệm thức theo thời gian ủError! Bookmark not defined.
Hình 4.12: Tỷ lệ C/N giữa nghiệm thức sau 75 ngày ủ ........................................ 99

Hình 4.13: Tổng cacbon (%) của các nghiệm thức sau 75 ngày ủError! Bookmark not de

Hình 4.14: Hàm lượng tổng đạm (%) giữa nghiệm thức sau 75 ngày ủError! Bookmark n
Hình 4.15: Hàm lượng đạm NH4+ sau 75 ngày ủ .. Error! Bookmark not defined.
xvi


Hình 4.16: Hàm lượng NO3- (mg/kg) của các nghiệm thức sau 75 ngày ủError! Bookmark

Hình 4.17: Hàm lượng tổng lân (%) giữa nghiệm thức sau 75 ngày ủError! Bookmark no

Hình 4.18: Hàm lượng lân dễ tiêu (mgP/kg) các nghiệm thức sau 75 ngày ủError! Bookm
Hình 4.19: Hàm lượng tổng Kali (%) sau 75 ngày ủError! Bookmark not defined.

Hình 4.20: Hàm lượng Kali trao đổi (meqK/100g) sau 75 ngày ủError! Bookmark not def

xvii


CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ
0

Chữ tiếng Anh

Nghĩa của chữ
Độ C (nhiệt độ)

C

AP

Lân dễ tiêu (hữu dụng)

C

Cacbon

CEC

Cation Exchange Capacity Khả năng trao đổi cation

CFU

Tế bào (vi sinh vật)

CHC

Chất hữu cơ


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

EC

Electrical conductivity

Độ dẫn điện

ESP

Exchangable Sodium
Percentage

Phần trăm Natri trao đổi

Ktđ
N

Kali trao đổi
Đạm

Nitrogen

NgChánh

Ngọc Chánh


NgHuân

Nguyễn Huân

P

Phosphorus

Lân

QPBắc

Quách Phẩm Bắc

QPhẩm

Quách Phẩm

TAKĐông

Tạ An Khương Đông

TAKhương

Tạ An Khương

TC

Tổng Cacbon


TAKNam

Tạ An Khương Nam

TDân

Tân Dân

TĐức

Tân Đức

TDuyệt

Tân Duyệt

xviii


Tổng Kali

TK
TN

Tổng đạm

Total Nitrogen

Trách nhiệm hữu hạn


TNHH
TP

Tổng lân

Total Phosphorus

TPhán

Trần Phán

TThuận

Tân Thuận

TTiến

Tân Tiến

TTrấn

Thị Trấn Đầm Dơi

TTrung

Tân Trung

TTùng

Thanh Tùng


UBND

Ủy ban nhân dân

VSV

Vi sinh vật

xix


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Mở đầu
Nuôi tôm thâm canh ven biển đã phát triển nhanh trong những năm gần
đây, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu luôn tăng hàng năm, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung. Tuy
nhiên, bùn đáy ao nuôi tôm thâm canh chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao nếu
không được tái sử dụng và quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm cho môi trường nước ao
nuôi mà còn ảnh hưởng đến môi trường đất và nước lân cận khi bùn được sên
vét sau mỗi vụ nuôi. Theo Thakur and Lin (2003), hàm lượng đạm và lân tích
lũy ở bùn đáy ao nuôi thâm canh tôm sú lần lượt là 14-53% và 39-67% tổng
lượng đầu vào. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Mạnh và Bùi Thị Nga
(2011) cho thấy lượng bùn thải từ ao nuôi thâm canh tôm sú trung bình dao
động khoảng 123-151 tấn/ha/vụ (khoảng 111-137m3/ha/vụ), chứa lượng hữu cơ
từ 1,35-2,2 tấn/ha/vụ (chiếm 2,6-3,3%), tổng đạm khoảng 33-79,8 kg/ha/vụ
(chiếm 0,15-0,2%) và tổng lân là 24,7-50,2 kg/ha/vụ (chiếm 0,11-0,13%).
Trong ao nuôi tôm thâm canh hàm lượng dinh dưỡng trong bùn gia tăng,
hàm lượng oxy giảm thấp là cơ hội cho vi khuẩn phát triển mạnh và tham gia
vào quá trình phân hủy yếm khí sinh ra nhiều khí độc gây ô nhiễm và ảnh

hưởng nghiêm trọng đến cả vùng nuôi (Green and Boyd, 1995). Mặt khác, việc
thâm canh hóa nghề nuôi tôm đã tạo ra nhiều vấn đề về môi trường như sự tự ô
nhiễm, mất cân đối sinh thái vùng ven biển, nhiễm bệnh là nguyên nhân gây
thiệt hại nặng nề nhất cho nghề nuôi tôm (FAO, 2003). Báo cáo về bệnh nhiễm
khuẩn trên tôm cho thấy tần số nhiễm bệnh tỉ lệ thuận với mức độ nuôi thâm
canh và điều kiện môi trường bất lợi (Alderman and Hastings, 1998). Sự phát
triển nuôi tôm thâm canh dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường do lượng lớn
bùn đáy ao được thải ra môi trường sau mỗi vụ thu hoạch tôm. Nếu lượng bùn
này thải trực tiếp ra sông, rạch lân cận gây phú dưỡng thủy vực và ảnh hưởng
xấu đến môi trường nước vùng nuôi; kết quả là tôm bị sốc, tôm bị bệnh do vi
khuẩn và vi rút (Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv, 2011).
Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi tôm thâm canh lớn trong
tỉnh, tuy nhiên diện tích chứa bùn của các hộ nuôi tôm rất hạn chế; nên các biện
pháp quản lý bùn thải nhằm bảo vệ môi trường và phát triển ổn định nghề nuôi
tôm thâm canh cần được quan tâm thực hiện. Vì vậy, nghiên cứu đồng bộ về xử


lí, tái sử dụng bùn thải là thiết thực cho quản lý và phát triển bền vững nghề
nuôi thâm canh. Trong nông nghiệp hiện nay được khuyến cáo nên sử dụng
phân hữu cơ không những cải thiện đất mà còn tạo ra các sản phẩm sạch từ cây
trồng. Xu hướng tái sử dụng bùn thải trên thế giới là ủ phân compost, giúp quá
trình phân hủy nhanh hơn và tăng hiệu quả xử lí. Khi tỉ lệ C/N của chất ủ thấp
(C/N≤20) thì việc bổ sung vật liệu hữu cơ để cung cấp thêm nguồn cacbon và
gia tăng độ xốp cho khối ủ là cần thiết, đồng thời bổ sung thêm chế phẩm sinh
học nhằm đẩy mạnh tiến trình phân hủy, rút ngắn thời gian ủ phân và tăng
cường chất lượng phân bón.
Sử dụng bùn thải ao nuôi tôm thâm canh để ủ phân compost vẫn chưa
được quan tâm nghiên cứu. Vấn đề được đặt ra là sử dụng bùn đáy ao nuôi tôm
thâm canh sau rửa mặn đạt EC dưới ngưỡng gây độc cho cây trồng
(EC≤4mS/cm) phối trộn với vật liệu hữu cơ để ủ phân quy mô nông hộ, không

chỉ tái sử dụng nguồn dinh dưỡng trong bùn mà còn giúp giảm ô nhiễm môi
trường từ bùn thải ao nuôi tôm thâm canh và góp phần phát triển nghề nuôi tôm
được bền vững. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu xử lí bùn thải ao nuôi tôm thâm
canh thành phân hữu cơ tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau” đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu tái sử dụng bùn đáy ao nuôi tôm thâm canh làm phân bón
canh tác cây rau nhằm hạn chế lượng bùn thải ra môi trường, góp phần phát
triển nghề nuôi tôm thâm canh quy mô nông hộ bền vững.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá lượng bùn và chất dinh dưỡng trong bùn thải từ hoạt động nuôi
tôm thâm canh tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Nghiên cứu biện pháp rửa mặn bùn đáy ao nuôi tôm thâm canh đạt giá trị
EC dưới ngưỡng gây độc cho cây trồng (EC≤4mS/cm) làm vật liệu chính để ủ
phân compost.
Nghiên cứu phối trộn vật liệu hữu cơ có bổ sung chế phẩm sinh học nhằm
tạo ra phân compost sử dụng trồng rau quy mô hộ gia đình.

2


1.3 Giả thuyết nghiên cứu
Bùn thải ao nuôi tôm thâm canh sau rửa mặn có EC dưới ngưỡng gây độc
cây trồng và hàm lượng dinh dưỡng ở mức khá giàu để ủ phân?.
Phân compost được tạo ra từ bùn thải ao nuôi tôm thâm canh được sử
dụng trồng rau quy mô hộ gia đình?.
1.4 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Tình hình nuôi tôm thâm canh và ô nhiễm môi trường nuôi
tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.
Nội dung 2: Biến động dinh dưỡng của bùn theo thời gian rửa mặn trong

phòng thí nghiệm và ngoài đồng.
Nội dung 3: Biến động dinh dưỡng trước và sau khi ủ phân compost từ
bùn thải ao nuôi tôm thâm canh.
Nội dung 4: Đánh giá tăng trưởng của rau trồng trên phân compost theo
thời gian.
1.5 Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu rửa mặn và ủ phân compost từ bùn đáy ao nuôi tôm thâm
canh và cung cấp phân bón cho trồng rau ăn lá quy mô hộ gia đình.
1.6 Ý nghĩa của luận án
Kết quả nghiên cứu góp phần tận dụng nguồn dinh dưỡng trong bùn thải
để ủ phân compost phục vụ trồng rau tại địa phương; giảm thải bùn đáy ao ra
môi trường, giúp hộ nuôi tôm phát triển ổn định nghề nuôi tôm. Ngoài ra kết
quả của đề tài còn được cập nhật vào bài giảng, là luận cứ cho các nghiên cứu
tiếp theo về tái sử dụng bùn thải ao nuôi tôm thâm canh nước mặn.
1.7 Điểm mới của luận án
Phương pháp rửa mặn bùn đáy ao nuôi tôm thâm canh (EC≤4mS/cm)
dưới ngưỡng gây độc cho cây trồng và đánh giá biến động dinh dưỡng trong
quá trình rửa mặn.
Bùn thải ao nuôi tôm thâm canh ven biển tạo được phân compost và được
sử dụng trồng cho cây rau quy mô nông hộ.

3


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm của vùng nghiên cứu
Theo Niên giám thống kê Cà Mau (2014), huyện Đầm Dơi là một trong 9
đơn vị hành chính của tỉnh Cà Mau, diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là
82.606,86 ha chiếm khoảng 15,7% diện tích toàn tỉnh. Vị trí nằm ở phía Đông
Nam tỉnh Cà Mau, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển Đông là chế độ

bán nhật triều không đều và có biên độ triều lớn. Độ mặn nước sông ở cửa sông
tương đương độ mặn nước biển trong khoảng 28-34ppt, sâu trong nội địa độ
mặn đạt 25-30ppt vào mùa khô và giảm dần vào mùa mưa dao động trong
khoảng 10-15ppt. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, có các
sông lớn như: Gành Hào, Đầm Chim, Kênh Đội Cường... Sông Gành Hào là
một trong những sông có hàm lượng phù sa rất lớn do chịu ảnh hưởng của vùng
biển Đông nên lượng bùn đáy ao nuôi tôm của vùng này sẽ lớn hơn vùng khác
trên cùng diện tích nuôi. Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện Đầm Dơi là
62.059 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm thâm canh là 1.923 ha, diện tích còn lại
là nuôi tôm sinh thái, tôm - rừng, quảng canh cải tiến và quảng canh cải tiến
năng suất cao. Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ chân trắng, năng
suất tôm sú trung bình 5,08 tấn/ha/vụ, tôm thẻ 8,8 tấn/ha/vụ. Tỉ lệ thả nuôi tôm
sú khoảng 21,7% với chu kỳ nuôi trung bình khoảng 1,54 vụ/năm, tôm thẻ
khoảng 78,3% với chu kỳ khoảng 2,57 vụ/năm; thức ăn tôm được sử dụng chủ
yếu là CP, TomBoy, Hi-Aqua, UP, TomWei… Mô hình nuôi thâm canh là nuôi
quanh năm, thả giống nuôi theo từng vụ (1 vụ khoảng từ 3 - 5 tháng) tiến hành
thu hoạch tôm và cải tạo, xử lý ao để thả giống nuôi vụ tiếp theo. Trong suốt
thời gian nuôi không thay nước và hút bùn đáy đến lúc thu hoạch, nước thải và
bùn đáy ao được thải ra môi trường vào thời điểm cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi.
Mô hình nuôi tôm thâm canh thường phát sinh nhiều bùn thải, chất dinh
dưỡng trong bùn phụ thuộc chủ yếu vào chế độ quản lý ao nuôi và các nguồn
dinh dưỡng đầu vào, bao gồm mật độ tôm nuôi, tần suất sử dụng chế phẩm sinh
học, lượng thức ăn thừa và chất thải của tôm... Ngoài ra, trong quá trình nuôi
thường sử dụng các loại hóa chất và chế phẩm sinh học để lắng đọng, chuyển
hóa các dạng chất dinh dưỡng trong ao nuôi nhằm tạo môi trường thuận lợi cho
sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Tóm lại, nuôi tôm thâm canh đã phát
sinh nhiều chất thải chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao, nếu thải trực tiếp ra
sông không qua xử lí sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nuôi tôm. Vì vậy
4



cần có nghiên cứu về tái sử dụng bùn ao nuôi tôm để phục vụ trong nông nghiệp
nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, tác động xấu đến nghề
nuôi tôm ven biển. Từ các luận điểm vừa mới đề cập cho thấy cần thực hiện
nghiên cứu tái sử dụng bùn thải phục vụ cho nông nghiệp, góp phần hạn chế ô
nhiễm môi trường tại khu vực nuôi tôm và vùng lân cận, đồng thời góp phần
thúc đẩy phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông
Cửu Long.
2.2 Bùn đáy ao nuôi tôm thâm canh
2.2.1 Một số chất dinh dƣỡng trong bùn
Chất dinh dưỡng trong bùn phụ thuộc chủ yếu vào chế độ quản lý ao nuôi
và các nguồn dinh dưỡng đầu vào, bao gồm: mật độ tôm nuôi, tần suất sử dụng
chế phẩm sinh học, chất hóa học, liều lượng vôi và Zeolite bón vào ao nuôi,
lượng thức ăn sử dụng... (Smith, 1993; Hopkins et al., 1994; Smith, 1996; Latt,
2002).
Bảng 2.1: Dinh dưỡng tích tụ trong ao nuôi và thải ra môi trường trong vụ nuôi
Chỉ
tiêu
TN
TP
TN
TP
TN
TP
TN

Tích tụ trong
nước
45% tổng đầu
vào

39-62% tổng
đầu vào
24-31% tổng
đầu vào
29% tổng đầu
vào
2% tổng đầu
vào
-

TP

-

CHC

-

Tích tụ trong
bùn
31% tổng đầu
vào
84% tổng đầu
vào
14-53% tổng
đầu vào
39-67% tổng
đầu vào
28% tổng đầu
vào

40% tổng đầu
vào
0,15-0,2%
trong bùn
33-120,4 kg/ha
0,11- 0,13%
trong bùn
24,7-73,7 kg/ha
2,6-3,3%
trong bùn
1,35-2,2 tấn/ha
5

Thải ra môi trường

Tác giả

-

Briggs and
Funge-Smith,
1994

27%
118-120 kg/tấn tôm
49%
30-33 kg/tấn tôm

Thakur and Lin,
2003

Nguyễn Thanh
Long và Võ
Thanh Toàn,
2008

30-57kg/tấn tôm

13-27 kg/tấn tôm

-

Nguyễn Văn
Mạnh và Bùi
Thị Nga, 2011


Ngoài ra, trong quá trình nuôi tôm thường sử dụng các loại hóa chất và
chế phẩm sinh học để làm thay đổi, lắng đọng, chuyển hóa các dạng chất dinh
dưỡng khác nhau trong ao nuôi nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh
trưởng và phát triển của tôm nuôi (Bảng 2.1).
Lớp bùn đáy ao luôn ở trong tình trạng ngập nước, yếm khí nên các vi
sinh vật yếm khí phát triển mạnh, phân hủy các hợp chất từ bùn đáy tạo thành
các sản phẩm là hydrosulphua (H2S), Amonia (NH3), khí metan (CH4)…, rất có
hại cho thủy sinh vật. Thành phần trong bùn đáy chủ yếu là các chất hữu cơ như
protein, lipid, axít béo với công thức chung (CH3CH2)nCOOH, photpholipid,
Sterol-vitamin D3, các hoocmon, carbohydrate, chất khoáng và vitamin, vỏ tôm
lột xác... Khi nồng độ H2S là 1,3 mg/L có thể gây sốc, tê liệt và thậm chí gây
chết tôm, khí amonia (NH3) cũng được sinh ra từ quá trình phân hủy yếm khí
thức ăn tồn dư gây độc trực tiếp cho tôm, làm ảnh hưởng đến pH của nước và
kìm hãm sự phát triển của thực vật phù du (Hassanai Kongkeo, 1990).

Bảng 2.2: Lượng bùn, chất hữu cơ thải ra môi trường
Thải ra môi trường
Nội dung
Trọng lượng
Khối lượng
tấn/ha/vụ
m3/ha/vụ
Lượng bùn cuối vụ

185-199

-

Lượng bùn cuối vụ
Lượng bùn cuối vụ
Lượng bùn cuối vụ
Lượng bùn cuối vụ
Lượng chất hữu cơ
trong bùn (trung bình
2 mùa)
Lượng bùn cuối vụ
Lượng chất hữu cơ
trong bùn

20 - 165
291
99
10,1

90

9,2

5,05

-

123 - 201

111 - 182

1,35 - 2,2

-

Tác giả
Briggs and FungeSmith, 1994
Smith, 1996
Martin et al., 1998
Latt, 2002
Nguyễn Thanh Long
và Võ Thanh Toàn,
2008
Nguyễn Văn Mạnh,
Bùi Thị Nga, 2011

Trong ao nuôi tôm thâm canh có lượng thức ăn dư thừa và vật chất hữu
cơ chôn vùi nhiều vào trong đất sẽ tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn phát triển
và gây độc cho nguồn nước ao nuôi (Peterson, 1999). Nguồn nước thải trong
nuôi tôm chứa các chất phospho, ammonia, nitrat và chất hữu cơ với hàm lượng
cao (Tilley et al., 2002). Theo nghiên cứu của Latt (2002) về chất thải của ao

nuôi thâm canh tôm sú cho thấy lượng bùn sau một vụ nuôi ước lượng khoảng
6


×