BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHẠM THỊ H
bản sắc văn hóa việt trong tiểu thuyết
của nguyễn xuân khánh
(qua hai tác phẩm Mẫu thợng ngàn và đội gạo lªn chïa)
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
MỤC LỤC
C LỤC LỤC
C LÊ VĂN DƯƠNG
Người hướng dẫn khoa
học:
TS.
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................1
NGHỆ
ANliệu
- 2012
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm
vi tư
khảo sát…....................................9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................9
6. Cấu trúc luận văn.........................................................................................10
Chương 1.
TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH
VÀ VẤN ĐỀ BẢN SẮC VĂN HĨA VIỆT
1.1. Bản sắc văn hóa Việt - đối tượng tìm hiểu, khám phá của văn hóa học và
văn học nghệ thuật Việt Nam..........................................................................11
1.1.1. Khái niệm bản sắc văn hoá và bản sắc văn hoá Việt............................11
1.1.2. Bản sắc văn hóa Việt - đối tượng tìm hiểu, khám phá của văn hóa học..........13
1.1.3. Bản sắc văn hóa Việt - đối tượng tìm hiểu, khám phá của văn học nghệ
thuật…………….............................................................................................15
1.2 Sự tiếp nối của Nguyễn Xuân Khánh ở đề tài lịch sử - văn hóa Việt bằng
hình tượng nghệ thuật......................................................................................17
1.2.1. Nguyễn Xuân Khánh - con người, cuộc đời và văn chương.................17
1.2.2. Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa - hai tác phẩm sáng giá trong
hành trình sáng tạo của Nguyễn Xuân Khánh.................................................20
1.2.3. Lý giải bản sắc văn hóa Việt - một nhu cầu nổi bật trong Mẫu Thượng Ngàn
và Đội gạo lên chùa.........................................................................................24
Tiểu kết chương 1............................................................................................29
Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI BẬT VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT
TRONG HAI TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA
2.1. Đạo Mẫu - hiện tượng văn hóa thuần Việt................................................30
2.1.1. Đạo Mẫu là đạo dân gian.......................................................................31
2.1.2. Vẻ đẹp tín ngưỡng thờ Mẫu trong Mẫu Thượng Ngàn..........................35
2.2. Sự Việt hóa hiện tượng tín ngưỡng Phật giáo...........................................42
2.3. Sự tồn tại bền bỉ của cộng đồng làng xã trong văn hóa Việt....................58
2.4. Gợi mở những vấn đề lịch sử- văn hóa trong bối cảnh tồn cầu hóa........65
Tiểu kết chương 2............................................................................................72
Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT
TRONG HAI TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA
3.1. Xây dựng không gian văn hóa Việt..........................................................73
3.1.1. Khơng gian văn hóa của các lễ hội truyền thống...................................73
3.1.2. Không gian huyền ảo, linh thiêng của đời sống tơn giáo.......................75
3.2. Bản sắc văn hóa thể hiện qua việc xây dựng hệ thống nhân vật nữ..........81
3.2.1. Nhân vật nữ với sự hài hịa giữa vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tâm hồn....81
3.2.2. Nhân vật nữ - người lưu giữ sức sống văn hóa Việt..............................85
3.3. Ngơn từ.....................................................................................................92
KẾT LUẬN......................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................99
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.
Lịch sử và văn hóa Việt là một trong những vấn đề có sức hấp dẫn và
cuốn hút đối với nhiều nhà văn, nhà thơ nói riêng và văn nghệ sĩ nói chung.
1.2.
Trong số những nhà văn thành công về mảng đề tài này không thể
không nhắc đến Nguyễn Xuân Khánh với hai tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn
(NXB Phụ nữ, 2005) và Đội gạo lên chùa (NXB Phụ nữ, 2011) và trước đó là
tác phẩm Hồ Quý Ly (cũng NXB Phụ nữ, 2000). Mẫu Thượng Ngàn và Đội
gạo lên chùa tiếp tục khám phá cội nguồn và vẻ đẹp văn hóa dân tộc. Và cả
hai đều được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội và Hội Nhà văn Việt
Nam vào các năm 2006, 2011.
1.3.
Nghiên cứu bản sắc văn hóa Việt qua hai tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn
và Đội gạo lên chùa cũng nhằm nhìn rõ hơn đóng góp của Nguyễn Xn
Khánh đối với văn học Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1
Nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh nói chung
Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng văn học khá nổi bật trong những
năm gần đây. Mặc dù xuất hiện trong làng văn từ rất sớm khoảng những năm
50 của thế kỷ XX nhưng khi tuổi đã cao ông mới thành công với bộ ba tiểu
thuyết: Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa cùng với hàng loạt
giải thưởng văn học danh giá trong nước. Ba cuốn tiểu thuyết này đã thu hút
được sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu, phê bình văn học. Năm 2000,
tiểu thuyết Hồ Q Ly ra đời đã có khơng ít những ý kiến góp ý, phê bình. Bài
viết của các nhà nghiên cứu liên tục xuất hiện trên các báo, đặc biệt trong cuộc
hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly đăng trên báo Văn nghệ, số 41, 2000. Rất
2
nhiều nhà văn phát biểu, tranh luận: Nhà văn Hoàng Quốc Hải với bài Những
điều khả ái trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh; nhà
văn Trần Thị Trường đọc tham luận Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ
Quý Ly; nhà văn Châu Diên với Tiểu thuyết Hồ Quý Ly và tư chất nhà văn
trong Nguyễn Xuân Khánh; nhà văn Hoàng Tiến: Thân phận kẻ sĩ trong tiểu
thuyết Hồ Quý Ly.
Trần Thị Trường trong bài Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Quý
Ly đã đưa ra những ý kiến xác đáng về cách xây dựng nhân vật nữ của Nguyễn
Xuân Khánh: “ Mười bốn người phụ nữ, mười bốn số phận, mười bốn tính
cách và mười bốn lối ứng xử, để rồi có mười bốn kết cục”.Theo bà Nguyễn
Xuân Khánh đã “ chiêm ngẫm được cả những ý nghĩ trong cõi thẳm sâu tâm
hồn người khác” [61].
Châu Diên trong bài tham luận về tiểu thuyết Hồ Quý Ly cũng khẳng
định thành công của Nguyễn Xuân Khánh ở nhiều phương diện, đặc biệt ông
nhấn mạnh: “Nói đến cách sáng tạo nhân vật, ta sẽ khơng thể nào quên công
lao của Nguyễn Xuân Khánh trong việc tạo ra nhân vật chính Hồ Q Ly. Đó
là một con người có nhiều phẩm chất...”.
Nguyễn Diệu Cầm trong bài Tiểu thuyết lịch sử đang hấp dẫn trở lại
nêu lên điểm nổi bật về thủ pháp nghệ thuật của tiểu thuyết Hồ Quý Ly:
“Không phải ngẫu nhiên, Hồ Quý Ly lơi cuốn trước hết ở cấu trúc vịng trịn,
mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh gọi là Thủ vĩ ngâm, với chương I mở đầu
bằng Hội thề Đồng Cổ và chương VIII kết thúc bằng Hội thề Đốn Sơn. Để có
được kết cấu tiểu thuyết khiến người đọc bị lôi cuốn không dứt ra được ấy,
Nguyễn Xuân Khánh đã phải ba lần viết đi viết lại trong những năm
1978,1985, 1995, chưa kể chính ơng đã bị thu hút bởi nhân vật lịch sử Hồ
Quý Ly ngay từ những năm 1970. Cấu trúc vòng tròn trong tiểu thuyết Hồ
Quý Ly đã dẫn dụ độc giả theo dòng sự kiện lịch sử, lại theo dòng thời gian
3
tiểu thuyết của một lối viết hiện đại. Lối viết này vừa tuân thủ thời gian
“chương hồi” của tiểu thuyết phương Đông, vốn tôn trọng sự kiện và con
người lịch sử, nhưng lại khéo kết hợp với một cách xử lý phương Đông, khi
tác giả không miêu tả trực diện nhân vật chính Hồ Quý Ly từ đầu đến cuối,
mà miêu tả Hồ Q Ly qua nhiều điểm nhìn” [9].
Hịa Vang trong bài Hấp lực của Hồ Quý Ly (đăng trên Báo Phụ nữ
Việt Nam, số 48/ 2000. Trong bài viết này, Hòa Vang đã nhận ra nét độc đáo
về nghệ thuật xây dựng nhân vật Hồ Quý Ly: “Lực hấp dẫn của tiểu thuyết Hồ
Quý Ly còn nằm trong thân phận, sự vận động của các hình tượng nhân vật…
mỗi người một số phận, một tính cách, một dạng nổi trôi và vùng vẫy, một kết
cục, để mỗi người một nét vẽ nên cùng sinh động, rõ ràng và bi hùng một
hồn cảnh lịch sử cụ thể, trong đó những người u thương kính mộ của mình
và mình khơng thể không bị cuốn vào. Cảm hứng bay vút và sâu thẳm với
thiên nhiên, với cây, lá, hoa, sóng gió, những làn hương mong manh thấm
đẫm trong từng trang sách, lại thấm ướt cả một thời đại chông chênh, quặn
nở, tỏa đều trong từng nhân vật đang vật vã quay cuồng, trơi dạt giữa những
cơn sóng của lịch sử, là những hấp lực không thể cưỡng lại của cuốn tiểu
thuyết lịch sử đang gây ấn tượng trong lòng người đọc hơm nay: Hồ Q Ly
của Nguyễn Xn Khánh” [62, 48].
Ngồi ra cịn có một số bài nghiên cứu khác như: Hồ Quý Ly tiểu thuyết
lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh của Lại Nguyên Ân (Báo Thể thao và Văn
hóa, số 58, 21/ 07/2000), Tiểu thuyết của Hồ Quý Ly thưởng thức và cảm nhận
của Hồng Cát (Tạp chí Sách, số 11/2000); Mắt bão giữa trần ai của Đỗ Ngọc
Yên (Báo Sức khỏe đời sống, số 74, ra ngày 13/09/2000); Đọc tiểu thuyết Hồ
Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh (Báo Xưa và Nay, số 80, 10/2000); Đọc Hồ
Quý Ly của Phạm Xuân Nguyên (Tạp chí Tia sáng, 1/2001)…
4
Năm 2006, tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn ra đời, tiếp tục là đối tượng
để các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Hàng loạt các bài viết về Mẫu
Thượng Ngàn xuất hiện trên báo viết lẫn trên báo mạng như: Trần Thị An với
bài Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6/ 2007; Sức quyến rũ của Mẫu
Thượng Ngàn của tác giả Vũ Hà; Mẫu Thượng Ngàn- Nội lực văn chương
của Nguyễn Xuân Khánh trong cuộc trao đổi giữa Việt Báo với nhà nghiên
cứu- phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên; Nguyễn Xuân Khánh tuổi 74 và
cuốn tiểu thuyết mới của tác giả Quỳnh Châu; Mẫu Thượng Ngàn- Cơ duyên
của Nguyễn Xuân Khánh của Hòa Bình; Văn Chinh với Nơi bắt đầu Mẫu
Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Báo Tiền phong cuối tuần, số
11/2007); Nỗi đau lịch sử và sự đổi thay của Yến Lưu; …Trong đó, đáng chú
ý có một số bài nghiên cứu đề cập đến trực tiếp đến thủ pháp và nội dung của
tác phẩm:
Trong bài Sức quyến rũ của Mẫu Thượng Ngàn, Vũ Hà nhận xét một cách
khái quát về tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn: “Là cuốn tiểu thuyết về văn hóa
phong tục Việt Nam được thể hiện qua cuộc sống và những người dân ở một
làng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” và “Mẫu Thượng
Ngàn cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử về Hà Nội cuối thế kỷ XIX” [23].
Trong bài Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội, 2006, tác giả Lưu Hà
nhận xét về Mẫu Thượng Ngàn:“Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh
vừa mới phát hành đã nhanh chóng gây được dư luận. Cuốn tiểu thuyết mang
tính lịch sử, văn hóa, phong tục có vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Văn hóa
Việt, tín ngưỡng Việt và cuộc hịa nhập với văn minh phương Tây, đồng thời
là sự phản kháng, được mô tả sâu đậm và quyến rũ. Cuốn sách ra đời sau tiểu
thuyết Hồ Quý Ly (2001) chứng tỏ bút lực dồi dào của nhà tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh”, và “chọn chủ đề nông thôn Việt, mà lại viết về văn hóa làng,
5
văn hóa đạo Mẫu- thì quả đúng điển hình Việt Nam nhất. Sự kiện nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh ở tuổi 75 vừa cho ra đời cuốn tiểu thuyết thứ 4- Mẫu
Thượng Ngàn càng chứng tỏ ông là một tiểu thuyết gia am hiểu tường tận văn
hóa Việt”. Trong bài Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh:“về từ miền hoang
tưởng”, tác giả Lê Thị Thanh Bình nhận xét: “Tiểu thuyết văn học trong độ
mười năm năm lại đây nếu khơng có Hồ Q Ly và Mẫu Thượng Ngàn thì
thành tựu của tiểu thuyết Việt Nam thiếu đi biết bao nhiêu cái bản sắc sang
trọng của bản sắc văn hóa Việt thấm đẫm trong văn học Việt.”
Ngồi ra cịn một số luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu Hồ Quý Ly và Mẫu
Thượng Ngàn như:
Hồng Thị Thúy Hịa (2007), trong Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học
Vinh với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh khẳng định
hiện tượng Nguyễn Xuân Khánh trong dòng văn học đương đại. Trên cơ sở
khảo sát, phân tích và luận giải hướng khai thác các vấn đề lịch sử và hư cấu
lịch sử trong sáng tạo tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh qua hai tác phẩm
Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn.
Lê Thị Thúy Hậu (2009), trong Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học
Vinh với đề tài Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu
Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh đi sâu tìm hiểu thế giới nghệ thuật
trong hai tiểu thuyết đó trên các mặt: Nhân vật, khơng gian- thời gian, giọng
điệu, ngôn từ, kết cấu và nghệ thuật trần thuật. Luận văn khẳng định hai tiểu
thuyết này có những đóng góp lớn cho nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Đào Thị Lý (2010), trong Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Đại học Vinh với
đề tài Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (Qua hai tác phẩm
Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn) tập trung nghiên cứu về nghệ thuật xây
dựng nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và kiểu “nhân vật văn hóa”
trong Mẫu Thượng Ngàn.
6
Năm 2011, Đội gạo lên chùa ra mắt bạn đọc tuy có những thành cơng
vang dội và nhận được sự quan tâm từ độc giả cũng như các nhà nghiên cứu,
phê bình nhưng do thời gian xuất hiện chưa lâu nên chưa có cơng trình nghiên
cứu chun sâu nào dành cho tác phẩm này. Mà chỉ có một số bài đăng trên
báo viết và báo điện tử như: Tiểu thuyết như một tham khảo Phật giáo (Đọc
Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh) của Mai Anh Tuấn (2011);
Nguyễn Xuân Khánh Đội gạo lên chùa của Thu Hà (báo Tuổi trẻ online,
2011); Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh Đội gạo lên chùa của Hồi Thương (báo
Thể thao Văn hóa 2011); Kiến giải về dân tộc trong Đội gạo lên chùa của
Nguyễn Xuân Khánh của Đoàn Ánh Dương (Văn nghệ, 27/2011); Tinh thần
dân chủ Phật giáo Việt qua tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân
Khánh của Văn Chinh, (Văn nghệ, số 6/ 2012); Gừng già mới cay của Hoài
Nam (Báo An ninh thế giới giữa tháng, số 50/ 2012).
2.2
Nghiên cứu bản sắc văn hóa Việt trong hai tiểu thuyết Mẫu Thượng
Ngàn và Đội gạo lên chùa nói riêng
Bản sắc văn hóa Việt trong hai tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn và Đội
gạo lên chùa cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu như: Trần
Thị An với bài Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu
Thượng Ngàn đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6/ 2000; Nguyên lý
tính Mẫu trong truyền thống của Dương Thị Huyền; Châu Diên (2006), Nhà
văn Nguyễn Xuân Khánh và cuộc giành lại bản sắc, Báo Tuổi trẻ v.n; Mai
Anh Tuấn (2011), Tiểu thuyết như một tham khảo Phật giáo (Đọc Đội gạo
lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh); Kiến giải về dân tộc trong đội gạo lên
chùa của Nguyễn Xuân Khánh của Đoàn Ánh Dương (Văn nghệ,27/ 2011);
Tinh thần dân chủ Phật giáo Việt qua tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của
Nguyễn Xuân Khánh của Văn Chinh (Văn nghệ, 6/ 2012)
7
Tác giả Trần Thị An, với bài Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian
trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học,
số 6/2007, đã đặt không gian của cuốn tiểu thuyết trong bối cảnh văn hóa dân
gian Việt Nam và nghiên cứu tiểu thuyết trong mối liên hệ với thực tế các
phong tục tập quán truyền thống xưa của dân tộc Việt như tục thờ cúng bách
thần và tín ngưỡng vật linh, gắn huyền thoại ơng Đùng bà Đà với tín ngưỡng
phồn thực... Qua đó bước đầu nhìn nhận quan điểm của nhà văn về tín
ngưỡng dân gian của người Việt. Tín ngưỡng dân gian ấy được tác giả, nhìn
nhận như “một nội lực cố kết cộng đồng...là phản lực tự vệ của một dân tộc...
là vơ thức cộng đồng cần khai phóng...”. Cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn
là một tư liệu đáng quý mở đầu cho những ai muốn tìm hiểu về Đạo Mẫu, đặc
biệt là văn hóa lên đồng của người Việt: “Về tín ngưỡng này, Nguyễn Xuân
Khánh đã đề cao sự hấp dẫn, thu hút của nó đối với đám đơng với những phép
lạ hiện hữu, hơn thế nữa, ơng cịn đề cao sự an ủi, sự cứu rỗi, giá trị thanh tẩy
cao q của nó thơng qua trải nghiệm của người trong cuộc” [1, 36].
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê nhận định: Đội gạo lên chùa là cuốn sách
có sức nặng, rất nặng- cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Vì tiểu thuyết dày tới
860 trang- hơn cả Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn - và qua số phận hàng
chục nhân vật ở một làng quê quanh chùa Sọ, tác giả miêu tả những biến động
của xã hội Việt Nam suốt từ thời chống Pháp cho đến sau ngày đất nước
thống nhất, đụng chạm đến rất nhiều vấn đề văn hóa - xã hội, triết lý nhân
sinh… Những năm vừa qua, khơng ít tiểu thuyết đã viết về đề tài tương tự,
nhưng khác với các nhà văn khác, Nguyễn Xuân Khánh đặt ngôi chùa và
những nhà sư trong bối cảnh đó, lấy Phật giáo làm điểm nhìn để soi rọi, suy
ngẫm về các sự kiện đó. Đội gạo lên chùa có ý nghĩa sâu rộng hơn, chạm đến
những vấn đề muôn thưở của kiếp người…
8
Mai Anh Tuấn, trong bài Tiểu thuyết như một tham khảo Phật giáo
(Đọc Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, đăng trên Tạp chí Nhà
văn, 2011) viết: Đội gạo lên chùa là cuốn tiểu thuyết ngay từ tiêu đề, đã
tiết lộ một dấu chỉ Phật giáo và vẫy gọi những cảm xúc cũng như tri thức
tiếp nhận thuộc chốn cửa thiền, một khơng gian văn hóa riêng biệt. Mai
Anh Tuấn đã khẳng định: “Phật giáo trong Đội gạo lên chùa là Phật giáo
làng quê ”, đã nhận thấy ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh sắp xếp
các sự kiện lịch sử nổi bật của thế kỉ XX trong tương quan đối sánh với sự
tồn tại của Phật giáo làng quê để từ đó tiến tới khẳng định “Phật giáo là
một lối sống tốt đẹp lành mạnh nhất”.
Theo nhà văn Hoàng Quốc Hải: “Đội gạo lên chùa đã phản ánh nền
Phật giáo Việt Nam, nền phật giáo du nhập nhưng đã được Việt hóa”. Nhà
văn Hồng Quốc Hải nhận xét: “Anh luôn đụng đến những vấn đề bản chất
của văn hóa Việt, đó là Mẫu Thượng Ngàn - hiện tượng văn hóa thuần Việt,
và giờ đây là đạo Phật - hiện tượng văn hóa du nhập nhưng đã được Việt hóa.
Đội gạo lên chùa là lời cảnh báo về những giá trị cốt yếu, sâu thẳm, đẹp đẽ
của văn hóa Việt đang bị phá hủy, đang dần biến mất”...
Trong tiểu luận Gừng già mới cay, đăng trên báo An ninh thế giới giữa
tháng, số 50, 3/ 2012, Hoài Nam đã đặt Đội gạo lên chùa trong bối cảnh của
tiểu thuyết Việt Nam hiện đại: “Thứ nhất, nó cho thấy rằng một lối viết đặc
sệt cổ điển vẫn có thể làm một tác phẩm hay. Vấn đề nằm ở nội lực văn hoá
và khả năng sáng tạo của người viết chứ khơng phải ở những thứ “isme” thời
thượng nào đó. Thứ hai, một cách ngẫu nhiên, nó chỉ ra một mảng trống của
văn học Việt Nam: tiểu thuyết phong tục - văn hố. Phong tục - văn hố có
thể là nhân vật chính chứ khơng chỉ là cái phơng nền hay nét điểm xuyết nào
trong tác phẩm, tại sao không? Điều này đã có được sự thành cơng của tiểu
thuyết phong tục - văn hoá trong văn học Trung Quốc hiện đại minh chứng,
9
và cũng chính là điều mà Nguyễn Xuân Khánh làm được qua tiểu thuyết Mẫu
Thượng Ngàn, rồi bây giờ là tiểu thuyết Đội gạo lên chùa”.
Các bài báo ngắn và một số luận văn về Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo
lên chùa trích dẫn trên tập trung nghiên cứu hai tác phẩm trên cả phương diện
nội dung và nghệ thuật, đồng thời chỉ ra những thành công ban đầu của hai
tiểu thuyết. Nhưng trong số những tài liệu chúng tôi có trong tay chưa có
cơng trình nghiên cứu nào đi vào tìm hiểu một cách tồn diện về bản sắc văn
hóa Việt qua hai tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
3.1.
Đối tượng nghiên cứu
Bản sắc văn hóa Việt trong hai tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn và Đội
gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh
3.2.
Phạm vi tư liệu khảo sát
3.2.1 Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn và tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của
Nguyễn Xuân Khánh.
3.2.2 Ngoài ra luận văn còn khảo sát thêm tiểu thuyết Hồ Quý Ly cũng của
Nguyễn Xuân Khánh và một số tác phẩm của một số nhà văn khác có liên quan.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm tìm hiểu:
- Một số vấn đề nổi bật về bản sắc văn hóa Việt trong hai tiểu thuyết
Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa.
- Nghệ thuật thể hiện bản sắc văn hoá Việt trong hai tiểu thuyết Mẫu
Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh.
- Sự đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh cho văn học Việt Nam đương
đại qua mảng đề tài này.
10
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
5.1
Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.
5.2
Phương pháp đối chiếu, so sánh.
5.3
Phương pháp phân tích, tổng hợp
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh và vấn đề bản sắc văn hóa Việt
Chương 2. Một số vấn đề nổi bật về bản sắc văn hóa Việt trong hai tiểu
thuyết Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện bản sắc văn hóa Việt trong hai tiểu
thuyết Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa
11
12
Chương 1
TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH
VÀ VẤN ĐỀ BẢN SẮC VĂN HĨA VIỆT
1.1. Bản sắc văn hóa Việt - đối tượng tìm hiểu, khám phá của văn hóa học
và văn học nghệ thuật Việt Nam
1.1.1. Khái niệm bản sắc văn hoá và bản sắc văn hoá Việt
Ở Việt Nam đã có hàng trăm bài viết, cơng trình nghiên cứu luận bàn
về khái niệm hay định nghĩa về bản sắc văn hố. Trương Hữu Qnh đã nói:
“Cái chung cơ bản là con người. Còn cái riêng khác biệt thể hiện trong văn
hố là cái bản sắc. Vậy có thể hiểu bản sắc dân tộc (hay bản sắc văn hoá dân
tộc ) là những biểu hiện giá trị tinh thần hay vật chất nói lên đặc điểm của một
tộc người nhất định, phân biệt họ với các tộc người khác ” [42, 154]. Phạm
Vũ Dũng trong Hỏi và Đáp về cơ sở văn hoá Việt Nam nêu định nghĩa: “Bản
sắc văn hoá dân tộc là hệ thống những đặc tính bên trong, những sắc thái
riêng có tính gốc nguồn, gắn với những đặc tính của chủ thể, trở thành nguồn
cội, khn mặt, nền tảng, bản thể của một nền văn hoá; là căn cước, là chứng
minh thư của văn hoá bất kỳ dân tộc nào. Nó chính là cái để phân biệt văn hoá
dân tộc này và văn hoá dân tộc khác, khiến cho văn hố của dân tộc này
khơng là “cái bóng” của văn hố dân tộc khác và ngược lại ” [14, 22].
Ngơ Đức Thịnh trong bài viết Văn hố dân gian và văn hoá dân tộc
khẳng định: “Bản sắc văn hố là gì? Đó là tổng thể các giá trị đặc trưng của
văn hố dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử
lâu dài của đất nước với các giá trị đặc trưng mang tính bền vững, trường tồn,
trừu tượng và tiềm ẩn. Do vậy muốn nhận biết nó phải thơng qua vơ vàn các
sắc thái văn hoá, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hố” [66]. Cịn
Nguyễn Khoa Điềm lại phát biểu: “Nếu như văn hoá là cái chng thì bản sắc
13
văn hố là tiếng chng vậy. Cũng như tiếng chng, bản sắc văn hoá giúp ta
nhận ra những vẻ đẹp tinh thần sâu xa của mỗi dân tộc” [21, 46].
Civillawinfor trong Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc trong
quá trình giao lưu hội nhập cho rằng: “Bản sắc văn hoá dân tộc là cái “hồn”,
là sức sống nội sinh, là cái thẻ “ căn cước” của mỗi dân tộc để phân biệt dân
tộc này với dân tộc khác, từ đó nó có thể bộc lộ một cách tồn vẹn nhất sự
hiện diện của mình trong quả trình giao lưu và hội nhập” [67].
Phan Ngọc lại khẳng định: “ Nói đến bản sắc văn hố tức là nói đến cái
bất biến của văn hố trong q trình phát triển của lịch sử. Dĩ nhiên văn hoá là
một hệ thống những quan hệ, không phải là những vật. Các hệ thống quan hệ
này mang những tên gọi riêng, có thể chứa đựng những cách lí giải khác nhau
trong cách biểu hiện qua các thời đại. Cái tạo thành tính bất biến của hệ thống
quan hệ này là những nhu cầu của tâm thức người Việt Nam” [43,34].
Trần Ngọc Thêm cũng đưa ra quan điểm của mình về bản sắc văn hố,
theo ơng: “Bản sắc văn hố của một dân tộc là các giá trị tinh thần tồn tại
tương đối lâu bền hơn cả truyền thống văn hoá dân tộc ấy. “Tương đối lâu
bền” nghĩa là bản sắc văn hoá vẫn có thể được điều chỉnh, biến đổi nhưng rất
chậm và khó khăn” [54, 34].
Đỗ Lai Thúy cũng cho rằng: “Tính dân tộc của người Việt hoặc bản sắc
văn hố Việt được hình thành trong quá trình lịch sử và thay đổi theo lịch sử”
[61, 266]. Như vậy ông cũng quan niệm bản sắc văn hố cũng ln có sự điều
chỉnh, biến đổi, chọn lọc.
Từ đó, ta có thể thấy rằng mỗi nhà nghiên cứu tuỳ theo tư duy của mình
mà có những khái niệm bản sắc văn hố riêng. Qua q trình tìm hiểu ta thấy
bản sắc văn hố là cái cốt lõi, cái đặc trưng riêng của một cộng đồng văn hoá
trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Bản sắc văn hố dân tộc khơng phải là cái ngưng đọng, bất biến mà luôn phát
14
triển một cách biện chứng theo xu hướng tích lũy, thu nạp những điều tốt đẹp,
tiến bộ, sa thải những cái xấu, cái lạc hậu, không phù hợp với thời đại. Trải
qua hàng ngàn năm lịch sử, văn hoá Việt Nam đã vượt qua sự bị động để tiếp
thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, làm giàu thêm bản sắc của mình. Nó có
thể bao gồm: cội nguồn, cách tư duy, cách sống, dựng nước, giữ nước, sáng
tạo văn hoá, khoa học - nghệ thuật, phong tục, tập quán, lễ hội, ngơn ngữ, văn
chương... Bản sắc văn hố có hai quan hệ cơ bản: Quan hệ bên ngoài là dấu
hiệu để phân biệt các cộng đồng với nhau và quan hệ bên trong chỉ tính đồng
nhất mà mỗi cá thể trong cộng đồng đều phải có.
1.1.2. Bản sắc văn hóa Việt - đối tượng tìm hiểu, khám phá của văn hóa học
Bản sắc văn hố Việt Nam là đối tượng chính mà văn hố học lấy làm
đối tượng tìm hiểu khám phá. Văn hoá học qua các phương thức, phương
pháp đã làm nổi bật bản sắc văn hoá Việt Nam với những đặc trưng riêng biệt
của văn hoá Việt Nam mà không trộn lẫn với bất kỳ một nền văn hố nào
khác. Có rất nhiều nhà nghiên cứu như Đào Duy Anh, Phan Ngọc, Trần Ngọc
Thêm... Với những công trình nghiên cứu như Việt Nam văn hố sử cương;
Bản sắc văn hố Việt Nam; Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam... đã giúp chúng
ta hiểu rõ về bản sắc văn hố dân tộc mình.
Cuốn sách Việt Nam văn hoá sử cương của Đào Duy Anh (Nxb Văn
học, 2010) được tác giả hồn thành vào năm 1938 là cơng trình nghiên cứu có
tính chất tạo nền móng cho sự hình thành một ngành khoa học có tên là Văn
hố học. Cuốn sách là kết quả của quá trình nghiên cứu miệt mài, đầy nhiệt
huyết của tác giả đối với nền văn hóa Việt Nam trong bối cảnh giao lưu
mạnh mẽ với văn hoá phương Tây. Khi mà văn hoá Việt Nam có nguy cơ
bị lấn lướt bởi âm mưu đồng hoá của kẻ thù. Tác giả nhận ra “cái bi kịch
hiện thời của dân tộc ta là sự xung đột của những giá trị cổ truyền của văn
hoá cũ ấy với những điều mới lạ của văn hoá Tây phương. Cuộc xung đột
15
ấy sẽ giải quyết thế nào, đó là vấn đề quan hệ đến sự sinh tử tồn vong của dân
tộc ta vậy” [2, 5]. Với mục đích là để nhận rõ nội dung của văn hoá xưa và giá
trị của văn hoá mới, tác giả đã nghiên cứu và khẳng định: Văn hố tức là sinh
hoạt. Từ đó chia Văn hóa làm ba bộ phận: 1. - Kết quả sinh hoạt; 2. -Xã hội
sinh hoạt. 3. - Trí thức sinh hoạt.
Với cách phân chia ấy, tác giả làm rõ những nội dung cơ bản của phạm
trù văn hố.
Sau này có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hố khác như
Bản sắc văn hoá Việt Nam của Phan Ngọc. Ở cuốn sách này với sự nhất
quán trong phương pháp nghiên cứu và khái niệm, tác giả đã trình bày
trong 16 chương chia thành 4 phần: Phần 1. Những khái niệm mở đầu;
Phần 2. Giao lưu văn hoá; Phần 3. Cách nhìn văn hố học; Phần 4. Bảo vệ
và phát huy văn hố.
Có thể nói Bản sắc văn hố Việt Nam là cơng trình nghiên cứu tương
đối đầy đủ về văn hố Việt Nam, có ý nghĩa lớn cho bạn đọc trong q trình
tìm hiểu và nghiên cứu về văn hố Việt Nam.
Cịn Tìm về bản sắc văn hố Việt Nam của Trần ngọc Thêm cũng là
cơng trình được nhiều độc giả đón đọc, đặc biệt cịn được dùng làm giáo trình
để cho sinh viên học tập. Tác giả đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để làm
rõ bản sắc văn hoá Việt Nam ở nhiều phương diện: Từ văn hoá nhận thức đến
văn hoá tổ chức cộng đồng, trong đó vừa có tổ chức đời sống tập thể và đời
sống cá nhân. Ngồi ra tác giả cịn làm rõ văn hố ứng xử với mơi trường tự
nhiên và văn hố ứng xử với mơi trường xã hội. GS. Phạm Đức Dương đã
dành những lời bình luận rất xác đáng về cơng trình này: “Với trên 600 trang
sách đầy ắp các tri thức, các dữ kiện tổng hợp từ rất nhiều cơng trình Đơng
Tây kim cổ thuộc nhiều lĩnh vực văn hoá khác nhau, tác giả đã xâu chuỗi các
16
sự kiện thành một bức tranh tổng quan về văn hố với cách trình bày hết sức
mạch lạc, sáng rõ ” [54, 681].
Ngồi ra, nhiều cơng trình khác như Văn hoá Việt Nam và cách tiếp
cận mới của Phan Ngọc, Văn hố Việt Nam trong bối cảnh Đơng Nam Á của
Phạm Đức Dương... đã góp phần làm rõ văn hố Việt Nam và bản sắc của văn
hoá dân tộc ta.
1.1.3. Bản sắc văn hóa Việt - đối tượng tìm hiểu, khám phá của văn học
nghệ thuật
Từ lâu, bản sắc văn hóa Việt là một đối tượng được nhiều nhà văn, nhà
thơ, tìm cách lý giải trong các tác phẩm của mình. Đó là một vấn đề có sức
hấp dẫn và cuốn hút đối với các văn nghệ sĩ nói chung. Dù lấy con người làm
trung tâm nhưng qua việc phản ánh con người trong các mối quan hệ xã hội
cũng góp phần làm tốt lên được bản sắc văn hố Việt Nam. Như trong truyền
thuyết Con Rồng cháu Tiên đã làm nổi bật được cội nguồn của con người Việt
Nam, dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày đã cho ta thấy
rõ nền văn minh nông nghiệp lúa nước từ xa xưa cùng với nét văn hoá đặc
trưng trong phong tục gói bánh chưng, bánh dày. Trong Bình Ngô đại cáo,
Nguyễn Trãi đã rất tự hào về truyền thống văn hóa có từ lâu đời của dân tộc
Việt Nam:
... Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên làm Đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.
17
Các tác phẩm của Nguyễn Trung Thành vừa làm rõ bản sắc văn hoá
của vùng Tây Nguyên vừa khái quát được truyền thống đánh giặc, sức sống
mãnh liệt của con người Việt Nam khi đối diện với giặc ngoại xâm. Trong
trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, đã khơi gợi lại lịch sử
bốn nghìn năm của dân tộc, một nền văn hoá đậm đà bản sắc, một diện mạo
của Việt Nam rất riêng, rất đặc biệt:
... Để Đất nước này là Đất nước của Nhân dân
Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết yêu em từ thưở trong nôi
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà khơng sợ dài lâu...
Bên cạnh đó, nhiều nhà văn, nhà thơ đã xem văn hoá và bản sắc văn hoá
là đối tượng phản ánh trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Hà Nội, mảnh đất
kinh kỳ, ngàn năm văn hiến, nơi tập trung những giá trị văn hố của cả dân tộc,
là nguồn cảm hứng vơ tận cho các nhà văn, nhà thơ.Viết về nét đẹp văn hoá
của Hà Nội là viết về vẻ đẹp văn hố Việt Nam. Một Hà Nội Vang bóng một
thời trong con mắt của một “tao nhân mặc khách” Nguyễn Tuân; một Hà Nội
trong niềm khắc khoải Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng; một Hà Nội trong
chiều sâu thăm thẳm lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng; một Hà Nội trong sự bất
tử in dấu thời gian bởi Chuyện cũ Hà Nội của Tơ Hồi... Tác phẩm Vang bóng
một thời của Nguyễn Tuân gồm 11 truyện ngắn viết về một thời đã xa với các
giá trị văn hoá đẹp đẽ. Nhân vật trung tâm trong các truyện ngắn này là các nhà
nho tài hoa gặp “buổi Tây Tàu nhố nhăng, làm lạc cả quan niệm cũ, làm tiêu
hao mất bao giá trị tinh thần”. Họ tìm cách giữ lại vẻ đẹp xưa trong văn hoá
dân tộc: Thưởng hoa, uống rượu “Thạch lan hương”, họ nhấm nháp chén trà
buổi sớm với tất cả nghi lễ thiêng liêng... Rất nhiều thú vui tao nhã, rất nhiều