Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân NPK và phân vi sinh tới khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất giống sắn HL200428 tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

NGUYỄN MINH CHIẾN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG PHÂN NPK
VÀ PHÂN VI SINH TỚI KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG SẮN HL2004-28 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: Nông học
: 2011 – 2015

Thái Nguyên - năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

NGUYỄN MINH CHIẾN


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG PHÂN NPK
VÀ PHÂN VI SINH TỚI KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG SẮN HL2004-28 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: Nông học
: 2011 – 2015
: GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn

Thái Nguyên - năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên và ban
chủ nhiêm khoa Nông Học, em được phân công thực tập tại trung tâm thực
nghiệm trường Đai Học Nông Lâm Thái Nguyên với tên đề tài “Nghiên
cứu ảnh hưởng của liều lượng phân NPK và phân vi sinh tới khả năng

sinh trưởng, phát triển và năng suất giống sắn HL2004-28 tại trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên.”
Thời gian thực tập đã giúp em củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng và
có điều kiện tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học, sự vận dụng kiến
thức khoa học vào thực tiễn sản xuất. xong được sự quan tâm chỉ bảo kịp thời
của nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Nông Học đặc biệt là sự giúp đỡ
tận tình của GS.TS.Trần Ngọc Ngoạn cùng sựủng hộ động viên của gia đình
và bạn bè em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Qua đây em xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới các thầy cô, các bạn và gia
đình đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên cổ vũ em trong suốt thời gian qua.
Do điều kiện thời gian cũng như trình độ còn có hạn nên đề tài của em không
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự tham gia giúp đóng
góp của các thầy cô và các bạn để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Minh Chiến


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân bón vi sinh đến tốc
độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn mới HL2004-28............ 22
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân Vi sinh đến tốc
độ ra lá của giống sắn mới HL2004-28 .......................................... 24
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân Vi sinh đến tuổi
thọ lá của giống sắn mới HL2004-28 ............................................. 25
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK đến một số đặc điểm

nông học của giống sắn mới HL2004-28........................................ 27
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân Vi sinh đến các
yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn mới HL2004-28 ............ 30
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân Vi sinh đến năng
suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của giống sắn
mới HL2004-28............................................................................... 33
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân vi sinh đến chất
lượng của giống sắn mới HL2004-28 ............................................. 38
Bảng 4.8: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và
phân Vi sinh đến hiệu quả kinh tế của giống sắn mới HL2004-28 42


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đổảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân Vi sinh
đến năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của
giống sắn mới HL2004-28 .............................................................. 34
Hình 4.2: Biểu đồảnh hưởng của phân bón NPK và phân vi sinh đến hệ số
thu hoạch của giống sắn mới HL2004-28 ....................................... 37
Hình 4.3: Biểu đổảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân Vi sinh
đến năng suất củ khô và năng suất tinh bột của giống sắn mới
HL2004-28 ...................................................................................... 39
Hình 4.4: Biểu đồảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân Vi sinh
đến hiệu quả kinh tế của giống sắn mới HL2004-28 ...................... 42


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cm

: centimet

Ha

: hecta

M

: mét

CIAT

: Trung tâm quốc tế nông nghiệp nhiệt đới

NSSVH

: Năng suất sinh vật học

NSCT

: Năng suất củ tươi

HSTH

: hệ số thu hoạch


v


MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu................................................................................ 3
1.3 Ý nghĩa đề tài ........................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................ 4
2.2. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng cho sắn trên Thế giới và Việt Nam ... 6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................... 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................. 10
2.3. Sự cần thiết phải bón phân cân đối và hợp lý ....................................... 13
2.4. Tác dụng của bón phân cân đối và hợp lý ............................................ 14
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 16
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 16
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 16
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 16
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................... 16
3.4.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm ......................................................... 17
3.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ................................ 18
3.4.4. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu .......................................... 20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 21
4.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân Vi sinh đến tốc độ
sinh trưởng của giống sắn mới HL2004-28 ................................................. 21
4.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân Vi sinh đến tốc
độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn giống sắn mới HL2004-28 . 21


vi


4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân Vi sinh đến tốc
độ ra lá của giống sắn mới HL2004-28 .................................................... 23
4.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân Vi sinh đến tuổi
thọ lá của giống sắn mới HL2004-28 ....................................................... 25
4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân Vi sinh đến một số
đặc điểm nông sinh học của giống sắn mới HL2004-28 ............................. 26
4.2.1. Chiều cao thân chính....................................................................... 27
4.2.2. Sự phân cành của giống sắn tham gia thí nghiệm .......................... 28
4.2.3. Chiều cao cây cuối cùng ................................................................. 28
4.2.4. Đường kính gốc .............................................................................. 29
4.2.5. Tổng số lá trên cây .......................................................................... 29
4.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân Vi sinh đến các yếu
tố cấu thành năng suất của giống sắn mới HL2004-28................................ 30
4.3.1. Chiều dài củ .................................................................................... 31
4.3.2. Đường kính củ ................................................................................ 31
4.3.3. Số củ trên gốc.................................................................................. 32
4.3.4. Khối lượng trung bình củ trên gốc.................................................. 32
4.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân Vi sinh đến năng
suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của giống sắn mới
HL2004-28 ................................................................................................... 33
4.4.1. Năng suất củ tươi ............................................................................ 34
4.4.2. Năng suất thân lá............................................................................. 35
4.4.3. Năng suất sinh vật học .................................................................... 35
4.4.4. Hệ số thu hoạch............................................................................... 36
4.5. Ảnh hưởng củaliều lượng phân bón NPK đến chất lượng (tỷ lệ chất
khô, tỷ lệ tinh bột, năng suất củ khô và năng suất tinh bột) của giống sắn
mới HL2004-28 ............................................................................................ 38



vii

4.5.1. Tỷ lệ chất khô.................................................................................. 39
4.5.2. Năng suất củ khô............................................................................. 40
4.5.3. Tỷ lệ tinh bột ................................................................................... 40
4.5.4. Năng suất tinh bột ........................................................................... 41
4.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân
Vi sinh đến hiệu quả kinh tế của giống sắn mới HL2004-28 ...................... 41
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 44
5.1. Kết luận ................................................................................................. 44
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây sắn hiện nay đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực, thực phẩm
thành cây công nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao. Sản xuất sắn là
nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén
đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Nghiên cứu
và phát triển cây sắn theo hướng sử dụng đất nghèo dinh dưỡng, đất khó khăn
là việc làm có hiệu quả cao (Hoàng Kim và Trần Công Khanh, 2005), đây là
hướng hỗ trợ chính cho việc thực hiện Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học
đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 177/2007/ QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm 2007.
Tại Việt Nam, sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các
vùng sinh thái nông nghiệp. Giai đoạn từ năm 2000-2012, tốc độ tăng trưởng

diện tích bình quân hàng năm là 6% và tốc độ tăng trưởng sản lượng bình
quân hàng năm đạt 10%. Năng suất sắn của Việt Nam hiện nay đứng khoảng
thứ 10 trong số các quốc gia năng suất cao. Tuy nhiên, năng suất bình quân 17
tấn/ha chỉ tương đương 50% so với năng suất sắn tại Ấn Độ, thấp hơn năng
suất sắn tại Indonesia 15% và thấp hơn Thái Lan là 9%. Như vậy, nếu như
diện tích sắn của Việt Nam khó có khả năng gia tăng trong những năm tới do
sự cạnh tranh của các loại cây khác cũng như do quy hoạch sử dụng đất thì
chúng ta vẫn còn triển vọng tăng trưởng sản lượng nhờ gia tăng năng suất nếu
được đầu tư đúng hướng về công tác chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác sắn
bền vững.
Tuy nhiên, việc trồng và mở rộng diện tích sắn trên đất đồi đã xuống
cấp cho thấy sự kém bền vững về mặt sinh thái cũng như năng suất. Như đã


2

biết, sắn ở miền Bắc nước ta là cây trồng chủ yếu trên đất dốc, điều kiện thời
tiết miền bắc lại mưa tập trung, do đó xói mòn xảy ra phổ biến.
Trong khi đó, cây sắn lại là cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng cao, với
năng suất 40 tấn/ha, cây sắn lấy đi của đất 150kg N, 70Kg P 2O5, 350 kg K2O,
40kg MgO (IFA – 1992). Chính vì vậy mà khi trồng sắn liên tục nhiều năm
đất trồng nhanh chóng bị nghèo kiệt, hậu quả tất yếu là năng suất sắn cũng bị
suy giảm. Thường những năm đầu mới khai phá, năng suất sắn có thể đạt tới
15 – 20 tấn /ha, xong do vài năm trồng sắn liên tục, do canh tác không hợp lý,
bị xói mòn, đất xấu đi nhanh chóng, năng suất có thể chỉ còn 2 – 3 tấn/ha,
thậm chí không cho năng suất. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh
rằng, việc bón phân hữu cơ, bón hợp lý phân khoáng và trồng xen cây họ đậu
đem lại kết quả rất tốt, vừa nâng cao năng suất, chất lượng sắn, vừa bảo vệ đất
đai. Nhưng trên thực tế, sắn lại là cây trồng chủ yếu trên đồi đất dốc, ở vùng
dân cư có điều kiện kinh tế xã hội khá khó khăn nên việc vận chuyển một

khối lượng lớn phân chuồng bón cho sắn là không thực tế, điều kiện thiếu lao
động cũng là nguyên nhân khiến tập quán trồng xen cây họ đậu với sắn chưa
được phổ biến. Vì vậy, việc bón hợp lý phân khoáng là biện pháp đơn giản,
thiết thực có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường và
bảo vệ đất.
Việc nghiên cứu tổ hợp phân bón NPK và phân vi sinh cho sắn đang trở
thành nhiệm vụ vô cùng cấp thiết có tính chiên lược của nhiều nước trên thế
giới nới chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy từ năm 1990 CIAT
(centre Interbational of Agriculture Tropical ) đã bố trí một mạng lưới nghiên
cứu phân bón cho sắn ở một số nước châu Á nhằm tăng năng suất sắn, ổn
định lâu dài năng suất đồng thời bảo vệ độ phì nhiêu cho đất . Trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên là một điểm trong mạng quốc tế đó.


3

Để góp phần vào công tác phát triển sắn bền vững tại một số tỉnh Trung
Du và Miền Núi phía Bắc em đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của liều lượng phân NPK và phân vi sinh tới khả năng sinh trưởng, phát
triển và năng suất giống sắn HL2004-28 tại trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên.”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Xác định ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân vi sinh đến các
chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất sắn tại Thái Nguyên. Từ đó đưa ra cơ sở cho việc
xác định liều lượng phân bón NPK và phân vi sinh thích hợp bón cho sắn.
1.3 Ý nghĩa đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học: Thu thập được
những kinh nghiệm và kiến thức thực tế, củng cố kiến thức đã học, biết cách
thực hiện một đề tài khoa học.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Tìm ra được một biện pháp kĩ thuật

trồng trọt mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Vấn đề nhu cầu dinh dưỡng khoáng của sắn đã được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm. Howeler (1981) đã tổng kết kết quả nghiên cứu của nhiều tác
giả khác nhau và chỉ ra rằng: Sắn có nhu cầu cao về dinh dưỡng khoáng, cao
nhất là K, kế đến là N, Ca, sau đó là P. Tuỳ theo điều kiện đất đai, giống, thời
gian thu hoạch mà trung bình một tấn sắn củ tươi thu hoạch sẽ lấy đi của đất:
4,1 kg K; 2,3 kg N; 0,6 kg Ca; 0,5 kg P và 0,3 kg Mg. Nếu sản lượng sắn thu
hoạch giả định là 25 tấn củ tươi /ha và toàn bộ thân lá đều trả lại cho đất thì
mỗi vụ thu hoạch củ sẽ lấy đi 120 kg K; 57 kg N; 15 kg Ca; 12 kg P và 7 kg
Mg. Trong trường hợp thu hoạch cả củ, thân lá mà không để lại trong đất một
thứ gì, thì sắn lấy đi: 145 kg K; 122 kg N; 45 kg Ca; 27 kg P và 20 kg Mg.
Điều này chỉ ra rằng: K, N là hai nguyên tố sắn lấy đi nhiều nhất trong đất.
Nhu cầu Đạm: Để khôi phục cho đất 57 kg N mà sắn lấy đi trong đất do
thu hoạch củ, với hiệu suất bón N cho sắn chỉ đạt 43 - 69% (Fox et al., 1967)
thì lượng N nguyên chất phải cung cấp hàng năm là 115 kg N /ha (tương
đương với 250 kg Urea).. Tùy theo loại đất mà lượng N bón cho sắn khoảng:
80 -120 kgN /ha.
Nhu cầu Lân: Khả năng hút lân của sắn tốt hơn cây khác có thể giải
thích do cộng sinh giữa nấm rễ Mycorrhyze và hệ rễ của cây. Có những giống
sắn thích ứng với đất nghèo lân, có thể những giống sắn đó có khă năng cộng
sinh với Mycorrhyze (Howeler, 1980). Độ chua của đất có ảnh hưởng đến khă
năng cung cấp lân cho cây trồng, ở độ chua cao xảy ra hiện tượng chuyển hóa
lân thành photphat feric, ở đất kiềm lại có quá trình hình thành photphat 3

canxi. Ở đất thiếu lân, sự bón lân một cách hợp lý sẽ tăng năng suất và tinh
bột trong củ. Lượng lân bón khoảng 50 - 100 P2O5/ha.


5

Nhu cầu Kali: Cây sắn cần nhiều kali hơn hẳn so với các chất khác và
hút kali mạnh ngay từ đầu và tăng dần theo thời gian sinh trưởng cho đến lúc
thu hoạch.. Lượng hút tháng thứ hai gấp 10 lần tháng thứ nhất, tháng thứ ba
gấp ba lần tháng thứ hai. Thời kỳ từ khi sắn bắt đầu phát triển củ thì lượng
kali đã hút được 3 – 4 lần so với lượng hút được trong những thòi kỳ sinh
trưởng và gấp 6 -7 lần so với lân hút được. Tùy theo loại đất mà lượng K bón
cho sắn khoảng: 200 - 500 K2O kg/ha.
Phân bón hóa học có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, thể tích nhỏ dễ
vận chuyển, có hiệu quả nhanh nhưng lại dễ bị hòa tan trong nước và dễ bị
rửa trôi trong nước mạnh, kỹ thuật sử dụng phức tạp, nhất là liều lượng và
công thức bón, một số loại phân mang tính axit hoặc kiềm có ảnh hưởng đến
phản ứng đất và đời sống cây trồng [8].
Trong khi đó, cây sắn lại được trồng chủ yếu trên đất dốc, bạc màu.
Nên việc sử dụng phân bón hữu cơ với một lượng lớn kết hợp với phân
khoáng là việc làm rất khó khăn với vùng đồi núi có nhân công ít. Mặt khác,
sắn là cây dễ trồng nhưng cũng là cây hút dinh dưỡng rất mạnh. Vì vậy, khi
trồng sắn liên tục qua các năm và bón phân không hợp lý, không đầy đủ sẽ
làm cho năng suất năm sau giảm hơn năm trước rõ rệt.
Trước tình hình đó các nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu trên thế
giới và ở Việt Nam đã để tâm và đi vào nghiên cứu việc sử dụng phân bón,
việc sử dụng phân khoáng đối với sắn như thế nào là hợp lý. Vì vậy việc
nghiên cứu hiệu lực, hiệu quả của phân bón NPK với sắn sẽ rất cần thiết để
tìm ra những giải pháp tăng nhanh nguồn lương thực và thực phẩm, góp phần
giải quyết những vấn đề do thực tiễn sản xuất và nhu cầu kinh tế đề ra.



6

2.2. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng cho sắn trên Thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Khi nói về vai trò của phân khoáng đối với cây trồng và môi trường
sống của con người, Siegfried Lampe (FADINAP - Hội thảo về phân bón và
môi trường, Hà Nội, tháng 2-1997) đã khẳng định rằng: Phân khoáng làm lợi
cho môi trường sống của con người, độ phì nhiêu của đất được cải tạo bởi
phân khoáng. Thật vậy độ phì tự nhiên của đất trong phần lớn các vùng nhiệt
đới và á nhiệt đới trên thế giới rất thấp, năng suất kinh tế sau khi khai phá
rừng nguyên thủy chỉ có thể duy trì trong vài năm đầu. Không phải đầu tư
phân bón và để đảm bảo ổn định năng suất cây trồng cần một thời kỳ bỏ hóa
cây bụi từ 12 đến 20 năm để khôi phục lại các chất cần thiết cho cây trồng.
Việc duy trì độ phì nhiêu đảm bảo năng suất cây trồng ổn định bằng
cách trồng cây đậu đỗ và chỉ bón phân chuồng liều lượng cao không bón thêm
phân khoáng hình như không thực tiễn trên phạm vi toàn cầu. Cây họ đậu với
những nốt sần vi khuẩn cố định đạm đòi hỏi nhiều lân và pH cao để có hiệu
lực mà phân chuồng và các loại phân hữu cơ khác không có sẵn một lượng dư
để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.
Chất lượng đất và việc sử dụng phân khoáng liên tục trái với sự tin
tưởng thông thường là phân khoáng phá hoại sức sản xuất của đất, có một vài
nghiên cứu lâu năm cho rằng: Đất được bón chỉ một mình phân khoáng trong
suốt 100 năm hiện giờ thậm chí còn tốt hơn cả trước đây và hiện nay cho năng
suất cao hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây. Một điều đáng lưu ý hơn là chỉ
sử dụng một mình phân khoáng cũng dẫn đến làm tăng lượng chất hữu cơ
trong đất, nhờ có sản lượng tàn dư thực vật cao hơn nhiều. Ví dụ: rễ và phần
còn lại của cây được cây vùi trả lại trong đất. Đất được bón phân khoáng đầy
đủ và hợp lý sẽ đảm bảo cây trồng phát triển tốt có thể làm giảm xói mòn tốt

hơn nhiều so với cây trồng trên đất không được bón phân. Bón phân đúng lúc,


7

cân đối sẽ làm bộ rễ phát triển nhanh chóng, giữ được đất tại chỗ. Một bộ rễ
phát triển tốt sẽ hút chất dinh dưỡng có hiệu quả hơn đặc biệt là Nitrat do đó
sẽ bảo vệ đất khỏi bị rửa trôi. Mặt khác cây hút Nitrat xúc tiến phát triển
nhanh vòm lá để che phủ đất trống và bảo vệ nó khỏi bị gió thổi, mưa rơi phá
vỡ cấu trúc đất, gây ra các dòng chảy bề mặt và xói mòn bề mặt.
Cây được bón phân đầy đủ sẽ cho hiệu quả sử dụng nước cao hơn rất
nhiều so với cây không được bón phân và điều này rất quan trọng đối với
vùng đất dốc và dựa vào nước mưa, thường gặp sự bất thường hoặc lượng
mưa quá ít hoặc phân bố không đều. Chỉ những cây trồng được chăm bón tốt
phát triển mạnh mới sử dụng nước có hiệu quả.
Chính vì vậy, việc bón hợp lý phân khoáng cho sắn trên đất dốc thực sự
là biện pháp đơn giản, thiết thực có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp
phần bảo vệ môi trường. Theo bản báo cáo của Trung tâm Nông Nghiệp nhiệt
đới quốc tế (CIAT) – 1982: hầu hết các vùng trồng sắn trên thế giới đều nằm
trên những vùng đất chua, khô, tỷ lệ Al3+ di động cao, có độ phì thấp, không
cân đối về mặt dinh dưỡng.
Theo Howeler [12] cho rằng: Sắn trồng trên đất nghèo dinh dưỡng có
sức sinh trưởng yếu, năng suất củ, thành phần tinh bột trong củ và năng suất
sinh vật học thấp. Sắn được trồng trên đất giàu dinh dưỡng hoặc được bón đầy
đủ các loại phân vô cơ hoặc hữu cơ thì sức sinh trưởng tốt, năng suất củ,
thành phần tinh bột trong củ và năng suất sinh vật học cao hơn. Tuy nhiên nếu
bón quá nhiều phân đặc biệt là phân đạm sẽ dẫn đến cây sắn phát triển quá
mức về thân lá, độ ẩm không khí của bộ lá và trong không bào của lá lớn, lá
non hơn và cây sắn sẽ dễ bị sâu bệnh tấn công hơn. Vì vậy, duy trì sự cung
cấp chất dinh dưỡng cân đối cho cây sắn là rất cần thiết để đạt được năng suất

cao. Bón phân dư thừa sẽ làm tăng giá thành sản xuất và đôi lúc còn làm giảm
năng suất. Nếu cung cấp P và K vượt giới hạn cho phép sẽ ức chế việc hấp thụ


8

các chất dinh dưỡng khác như Fe và Zn hoặc Ca và Mg làm cho sắn sinh
trưởng và phát triền yếu đi, năng suất củ sẽ giảm.
Theo Howeler để sản xuất một tấn chất khô sắn cần lượng dinh dưỡng
N, P ít hơn so với một số cây lương thực, thực phẩm khác như lúa, ngô, mía.
Trong khi đó lượng K cần thiết để sản xuất ra một tấn chất khô so với những
cây trồng này lại cao hơn[12].
Cũng theo Howeler [13], nếu lúc thu hoạch nông dân lấy đi toàn bộ
sinh khối của sắn có trên đồng ruộng như: củ tươi, các bộ phận thân, lá thì họ
đã lấy đi hầu hết các chất hữu cơ bao gồm 70%N, 92% Ca, 76%Mg của tổng
lượng các nguyên tố này do sắn hấp thụ được trong cả vụ. Số liệu phân tích
được cho thấy tổng lượng P chiếm trong củ lúc thu hoạch tương đương với
lượng P ở những bộ phận đã rụng xuống (lá già). Lượng K chứa trong củ lúc
thu hoạch chiếm 60% chỉ còn 40% còn lại ở các bộ phận thân lá và các bộ
phận đã rụng xuống. Nếu chỉ tính riêng ở rễ và củ sắn thì tỷ lệ N,P,K đơn lẻ
hoặc kết hợp, so sánh phản ứng của sắn đối với phân bón đồng thời so sánh
các công thức bón kết hợp giữa phân vô cơ và hữu cơ đã cho thấy phản ứng
của sắn đối với phân bón tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng ban đầu của
đất, điều kiện sinh thái của vùng, loại phân bón và phương pháp bón [4].
Theo duangpartra, Hagens và sittibusaya và cộng sự thì N là nguyên tố
rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của sắn. Sắn hấp thu một lượng
N rất lớn từ đất, đặc biệt khi thu hoạch nhưng không trả lại thân, lá cho đất.
Bón N làm tăng số lá trên thân, số đốt, số củ và năng suất củ, tuy nhiên theo
các tác giả khác thì bón N làm giảm hàm lượng tinh bột chứa trong củ. Ở các
thí nghiệm dài hạn và ngắn hạn cho thấy phản ứng với N rất mạnh, nhất là

trên các loại đất nghèo dinh dưỡng. Phản ứng của sắn với các liều lượng N
khác nhau đã thể hiện rõ từ năm thí nghiệm đầu tiên. Ngoài ra, có mối quan


9

hệ khác rõ giữa lượng N bón vào đất và hàm lượng N chứa trong thân, lá sắn.
Hàm lượng N chứa trong lá tăng khi mức đạm tăng [4].
Vai trò của P, các kết quả nghiên cứu của Ashokan và Sreerharan,
CTCRI cho thấy sắn hấp thụ, nhưng P có tác dụng làm tăng thành phần tinh
bột và giảm axit cyanua (HCN) chứa trong củ.
Đối với K, trong các nguyên tố đa lượng thì K là nguyên tố mà sắn hấp
thụ nhiều nhất và là nguyên tố giới hạn đến năng suất củ của cây sắn. Theo
Aiyer và cộng sự, triệu chứng thiếu hụt K được đặc trưng bởi sự giảm tốc độ
sinh trưởng của cây sắn và dễ dàng nhận thấy triệu chứng thiếu K xuất hiện ở
phiến lá và cuống những lá già, kết quả dẫn đến là những lá này bị rụng sớm.
Ngoài ra, nếu cung cấp K quá nhiều sẽ làm giảm sự hấp thu Mg và Ca. Theo
Quirol và Amora tìm thấy trên đất độc canh sắn, nếu hàng năm đều được bón
phâm K đầy đủ thì năng xuất sắn sẽ ko bị giảm [4].
Theo các nghiên cứu khác tại Colombia, bón K làm tăng năng suất sắn
từ 23.0 – 43.7 tấn/ha và có sự liên quan thuận đến năng suất và hàm lượng K
trong lá [4].
Nhiều nhà nghiên cứu khác tại Ấn Độ, Thai Lan, Indonesia, Philippin
và Trung Quốc cho thấy: Bón cân đối N, P, K có thể làm cho năng suất tăng
lên so với 50% so với không bón phân. Theo các kết quả nghiên cứu của các
quốc gia này thì mức bón dao động trong khoảng:
100 kg N : 50kg P2O5 : 100 kg K2O/ha
120 kg N : 50kg K2O5 : 100 kg K2O/ha
60 kg N : 60kg P2O5 : 120 kg K2O/ha
80 kg N : 40kg P2O5 : 80 kg K2O/ha

Tỷ lệ bón phối hợp N:P:K là 2:1:2 và 2:2:4 đều cho năng suất củ và
hàm lượng tinh bột cao, đồng thời có thể duy trì độ phì đất.


10

2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hầu hết đất trồng sắn có chất lượng kém vì bị thoái hóa cả
về lý tính cũng như hóa tính. Nguyên nhân chính gây lên sự thoái hóa đất là
do hàng loạt quá trình khoáng hóa không thuận diễn ra mạnh mẽ dưới tác
động của thiên nhiên, cộng với các biện pháp canh tác không thích hợp của
con người. Vì thế, việc thay đổi các kỹ thuật mới cho việc sản xuất và bảo vệ
đất trồng sắn hiện nay là vô cùng cấp thiết.
Thái Phiên và cộng sự Nguyễn Công Vinh chỉ ra rằng, hậu quả của tập
quán sản xuất độc canh sắn nhiều năm đã làm cho đất mất sức sản xuất hay
còn gọi là đất bị thoái hóa. Đất thoái hóa dẫn đến độ chua của đất tăng, hàm
lượng mùn trong đất giảm. Một nguyên nhân khác cũng làm thoái hóa đất là
do hàng năm sắn đã lấy đi của đất một lượng dinh dưỡng đáng kể: (62 – 153
kg N, 36 – 38 Kg P2O5, 56 – 122 kg K2O)/ha mà không có sự trả lại đầy đủ
cho đất.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về bón phân cho sắn sao cho phù
hợp với điều kiện trồng sắn ở nước ta. Nguyễn Văn Tiễn (1987), kết hợp
trồng sắn bằng cây phân xanh theo đường đồng mức để cắt dòng chảy, trồng
xen cây đậu đỗ, tận dụng thân, lá cây bộ đậu sau khi thu hoạch vùi tại chỗ làm
phân bón cho sắn, sử dụng lượng phân bón hóa học với lượng 30 kg N, 30 Kg
P2O5 và 60 kg K2O hoặc 60 kg N, 60 kg kg P2O5 và 120 kg K2O cho hiệu quả
cao trên đất dốc, bạc màu ở miền núi [6].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Đặng (1998) thì bón phân
khoáng hợp lí cho sắn có tác dụng tốt đến việc cải thiện các đặc tính lí, hóa của
đất cũng như cải thiện năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất sắn [9].

Theo Nguyễn Hữu Hỷ, Hoàng Kim, Howeler (hội thảo sắn Việt Nam
2001) trên đất xám, công thức bón phân 120 kg N, 20 kg P2O5 và 120 kg K2O


11

và công thức bón 60 kg N, 40 kg P2O5 và 120 kg K2O cho năng suất củ tươi
và hiệu quả kinh tế cao.
Một số công trình thực hiện ở miền Bắc Việt Nam trên đất đỏ vàng của
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và một số địa điểm khác trên ruộng
của nông dân còn cho thấy bón phân vô cơ cơ tác dụng nhanh hơn phân hữu
cơ, sắn có phản ứng với N, K và trong các nguyên tố đa lượng, K là nguyên tố
hạn chế năng suất sắn.
Một trong các khuyến cáo cho các hộ nông dân trồng sắn của cục
khuyến nông và khuyến lâm Việt Nam [10] về một số yêu cầu kĩ thuật cơ bản
khi trồng sắn như sau:
Mật độ - khoảng cách:
- Đất xấu: 0,8 x 0,7m
- Đất trung bình: 0,9 x 0,8m
- Đất tốt: 1 x 1m
Phân bón:
- Đất xấu: Phân chuồng 5 – 6 tấn +160 kg N + 80 kg P2O5 +160 kg K2O
- Đất tốt: Phân chuồng 5 – 6 tấn +80 kg N + 40 kg P2O5 + 80 kg K2O
Cách bón:
- Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân+ 1/3 đạm + 1/3 kali
- Bón lần 1: 1/3 đạm+ 1/3 kali vào lúc 1,5 – 2 tháng sau trồng
- Bón lần 2 : 1/3 đạm+ 1/3 kali vào lúc 3 - 4 tháng sau trồng
Trồng xen phủ đất chống xói mòn
Cây sắn sinh trưởng ở giai đoạn ban đầu từ 3 – 4 tháng sau trồng, khả
năng che phủ đất ở giai đoạn này rất thấp, đất dễ bị mưa xói mòn rửa trôi.

Theo các kết quả nghiên cứu đã khẳng định tác dụng chống xói mòn khi trồng
bằng cây phân xanh, lượng đất bị rửa trôi ở công thức không có băng chắn là


12

9.3 tấn/ ha, băng cỏ sả: 3.9 tấn/ha, tăng cốt khí: 6.7 tấn/ha, băng dứa 6.7
tấn/ha và băng cỏ Vetiver 3,4 tấn/ha.
Khuyến cáo rộng mô hình trồng sắn thâm canh có sử dụng băng chống
xói mòn cây cốt khí, cỏ Vetiver trên các vùng đất dốc ở các tỉnh miền núi
Phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và Đông Nam Bộ. Các băng được
bố trí theo đường đồng mức cách nhau 5 – 7 mét.
Trồng xen cây họ đậu che phủ đất đồng thời tăng hiệu quả kinh tế. Khi
trồng xen giữa hai hàng sắn với cây họ đậu vừa có tác dụng che phủ đất, cải
tạo tăng độ phì của đất, đồng thời cho thu nhập cao hơn so với trồng sắn
thuần. Cây họ đậu có thể là đậu cove, đậu đen, đậu tương…Công thức xen hai
hàng lạc với hai hàng sắn đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời lượng
đất bị xói mòn cũng giảm đi rõ rệt (giảm 73.48%) so với đối chứng. Như vậy,
những năm gần đây được sự đầu tư và quan tâm đúng mức, nghiên cứu sắn ở
việt nam đã có những bước tiến đáng kể. Những nghiên cứu, khuyến nông,
sản xuất và chế biến sắn đang tạo đà cho cây sắn phát triển vững chắc và đáng
tin cậy.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu sắn trên thế giới và ở Việt Nam
đã tập trung giải quyết nhiều vấn đề cơ bản trong sản xuất sắn như nghiên cứu
giống và đưa ra phục vụ sản xuất nhiều giống sắn mới có năng suất củ và hàm
lượng tinh bột cao hơn hẳn các giống sắn trước đây (năng suất bột tăng từ 2
đến 3 lần), thích hợp với các điều kiện canh tác, sinh thái và nhu cầu chế biến,
sử dụng, tiêu thụ của từng quốc gia và khu vực trên thế giới bên cạnh đó,
công tác nghiên cứu về kỹ thuật canh tác sắn cũng được thực hiện trên nhiều
quốc gia khác nhau với mục tiêu chính là nâng cao năng suất, hạ giá thành sản

xuất, mang lại hiệu quả và nâng cao thu nhập cho người trồng sắn, đồng thời
bền vững về mặt sinh thái.


13

2.3. Sự cần thiết phải bón phân cân đối và hợp lý
Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất
dinh dưỡng thiết yếu , đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho
từng đối tượng cây trồng, loại đất, mùa vụ cụ thể đảm bảo năng suất cao, chất
lượng nông sản tốt, mang lại hiểu quả kinh tế cao cho người sản xuất và an
toàn môi trường sinh thái.
Về nguyên tắc muốn đảm bảo một hệ sinh thái bền vững thì cây trồng
hút bao nhiêu, loại gì thì cần phải trả hoàn toàn cho đất từng đấy các chất dinh
dưỡng. Ở nước ta hơn một nửa diện tích đất trồng trọt có hàm lượng chất dinh
dưỡng thấp và có một số yếu tố hạn chế cần khắc phục như độ chua, hàm
lượng nhôm, độ mặn và kiềm cũng như khả năng giữ chất dinh dưỡng kém.
Hầu hết diện tích đất trồng sắn của nước ta bị thiếu hụt chất dinh dưỡng trong
đó phổ biến nhất là thiếu hụt đạm, lân, kali. Đây cũng là những nguyên tố
dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ với lượng lớn nhất và chi phối hướng sử
dụng phân bón.
Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm độ phì nhiêu đất có rất nhiều như
xói mòn, rửa trôi… song quan trọng nhất là trong nhiều năm cây trồng đã lấy
đi một lượng dinh dưỡng đáng kể mà không được trả lại cho đất. Mặt khác,
lượng phân bón được sử dụng sẽ ngày càng tăng nhanh do mở rộng diện tích
đất gieo trồng, sử dụng giống mới….Vì vậy nếu sử dụng phân bón không cân
đối, đặc biệt là sử dụng đạm, lâm, kali với lượng không hợp lý cũng là
nguyên nhân quan trọng dẫn đến thoái hóa đất, giảm chất lượng nông sản và ô
nhiễm môi trường. Thực tế đã chứng minh phân bón hóa học góp phần đáng
kể trong việc tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cho người sản

xuất. Song bón phân hóa học, chủ yếu là đạm, lân, kali chỉ giúp cây trồng tăng
năng suất đến một mức nhất định, nếu tiếp tục tăng lượng phân bón thì không


14

những năng suất sắn không cao mà còn bị giảm xuống đáng kể, do đó hiệu
quả sản xuất cũng giảm.
2.4. Tác dụng của bón phân cân đối và hợp lý
Hiện có quan niệm cho rằng phân bón là “hóa chất” và đã là “hóa chất”
thì có ảnh hưởng xấu khi sử dụng cho cây trồng. Thực tế, việc sử dụng phân
bón không đúng có những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Xong
nếu biết sử dụng phân bón hợp lý thì không những chúng ta không hủy hoại
môi trường mà còn góp phần làm tăng lượng và chất lượng nông sản. Bón
phân cân đối có tác dụng:
- Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu đất vì cây trồng không phải khai
thác kiệt quệ các chất dinh dưỡng mà ta không cung cấp hoặc cung cấp không
đủ cho nó. Ngoài ra, bón phân cân đối không chỉ bù đắp lượng dinh dưỡng
cây trồng lấy đi, mà còn làm cho đất tốt lên nhờ tàn dư thực vật còn lại sau
mỗi vụ thu hoạch. Trên đất dốc, bón phân cân đối còn có tác dụng hạn chế xói
mòn nhờ cây trồng phát triển mạnh, độ che phủ cao nên hạn chế dòng chảy,
giảm sức công phá của hạt mưa làm thoái hóa cấu trúc đất. Bón phân cân đối
còn làm cho bộ rễ phát triển khỏe góp phần cải thiện tính chất vật lý của đất.
- Tăng năng suất cây trồng nâng cao hiệu quả sản xuất. Thực tế đã
chứng minh phân bón hóa học làm tăng nhanh năng suất cây trồng. Tuy nhiên
việc tăng vụ, sử dụng các giống mới… nhằm tăng năng suất, sản lượng cây
trồng, sản lượng cây trồng chỉ có hiệu quả nếu biết bón phân cân đối. Bón
phân cân đối, hợp lý cho phép phát huy cao tiềm năng năng suất của tất cả cây trồng.
- Bảo vệ nguồn nước. Phân hóa học nếu được sử dụng đúng chủng loại,
cân đối về tỷ lệ, phù hợp với nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng

thì khả năng mất dinh dưỡng sẽ rất thấp do cây trồng hấp thu gần hết. Do đó
bón phân cân đối sẽ giúp hạn chế ô nhiễm nguồn nước.


15

- Hạn chế khí thải độc hại. Phân đạm khi được bón vào đất nếu phải
chịu ảnh hưởng của các quá trình biến đổi, trong đó có quá trình hình thành
khí ammoniac (NH3). Nếu bón đạm không đúng lúc, không đúng phương
pháp, bón quá nhiều và không cân đối với lân, kali thì cây trồng không sử
dụng hết dẫn đến lượng khí NH3 phát thải tăng lên làm ảnh hưởng xấu đến
tầng Ozon và là nguyên nhân gây ra mưa axit.


16

Phần 3
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
-Giống sắn mới HL2004-28.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian tiến hành thí nghiệm: Từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2014
dương lịch.
- Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại Trung tâm thực hành, thực
nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giáảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân Vi sinh
đến quá trình sinh trưởng và phát triển giống sắn mới HL2004-28.
- Nghiên cứuảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân Vi sinh
đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống sắn mới HL2004-28.

- Nghiên cứuảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK và phân Vi sinh
đến chất lượng của giống sắn mới HL2004-28.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm gồm 5 công thức 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối ngẫu
nhiên hoàn toàn(RCBD)
- Diện tích mỗi ô: 5m x 6m = 30 m2.
Tổng diện tích thí nghiệm: 500 m2 (kể cả rải bảo vệ).
Các công thức thí nghiệm gồm:
+ Công thức 1: Không bón phân
+ Công thức 2: Bón 45 Kg N +30Kg P205 +40 Kg K20+3 tấn phân
HCVS sông gianh


×