Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Những điểm mới trong quy chế đổi mới đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 07 2003 nđ CP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.52 KB, 59 trang )

Chuyển sang Book bởi XanhXanh tháng 82007
Người soạn : LÊ VĂN THỊNH

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG
QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ
XÂY DỰNG BAN HÀNH KÈM
THEO NGHỊ ĐỊNH 07/2003/NĐCP
về sửa đổi bổ sung một số điều
của Quy chế quản lý đầu tư và xây
dựng
ban hành kèm theo NĐ
52/1999/NĐ-CP
và Nghị định 12/2000/NĐ-CP của
Chính phủ
1 . Các quyết định đầu tư dự
án của tất cả các thành phần kinh


tế trước hết phải tuân thủ quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tếxã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch
phát triển ngành và quy hoạch xây
dựng đã được duyệt ( điểm c khoản
3 Điều 1 ).
Thực hiện nguyên tắc này nhằm
khắc phục cơ bản tình trạng đầu tư
tràn lan, theo phong trào, chồng chéo,
thiếu đồng bộ dẫn đến tình trạng lãng
phí vốn đầu tư thuộc các ngành, các
cấp, các thành phần kinh tế...
Trường hợp các dự án không nằm
trong quy hoạch được cấp có thẩm


quyền phê duyệt nói trên các chủ đầu
tư phải thực hiện những thủ tục khắt
khe hơn như:


- Đối với các dự án thuộc vốn
ngân sách nhà nước phải được sự phê
chuẩn của cấp phê duyệt quy hoạch
hoặc phải có văn bản phê duyệt chủ
trương đầu tư ( điểm b khoản 4 Điều
1 ):
+ Đối với các dự án nhóm A chưa
có trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành,
quy hoạch xây dựng được duyệt hoặc
chưa có văn bản quyết định chủ
trương đầu tư của cấp có thẩm quyền
thì trước khi lập báo cáo nghiên cứu
khả thi phải được Thủ tướng Chính
phủ xem xét, thông qua báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi và cho phép
đầu tư.


+ Đối với các dự án nhóm B chưa
có trong quy hoạch được duyệt thì
trước khi lập báo cáo nghiên cứu khả
thi phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản
của người có thẩm quyền phê duyệt
quy hoạch.
- Đối với các dự án thuộc nhóm

A,B sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước, vốn tín dụng do
Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư của
các doanh nghiệp và các nguồn vốn
khác nếu chưa có trong quy hoạch
được duyệt cũng phải áp dụng theo
nguyên tắc trên ( khoản 5 Điều 1 ).
2. Tiếp tục thực hiện cải cách
thủ tục hành chính, tăng cường
quyền hạn và trách nhiệm cho các


ngành, các cấp; chủ đầu tư , doanh
nghiệp trong việc quyết định đầu
tư các dự án thuộc quyền quản lý
và khai thác sử dụng.
2.1. Đối với các dự án thuộc
nguồn vốn ngân sách nhà nước (
khoản 4 Điều 1).
a) Thủ tướng Chính phủ quyết
định đầu tư các dự án quan trọng quốc
gia do Quốc hội quyết định chủ trương
đầu tư. Hội đồng thẩm định nhà nước
về các dự án đầu tư tổ chức thẩm định
dự án trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định đầu tư ( thay vì Thủ tướng
Chính phủ quyết định đầu tư tất cả
các dự án nhóm A sử dụng các nguồn
vốn nhà nước trước đây bao gồm các



vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng
có bảo lãnh và vốn đầu tư phát triển
của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển
của các doanh nghiệp nhà nước).
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, cơ quan quản lý tài chính của
Trung ương Đảng, cơ quan Trung
ương của tổ chức chính trị - xã hội
(được xác định trong Luật Ngân sách
Nhà nước), Chủ tịch ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án
nhóm A ( thay vì chỉ được quyền
quyết định các dự án thuộc nhóm B,
C như trước đây) , nhưng với điều
kiện các dự án đã có trong quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch


phát triển ngành được duyệt hoặc đã
có quyết định chủ trương đầu tư bằng
văn bản của cấp có thẩm quyền, sau
khi được Thủ tướng Chính phủ cho
phép đầu tư (thay vì Thủ tướng ra
quyết định đầu tư như trước đây) .
Trước khi ra quyết định đầu tư
các dự án nhóm A nói trên, người có
thẩm quyền quýet định đầu tư tổ chức
thẩm tra ( phải là thẩm định) có trách

nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ
quản lý ngành, Bộ Kế hoạch Đầu tư ,
Bộ Xây dựng (nếu là dự án xây
dựng), Bộ Tài chính và các Bộ ngành,
địa phương có liên quan đến dự án
(nếu có) để báo cáo Thủ tướng Chính
phủ cho phép đầu tư. Trường hợp dự


án nhóm A sử dụng vốn ngân sách địa
phương phải đưa ra Hội đồng nhân
dân thảo luận, quyết định và công bố
công khai.
Đối với các dự án nhóm B, C sử
dụng vốn ngân sách nhà nước Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ
quan quản lý tài chính của Trung
ương Đảng, cơ quan Trung ương của
tổ chức chính trị - xã hội (được xác
định trong Luật Ngân sách Nhà nước),
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định đầu tư hoặc ủy quyền
quyết định đầu tư nhưng phải tuân thủ
phù hợp với quy hoạch được duyệt.
Riêng đối với các dự án nhóm C, cơ


quan quyết định đầu tư phải bảo đảm
cân đối vốn đầu tư để thực hiện dự án

không quá 2 năm nhằm tránh phân tán
vốn.
Điểm phân cấp mới lần này Nghị
định cho phép Chủ tịch ủy ban nhân
dân cấp huyện, cấp xã được quyết
định đầu tư các dự án trong phạm vi
ngân sách của địa phương mình (bao
gồm cả các khoản bổ sung từ ngân
sách cấp trên) có mức vốn đầu tư
dưới 03 tỷ đồng (đối với cấp huyện)
và dưới 01 tỷ đồng (đối với cấp xã)
tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa
phương do ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quy định cụ thể trên cơ sở quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội


của địa phương đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt và năng lực thực hiện
của các đối tượng được phân cấp.
Trước khi quyết định đầu tư, ủy
ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có
trách nhiệm lấy ý kiến các tổ chức
chuyên môn đủ năng lực (kể cả các tổ
chức tư vấn) để thẩm định dự án. Việc
quản lý thực hiện dự án phải theo
đúng quy định của pháp luật.
Đối với các dự án ở cấp xã sử
dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư
và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ

thuật và hạ tầng xã hội sau khi được
Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua
phải được ủy ban nhân dân cấp huyện
chấp thuận về mục tiêu đầu tư và quy


hoạch. Nếu đầu tư từ nguồn vốn đóng
góp của dân, ủy ban nhân dân cấp xã
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
đầu tư và xây dựng theo Quy chế tổ
chức huy động, quản lý và sử dụng
các khoản đóng góp tự nguyện của
nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng
của các xã, thị trấn ban hành kèm
theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP
ngày 16 tháng 4 năm 1999 của Chính
phủ.
2.2. Đối với các dự án sử dụng
vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà
nước bảo lãnh ( khoản 5 Điều 1).
Các dự án quan trọng quốc gia
thuộc nhóm A cũng áp dụng như các


dự án thuộc vốn ngân sách. Thủ tướng
Chính phủ quyết định đầu tư các dự
án quan trọng quốc gia do Quốc hội
quyết định chủ trương đầu tư. Hội
đồng thẩm định nhà nước về các dự

án đầu tư tổ chức thẩm định dự án
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định
đầu tư.
Các dự án còn lại thuộc nhóm A,
B, C do doanh nghiệp đầu tư thì
doanh nghiệp tự thẩm đinh dự án, tự
quyết định đầu tư, tự chịu trách
nhiệm trước pháp luật nhưng vẫn
phải phù hợp với quy hoạch được
duyệt như trên. Riêng dự án nhóm A
trước khi quyết định đầu tư phải được
Thủ tường Chính phủ cho phép đầu


tư. Đây là một trong những sửa đổi bổ
sung rất quan trọng - Trao trọn trách
nhiệm quyết định đầu tư và trách
nhiệm hiệu quả đầu tư và hoàn trả nợ
vay cho chủ đầu tư bất kể là Tổng
Công ty 90, 91 hay Công ty độc lập
bao gồm cả các dự án nhóm A trước
đây do Thủ tướng Chính phủ quyết
định đầu tư và Hội đồng quản trị Tổng
công ty 91 trước đây chỉ được quyền
quyết định đầu tư nhóm B, C , Hội
đồng quản trị 90 chỉ được quyết định
đầu tư nhóm C và như vậy vô hình
chung đã kéo theo trách nhiệm của
các cấp quản lý nhà nước từ Thủ
tướng Chính phủ, các bộ, UBND

tỉnh... đối với hiệu quả đầu tư của các


dự án này.
Bộ quản lý ngành, ủy ban nhân
dân cấp tỉnh tổ chức thẩm tra ( phải là
thẩm định) báo cáo nghiên cứu khả
thi dự án nhóm A của doanh nghiệp
thuộc quyền quản lý và có trách
nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng
(đối với các dự án đầu tư xây dựng),
Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa
phương có liên quan đến dự án để
tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính
phủ cho phép đầu tư.
Với quy định mới, từ nay các cấp
quản lý nhà nước nói trên sẽ tập trung
vào nhiệm vụ quản lý nhà nước như
xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế


–xã hội,quy hoạch phát triển ngành,
quy hoạch xây dựng... và thực hiện
chức năng kiểm tra kiểm soát việc
thực thi của các chủ đầu tư là các
doanh nghiệp phải theo đúng luật pháp
và quy hoạch được duyệt ( thông qua
việc các bộ quản lý ngành và Uỷ ban
nhân dân các tỉnh tổ chức thẩm tra

báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án
nhóm A của các doanh nghiệp thuộc
quyền quản giám sát và đánh giá đầu
tư các dự án...); Thực hiện một bước
đột phá để tách quản lý nhà nước khỏi
quản lý sản xuất kỉnh doanh của các
doanh nghiệp.
Cũng từ nay đối với các dự án
thuộc nguồn vốn này quan hệ của các


doanh nghiệp nhà nước với bộ chủ
quản sẽ được thay thế bằng quan hệ
mới giữa tổ chức cho vay (Quỹ hỗ trợ
đầu tư , các ngân hàng thương mại)
với người đi vay (các chủ đầu tư ,
doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế) dựa trên cơ sở các dự án đầu
tư phải có hiệu quả mà cụ thể là có
khả năng hoàn vốn và có lãi theo quy
định của tổ chức cho vay; Còn trách
nhiệm các cấp quản lý nhà nước từ
Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành.
đến các chính quyền địa phương chỉ
thực thi quyền cho phép đầu tư các dự
án theo quy hoạch, kế hoạch được
phê duyệt đối với mọi dự án không kể
dự án đó thuộc thành phần kinh tế



nào, như vậy sẽ tạo ra một “sân chơi ”
bình đẳng giữa các dự án với các chủ
đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Nghị định cũng cho phép, tùy
theo điều kiện cụ thể của các doanh
nghiệp, người có thẩm quyền quyết
định đầu tư được phép ủy quyền cho
Giám đốc đơn vị trực thuộc quyết định
đầu tư các dự án nhóm B, C. Người
ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về sự ủy quyền của mình.
Người được ủy quyền phải chịu trách
nhiệm về quyết định của mình trước
pháp luật và người ủy quyền".
2.3. Đối với các dự án sử dụng
vốn đầu tư phát triển của doanh
nghiệp và các nguồn vốn khác do


doanh nghiệp tự đầu tư tự vay, tự trả
không có sự bảo lãnh của Nhà nước
về nguyên tắc cũng thực hiện như các
dự án đề cập ở phần 2.2.
Điều mới khác với trước đây là
quy chế 52CP và 12CP chỉ quy định
cho các dự án thuộc doanh nghiệp
Nhà nước nay mở rộng sang các dự
án thuộc mọi thành phần kinh tế để
tạo sự bình đẳng giữa các doanh
nghiệp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.

Nghị định cũng đề cập phương
thức quản lý đối với dự án đầu tư sử
dụng nhiều nguồn vốn khác nhau :
- Đối với các dự án sử dụng nhiều
nguồn vốn khác nhau, chủ đầu tư có
trách nhiệm tách riêng các hạng mục


hoặc phần việc của dự án để bố trí
riêng từng loại nguồn vốn cho các
hạng mục, phần việc đó và quản lý
các hạng mục, phần việc này theo quy
định đối với loại nguồn vốn đã bố trí.
- Đối với dự án sử dụng nhiều
nguồn vốn mà không thể tách riêng
các hạng mục hoặc phần việc của dự
án thì dự án đó được quản lý theo quy
định đối với nguồn vốn có tỷ lệ % lớn
nhất trong tổng mức đầu tư của dự án.
- Đối với các dự án sử dụng vốn
góp của nhiều thành viên, căn cứ vào
tỷ lệ vốn góp và đặc điểm của dự án,
các thành viên thoả thuận xác định
phương thức quản lý và tổ chức điều
hành dự án .


3. Nghị định mới quy định rõ
trách nhiệm của các chủ thể quan
trọng trong đầu tư và xây dựng đó

là chủ đầu tư, tổ chức tư vấn đầu
tư và xây dựng , doanh nghiệp xây
dựng
3.1 . Đối với Chủ đầu tư trực
tiếp quản lý thực hiện dự án và Ban
quản lý dự án ( khoản 7 Điều 1 ).
a) Sử dụng có hiệu quả vốn đầu
tư; thực hiện đầy đủ các nội dung quy
định về quản lý tài chính; phải bồi
thường thiệt hại vật chất nếu gây lãng
phí vốn đầu tư của Nhà nước hay của
doanh nghiệp và bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp
luật.


Ban quản lý dự án là tổ chức thực
hiện vai trò, trách nhiệm của chủ đầu
tư, có nhiệm vụ trực tiếp quản lý thực
hiện dự án, chịu trách nhiệm trước
pháp luật và chủ đầu tư
b) Điều 55 của Quy chế
52/1999/NĐ-CP còn quy định :
- Khi tiến hành đầu tư và xây
dựng, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm
công trình tại một công ty bảo hiểm
hoạt động hợp pháp ở Việt Nam. Chi
phí bảo hiểm công trình là một bộ
phận vốn đầu tư của dự án, được tính
trong tổng dự toán (dự toán) công

trình được duyệt. Chi phí bảo hiểm
tính theo tỷ lệ % so với giá trị công
trình.


3.2. Đối với các tổ chức tư vấn
đầu tư xây dựng ( khảo sát xây dựng
, lập thẩm tra dự án, thiết kế dự
toán, giám sát công trình kiểm định
chất lượng ...) - ( khoản 8 Điều 1) :
a) Khi hoạt động kinh doanh phải
đảm bảo đầy đủ các điều kiện, năng
lực theo quy định của Bộ Xây dựng.
b) Chịu trách nhiệm trước pháp
luật và chủ đầu tư về các nội dung đã
cam kết trong hợp đồng, đặc biệt là
các nội dung kinh tế - kỹ thuật được
xác định trong sản phẩm tư vấn của
mình và phải bồi thường thiệt hại gây
ra.
c) Các tổ chức tư vấn phải mua
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.


Phí bảo hiểm được tính vào giá sản
phẩm tư vấn. Việc mua bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn là một
điều kiện pháp lý trong hoạt động tư
vấn đầu tư và xây dựng.
d) Các dự án sử dụng vốn ngân

sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà
nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước có yêu cầu
phải thuê tư vấn nước ngoài thì các tổ
chức, chuyên gia tư vấn nước ngoài
được thuê phải liên danh với tư vấn
Việt Nam để thực hiện (trừ trường
hợp được Thủ tướng Chính phủ cho
phép). Tư vấn trong nước được phép
liên danh, liên kết hoặc thuê tổ chức,
chuyên gia tư vấn nước ngoài trong


hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng.
e) Trong các sản phẩm tư vấn,
nghiêm cấm các tổ chức tư vấn đầu tư
và xây dựng chỉ định sử dụng các loại
vật liệu hay vật tư kỹ thuật của một
nơi sản xuất, cung ứng nào đó mà chỉ
được phép yêu cầu chung về tính năng
kỹ thuật của vật liệu hoặc vật tư kỹ
thuật.
g) Nghiêm cấm các tổ chức tư
vấn đầu tư và xây dựng mua, bán tư
cách pháp lý để tham gia dự thầu hoặc
mua, bán thầu hoặc tiết lộ thông tin về
đấu thầu cho các nhà thầu tham dự
đấu thầu.
h) Điều 55 của Quy chế
52/1999/NĐ-CP còn quy định :



Các tổ chức tư vấn phải mua bảo
hiểm bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối
với người thứ 3, bảo hiểm sản phẩm
khảo sát thiết kế trong quá trình thực
hiện dự án. Phí bảo hiểm được tính
vào chi phí sản xuất.
3.3. Đối với các doanh nghiệp
xây dựng ( khoản 9 Điều 1 ) :
a) Các doanh nghiệp xây dựng
khi hoạt động thi công xây lắp công
trình phải đảm bảo đầy đủ các điều
kiện, năng lực theo quy định của Bộ
Xây dựng.
b) Chịu trách nhiệm trước pháp
luật và chủ đầu tư về các nội dung đã
cam kết trong hợp đồng giao nhận
thầu xây lắp và phải bồi thường thiệt


×