Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Vẫn đề chấn thương trong tiểu thuyết của philippe claudel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

THÁI THỊ CẨM THƠ

VẤN ĐỀ CHẤN THƢƠNG TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA PHILIPPE CLAUDEL

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

THÁI THỊ CẨM THƠ

VẤN ĐỀ CHẤN THƢƠNG TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA PHILIPPE CLAUDEL

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 01 45

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Thùy Linh

Hà Nội – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thùy Linh. Tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm về nội dung của luận văn.
Học viên

Thái Thị Cẩm Thơ


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Vấn đề chấn thương trong tiểu thuyết của Philippe
Claudel" được hoàn thành tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học quốc gia Hà Nội.
Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin
gửi lời cám ơn đến các thầy, cô giáo trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ trong quá trình học
tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến dịch giả Nguyễn Duy
Bình, người đã cung cấp các bản dịch tác phẩm và các tài liệu nghiên cứu cần
thiết liên quan tới đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ
Nguyễn Thùy Linh, người đã dành nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho tác giả trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn chỉnh luận văn.
Vì thời gian, kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế nên luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô, các bạn và những người quan tâm đến nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015


Thái Thị Cẩm Thơ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 3
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................16
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................16
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................17
6. Dự kiến đóng góp của luận văn ......................................................................18
7. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................18
CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ CỦA VĂN HỌC CHẤN THƢƠNG .... 19
1.1 Khái niệm văn học chấn thƣơng .................................................................19
1.1.1 Văn học chấn thương - Traumatic literature ...........................................19
1.1.2 Vấn đề chấn thương trong văn học Pháp đương đại ..............................23
1.2 Cơ sở của vấn đề chấn thƣơng trong tiểu thuyết của Philippe Claudel ...........31
1.2.1 Cơ sở lịch sử - xã hội ...................................................................................31
1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Philippe Claudel ...........................................34
CHƢƠNG 2: ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
PHILIPPE CLAUDEL ................................................................................................ 44
2.1 Chấn thƣơng trong không gian thời chiến và hậu chiến ........................45
2.1.1 Chiến tranh và biểu tượng về sự vụn vỡ trong hình khối không gian . 47
2.1.2 Chiến tranh và biểu tượng về sự xám lạnh của sắc màu ....................... 58
2.2 Chấn thƣơng trong tâm hồn con ngƣời ......................................................66
2.2.1 Rạn vỡ trong quan hệ giữa con người và cộng đồng ..............................66
2.2.2 Rạn vỡ trong chính tâm hồn mỗi người ....................................................71
2.2.3 Tình yêu thời chiến - Một ví dụ về trải nghiệm chấn thương tâm hồn ..73
Tiểu kết .................................................................................................................... 77
1



CHƢƠNG 3: VẤN ĐỀ CHẤN THƢƠNG QUA CÁC KIỂU NHÂN VẬT .. 78
3.1 Các dạng thức nhân vật chấn thƣơng .......................................................78
3.1.1 Nhân vật mất niềm tin .................................................................................78
3.1.2 Nhân vật cô đơn, ám ảnh ............................................................................ 83
3.1.3 Nhân vật sống trong mặc cảm ....................................................................88
3.1.4 Nhân vật hàn gắn sự chấn thương ............................................................93
3.2 Nghệ thuật phân tích nhân vật chấn thƣơng .........................................101
3.2.1 Nhân vật và các hình thức diễn ngôn ......................................................101
3.2.1.1 Độc thoại – âm vang của cái tôi đầy thương tích ....................... 102
3.2.1.2 Đối thoại – giao tiếp dạng mảnh vỡ ............................................ 109
3.2.2 Nhân vật và hệ thống hành động .............................................................116
3.2.2.1 Hát – hành động an ủi chính mình ............................................ 116
3.2.2.2 Viết - như một sự giải tỏa ............................................................ 121
KẾT LUẬN ....................................................................................................................126
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................129

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Văn học Pháp là bộ phận văn học nước ngoài có mối liên hệ lâu dài và
sâu sắc với văn học Việt Nam, được minh chứng qua những đóng góp của nền
văn học Pháp đối với những thành tựu của văn học Việt Nam hiện đại ngay từ
những năm đầu của thế kỷ XX. Trải qua một chặng dài du nhập, tiếp nhận và
giao lưu, cho đến nay, văn học Pháp đã không còn xa lạ với bạn đọc Việt. Từ
Gargăngchuya và Păngtagruyen của Rabelair thời kì Văn học Phục hưng đến
Molière với các vở hài kịch nổi tiếng, Trường học làm vợ, Trưởng giả học

làm sang, Lão hà tiện ở thế kỉ XVII. Đặc biệt, bộ tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà
Pari và Những người khốn khổ của Victor Hugo, bộ Tấn trò đời của Honoré
de Balzac đã im đậm dấu ấn trong lòng bạn đọc Việt. Bước sang thế kỷ XX,
kịch phi lí của Samuel Beckett cũng như tiểu thuyết của Albert Camus cũng là
những thành tựu lớn của văn học Pháp được bạn đọc Việt Nam đón nhận
nồng nhiệt.
Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XXI trở đi, bạn đọc Việt ít có cơ hội được tiếp
cận với những thành tựu mới của văn học Pháp đương đại. Bên cạnh những lí
do về thị hiếu bạn đọc thì vấn đề dịch thuật và quảng bá tác phẩm còn chưa
thực sự được chú trọng. Từ sau thế kỷ XX, nền văn học Pháp vẫn duy trì
phong độ với các giải thưởng văn học uy tín hằng năm tôn vinh các tác giả,
tác phẩm có giá trị. Được giới thiệu và dịch ở Việt Nam mới chỉ là một phần
nhỏ so với thành tựu mà văn học Pháp đạt được trong thế kỉ XXI. Điều này
thúc đẩy việc nghiên cứu và giới thiệu rộng rãi những thành tựu mới của văn
học Pháp đến với bạn đọc và giới nghiên cứu văn học Việt Nam.
1.2 Tác giả Philippe Claudel sinh năm 1962 là nhà văn, nhà viết kịch, đạo
diễn, đồng thời là giáo sư giảng dạy văn chương tại Đại học Nancy (Pháp).
Ông là một tác giả viết tiểu thuyết nổi tiếng ở Pháp trong thế kỉ XXI, được
3


các giải thưởng văn học danh giá như France, Goncourt, Renaudot vinh danh.
Một số tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt như: Cháu gái ông Linh
(La pentite fille de Monsieur Linh), Thế giới không trẻ em (Le Monde sans les
enfants), Báo cáo của Brodeck (Le rapport de Brodeck), Những linh hồn xám
(Les Âmes grises)… Ngoài ra còn có các tác phẩm nổi tiếng khác như:
Quelques-uns des cent regrets; J'abandonne; Au revoir Monsieur Friant; Les
Petites mécaniques… Những sáng tác của ông được nhiều nhà phê bình nhận
định là đưa lại làn gió mới cho tiểu thuyết Pháp với cách nhìn mới về hiện
thực và nghệ thuật ngôn từ thể hiện đầy sức hút. Tìm hiểu về Philippe Claudel

sẽ đưa lại những hiểu biết bước đầu về một tác giả Pháp có phong cách độc
đáo, đồng thời, góp phần quảng bá và giới thiệu một thành tựu văn học xuất
sắc của nước Pháp tới bạn đọc Việt Nam.
1.3 Khảo sát những sáng tác mang đề tài chiến tranh của tác giả Philippe
Claudel, chúng tôi nhận thấy, việc đưa lý thuyết phê bình chấn thương vào áp
dụng nghiên cứu trong công trình này là một cách tiếp cận khả thi, khơi mở
những vấn đề cốt lõi của đề tài. Bởi con người là chủ thể của thời đại, và cũng
là đối tượng phải gánh chịu những va chạm tinh thần trong những bối cảnh
bất ổn như chiến tranh, nên tất yếu sẽ xuất hiện dạng nhân vật chấn thương.
Việc tìm hiểu nhân vật chấn thương sẽ đưa đến những khám phá mới về bản
chất con người, trong mối tương quan với những nỗi đau từ bản thể, từ hoàn
cảnh tồn tại và đặc trưng thời đại. Mặt khác, trong bối cảnh tình hình nghiên
cứu lý luận – phê bình văn học ở Việt Nam còn chưa chú trọng đến văn học
chấn thương, thì việc làm này sẽ giúp bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình
một lần nữa hệ thống lại lý thuyết về văn học chấn thương, đồng thời đưa ra
những nhận định “nới rộng” thêm chiều kích của lý thuyết này.
Với những lý do trên đây, chúng tôi cho rằng, vấn đề Chấn thương trong
tiểu thuyết của Philippe Claudel hội tụ các điều kiện cần và đủ để có thể
4


nghiên cứu sâu, rộng và chứa đựng hàm lượng khoa học cao. Thực hiện đề tài
này, chúng tôi hi vọng sẽ có được những đóng góp nhất định cho việc nghiên
cứu một tác giả xuất sắc của văn học Pháp đương đại chưa được giới thiệu
nhiều ở Việt Nam, cũng như đóng góp cho việc nghiên cứu dòng văn học
chấn thương vốn vẫn chảy bền bỉ xuyên qua nhiều thời đại, nhiều nền văn học
trên thế giới.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu văn học chấn thƣơng
Chấn thương là dòng chảy cảm thức để lại dấn ấn ở nhiều nền văn học,

nhiều trào lưu văn học và sáng tác của nhiều tác giả nổi tiếng.
Ở Trung Quốc, văn học chấn thương được xác định rõ với hẳn một trào
lưu phát triển rầm rộ vào thời điểm sau Cách mạng Văn hóa (1966 - 1976) –
trào lưu văn học vết thương, với những tác phẩm nặng về phơi bày nỗi đau
khổ trong thời động loạn. Mở đầu là dòng văn học vết thương tố cáo tính vô
nhân đạo của Đại Cách mạng Văn hóa, được đánh dấu bằng sự xuất hiện của
truyện ngắn Vết thương của nhà văn Tân Hoa. Sau đó là sự xuất hiện của hàng
loạt các tác phẩm viết về những vết thương thể xác lẫn vết thương tinh thần
trong mười năm “động loạn” như: Ôi (Phùng Ký Tài), Tôi phải làm thế nào
(Trần Quốc Khải), Mãi mãi là mùa xuân (Thẩm Dung)… Trong đó, truyện
ngắn Chủ nhiệm lớp của Lưu Tâm Vũ có thể nói là tác phẩm tiêu biểu nhất
của dòng văn học vết thương ở Trung Quốc. Tác phẩm là lời tố cáo bọn phản
động trong “Đại Cách mạng Văn hóa” đã làm hư hỏng tâm hồn lớp thanh niên
và kêu gọi “hãy cứu lấy những đứa trẻ” bị hại. Văn học vết thương ở Trung
Quốc kéo dài cho tới giữa những năm 80 của thế kỷ XX thì kết thúc sứ mệnh
lịch sử của nó và nhường chỗ cho trào lưu văn học tầm căn (tìm nguồn). Sau
này, không còn những tác phẩm viết về Cách mạng văn hóa theo như “tiêu
5


chí” của văn học vết thương nữa, và những tác phẩm ấy cũng không được gọi
là văn học vết thương.
Ở các nền văn học khác, cảm thức chấn thương xuất hiện ở nhiều sáng tác
của các tác giả, đôi khi xuất hiện một cách có hệ thống. Chẳng hạn như các
tác phẩm của E.Hemingway với cảm thức “the lost generation” (thế hệ mất
mát) cũng thuộc dòng văn học chấn thương. Tiêu biểu như Mặt trời vẫn mọc
(The sun also rises), Giã từ vũ khí (A farewell to arms), Chuông nguyện hồn
ai (For whom the bell tolls)… Một hệ thống các tác phẩm của nhiều tác giả
xuất hiện trong và sau các cuộc chiến tranh thế giới như Chiến tranh và hòa
bình của Lev Nikolayevich Tolstoy, Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria

Remarque… Đặc biệt, không thể không kể đến các tác phẩm hậu hiện đại của
Franz Kafka, dường như những thay đổi chóng mặt của công nghệ khiến đời
sống sinh hoạt và lao động của con người thay đổi đã trở thành tác nhân khiến
đời sống tinh thần của con người trở nên mong manh, dễ vỡ…
Tác giả Vương Trí Nhàn đã hệ thống lại những chấn thương tâm lý thời
hiện đại trong cuốn phiếm đàm Những chấn thương tâm lý hiện đại xuất bản
năm 2009, cuốn sách cho thấy rất nhiều những “căn bệnh tinh thần” đang lây
lan nhanh trong đời sống hiện đại. Trong tập phiếm luận này, nhà nghiên cứu
đã đưa ra một số biểu hiện của chấn thương như: Cái vội của người mình, dục
vọng và tai nạn, sống trên đường, tiếng ồn đáng sợ, hỗn loạn trong giao thông,
hàng giả vẫn đang được ưa thích, mệt mỏi, bừa bãi, buông thả; ngày một hung
hãn; bế tắc nên sinh cờ bạc; nối lễ hội vào trụy lạc; tình trạng mất thiêng; từ
tham lam, nông nổi đến càn rỡ, bất lương; tội làm hư dân; tâm lý ô sin; khổ vì
lắm tiền… Tuy nhiên, các biểu hiện chấn thương này mang tính xã hội bề
mặt, được diễn giải dưới hình thức phiếm đàm nên chỉ thực sự có ý nghĩa về
mặt thông tin báo chí.
6


Những vấn đề xã hội này cũng đã chuyển hóa trọn vẹn và tinh tế vào
trong văn học, ở nhiều quốc gia. Ở Nhật Bản, cảm thức hoang mang, mất định
hướng của tuổi trẻ đã được tác giả Haruki Murakami ghi lại trong rất nhiều
tác phẩm của ông như Rừng Nauy, Tazaki Tsukuru không màu và những năm
tháng hành hương, Kapka bên bờ biển… Chủ đề của các tác phẩm đi vào mô
tả những đổ vỡ, những nỗi đau của tuổi trẻ, sự hụt hẫng và cảm giác mất mát
của họ khi bước vào giai đoạn trưởng thành với nhiều trải nghiệm mới mẻ.
Văn học Âu Mỹ cũng cho thấy những dòng chảy của cảm thức chấn thương
trong nhiều tác phẩm của nhiều tác giả. Tiểu thuyết La Mã sụp đổ của tác giả
Jérôme Ferrari đạt giải Goncourt năm 2012. Tác phẩm thông qua hình tượng
sụp đổ của quán bar trên đảo Corse để hàm ý về sự sụp đổ của nền văn minh

hiện đại. Song song với đó là sự đổ vỡ của thế giới tinh thần con người, khi
họ nhận ra sự phù du, bất ổn của thế giới. Thế giới con người trong tác phẩm
được xây dựng là một cộng đồng sa đọa với ti tỉ thói hư tật xấu. Họ khinh bỉ
chính mình và khước từ những giá trị mà giáo dục và văn minh hiện đại mang
đến. Những chấn động tinh thần này được khắc họa như là dấu hiệu khả tử
của thế giới loài người. Trong nền văn học Ý, tiểu thuyết Nỗi cô đơn của các
số nguyên tố của tác giả Paolo Giordano (giải thưởng Premio Strega năm
2008) cũng là một điển hình cho dòng văn học chấn thương. Paolo Giordano
đã lột tả nỗi cô đơn, sự mất hướng của con người trong xã hội hậu hiện đại,
nhất là lớp trẻ. Nỗi hoang mang, do dự, sự hoài nghi, bất tín nhận thức, cùng
những mất mát, những ám ảnh, những nỗi đau tinh thần... khiến những ước
muốn thật sự của con người luôn bị xô dạt. Họ bằng lòng với nỗi cô đơn của
chính mình. Họ dùng chính nỗi cô đơn này để chống đỡ với thế giới đời sống
bất an đổ vỡ. Họ coi mình là những số nguyên tố bất hạnh, cô độc, và thuận
theo quy luật của tự nhiên, quy luật của số học.
7


Ở Việt Nam, những sáng tác văn học chấn thương bắt đầu nở rộ kể từ sau
Đổi mới (1986) khi đời sống văn học trở nên dân chủ hơn, các nhà văn có cơ
hội được thoát khỏi “hành lang hẹp” của lý luận để thoải mái bày tỏ những
chiêm nghiệm của mình sau một thời kỳ lịch sử nhiều đau thương, mất mát
của hai cuộc chiến tranh. Được nhắc đến ở đây là các tác phẩm như Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh, Thời xa vắng của Lê Lựu, Bến không chồng của
Dương Hướng, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai… Các tiểu thuyết đã thể hiện
thành công những hình tượng nhân vật mang trong mình nỗi hoang mang
trước một giai đoạn giao thời nhiều đổ vỡ. Lùi xa hơn, có thể thấy, các sáng
tác của Nam Cao viết về bi kịch người nông dân bị tước quyền làm người
(Chí Phèo) và về cuộc sống bế tắc, mòn mỏi của giai cấp tiểu tư sản (Đời
thừa, Sống mòn) cũng in đậm dấu ấn vết thương.

Qua việc điểm lại những gương mặt mang dấu ấn của cảm thức chấn
thương trong văn học các quốc gia có thể thấy, đề tài chủ yếu của văn học
chấn thương là chiến tranh và hậu chiến tranh. Bối cảnh nhiều đau thương,
mất mát trên thực tế đã trở thành nguồn gốc của những đổ vỡ trong tâm hồn
con người. Càng có độ lùi về thời gian, các tác phẩm cho thấy sự chiêm
nghiệm càng thêm sâu sắc về những chấn thương tinh thần của con người.
Nghiên cứu về văn học chấn thương hiện nay được giới thiệu và thực hiện
ở Việt Nam chưa nhiều. Công trình chủ yếu là các bài báo, tiểu luận, một số
luận văn, luận án áp dụng lý thuyết chấn thương trong nghiên cứu. Theo
những tài liệu tiếng Việt thu thập được, có thể kể đến một số công trình sau:
Tác giả Lê Tú Anh với tiểu luận: Từ trường hợp Đoàn Minh Phượng,
nghĩ về văn học chấn thương ở Việt Nam và quan điểm nghiên cứu in trong
sách Lý thuyết phê bình văn học hiện đại (Tiếp nhận và ứng dụng), nhà xuất
bản Đại học Vinh năm 2013. Tiểu luận đã giới thuyết về khái niệm chấn
thương thông qua các cách định nghĩa khác nhau, tìm hiểu nguyên nhân nảy
8


sinh lý thuyết về chấn thương. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra những luận điểm
đáng chú ý về chấn thương trong công trình nghiên cứu Kinh nghiệm không
được khẳng định: Chấn thương và những khả năng của lịch sử của Cathy
Caruth. Bên cạnh đó, tác giả Lê Tú Anh cũng khái lược dòng chảy của văn
học chấn thương ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến nay. Đặc biệt, tác giả tập
trung vào hiện tượng tiểu thuyết Và khi tro bụi của tác giả Đoàn Minh
Phượng như một ví dụ điển hình cho văn học chấn thương Việt Nam.
Tác giả Lê Văn Hiệp với luận văn thạc sĩ Đặc trưng mỹ học của Văn học
vết thương trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới. Luận văn đã xác định nội
hàm của khái niệm văn học “vết thương” ở Việt Nam, xác định diện mạo của
hiện tượng văn học này trong đời sống văn học Việt Nam đương đại và trong
mối tương quan so sánh với trào lưu văn học “vết thương” ở Trung Quốc.

Trọng tâm đáng chú ý của luận văn là đã chỉ ra những đặc trưng thẩm mỹ của
văn học vết thương Việt Nam thời kì đổi mới, cùng với đó là một số những
đặc trưng thi pháp nổi bật của bộ phận văn học này.
Một công trình khác cũng lấy tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới làm
đối tượng nghiên cứu là Nhân vật chấn thương trong một số tiểu thuyết Việt
Nam tiêu biểu giai đoạn 1986 – 1995. Đây là công trình đạt giải ba cuộc thi
cấp bộ tài năng khoa học trẻ năm 2012 của tác giả Trần Phượng Linh. Nếu
luận văn của tác giả Lê Văn Hiệp tìm hiểu đối tượng trên những luận điểm
khát quát thì công trình nghiên cứu của tác giả Trần Phượng Linh lại đi sâu
vào các dạng thức nhân vật chấn thương. Tác giả chỉ ra sự đa dạng của chấn
thương tinh thần dựa trên việc phân tích các hình tượng nhân vật trong tiểu
thuyết Việt Nam giai đoạn này, từ đó thấy được tận cùng nỗi đau của con
người khi nhận thức cá nhân chệch nhịp với sự vần đổi của thời đại xã hội.
Cũng lấy văn học thời kì đổi mới làm đối tượng nghiên cứu, tác giả Lê
Thanh Nga với bài viết Một số biểu hiện chấn thương trong truyện ngắn
9


Nguyễn Huy Thiệp lại đi vào một thành tựu nổi bật nhất của văn học thời kì
này là sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Bài viết đi sâu vào làm rõ
nguồn cội lịch sử của cảm thức chấn thương trong văn học, tập trung vào
những chấn thương của kiểu nhân vật tri thức trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp. Theo đó, tác giả cho rằng, sự nhạy cảm cố hữu của kiểu nhân vật
tri thức sẽ càng tô đậm thêm những chấn thương tinh thần mà con người gánh
nặng trong một thời đại có quá nhiều đổi thay.
Tác giả Nguyễn Thành Thi với bài viết Tiếng nói của cái tôi bị chấn
thương và tính khả dụng của yếu tố nhật kí, trinh thám trong tiểu thuyết đã
khảo sát chấn thương trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn của
Trần Dần. Trong bài viết này, tác giả đã đi sâu vào khai thác những biểu hiện
chấn thương tinh thần thông qua hình tượng nhân vật chính. Dưỡng – một anh

chàng tân ngụy binh đã quy hàng với mong muốn được sống yên ổn bên gia
đình, bất ngờ bị quy chụp tội đào phản và phải sống trong sự nghi kị, dè bỉu
và xa lánh của cộng đồng. Tác giả Nguyễn Thành Thi đã phân tích những
thành công của nhà văn Trần Dần trong việc xây dựng một hình tượng nhân
vật chấn thương. Đồng thời, qua đó thấy được những độc đáo trong việc đưa
hình thức nhật kí vào trong tiểu thuyết nhằm làm nổi bật những biến động tâm
lý của nhân vật.
Ngoài ra, một số bài tham luận nhỏ đăng trên các báo, tạp chí cũng cho
thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và bạn đọc về văn học chấn thương.
Bài viết Văn học vết thương cần được rộng đường hơn của tác giả Hoàng
Hường đăng trên tuanvietnam.net năm 2010 đã mở ra lối nhận thức tích cực
về dòng văn học này. Trong bài báo, có trích lời nhà lí luận – phê b́nh văn
chương Phong Lê và dịch giả người Trung Quốc Chúc Ngưỡng Tu, với ư tán
thành và đề nghị mở rộng d ̣ng văn chương “vết thương”. Tác giả đưa ra
những cơ sở xã hội và văn học để đi đến kết luận cần một sự quan tâm xứng
10


đáng dành cho các tác giả, tác phẩm viết về chấn thương. Bài viết Văn
chương về các vết thương, chiến tranh và hậu chiến của Trần Xuân An cũng
đã điểm qua văn học viết về chấn thương ở Việt Nam thời kì sau đổi mới. Tuy
nhiên, bài viết mới chỉ nhắc đến hiện tượng tác phẩm, chưa chỉ ra được những
đặc trưng về văn học vết thương thời kì này.
Trong các công trình nghiên cứu kể trên, các tác giả đã đưa những đường
cày đầu tiên lên một vùng đất mới mẻ, một lĩnh vực nghiên cứu văn học chưa
có nhiều khai phá ở Việt Nam. Nhìn tổng quan, các công trình, bài viết trên
chủ yếu vẫn đang dừng lại ở việc mô tả, phân tích các biểu hiện nhỏ lẻ của
văn học chấn thương ở một số tác giả, tác phẩm nhất định. Chỉ một số ít công
trình đi vào phân tích, giới thiệu sâu về lý thuyết.
2.2 Lịch sử nghiên cứu văn nghiệp tác giả Philippe Claudel

Là một tác giả tiểu thuyết đồng thời là một đạo diễn, nhà nghiên cứu văn
học, diễn giả văn hóa nổi tiếng ở Pháp, Philippe Claudel là tên tuổi nổi bật ở
nhiều phương diện nghệ thuật, đặc biệt là ở phương diện văn học nói chung
và ở thể loại tiểu thuyết nói riêng. Với nhiều tác phẩm xuất sắc, đạt được các
giải thưởng văn học danh giá ở Pháp, Philippe Claudel đã trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều bài viết, công trình lớn nhỏ. Theo Trần Hữu Tá, viết
trong Lời giới thiệu bản dịch tiếng Việt của tiểu thuyết Những linh hồn xám,
thì khi tác giả cho ra mắt cuốn tiểu thuyết này vào năm 2003, các bài viết về
tác giả Philippe Claudel của các nhà phê bình văn học Pháp đã được đăng tải
trên những tờ báo lớn ở Pháp. Đó là các bài viết của các tác giả: Bérangère
Adda trên Le Parisien (04/11/2003), Alain Salles trên Le Monde
(05/11/2003), Annie Coppermanm trên Les Echos (29/09/2003), Philippe
Lancon trên Libération (11/09/2003). Như một việc làm phá cách, Le Figaro
đăng tải đến 2 bài của Eric Ollivier (04/9/2003) và Francois Nourissier
(20/9/2003). Cũng thế, trên tờ Le Point sau bài của Sebastien Fumaroli
11


(28/8/2003) là bài viết của Marie-Francoise Leclère (20/11/2003)… Mỗi
người một cách nhìn, khám phá, yêu thích tác phẩm khác nhau vì vậy đã có
nhiều nhận định xung quanh tác phẩm này. Chẳng hạn như nhận định của
Jérôme Garcin trên tờ tuần báo Le Nouvel Observateur: "Đã lâu lắm rồi ta
không còn được đọc, đã lâu lắm rồi người ta không còn viết một thiên tiểu
thuyết đẹp dường này nữa, [...] Phiplipe Claudel là bậc thầy trong nghệ thuật
phác họa chân dung chỉ bằng đôi nét, một câu văn hay một hình ảnh...".
Philippe Lancon trên tờ Libération thì lại nhận xét: "Một cuộc phẫu thuật thể
xác của ngôn từ [...] Philippe Claude đã sáng tạo thành công một không gian
văn học, nơi thế giới xưa cũ và người đọc tươi mới có thể vô tư lự nắm tay
nhau đi tìm sự thật suốt canh thâu. Tác giả không kể cuộc điều tra một vụ án
mạng mà làm sống dậy đến từng chi tiết một thế giới đang chết đi trong mòn

mỏi". Còn Francois Brusnel trên tờ L'Express lại nhận xét về cuốn tiểu thuyết
này như sau: "...Một khúc trường ca bi tráng [...] Có lẽ đây là một trong
những cuốn tiểu thuyết hay nhất về chiến tranh thế giới thứ Nhất. [...] Hiếm
khi nào người ta mô tả chiến tranh bằng những ngôn từ đúng và trúng đến thế;
nó đấy mà người ta nào thấy nó; nó là một âm thanh vang vọng về từ sâu
thẳm, một tiếng réo gào câm lặng không phút nào rời xa các nhân vật chính,
nhúng họ sâu dần vào sự băng hoại, chầm chậm chầm chậm lột trần bản chất
sâu kín nhất của từng người". Jérôme Garcin đánh giá cao về mặt nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm, qua đó góp phần khẳng định tài năng thực sự của
nhà văn này: "những trang viết của Những linh hồn xám đã được cha đẻ của
nó trau chuốt về câu chữ, chứa chan xúc cảm đến nỗi nó có vẻ thách thức cả
một giai đoạn văn học". Trên trang web L'abri cafe.com, bài viết với nhan đề
Grey souls - Những linh hồn xám đã có lời giới thiệu sơ qua về tác phẩm:
"chuyện xảy ra vào thế chiến thứ Nhất, bối cảnh ở một ngôi làng ở ngay bên
rìa chiến trường. Ngay cạnh chỗ Đức và Pháp bắn nhau, ngày cũng như đêm,
12


súng đạn không nổ trực tiếp ở đây nhưng cấm ai dám bảo chiến tranh không
đang hoành hành ở nơi này bao giờ. Nhưng chiến tranh cũng chỉ là cái nền,
lâu lâu tác giả ngẩng lên nhắc cuộc chiến vẫn đang diễn ra khốc liệt ở phía
bên kia rìa. Còn phần lớn thời gian là đào bới một vài bí mật. Chủ đề chính là
con người. Nhân vật chính là những linh hồn xám. Truyện sặc màu khói và
mùi khét. Con người ngày đó tất cả đều bị tật nguyền".
Ở Việt Nam, những tư liệu về tác giả Philippe Claudel mới chỉ dừng lại ở
các bài phỏng vấn, giới thiệu tác giả thực hiện đồng thời với sự kiện ra mắt
các bản dịch tiểu thuyết của ông hay thông tin về các chuyến ghé thăm của
nhà văn ở Việt Nam.
Lời giới thiệu của tác giả Trần Hữu Tá cho bản dịch tiểu thuyết Những
linh hồn xám (dịch giả Nguyễn Duy Bình) đã đưa đến cái nhìn tổng quan về

tác giả Philippe Claudel, sự nghiệp văn chương của ông cũng như sức hút của
Philippe Claudel trong nền văn học Pháp. Trần Hữu Tá đã có nhận xét:
"Những trang viết thật buồn, nhưng cũng thật đẹp. Đẹp, vì Philippe Claudel
dù muốn giấu nhưng cảm xúc nhân văn vẫn cứ bàng bạc trong toàn bộ 27
chương sách. Tôi ngờ rằng nhà văn cố làm ra lạnh lùng tỉnh táo nhưng nhiều
khả năng trái tim ông run rẩy không chỉ một lần". Tiểu thuyết Những linh hồn
xám với những thành tựu của nó cũng được tác giả giới thiệu trong bài viết
này trên những nét lớn. Qua đó, ban đầu thấy được chân dung một tác giả
xuất sắc của văn học Pháp.
Cũng nhân sự kiện ra mắt bản dịch Những linh hồn xám ở Việt Nam,
những trang web, nhà sách trên mạng, các tờ báo cũng đồng loạt ra lời giới
thiệu về cuốn tiểu thuyết này, vì thế, đã giúp người đọc có được những hình
dung ban đầu về tác phẩm. Báo An ninh thủ đô đã đăng tải bài viết của Hà My
với nhan đề Những linh hồn xám - Ranh giới giữa thiên thần và ác quỷ. Bài
viết nhận định: “Những linh hồn xám phục dựng một thế giới bụi bặm, đang
13


lụi tàn, nhưng vẫn đầy sức mê hoặc. Một thế giới đặc quánh những bí mật,
những lặng im và mặc cảm tội lỗi. Một thế giới mà khi đã đặt chân vào đó
người ta sẽ bước ra với một tâm hồn rung động đến những góc sâu kín
nhất…”. Trên Blog Nguoinoitieng, bài viết đăng tải ngày 11/9/2008 với nhan
đề Cái chết của hoa bìm bìm cũng có lời nhận định "Giọng văn của truyện
giản dị, khô khốc và êm ái như những cơn gió lạnh ấy. Chúng nhè nhẹ chích
từng chút lạnh một vào lòng người đọc và đến cuối cùng, tất cả trở nên không
thể cứu vãn trong cái tối đen của sự tuyệt vọng. Một tác phẩm đẹp, u ám và
ám ảnh".
Những lời giới thiệu dài ngắn khác nhau, nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm được nhận định ở mức độ nông sâu không giống nhau nhưng có một
điểm chung đó là phần lớn các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc truyền tải tới

người đọc cái nhìn tổng quan về tác phẩm.
Nhân dịp nhà văn Philippe Claudel sang thăm và giao lưu với bạn đọc
Việt Nam tháng 10/2009, báo chí Việt Nam đã đăng tải nhiều bài viết giới
thiệu ông. Báo Tuổi trẻ online có bài Nhà văn Philippe Claudel: Văn học đích
thực phải khuyấy động con người, bài viết lược ghi lại nội dung cuộc trò
chuyện của nhà văn với độc giả trong buổi giao lưu. Qua đó, bạn đọc thấy
được quan điểm của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật, đồng thời thấy được
sự gắn bó của ông với Việt Nam từ đời sống vào trang sách. Trang báo điện
tử Vnexpress.net có bài viết Tác giả “Cháu gái ông Linh”giao lưu tại TP
HCM. Bên cạnh thông tin về buổi giao lưu, bài viết ngắn giới thiệu sơ lược sự
nghiệp làm nghệ thuật, các tác phẩm văn học nổi bật của Philippe Claudel.
Đặc biệt là bài phỏng vấn tác giả được thực hiện trong buổi giao lưu của nhà
văn với sinh viên và giáo viên Khoa Sáng tác và Lý luận – Phê bình văn học,
Trường Đại học Văn hóa (diễn ra vào ngày 28/10/2009) do dịch giả Nguyễn
Duy Bình thực hiện. Bài phỏng vấn đã khai thác nhiều khía cạnh cụ thể hơn
14


về chân dung và sự nghiệp của nhà văn. Đặc biệt, những quan điểm sáng tác
của Philippe Claudel cũng được bộc lộ qua bài phỏng vấn. Qua đây, bạn đọc
biết được Philippe Claudel tuy thành danh trong văn học khá muộn nhưng
ông đã bắt đầu sáng tác từ thuở thiếu thời. Trong văn học, ông cũng chú trọng
đến giá trị thức tỉnh của tác phẩm tới bạn đọc, “văn học không chỉ để giải trí”.
Các nội dung quan trọng này được dịch giả Nguyễn Duy Bình biên tập lại và
in trong cuốn sách Lưng chừng Babel: Tiểu luận văn chương và dịch thuật.
Trong sách này, Nguyễn Duy Bình cũng chọn dịch bài phỏng vấn
Philippe Claudel được thực hiện bởi Bernard Demonty trên trang lesoir.be
Cũng như bài phỏng vấn trên, bài này đã đưa lại nhiều thông tin thú vị về văn
nghiệp và quan điểm sáng tác của Philippe Claudel. Qua đó, người đọc biết
được một Philippe Claudel tâm huyết với nghề viết, mong mỏi được viết

những tác phẩm giàu giá trị nhân văn. Đồng thời, các chi tiết được quan tâm
trong tiểu thuyết Báo cáo của Brodeck, Cháu gái ông Linh cũng được nhà văn
giải thích, chia sẻ. Hai bài phỏng vấn trên là căn cứ quan trọng cho các nhà
nghiên cứu văn học muốn tìm hiểu, khai thác sâu hơn về tác giả Philippe
Claudel.
Các văn bản này đã nêu lên một số nét phác họa về văn phong và quan
niệm sáng tác của nhà văn, bước đầu giới thiệu đến công chúng bạn đọc Việt
Nam chân dung một nhà văn Pháp hiện đại với văn phong độc đáo, cuốn hút
cả trên trang sách và trong phong cách diễn giả.
Tuy nhiên, chừng đó tư liệu chưa thể đủ quy mô để có thể đưa lại hình
dung sâu sắc hơn về thành tựu và đặc điểm tiểu thuyết của tác giả Philippe
Claudel.

15


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài hướng tới việc giải quyết những vấn đề sau:
3.1 Chỉ ra được cơ sở lý thuyết của đề tài là phê bình văn học chấn
thương: Hệ thống khái niệm, nội dung của lý thuyết; khả năng vận dụng phê
bình chấn thương trong nghiên cứu văn học, đặc biệt là mảng văn học có đề
tài chiến tranh.
3.2 Chỉ ra và phân tích được những biểu hiện về mặt nội dung và phương
thức nghệ thuật thể hiện của vấn đề chấn thương trong tiểu thuyết của
Philippe Claudel; trong tương quan so sánh, đối chiếu với các tác phẩm khác
cùng đề tài, chủ đề nhằm chỉ ra được những nổi bật trong cách thể hiện của
tác giả Philippe Claudel.
3.3 Từ việc giải quyết những vấn đề trên, giới thiệu đến bạn đọc Việt
Nam một tên tuổi xuất sắc của dòng văn học chấn thương nói riêng và nền
văn học Pháp đương đại nói chung – Philippe Claudel. Từ đó khái quát được

những thành tựu cũng như đặc điểm của dòng văn học chấn thương trong nền
văn học Pháp.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của đề tài là Vấn đề
chấn thương trong tiểu thuyết của Philippe Claudel, khảo sát trong bộ ba tiểu
thuyết đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam, bao gồm: Báo cáo của Brodeck,
Cháu gái ông Linh và Những linh hồn xám.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề chấn thương trong tiểu thuyết của Philippe
Claudel, tập trung ở ba tiểu thuyết đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam do
Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành, bao gồm: Báo cáo của Brodeck (2009, Trịnh
16


Thu Hồng dịch), Cháu gái ông Linh (2009, Trịnh Thu Hồng dịch), Những linh
hồn xám (2003, Nguyễn Duy Bình dịch).
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ có sự đối sánh với các tác phẩm
khác cùng nằm trong dòng văn học chấn thương ở Việt Nam và trên thế giới;
đối sánh với các tác phẩm văn học Pháp cùng thời.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đưa vào sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp tự sự học: Phương pháp này được luận văn áp dụng nhằm
nghiên cứu hình thức trần thuật, mối liên hệ của các sự kiện, xem xét diễn
ngôn trần thuật và vai trò của người trần thuật, lời trần thuật. Mặt khác,
phương pháp này cũng giúp nghiên cứu lịch sử tự sự của dòng văn học chấn
thương.
Phương pháp tiếp cận cấu trúc - hệ thống: Phương pháp này được sử
dụng nhằm đi tìm các mối liên hệ bên trong của văn bản, xác định mức độ cấu

trúc của tác phẩm đến việc mô hình hóa một văn bản riêng biệt hay cấu trúc
nghệ thuật của một nhóm tác phẩm. Phương pháp cũng giúp nhận diện cấu
trúc của cả trào lưu văn học chấn thương, hay của một thời đại văn học.
Liên văn bản: Trong đề tài này, các tác phẩm - đối tượng nghiên cứu đều
thuộc dòng văn học chấn thương viết về đề tài chiến tranh nên có chung
nguồn cảm hứng, chất liệu sáng tác, có khi cả những thông điệp ngầm ẩn.
Phương pháp liên văn bản chỉ ra được những mối tương đồng, liên hệ lẫn
nhau giữa các tiểu thuyết của Philippe Claudel, giữa các tác phẩm của nhiều
tác giả, nhiều nền văn học khác nhau trong dòng văn học chấn thương viết về
đề tài chiến tranh.
Phân tâm học: Chúng tôi áp dụng phương pháp phân tâm học để chỉ ra cơ
chế, sự chuyển động nội tại của những chấn thương tâm lý của nhân vật trong
bối cảnh chiến tranh và hậu chiến làm đổ vỡ, xáo trộn nhiều giá trị cuộc sống.
17


Xã hội học: Chúng tôi vận dụng phương pháp này nhằm tìm ra căn
nguyên lịch sử xã hội của vấn đề nghiên cứu dựa vào quá trình tìm về bối
cảnh lịch sử, xã hội. Cụ thể trong đề tài này là các cuộc chiến tranh lớn nhỏ và
thực tế mất mát, đau thương của nó. Từ đó lí giải và phân tích những chấn
thương của con người ngay từ cội nguồn hiện thực đời sống.
Tiểu sử học: Phương pháp này được luận văn sử dụng nhằm chỉ ra mối
quan tâm, những trải nghiệm của nhà văn, nguồn cảm hứng của nhà văn khi
sáng tạo tác phẩm văn học. Bộ ba tác phẩm của tác giả Philippe Claudel được
nói đến trong công trình này đều viết về đề tài chiến tranh, phương pháp này
giúp người nghiên cứu chỉ ra được những căn nguyên về phương diện cá nhân
tác giả khi viết về chiến tranh, những quan niệm về con người đã chi phối đến
quá trình xây dựng hình tượng nhân vật.
Quá trình nghiên cứu đề tài đồng thời sử dụng các thao tác: thống kê, so
sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp… nhằm bổ trợ cho việc triển khai đề

tài.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
Trên cơ sở cảm thức chấn thương, luận văn nghiên cứu về một tác giả tâm
huyết với đề tài chiến tranh. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ
đưa ra được những nghiên cứu có giá trị về một tác giả văn học Pháp vẫn còn
khá mới mẻ với bạn đọc Việt Nam. Từ đó, giúp bạn đọc và giới nghiên cứu có
được hình dung bước đầu về một tác giả xuất sắc của văn học Pháp đương
đại, có mối liên hệ rất gần gũi với văn hóa Việt Nam, đồng thời, về một thời
đại văn học Pháp đạt nhiều thành tựu trong thời gian gần đây.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3
chương:
Chương 1: Khái niệm và cơ sở của văn học chấn thương
Chương 2: Vấn đề chấn thương và đề tài chiến tranh
Chương 3: Vấn đề chấn thương qua các kiểu nhân vật
18


CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ CỦA VĂN HỌC CHẤN THƢƠNG
1.1 Khái niệm văn học chấn thƣơng
1.1.1 Văn học chấn thương - Traumatic literature
Trước khi trở thành một hệ thống lý thuyết với đầy đủ những đặc trưng
thẩm mỹ được ghi lại, cảm thức chấn thương đã in đậm dấu vết ở nhiều nền
văn học, ở nhiều thời đại như một đề tài được nhiều nhà văn tâm đắc. Tìm
hiểu văn học chấn thương trước hết cần tìm về nguồn cội của khái niệm “chấn
thương”.
Ý nghĩa nguyên thủy của khái niệm “chấn thương” (trauma) vốn có
nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. “Chấn thương” (trauma) là một thuật ngữ y học.
Được định nghĩa trong từ điển Anh – Anh – Việt về thuật ngữ Y khoa do Tạ
Quang Hùng và Bs. Phạm Ngọc Trí chủ biên năm 2007, “chấn thương” được

định nghĩa như một viết thương sinh lý: “bị thương hay tổn thương vật lý, như
gãy xương hay bị đánh” [35, tr. 1294].
Tương tự, được định nghĩa trong bộ Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ
biên năm 2011, khái niệm chấn thương được hiểu là “(Tình trạng) thương tổn
ở bộ phận cơ thể do tác động từ bên ngoài” [44, tr. 195].
Ngoài ý nghĩa về vết thương sinh lý, “trauma” còn được dùng để nói về
thương tổn tâm lý. Cũng được định nghĩa trong từ điển thuật ngữ Y khoa,
“chấn thương” (trauma) còn được nhắc đến là “(Trong tâm lý học) một biến
cố đau đớn và có hại về cảm xúc. Các nhà lý thuyết ước đoán rằng một số
biến cố (như sinh con) luôn luôn gây chấn thương. Các triệu chứng loạn tâm
thần có thể theo sau một biến cố gây stress quá mạnh như chiến trận hay tổn
thương nặng” [35, tr. 1294]. Hay trong Từ điển Anh – Việt do Viện Ngôn ngữ
học biên soạn năm 2003, “chấn thương” hay viết thương (trauma) được định
nghĩa là “chấn động về cảm xúc gây tác hại lâu dài” hay “sự việc đã trải qua
gây đau buồn hoặc khó chịu” [56, tr. 2178].
19


Khi chấn thương dẫn đến những rối loạn căng thẳng sau đó, thiệt hại có
thể liên quan đến những thay đổi về thể chất và hóa học trong não, làm thay
đổi phản ứng của người đó đối với những căng thẳng trong tương lai. Cách
hiểu này từng được S. Freud dẫn giải trong Vết thương và giọng nói: “Một
trạng thái tinh thần khổ sở tồn tại dai dẳng một cách khó hiểu trong cuộc đời
của những cá nhân nhất định” [13].
Còn theo Cathy Caruth trong văn bản “Unclaimed Experience: Trauma
and The Possibility of History” (Kinh nghiệm không được khẳng định: Chấn
thương và những khả năng của lịch sử): “chấn thương mô tả một kinh nghiệm
choáng ngợp về những sự kiện đột ngột hay thảm họa mà phản ứng đối với sự
kiện đó thường xuất hiện dưới dạng ảo giác và các hiện tượng mang tính chất
xâm nhập thường bị trì hoãn và tái diễn một cách không kiểm soát được”

[14]. Tuy nhiên, bà cũng cho rằng, không có một định nghĩa chắc chắn về
chấn thương mà nó được mô tả rất khác nhau, ở những thời điểm khác nhau,
dưới những tên gọi khác nhau.
Có thể thấy hiện nay, “chấn thương” hay “chấn thương tinh thần” là khái
niệm được sử dụng rất phổ thông trong đời sống ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, về sâu xa, đã là chấn thương tinh thần thì diện mạo của nó cũng có
nhiều điểm tương đồng. Chẳng hạn: tình trạng mất niềm tin, nỗi lo âu đánh
mất nhân tính, sự sợ hãi trước cái chết, ám ảnh về những mất mát, đổ vỡ, lạc
lõng... Đó đều là những dạng tổn thương tâm lý khi bản ngã con người phải
đối diện với bạo lực, chết chóc, biến động, khốn khổ, định kiến... nói chung là
những xung lực trái ngược với tư tưởng nhân văn, nhân đạo.
Giới thuyết về khái niệm này, có rất nhiều cách định nghĩa, nhưng khi đi
vào văn học, “chấn thương” được nhận diện không phải là một tình trạng
bệnh tật hay một sự đau đớn thể xác, mà là những vết thương tinh thần “xuất
hiện như thể một chuỗi những sự kiện đau khổ mà người ta bị phụ thuộc vào
20


và điều này hoàn toàn nằm bên ngoài mong muốn hay khả năng kiểm soát của
người ta” [27, tr. 43].
Không hình thành một cách võ đoán và cảm tính, cảm thức văn học chấn
thương ra đời gắn liền với những biến động kinh hoàng của thế giới thế kỉ
XX. Theo các tài liệu nghiên cứu xưa nay, khái niệm văn học chấn thương
được lấy từ hai nguồn cơ bản.
Một mặt, nó xuất hiện trong văn học Trung Quốc giai đoạn sau Cách
mạng văn hóa dưới dạng một trào lưu văn học, phản ánh nỗi đau con người
trong cuộc loạn ly, chia cắt và những va chạm, xung đột với lịch sử, thời đại.
Mặt khác, quan niệm về văn học chấn thương cũng hiện diện trong hệ
thống sáng tác và lý luận, phê bình văn học phương Tây xuyên suốt thế kỷ
XX, sau những đau thương, di chứng mà con người phải gánh chịu từ những

cuộc chiến tranh thế giới, những xung đột về chính trị và văn hóa xã hội suốt
những năm tháng lầm than của xã hội loài người. Tiêu biểu như thảm họa
khủng bố và hủy diệt người Do Thái của phát xít Đức. Hay trận bom nguyên
tử trong thế chiến thứ hai mà Mỹ đã ném xuống hai thành phố Hiroshima và
Nagasaki của Nhật Bản, cướp đi sinh mạng của vô số những người dân vô tội
và để lại dư chấn tinh thần ám ảnh khôn nguôi cho các thế hệ sau.
Trong bối cảnh nhiều chấn động to lớn như vậy, các sáng tác mang cảm
thức chấn thương ra đời ở nhiều nền văn học, đồng thời những nghiên cứu
mang tính hệ thống lý luận về văn học chấn thương cũng được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, không có một định nghĩa thống nhất về văn
học chấn thương mà nó được mô tả khác nhau ở các thời điểm và dưới những
tên gọi khác nhau…
Trong văn học, chấn thương được xem như một tính chất lẫn một xu
hướng. Gắn với tính chất, nó là dấu ấn biểu hiện lên diện mạo của một nền
văn học hoặc một giai đoạn văn học mang di chứng của nỗi đau và sự thương
21


×