Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đánh cắp bản vẽ thiết kế máy bay Mirage

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.57 KB, 5 trang )


Ngay trước và khi kết thúc cuộc chiến
tranh 6 ngày (5-10/6/1967) giữa Israel và
các nước Arập, đúng lúc dầu sôi lửa bỏng
với Israel thì Pháp áp đặt lệnh cấm vận vũ
khí với nước này. Lệnh cấm vận gây ra
một vấn đề nan giải cho Israel là thiếu phụ
tùng máy bay Mirage, loại máy bay chủ lực
của Không quân Israel khi đó, mà việc thay
thế nhanh chóng mấy chục máy bay chiến
đấu này bằng loại máy bay nào khác lại là
không thể.
Mỹ và Liên Xô cũng sản xuất các máy bay tiêm kích và cường kích kiểu này,
nhưng Liên Xô thì ủng hộ các nước Arập và đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với
Israel. Với Mỹ thì Israel chưa có các hiệp định tương ứng và triển vọng cũng rất
mờ mịt. Ngoài ra, Israel cũng không có tiền để đổi mới lực lượng máy bay của
mình vì thế các máy bay Mirage còn phải phục vụ một số năm nữa.


Thành tích của máy bay Mirage (Shahak) trong Không
quân Israel

Công nghiệp chế tạo máy
bay Israel đã gần tiếp cận
khả năng chế tạo các máy
bay kiểu này, các chuyên gia
sửa chữa máy bay cũng đã
có trình độ khá cao. Nhưng
việc chế tạo những bộ phận,
linh kiện cụ thể cần thiết đòi
hỏi phải có các trang thiết bị


đặc biệt, nắm rõ công nghệ
mà muốn thế phải có được
đầy đủ hồ sơ tài liệu kỹ thuật.
Việc xây dựng các hồ sơ tài
liệu kỹ thuật đó đòi hỏi phải
có những đầu tư tài chính
lớn, đặc biệt là tốn nhiều thời
gian, trong khi đó Israel, một
nước đang trong tình trạng
chiến tranh, lại có chẳng có
thời gian.

Máy bay tiêm kích Mirage III do hãng Dassault của Pháp phát
triển vào cuối thập niên 1950. Để đối phó với MiG-21 mới
xuất hiện trong trang bị của không quân Arập, Israel ký hợp
đồng đầu tiên mua 24 chiếc Mirage IIIC (gọi là Mirage IIICJ,
còn có tên Shahak) năm 1959 và năm 1961 mua thêm một số
nữa, nâng tổng số lên 72 chiếc Mirage thuộc 3 biến thể IIIC,
IIIB và IIICJ(R). Từ năm 1964-1981, Mirage tham gia tất cả
các cuộc chiến tranh và xung đột Israel-Arập.
Mirage lập công lần đầu khi bắn rơi 1 chiếc MiG-21 của Syria
ngày 14/7/1964, đây cũng là lần đầu tiên Không quân Israel
bắn rơi MiG-21. Mirages là loại máy bay chủ lực của Không
quân Israel và lập chiến công vang dội trong cuộc chiến tranh
7 ngày chống Ai Cập, Sysria, Jordanie và Iraq. Mirage đã
tham gia chiến dịch Moked tấn công phủ đầu các sân bay
Arập tiêu diệt phần lớn không quân của họ, bắn rơi 48 máy
bay tiêm kích. Nhờ thành công của Mirage trong cuộc chiến 6
ngày, sau đó, Pháp đã bán được rất nhiều máy bay Mirage
cho các nước trên thế giới. Khi cuộc chiến Yom Kippur bùng

nổ ngày 6/10/1973, Không quân Israel còn 40 chiếc Mirage.
Trong cuộc chiến này, Mirage cũng lập nhiều thành tích, tuy
nhiên Không quân Israel cũng tổn thất 12 chiếc Mirage. Sau
khi F-4 Phantom và F-15 Eagle được đưa vào trang bị và số
lượng Mirage giảm nhiều, Mirage mất dần vị trí trong Không
quân Israel và được sử dụng cho đến năm 1982.
Giora Epstein, phi công có thành tích cao nhất của Không
quân Israel (bắn rơi 17 máy bay), trong 1 tuần từ 1824/10/1973 đã lái 1 chiếc Mirage bắn rơi 12 máy bay phản
lực của Ai Cập, trong đó có 1 phi vụ bắn rơi 4 chiếc và 1 phi
vụ bắn rơi 3 chiếc.
Chiếc Mirage IIICJ số 59 bắn rơi chiếc MiG-21 đầu tiên của
Syria ngày 14/7/1966, Mirage IIICJ số 58 và chiếc Nesher số
510 (là kiểu Mirage 5 do Pháp cải tiến từ Mirage III theo yêu
cầu của Israel và được Israel sản xuất theo thiết kế đánh
cắp) là 3 chiếc máy bay nhiều thành tích nhất - cùng bắn rơi
13 máy bay đối phương.

Mirage do hãng Dassault của Pháp sản xuất và được sử dụng khá phổ biến,
nhưng chỉ có một số ít quốc gia được quyền tiếp nhận các máy bay lắp ráp hoàn
chỉnh cùng phụ tùng đi kèm và giấy phép sản xuất và lắp ráp máy bay. Điều kiện
hợp đồng bán máy bay quy định cấm bán lại máy bay cho nước thứ ba và lệnh
cấm vận vũ khí của Pháp đối với Israel cũng có hiệu lực đối với cả các giấy phép
sản xuất vũ khí. Israel chỉ còn một con đường duy nhất là đánh cắp các tài liệu
kỹ thuật về máy bay Mirage. Nhiệm vụ tìm cách tiếp cận các tài liệu kỹ thuật này
được giao cho các tổ tình báo Israel tại các nước có giấy phép sản xuất Mirage,
trong đó có Thuỵ Sĩ. Tại đây, hãng Shultz and Brothers đang sản xuất động cơ
cho Mirage, lắp ráp máy bay này bằng các bộ phận, linh kiện do Pháp cung cấp
và Mirage cũng đang có trong trang bị của Không quân Thuỵ Sĩ.
Kỹ sư Alfred Frauenknecht, nhân viên người Thuỵ Sĩ gốc Đức của hãng này, đã
đồng ý giúp tình báo Israel.

Có nhiều giả thiết khác nhau về căn nguyên của điệp vụ này. Theo một giả thiết,
động cơ chính để Frauenknecht giúp Israel là cảm giác có lỗi đối với người Do
Thái, điều khá phổ biến đối với người Đức sau Thế chiến II, thiện cảm đối với
Israel sau cuộc chiến tranh 6 ngày và quan điểm coi lệnh cấm vận của Pháp là


bất công và do được áp dụng rất không đúng lúc nên rất nguy hiểm đối với sự
tồn vong của Nhà nước Israel.
Một giả thiết khác thì nói rằng, các tình báo viên Israel có điều kiện gặp gỡ
Frauenknecht, kể cả trong quá trình đàm phán về vấn đề sử dụng Mirage trong
chiến đấu đã lợi dụng các điểm yếu của viên kỹ sư như sự bất mãn đối với cấp
trên, tính tự phu và nhu cầu tiền bạc để tuyển mộ anh ta.
Thực hiện bước đi đầu tiên là đại tá Dov Sion, tuỳ viên quân sự Israel tại Paris
và là con rể của Moshe Dayan (Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel năm
1953-1958, Bộ trưởng Quốc phòng Israel trong 2 cuộc chiến 1967 và 1973). Ông
đã gặp Frauenknecht mấy lần để đánh giá khả năng tuyển viên kỹ sư. Sau đó,
các nhân viên tình báo Israel tham gia các cuộc đàm phán với Pháp và Thuỵ Sĩ
đã đặt vấn đề thẳng với Frauenknecht về việc cung cấp phụ tùng máy bay
Mirage cho Israel với giá rất cao. Alfred không từ chối cộng tác và cũng không
trả lời dứt khoát là đồng ý, ông ta đã có chủ ý rõ ràng, nhưng đang cân nhắc các
phương án an toàn, ít nguy hiểm cho mình.
Tháng 4/1968, đại tá Zvi Allon, một tình báo viên hoạt động dưới vỏ bọc tại đại
sứ quán Israel tại Paris, và đại tá Nehemia Haim đã gặp viên kỹ sư tại khách sạn
Ambassador tại Zurich, Thuỵ Sĩ và yêu cầu ông ta tìm nguồn cung cấp phụ tùng
máy bay. Frauenknecht hứa cố gắng hết sức để thực hiện yêu cầu này. Vài
tháng sau, ông ta gọi đến Paris cho Allon xin gặp khẩn cấp. Cuộc gặp diễn ra tại
quán cà phê Wiededorfe ở ngay khu vực “giải trí” của Zurich, nơi mà các vị công
chức Thuỵ Sĩ khả kính thường tránh lui tới. Frauenknecht cho biết việc tìm kiếm
và đưa sang Israel phụ tùng là việc tốn thời gian và tiền bạc vô ích. Ông ta hiểu
rõ Swimmer và khả năng của Israel Aircraft và cho rằng, Israel hoàn toàn có thể

tự lực chế tạo nếu có được các tài liệu kỹ thuật cần thiết. Chỉ cần có được các
bản vẽ đầy đủ của máy bay và các trang thiết bị đặc chủng để sản xuất các linh
kiện. Ông ta cũng nói là mình có khả năng lấy được tất cả các bản vẽ (khối
lượng sẽ bằng cả toa tàu hoả).
Về vấn đề giá cả của thương vụ này thì có nhiều giả thiết khác nhau. Theo một
giả thiết, Frauenknecht không hề đặt ra vấn đề tiền bạc mà làm công việc cực
kỳ quan trọng đối với Israel và nguy hiểm này với bản thân hoàn toàn vì động cơ
lý tưởng; ông chỉ yêu cầu 200.000 USD, khoản tiền nhỏ bé so với bộ tài liệu quý
giá kia, sau khi toàn bộ điệp vụ đã hoàn thành để làm khoản tiền bảo hiểm cho
gia đình ông ta. Một giả thiết khác thì nói đến khoản tiền 1 triệu USD (cũng là
nhỏ so với kết quả thu đuợc), còn khoản 200.000 USD chỉ là khoản tiền trả
trước.
Hãng Schultz and brothers có trong tay toàn bộ bộ tài liệu kỹ thuật của máy bay
Mirage và Frauenknecht có quyền tiếp cận đến các tài liệu này. Nhưng việc bí
mật sao chụp hoặc đánh cắp tài liệu là không thể vì khối lượng công việc quá
lớn và sự theo dõi của an ninh Thuỵ Sĩ. Viên kỹ sư đã nghĩ ra một mưu mẹo rất
thông minh là đề xuất với lãnh đạo hãng chụp toàn bộ tài liệu kỹ thuật vào vi
phim vì thời gian đó việc sản xuất máy bay đã tạm dừng vô thời hạn, còn những
bản vẽ vốn chiếm chỗ khá nhiều trong toà nhà điều hành thì đem thiêu huỷ.
Sáng kiến này sẽ giúp cho hãng tiết kiệm được nửa triệu bạc nên lãnh đạo hãng
vui lòng đồng ý ngay, thậm chí còn có phần thưởng nhỏ cho Frauenknecht. Cơ


quan an ninh Thuỵ Sĩ cho phép tiến hành việc này tại trạm đốt rác của thành
phố, với điều kiện phải có mặt một đại diện của họ.
Ngoài ra, an ninh cũng giám sát nghiêm nhặt quá trình sao chụp vào vi phim nên
không có nhiều cơ hội để sao chụp vi phim. Để bảo đảm an toàn, người ta đã
đặt làm những chiếc thùng đặc biệt để chuyên chở tài liệu bản vẽ, cấp riêng 1 xe
tải nhỏ chuyên dụng FIAT để chở tài liệu từ phòng chụp tài liệu mật đến trạm đốt
rác. Nhân viên an ninh giám sát tham gia mở từng hòm tài liệu tại trạm đốt rác

để biết chắc chắn đó là các bản vẽ, và chỉ ký biên bản xác nhận khi tờ tài liệu
cuối cùng bị đốt cháy hết. Quy trình sao chụp và thiêu huỷ tài liệu xem chừng rất
chặt chẽ, không thể để xảy ra sơ suất nào. Nhưng người lái chiếc xe FIAT lại
chính là em họ của Alfred, do chính viên kỹ sư giới thiệu bảo lãnh. Frauenknecht
thuê một gara ở Wintertour trên đoạn đường đến trạm đốt rác, đặt mua ở công
ty mà hãng Schultz and brothers đã mua thùng đựng tài liệu 12 chiếc thùng
giống hệt và bỏ ra một ít tiền mua của Cơ quan Sáng chế Liên bang Thuỵ Sĩ một
đống tướng bản vẽ đã hết thời hạn lưu trữ.
Công việc còn lại chỉ là vấn đề kỹ thuật. Vào một ngày nghỉ, hai anh em
Frauenknecht nhồi các bản vẽ bị loại bỏ vào các thùng đựng. Sau khi hoàn thành
việc sao chụp ra vi phim các bản vẽ máy bay Mirage theo đúng các quy định đặt
ra, trên đường chở tài liệu đến trạm đốt rác, họ lái xe vào gara đã thuê sẵn,
chuyển các thùng đựng tài liệu xuống và xếp các thùng tài liệu cũ đã chuẩn bị
sẵn thay vào đó. Việc đánh tráo các thùng tài liệu chỉ mất không quá 5 phút nên
không ai phát hiện ra sự chậm trễ này. Tại trạm đốt rác, nhân viên an ninh giám
sát không có ý định cũng như trình độ để soi xét hàng trăm bản vẽ (mỗi lần trong
tuần phải thiêu huỷ gần 50 kg bản vẽ can).
Sau đó, Frauenknecht chuyển các tài liệu bản vẽ thật cho tình báo Israel trong
các cuộc gặp ở các khách sạn, nhà hàng. Nhưng do tài liệu quá nhiều nên họ
phải áp dụng một cách thức khác. Mỗi thứ bảy, Frauenknecht cho dùng đúng
chiếc xe tải đó chở tài liệu đến thị trấn Kaizeragst, cách Zurich 30 dặm, trên bờ
sông Rhein, ngay sát biên giới với Đức. Điểm trung chuyển tài liệu là chi nhánh
của hãng Rotzinger and Co của Thuỵ Sĩ.
Các bản vẽ được đưa vào kho, sau đó anh em Frauenknecht kéo nhau đi làm
chầu bia ở nhà hàng Hirschen. Khi thấy anh em Frauenknecht xuất hiện tại nhà
hàng, Hans Streker, một nhân viên mới của hãng Rotzinger, liền lập tức lao
nhanh về kho, xếp các thùng tài liệu vừa chuyển tới vào ngăn hành lý của chiếc
Mercedes màu đen của mình và chở sang Đức, tới một sân bay nhỏ ở gần
Stuttgart nơi có một chiếc máy bay Cessna tư nhân chờ sẵn để chở ngay tài liệu
về Israel.




×