Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Hồ sơ Stasi (Germans Stasi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.92 KB, 22 trang )

Bộ An ninh Quốc gia (ANQG) CHDC Đức, Staatszicherheit thường gọi tắt là
Stasi, được thành lập vào tháng 4/1950 và với thời gian đã trở thành một
trong những cơ quan tình báo có hiệu quả cao nhất, trong đó cơ quan tình
báo đối ngoại của CHDC Đức được coi là một trong 5 cơ quan tình báo
mạnh nhất thế giới cùng với KGB của Liên Xô, Mossad của Israel, CIA của
Mỹ và MI-6 của Anh.
Lịch sử của Stasi bắt đầu sau khi CHLB Đức tuyên bố
thành lập tháng 8/1949 tại phần lãnh thổ gồm 3 khu vực
chiếm đóng của Mỹ, Pháp và Anh. Từ lãnh thổ này, nhất là
sau bài diễn văn nổi tiếng của W. Churchill ở Fulton ngày
6/3/1946, tổ chức gián điệp của cựu trung tướng
Wehrmacht (quân đội phát xít Đức) Reinhard Gehlen (còn
gọi là Tổ chức Gehlen), cũng như các cơ quan tình báo
quân sự Anh, Pháp, Mỹ đều ráo riết tiến hành hoạt động
gián điệp-lật đổ chống lại “khu vực chiếm đóng của Liên
Xô”. Ví dụ, chỉ một Nhóm tình báo 513, CIC của tình báo
quân sự Mỹ vào đầu thập kỷ 1950 đã có gần 3.000 sĩ
quan, trong khi hồi đó trong Bộ ANQG CHDC Đức chỉ có
gần 4.000 cán bộ, nhân viên.

Biểu trưng của
STASI
Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm mà tình báo Liên Xô tích lũy được và được sự
hỗ trợ của các đồng nghiệp Liên Xô, Stasi đã trưởng thành rất nhanh về kinh
nghiệm và nghệ thuật tình báo.
Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Mỹ DIA đã thật sự sốc khi ngày 21/5/1956 nhận
được tin 2 chiếc két (!) chứa các tài liệu tuyệt mật đã bị đánh cắp khỏi phòng
làm việc của Tiểu đoàn tình báo quân sự 522.
Dựa vào các tài liệu này, trong vòng 5 ngày, Bộ ANQG CHDC Đức đã bắt giữ
137 điệp viên của Mỹ, ngoài ra có 9 điệp viên khác đã chạy trốn được sang
phương Tây.



Theo các tư liệu lưu trữ của CHDC Đức trước đây, từ tháng 4/1950-15/1/1991,
từng phục vụ trong biên chế các cơ quan của Stasi, bao gồm cả lực lượng biên
phòng, Trung đoàn Cảnh vệ Dzerzhinsky có 274.000 cán bộ, nhân viên, trong đó
102.000 người nằm trong biên chế vào thời điểm cuối năm 1989. Mạng lưới điệp
viên ngoài nước của Tổng cục “А” - cơ quan tình báo đối ngoại của Stasi - gồm
có hơn 38.000 điệp viên, chủ yếu là các công dân Tây Đức. Làm việc trực tiếp
tại cơ quan này có 4.286 nhân viên.
Những thành tựu
Các mục tiêu xâm nhập chính của tình báo CHDC Đức, ngoài các cơ quan chính
phủ và phái bộ ngoại giao của CHLB Đức, còn có NATO, sứ quán Mỹ và các cơ
quan tình báo Mỹ tại Tây Đức, cũng như ngoại giao đoàn tại Bonn. Cả tình báo
Liên Xô và CHDC Đức đều coi trọng địa bàn CHLB Đức là vì đồn trú tại đây là
600.000 quân Mỹ, Anh, Pháp, Canada và Bỉ. Cả NATO và khối Varsava đều coi
CHLB Đức là bàn đạp và lực lượng tiên phong trong một cuộc xung đột có thể


xảy ra. Cụm quân Liên Xô đóng ở Đức là 380.000 quân. Vì thế, địa bàn CHLB
Đức chiếm gần 80% số chiến dịch tình báo do Stasi tiến hành.
Cựu nhân viên CIA John Keller trong cuốn sách “Những bí mật của Stasi. Lịch
sử của cơ quan tình báo CHDC Đức nổi tiếng”: “Quy mô xâm nhập (của các điệp
viên CHDC Đức), - Keller nhấn mạnh, - đã vượt xa mọi sự trông đợi tồi tệ nhất.
Thực tế cho thấy toàn bộ chính phủ, tất cả các chính đảng, ngành công nghiệp,
các nhà băng, nhà thờ và báo chí đã bị xâm nhập. Các điệp viên Stasi thậm chí
còn xâm nhập được vào cả BND (cơ quan tình báo Tây Đức), BfV (cơ quan
phản gián), MAD (cơ quan tình báo quân sự)”.
Theo đánh giá, tổng cộng làm việc cho tình báo CHDC Đức đã có hơn 20.000
người Tây Đức chưa từng bị lọt vào tầm ngắm của phản gián Tây Đức. Điều đó
đã cho thấy tính chuyên nghiệp rất cao của các nhân viên Bộ ANQG CHDC Đức
và cho thấy rằng, các “tình báo viên vì hòa bình “ của cơ quan này đã đóng góp

đáng kể vào quá trình củng cố sự ổn định ở châu Âu.
Tư liệu của các phiên tòa vào giữa thập niên 1990 ở CHLB Đức cho thấy từ năm
1963, hàng loạt điệp viên của Bộ ANQG CHDC Đức đã được cài cắm vào Tổng
hành dinh NATO, nhờ đó các cơ quan tình báo và Bộ Chỉ huy của Tổ chức Hiệp
ước Varsava đã nắm rõ được hoạt động của NATO. Trong phiên tòa xử một
trong các “tình báo viên vì hòa bình” này, Công tố viên trưởng CHLB Đức đã
nhận xét rằng, nhờ hoạt động của các điệp viên Stasi trong NATO, Bộ Chỉ huy
khối Hiệp ước Varsava “đã có những thông tin kịp thời và tin cậy về các kế
hoạch của tổ chức này, điều đó cho phép đánh giá đúng tiềm năng quân sự của
các thành viên của khối và vận dụng đánh giá này trong các tình huống khủng
hoảng”.
Bằng cách khám phá các kế hoạch chiến tranh của Mỹ và NATO chống Liên Xô
và khối Varsava, các cơ quan tình báo CHDC Đức đã góp phần củng cố an ninh
của khối XHCN và bảo vệ hòa bình trên thế giới. Chính vì thế, Thượng tướng
Markus Wolf, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục “А” của Bộ ANQG CHDC Đức,
đã gọi các điệp viên của mình là các “tình báo viên vì hòa bình”.
Ngay trong thập niên 1950, Bộ ANQG CHDC Đức đã
đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là một số vụ
dưới đây mà công chúng đã biết đến. Ngày
20/7/1954, Tiến sĩ Otto John, từ tháng 12/1950 là
quyền Chủ tịch Cơ quan Bảo vệ Hiến pháp Liên
bang BfV (Bundesamt für Verfassungsschutz, cơ
quan phản gián của CHLB Đức), chưa đến 1 năm
sau thì trở thành Chủ tịch đầu tiên của BfV, đã chạy
sang CHDC Đức.

Chủ tịch BfV Otto John

Ngày 15/8/1985, Hans Joachim Tiegde, 48 tuổi,
cũng là người đứng đầu BfV và đã có thâm niên 19

năm ở cơ quan này, đã biến mất một cách bí ẩn. Tuy
nhiên, ngày 19/8, Tiegde đã tổ chức họp báo ở Đông


Berlin và thông báo ông đã quyết định cắt đứt với quá khứ của mình để bắt đầu
cuộc sống mới ở CHDC Đức.
Sau này, tại Đại học Tổng hợp Humboldt, Tiegde đã bảo vệ luận án tiến sĩ có tên
“Các chức năng phản gián của Cơ quan Bảo vệ Hiến pháp của CHLB Đức” trong
đó mô tả hoạt động của BfV, kể các các chiến dịch của đơn vị theo dõi điện tử.
Năm 1989, Tiegde đã sang Liên Xô.
Năm 1985, Kitke, chỉ huy trưởng một phòng của BfV cũng tự nguyện chạy sang
CHDC Đức mang theo toàn bộ tài liệu lưu trữ của mình. Sau khi bức tường
Berlin sụp đổ, phản gián CHLB Đức mới xác định được là vị trưởng phòng này
đã đều đặn cung cấp tin và bán các bí mật của BfV cho Stasi.
Một thất bại nữa của BfV là việc bắt giữ vào năm 1989 Klaus Kuron (mật danh
Stern), Trưởng Phòng 4 của BfV, bộ phận chuyên trách làm việc với các điệp
viên đôi của Bộ ANQG CHDC Đức mà vì lý do nào đó đã quyết định làm việc cho
phương Tây. Ngày 7/2/1992, ông bị kết án 12 năm tù. Khi tuyên án, quan tòa đã
tuyên bố rằng, do Kuron, hoạt động của phản gián CHLB Đức đã gần như bị tê
liệt hoàn toàn. Keller đã viết rằng, các điệp viên của Bộ ANQG CHDC Đức đã
xâm nhập vào tất cả 11 sở cấp bang của BfV.
Một điệp viên nội gián nguy hiểm khác ở CHLB Đức là Đại tá Joachim Krause,
Tham mưu trưởng cơ quan tình báo quân sự MAD và đã hợp tác với Stasi 18
năm. Nhờ cương vị của mình, Krause đã cung cấp cho Berlin cả thông tin về sự
hợp tác giữa MAD với trung tâm CIA tại CHLB Đức.
Năm 1988, ông qua đời vì bệnh ung thư. Tham dự lễ tang ông có nhiều quan
chức cao cấp của các cơ quan tình báo Tây Đức và chỉ huy trưởng trung tâm
CIA tại Bonn. Việc khám phá sau đó việc ông làm việc cho Stasi đã gây ra một
cú sốc trong bộ máy văn phòng Thủ tướng, các bộ Quốc phòng, Nội vụ và Viện
Công tố.

Một “tình báo viên vì hòa bình” có giá trị khác trong BND là nữ Tiến sĩ khoa học
chính trị Gabriella Gast, đã cộng tác với Stasi từ năm 1973. Chính bà đã chuẩn
bị các báo cáo tình báo hàng ngày giành cho Thủ tướng CHLB Đức Helmut
Kohl. Có thể tưởng tượng điều đó đã làm tê liệt đến mức nào hoạt động không
chỉ của BND mà còn của cả hệ thống tình báo NATO. Xét đến tính chất hoạt
động tình báo không vụ lợi (xuất phát từ động cơ lý tưởng) của bà cho CHDC
Đức, tháng 12/1991, Hast đã bị kết án 6 năm 9 tháng tù.
Từ năm 1972, coi chính sách tái quân sự hóa ráo riết của Tây Đức là một nguy
cơ đối với hòa bình, Alfred Shpuler đã hợp tác với Tổng cục “А” - Bộ ANQG
CHDC Đức. Do công việc đóng góp không vụ lợi và nguy hiểm của mình, ông đã
được Chính phủ CHDC Đức tặng thưởng Huân chương “Công trạng vì Tổ quốc”
các hạng nhất và nhì. Giống như với Hast, ông đã bị một tên đào ngũ từ Stasi
(G. Bousch) chạy sang phương Tây tháng 10/1989 cáo giác.
Thật dễ tưởng tượng ra cú sốc của giới lãnh đạo Tây Đức khi biết rằng, Giám


đốc Cơ quan Biên phòng Liên bang А. Dams, đã làm việc 24 năm cho Bộ ANQG
CHDC Đức. Phản gián Tây Đức cũng từng tuyên bố rằng, nghị sĩ Đức William
Borm, người đã mất năm 1987, đã làm việc cho CHDC Đức 14 năm và là một
trong những “điệp viên ảnh hưởng” về chính trị tầm cỡ nhất của CHDC Đức.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Trud (Lao động) của Nga
năm 2003, Thượng tướng Markus Wolf đã đề cập đến một điệp
viên ảnh hưởng tầm cỡ là “Ngài William”. Bề ngoài, William
trông giống như một huân tước Anh và một trong các thủ lĩnh
của đảng XHDC của Tây Đức.

Thượng tướng
Markus Wolf

Năm 1972, với tư cách người cao niên nhất, ông đã khai mạc

kỳ họp của Quốc hội CHLB Đức khóa mới. Trước đó, thiếu
tướng Markus Wolf đã cùng thảo luận bài diễn văn phát biểu
của ông. Tuy không hề là một nhà Marxist, William tiếp xúc một
cách có ý thức với tình báo Đông Đức, mà không thay đổi lập
trường chính trị tự do của mình.

Ông hợp tác với Stasi vì không chấp nhận chủ nghĩa thân Mỹ của Thủ tướng
Adenauer, bác bỏ chính sách tái vũ trang của Tây Đức và cho rằng, việc xích lại
gần nhau giữa 2 nhà nước Đức sẽ có ích cho sự nghiệp hòa bình.
Markus Wolf và William trao đổi ý kiến về các vấn đề chính trị và William cũng
được Markus Wolf trao đổi các quan điểm của CHDC Đức về các vấn đề này.
Không hề bị phản gián Tây Đức khám phá, William đã qua đời ở tuổi ngoài 90.
Tổng thống CHLB Đức hồi đó Von Weizecker đã đánh giá cao công lao của
William.
Một trong những “tình báo viên vì hòa bình” xuất sắc nhất của Stasi là siêu điệp
viên Günther Guillaume, từ năm 1972 là trợ lý riêng của Thủ tướng Willy Brandt.
Nhờ Guillaume, ban lãnh đạo CHDC Đức đã nắm được toàn
bộ hoạt động của Thủ tướng CHLB Đức, kể cả những ý đồ,
thực chất và nội dung của “chính sách phương Đông mới”
của ông.
Ngày 15/12/1975, Guillaume bị kết án 13 năm tù, Christel 45
tuổi là vợ và là cộng sự của ông bị kết án 8 năm tù vì tội
phản bội tổ quốc và đồng lõa làm gián điệp. Trước khi tuyên
án, quan tòa Herman Muller đã tuyên bố rằng, “tên gián điệp
này bằng những hành động có tính toán đã đặt toàn bộ liên
minh phòng thủ phương Tây dưới sự đe dọa...”.
Thủ tướng Willy
Brandt và siêu
Những thất bại
điệp viên Günther

Guillaume
Cũng giống như mọi cơ quan tình báo khác trên thế giới, Bộ
ANQG CHDC Đức cũng vấp phải những thất bại. CHDC Đức luôn được tình báo
phương Tây coi là trận địa cho những trận đánh tương lai nên ở đây họ cũng ráo
riết tiến hành các hoạt động gián điệp-lật đổ.


Trong suốt 50 năm tồn tại của CHDC Đức, tình báo Tây Đức và Mỹ cũng đã ráo
riết lôi kéo các công dân CHDC Đức phản bội, làm gián điệp cho họ và họ cũng
đã có những thành công. Năm 1984, quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao CHDC Đức
Raif đã bị phát giác và bắt giữ vì tội làm gián điệp.
Những năm 1980, hàng năm, phản gián CHDC Đức bắt giữ 30-50 điệp viên của
tình báo nước ngoài và chỉ trong các năm 1985-1989 đã phát hiện được 11 điệp
viên. Trong những năm 1989-1990, hàng loạt nhân viên Bộ ANQG CHDC Đức
đã đào ngũ sang phương Tây, nhưng đại đa số họ đã thể hiện sự vững vàng, ý
thức nghĩa vụ và đạo đức nghề nghiệp khi từ chối khai với các điều tra viên của
Viện Công tố CHLB Đức tên tuổi những người đã hợp tác với tình báo CHDC
Đức.
Thượng tướng Markus Wolf, chỉ huy tình báo đối ngoại của CHDC Đức trong 34
năm, trong hồi ký “Trò chơi trên sân khách. 30 năm đứng đầu cơ quan tình báo”,
đã viết: “Với việc CHDC Đức bị bán rẻ, các cán bộ, nhân viên cơ quan tôi, cũng
như chính bản thân tôi, đã nhận được các đề nghị với ý nghĩa thật đơn giản: cố
gắng moi cho được các bí mật mà chúng tôi biết. Đổi lấy điều đó, người ta đề
nghị trả một cái giá rất cao - đó là sự tự do...Đối với tôi, có một ranh giới, nó đi
qua ở nơi và khi nó động đến việc phản bội những con người đã làm việc với tôi.
Tên tuổi các điệp viên của tôi - đó là một cấm điều”.
Sự trả thù của tình báo Tây Đức
Có thể coi lịch sử Stasi chính thức kết thúc ngày 31/5/1990, khi tín hiệu dừng
hoạt động được gửi tới các điệp viên của họ hoạt động ở nước ngoài. Ngày
25/5/1990, một mệnh lệnh tương tự cũng được cơ quan tình báo quân sự của

Quân đội Quốc gia CHDC Đức phát ra cho các điệp viên của mình. Để so sánh,
theo các số liệu chính thức, tại thời điểm 1/8/1990, trên lãnh thổ CHDC Đức có
250 điệp viên CIA và DIA của Mỹ và 4.000 điệp viên BND đang hoạt động.
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ và tổng hành dinh Stasi ở Berlin bị chiếm giữ
với sự tham gia của các nhân viên BND - cựu nhân viên CIA John Keller trong
cuốn sách “Những bí mật của Stasi. Lịch sử của cơ quan tình báo CHDC Đức
nổi tiếng” đã thừa nhận sự việc này, - qua đó lấy được nhiều tài liệu về các chiến
dịch tình báo đã tiến hành.
Trên cơ sở đó, Viện Công tố CHLB Đức trong năm 1996 đã khởi tố 6.641 vụ án
hình sự về tội gián điệp, 2.431 vụ trong số đó không được đưa ra tòa, chủ yếu là
do hết thời hiệu. Năm 1998, nằm trong giai đoạn điều tra còn có 130 vụ án hình
sự về nghi ngờ làm gián điệp cho Bộ ANQG CHDC Đức.
Phản gián CHLB Đức đã gặp khó khăn hơn nhiều trong việc phát hiện lực lượng
điệp viên của Cục Tình báo Bộ Quốc phòng CHDC Đức bởi vì vị bộ trưởng cuối
cùng Reiner Eppelman, trước đây là tu sĩ và một nhân vật đối lập nổi tiếng ở
CHDC Đức, đã ra lệnh tiêu hủy mấy tấn tài liệu mật. Trong vòng 3 năm, kể từ
ngày 3/10/1990, CHLB Đức đã tiến hành bắt giữ nhiều quan chức các cấp của


CHDC Đức.
Bản thân nhà tình báo huyền thoại Markus Wolf tháng 9/1991 cũng bị bắt bị biệt
giam 11 ngày. Nhờ bạn bè góp tiền bảo lãnh mới được tại ngoại. Sau đó, ông bị
điều tra và xét xử. Cuối năm 1993, Wolf bị kết án 6 năm tù, nhưng được bảo
lãnh tại ngoại và hai năm sau, bản án bị hủy bỏ. Tòa án Hiến pháp Liên bang
Đức đã quyết định không truy tố các sĩ quan tình báo CHDC Đức về tội phản bội
và gián điệp nữa.
Một trong những nguyên
nhân để các cán bộ, điệp
viên của tình báo CHDC
Đức bị truy bức khốc liệt

là thái độ thờ ơ và hành
vi bán đứng, phản bội
đồng minh và bè bạn
của Mikhail Gorbachev,
Tổng thống Liên Xô lúc
đó.
Tại thời điểm nước Đức
thống nhất, giới lãnh đạo
CHLB Đức, cụ thể là Thủ
tướng Helmut Kohl đã
M. Gorbachev bán rẻ bạn bè
sẵn sàng giành quyền
miễn trừ truy tố các cán bộ tình báo CHDC Đức, nhưng phía Liên Xô đã không
đặt ra điều kiện này khi đàm phán về thống nhất nước Đức.
Ông Kohl đã tự nêu ra vấn đề này với Mikhail Gorbachev trong một cuộc gặp
thân tình ở khu Stavropol, nhưng Gorbachev đã trả lời đại ý là người Đức là một
dân tộc văn minh sẽ tự biết cách xử lý vấn đề này. Nhưng thực tế đã không phải
là như vậy.
Trong hồi ký của mình, Markus Wolf đã viết: “....Tôi đã không tin và không muốn
tin rằng, nhà lãnh đạo Liên Xô lại có thể phó mặc những người bạn và đồng
minh thân thiết nhất của mình cho số phận mà không phản đối lấy một lời. Mùa
hè năm 1990 vẫn còn không thể dự đoán diễn biến đó sẽ dẫn đến những hậu
quả nào, nhưng chúng tôi không được trông mong vào lòng nhân từ của những
kẻ chiến thắng...”.
Từ ngày 28/1/1970, Guillaume bắt đầu làm việc tại bộ máy Văn phòng Thủ
tướng Liên bang và từ năm 1972 đã leo lên đến chức vụ một trong 3 trợ lý
riêng của Thủ tướng Willy Brandt. Kể từ thời điểm đó, toàn bộ hoạt động
của Thủ tướng CHLB Đức, kể cả những ý đồ, thực chất và nội dung của
“chính sách phía Đông” (Ostpolitik) của ông cũng chẳng còn là bí mật đối
với ban lãnh đạo CHDC Đức.



Trong số “tình báo viên vì hòa bình” lỗi lạc nhất của
Stasi có vợ chồng Günther và Christel Guillaume.
Năm 1955, được sự giúp đỡ của thị trưởng Tây
Berlin hồi đó là Willy Brandt, vợ chồng di cư từ CHDC
Đức sang CHLB Đức. Sở dĩ như vậy là vì Brandt
từng chịu ơn và có quan hệ rất mật thiết với gia đình
Guillaume. Thời Thế chiến II, cha của Guillaume đã
che chở và cho Brandt trốn ở nhà mình để tránh sự
đàn áp bắt bớ của bọn quốc xã. Năm 1970, sau khi
Điệp viên Stasi phía sau
Thủ tướng Willy Brandt đảng Xã hội Dân chủ Đức của Willy Brandt lên nắm
quyền, điệp viên Guillaume của Stasi đã trở thành trợ
thủ thân cận nhất của Thủ tướng Đức và được quyền tiếp cận những thông tin bí
mật nhất.
Từ ngày 28/1/1970, Guillaume bắt đầu làm việc tại bộ máy Văn phòng Thủ
tướng Liên bang và từ năm 1972 đã leo lên đến chức vụ một trong 3 trợ lý riêng
của Thủ tướng Willy Brandt. Kể từ thời điểm đó, toàn bộ hoạt động của Thủ
tướng CHLB Đức, kể cả những ý đồ, thực chất và nội dung của “chính sách phía
Đông” (Ostpolitik) của ông cũng chẳng còn là bí mật đối với ban lãnh đạo CHDC
Đức.
Ngày 24/5/1973, chỉ huy cơ quan phản gián Tây Đức BfV Günther Nollau đã
nhận được bản báo cáo về những nghi ngờ đối với Guillaume, trong đó ông bị
nhận dạng là nguồn tin có mật danh “Georg”, cùng những bức điện mà trung tâm
điện đài của Bộ ANQG CHDC Đức ở Berlin gửi cho ông đã bị cơ quan chặn thu
vô tuyến điện giải mã. Nhưng mặc dù theo dõi Guillaume liên tục 11 tháng liền,
phản gián Đức cuối cùng cũng không thể bắt quả tang ông mặc dù trong thời
gian này ông đã thực hiện một loạt phiên liên lạc với sĩ quan chỉ đạo của tình
báo Đông Đức.

Tháng 1/1974, Công tố viên trưởng Siegfried Bubak, người sau này bị tổ chức
khủng bố RAF giết hại, đã từ chối phát lệnh bắt Guillaume do thiếu chứng cứ
cho những cáo buộc chống lại ông. Nhưng 6 giờ 30 sáng 24/4/1974, Guillaume
đã làm sửng sốt các sĩ quan cảnh sát bắt giữ ông khi thú nhận: “Tôi là sĩ quan
Quân đội Quốc gia và cán bộ của Bộ An ninh Quốc gia CHDC Đức. Tôi yêu cầu
tôn trọng danh dự của tôi như một sĩ quan”. Ngay trong sáng đó, Thủ tướng
Brandt đã được thông báo về lời thú nhận của Guillaume.
Vụ xì-căng-đan gián điệp rùm beng nhất trong lịch sử nước Đức thời hậu chiến
nổ ra, làm rung chuyển chính trường Tây Đức. Thủ tướng Willy Brandt, công
trình sư của “chính sách phía Đông” (chính sách nhích lại gần Liên Xô và các
nước Đông Âu) và Chủ tịch BfV Günther Nollau phải từ chức, còn vợ chồng
Guillaume phải vào tù.
Điều khiến giới tình báo và dư luận tò mò trong mấy chục năm qua là nguyên
nhân nào đã làm bại lộ siêu điệp viên Guillaume, 47 tuổi, thư ký riêng của Thủ
tướng Đức Willy Brandt, điệp viên lâu năm của tình báo đối ngoại CHDC Đức.
Đây quả lực là một câu chuyện rất thú vị.


Thực tế, trước đó một nguồn tin của Tổng cục I/KGB Liên Xô đã cảnh báo với
lãnh đạo CHDC Đức là một điệp viên của họ trong giới thân cận Brandt đang
gặp nguy hiểm và có nguy cơ bị lộ, nhưng phía Đông Đức đã không áp dụng
biện pháp nào và Guillaume đã bị loại khỏi cuộc chơi.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Trud (Lao động) của Nga năm 2003,
Tướng Markus Wolf, nguyên chỉ huy tình báo Đông Đức trong 34 năm và là cấp
trên của Guillaume, cho rằng, Willy Brandt từ chức không phải vì Guillaume bị
phát giác làm gián điệp, tuy vụ Guillaume đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự
nghiệp của Brandt.
Theo Markus Wolf, Günther Guillaume bị lộ là do sai lầm nghiêm trọng của Stasi.
Trước hết, Guillaume bị lọt vào vòng nghi ngờ của phản gián Tây Đức là do cái
họ đặc thù của Pháp và rất lạ ở Đức của ông. Guillaume đã dùng họ tên thật để

xâm nhập Tây Đức và leo cao trong bộ máy nhà nước Tây Đức. Phản gián Tây
Đức đã có những nghi vấn nên thỉnh thoảng lại tiến hành kiểm tra đối với
Guillaume song đều vô hiệu.
Trong một cuộc điều tra, phản gián Tây Đức đã bắt được một người, trong sổ tay
của người này lại thấy ghi tên và số điện thoại của Guillaume. BfV đã xác định
được rằng, họ quan hệ với nhau hoàn toàn công khai, nhưng rõ ràng việc này đã
để lại dấu ấn. Một nhân viên phản gián Tây Đức còn có nghi ngờ mơ hồ là trong
đảng XHDC Đức đang có một điệp viên có tên và họ bắt đầu bằng chữ “G”.
Trong giai đoạn đầu phái khiển Guillaume (năm 1956-1958) ở Tây Đức, ông
không làm việc gì lớn mà chỉ làm cho bà mẹ vợ và chỉ làm vai trò tổ trưởng để
làm việc với các điệp viên khác, đồng thời chuẩn bị cho những nhiệm vụ quan
trọng hơn.
Hồi đó, Stasi sử dụng loại mật mã do tình báo Liên Xô cung cấp để gửi các bức
mật điện một chiều thông báo các chỉ thị và giao nhiệm vụ cho các điệp viên...
Stasi rất chu đáo nên thường chúc mừng các điệp viên của mình và thân nhân
họ. Đôi khi, họ đã dùng điện mã để chúc mừng ngày lễ, ngày vui của họ. Trong
vụ Guillaume, kẽ hở chết người lại là ngày sinh của con trai ông, điện mừng vợ
ông cũng góp phần nào đó.
Cuối thập niên 1950, Stasi đã biết rằng, loại mật mã do tình báo Liên Xô cung
cấp đã bị tình báo Anh giải phá, nhờ đó phản gián Tây Đức BfV đã nắm được bí
mật của loại mã này. Họ đã có sẵn trong tay các số nhận dạng và các nhóm số,
tức là có thể giải mã và tìm ra người nhận điện. Điều đó đã buộc Stasi phải thay
đổi hoàn toàn mật mã liên lạc và từ đó không còn xảy ra vụ giải phá điện mã nào
nữa.
Stasi đã nghiên cứu tất cả các bức mật điện đã gửi cho các điệp viên và cho
rằng chúng không gây nguy hiểm cho Guillaume. Trong hồ sơ chỉ đạo điệp viên
cũng không thấy ghi có những bức điện chúc mừng đã gửi. Gần 20 năm trôi qua


mà Gullaume vẫn không hề hấn gì. Nhưng nhân viên phản gián Tây Đức, người

đã phát hiện họ tên Guillaume trong sổ điện thoại và biết việc đang có nghi ngờ
là có một điệp viên đang hoạt động trong đảng XHDC Đức có họ bắt đầu bằng
chữ “G”, một lần đã liên hệ với một đồng nghiệp ở bộ phận khác để xin tiếp cận
hồ sơ lưu các bức điện đã giải mã, nhưng chưa xác định được người nhận mà
anh này lưu giữ.
Họ so sánh các bức điện chúc mừng với ngày sinh của con trai và vợ Guillaume,
và lập tức, mọi chuyện trở nên rõ ràng. Tháng 4/1973, Giám đốc BfV đã biết
chính xác Guillaume và vợ anh là điệp viên của Stasi và ngày 29/5/1973, ông ta
đã báo cáo với Bộ trưởng Nội vụ CHLB Đức Dieter Genscher. Nhưng do không
có bằng chứng để đưa ra tòa, họ đã quyết định cứ để Günther ở bên cạnh Willy
Brandt để tiếp tục theo dõi và thu thập chứng cớ hoạt động gián điệp. Họ đã để
Guillaume tiếp tục làm cố vấn cho Thủ tướng cả năm nữa.
Khi Guillaume và em trai đi nghỉ ở Sсandinavia, họ đã tóm được quả tang
Günther Guillaume cùng các tài liệu mật. Các tài liệu này đã được đưa ra làm
bằng chứng tại các phiên tòa xử Guillaume và phiên tòa xử Markus Wolf sau
này. Như vậy, nguyên nhân đích thực khiến Guillaume bại lộ là do Stasi sơ suất
với các bức điện mã.
Ngày 15/12/1975, Guillaume bị kết án 13 năm tù, Christel, 45 tuổi, vợ ông và là
cộng sự của ông bị kết án 8 năm tù vì tội phản quốc, làm gián điệp và đồng lõa
làm gián điệp. Trước khi tuyên án, quan tòa Herman Muller đã tuyên bố rằng,
“tên gián điệp này bằng những hành động có tính toán đã đặt toàn bộ liên minh
phòng thủ phương Tây dưới sự đe dọa...”.
Tháng 10/1981, Guillaume đã được thả để đánh đối lấy 8 điệp viên Tây Đức bị
kết án ở CHDC Đức, còn Christel vợ ông đã được thả trước đó để đổi lấy 6 điệp
viên bị bại lộ của CHLB Đức. Trước khi về hưu, Guillaume giảng dạy tại trường
tình báo của Stasi, năm 1995, ông qua đời sau một cơn nhồi máu.
Xét về hiệu quả hoạt động và tầm quan trọng của tin tức thu được, các tình
báo viên CHDC Đức được coi là giỏi nhất trong các cơ quan tình báo khối
Varsava trong hoạt động chống NATO.
Xét về hiệu quả hoạt động và tầm quan

trọng của tin tức thu được, các tình báo
viên CHDC Đức được coi là giỏi nhất
trong các cơ quan tình báo khối Varsava
trong hoạt động chống NATO.

Tổng hành dinh NATO: mục tiêu ưu tiên
của Stasi

Tình báo Đông Đức trước hết nhằm vào
thu thập thông tin mật về chính sách
quân sự của NATO, các kế hoạch chiến
tranh và tiềm lực quốc phòng của Mỹ,
CHLB Đức và các nước khác có thể đe
doạ Liên Xô. Quan trọng không kém là
tin tức điệp báo về các phát triển vũ khí


mới nhất, đặc biệt là các vũ khí tiến công.
Bằng cách khám phá các kế hoạch chiến tranh của Mỹ và NATO đối với Liên Xô
và các nước khối Varsava, các cơ quan tình báo của CHDC Đức và Liên Xô đã
góp phần củng cố an ninh của mình, duy trì hoà bình trên lục địa châu Âu. Chính
vì thế, cựu lãnh đạo Tổng cục A/Bộ ANQG CHDC Đức, Thượng tướng Markus
Wolf gọi các trợ thủ ngầm của mình là các “tình báo viên vì hoà bình”.
Đảm nhiệm nhiệm vụ tiến hành hoạt động tình báo tại Tổng hành dinh NATO ở
Brussels là Tổng cục Tình báo thuộc Bộ An ninh Quốc gia (Staatszicherheit Stasi) và Cục Tình báo - BQP CHDC Đức. Tất cả các tin tức mà lực lượng điệp
viên của họ thu được lập tức được trình cho ban lãnh đạo chính trị tối cao của
Đông Đức, sau đó được chuyển cho Liên Xô qua các kênh bí mật.
Sau khi CHDC Đức sụp đổ, người ta biết rằng, năm 1988, Cục 12 thuộc Tổng
cục Tình báo (Hauptverwaltung Aufklerung - HvA) của Stasi, đơn vị có nhiệm vụ
xâm nhập vào các cơ quan quân sự của NATO và EU, đã có trong tay không

dưới 70 điệp viên là công dân CHLB Đức, giữ các vị trí tuy tương đối không nổi
bật, nhưng then chốt và có quyền tiếp cận trực tiếp các tin tức bí mật tối quan
trọng.
Cục Tình báo BQP CHDC Đức có sự độc lập kém hơn Stasi. Sau năm 1958, khi
các cơ quan tình báo Tây Đức tuyển mộ được một số cán bộ cao cấp của cơ
quan này thì Cục Tình báo BQP đã bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Stasi.
Lực lượng điệp viên của tình báo quân sự làm nhiệm vụ thu thập tin tức tại Tây
Berlin, CHLB Đức, các nước thuộc nhóm Benelux và Đan Mạch. Từ năm 1975,
Cục này quản lý toàn bộ các tuỳ viên quân sự tại các sứ quán của CHDC Đức.
Thời đó, Cục Tình báo BQP CHDC Đức có gần 300 điệp viên, 138 người trong
số đó sống ngay tại Tây Đức.
Đa số những người hợp tác với Stasi và tình báo quân sự CHDC Đức là công
dân CHLB Đức và làm việc cho Đông Đức trước hết vì động cơ chính trị. Họ coi
việc giúp đỡ một đất nước đang xây dựng xã hội XHCN công bằng là nghĩa vụ
tinh thần và đạo đức của mình. Dưới đây, xin nêu một số điệp viên đã có công
lớn cung cấp cho CHDC Đức và Liên Xô những bí mật tối quan trọng của Mỹ và
NATO.
Trong thời kỳ 1967-1979, Ursula Lorensen (có mật danh “Michele” trong hồ sơ
của Stasi) giữ chức trợ lý của vị giám đốc người Anh của Cục Tác chiến, trực
thuộc Tổng Thư ký NATO. Michele được một điệp viên tình báo quân sự CHDC
Đức có bí danh Bordo tuyển từ năm 1962, người mà sau này cô đã lấy làm
chồng. Đôi vợ chồng đã hoạt động rất thành công tại Tổng hành dinh NATO ở
Brussels cho đến khi họ được triệu hồi khẩn cấp về Đông Berlin sau khi một sĩ
quan tình báo quân sự CHDC Đức đào thoát sang phương Tây và khai báo
Ursula Lorensen và chồng cô. Lãnh đạo NATO miễn cưỡng thừa nhận là không
thể đánh giá hết giá trị những tin tức tình báo mà Michele chuyển cho tình báo
CHDC Đức.


Anh sinh viên Tây Đức Rainer Ruepp được tình báo quân sự Đức tuyển năm

1968 và được đặt mật danh Mozel. Năm 1972, anh cưới vợ là Anne Christine
Bowen, công dân Anh và thuyết phục được cô hoạt động tình báo cho Đông
Đức. Lúc đó, Anne Christine là thư ký của Cục Các hệ thống thông tin liên lạc
liên kết của NATO. Năm 1977, cô được chuyển sang vị trí công tác mới tại Vụ Kế
hoạch của NATO, sau đó được bổ nhiệm làm nhân viên Cơ quan An ninh của
Tổn hành dinh NATO. Cô bắt đầu cung cấp nhiều tin tức tình báo từ năm 1977,
khi cô giữ một vị trí trọng trách trong cơ quan NATO. Hai năm sau, cô được triệu
hồi về Đông Berlin và vị trí này do chồng cô đảm nhiệm, người vẫn giữ mật danh
Anne Christine trong danh sách điệp viên mật.
Trong 10 năm trời, các cơ quan tình báo CHDC Đức đã nhận được từ Rainer
Ruepp, lúc này được đặt mật danh hoạt động là Topaz, không dưới 2.500 tài liệu
mật cực kỳ quan trọng. Anh tin rằng, bằng cách đó sẽ thay đổi được số phận của
Tây Âu. Cứ 6 tuần một lần, Topaz lại trực ban tại Trung tâm tình huống tuyệt mật
ở trụ sở NATO và cung cấp tin tức chính từ đó. Chính Rainer Ruepp là nguồn tin
chính nhờ đó CHDC Đức và Liên Xô đã nắm được mọi kế hoạch tấn công hạt
nhân phủ đầu của NATO.
Năm 1987, một cựu sĩ quan thông tin của Bundeswehr (quân đội CHLB Đức) và
chuyển ngành sang làm ngoại giao, trong nhiều năm làm việc tốt tại sứ quán
CHLB Đức ở Viên, Áo, đã được cử đến Brussels và trở thành một quan chức có
thế lực của phái bộ quân sự Tây Đức bên cạnh Tổng hành dinh NATO. Chẳng có
gì lạ trong đường công danh của vị quan chức Đức này... Chẳng ai trong số các
đồng nghiệp mới của anh có thể nghĩ rằng, viên cựu sĩ quan đã từ lâu nằm trong
số các điệp viên hiệu quả nhất của Stasi với mật danh hoạt động Cherry.
Cùng hoạt động tại một hướng với Topaz, hàng tháng anh đã cung cấp về Đông
Berlin không dưới 800 tài liệu tối quan trọng đóng dấu “Tuyệt mật”. Do Topaz và
Cherry không hề biết về sự tồn tại của nhau nên nhiều khi cùng cung cấp những
tài liệu giống nhau.
Toàn bộ tin tức mà các điệp viên Đông Đức thu được đều được gửi đến lãnh đạo
cấp cao Liên Xô ở Kremlin, KGB và GRU. Một viên tướng chỉ huy cơ quan phản
gián của Thuỷ quân lục chiến Mỹ đã kể về một báo cáo nhận được từ một nhân

viên KGB làm nội gián cho Mỹ. Nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Mười, ban
lãnh đạo Stasi thường tặng các lãnh đạo Liên Xô một Danh tập thông tin tình
báo thu từ Tổng hành dinh NATO đóng bìa da rất đẹp.
Chủ tịch KGB Liên Xô Vladimir Kryuchkov quá ấn tượng với kết quả hoạt động
của điệp viên Đông Đức và cơ hội biết được thông tin ngay từ nguồn cao sâu
nhất nên đã nhất quyết từ chối đọc các tài liệu đã dịch sang tiếng Nga do các
đồng chí Đức cung cấp mà đòi cung cấp các bản gốc. Người đứng đầu KGB
Liên Xô đã nhiều lần nói với các cấp dưới: “Tôi muốn đọc các tài liệu ở dạng mà
các viên tướng Mỹ thường đọc!”.
Nhờ hoạt động của các điệp viên Đông Đức, ban lãnh đạo Liên Xô đã nắm chắc
rất nhiều ý đồ của NATO. Các tin tức do Stasi cung cấp đến nay vẫn quyết định


nhiều phương diện của học thuyết quốc phòng của nước Nga hiện nay bất kể
những tuyên bố lớn tiếng của Moskva về quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ và
hợp tác tích cực với NATO. Nhiều mục tiêu trong các kế hoạch giáng trả hạt
nhân của Nga trong trường hợp Nga bị tấn công là do các điệp viên Đông Đức
thu được và cung cấp.
"Mỹ nhân kế” xuất hiện hầu như đồng thời với sự xuất hiện của lịch sử loài
người, dựa trên bản năng tình dục, tình ái của con người và được sử dụng
ngày một biến ảo trong đấu tranh chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội...
Đặc biệt, từ mấy ngàn năm nay, các cơ quan tình báo, gián điệp đã coi “mỹ nhân
kế” (mỹ nam kế, tình dục đồng giới) là vũ khí cực kỳ lợi hại trong hoạt động tình
báo, chủ yếu để moi tin và hăm doạ, khống chế, tuyển mộ.
"Mỹ nhân kế” xuất hiện hầu như đồng thời với sự xuất
hiện của lịch sử loài người, dựa trên bản năng tình dục,
tình ái của con người và được sử dụng ngày một biến
ảo trong đấu tranh chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội...
Đặc biệt, từ mấy ngàn năm nay, các cơ quan tình báo,
gián điệp đã coi “mỹ nhân kế” (mỹ nam kế, tình dục

đồng giới) là vũ khí cực kỳ lợi hại trong hoạt động tình
báo, chủ yếu để moi tin và hăm doạ, khống chế, tuyển
mộ.

Tình ái làm siêu lòng
quân vương, làm xúc
động cả tạo hóa
bí mật.

Stasi là một trong những cơ quan tình báo nổi danh
nhất về lợi dụng mối quan hệ giữa tình báo với tình
ái/tình dục và bằng tuyệt chiêu “mỹ nam kế”, họ đã
giành được thành công to lớn. Chính vì những thành
công đó của Stasi mà dư luận phương Tây cho rằng,
HVA đã thực sự có một chiến dịch tình báo vận dụng
“mỹ nam kế”, sử dụng các “gián điệp Romeo” đánh sang
CHLB Đức chuyên nhằm vào các nữ thư ký, quan chức
trong bộ máy nhà nước CHLB Đức để rồi moi lấy những

Sở dĩ họ dùng thuật ngữ “gián điệp Romeo” là do đa số các tình báo viên mà
Stasi đánh sang Tây Đức đều là đàn ông độc thân. HVA không cấm họ có bạn
gái ở Tây Đức và nếu như từ đó phát hiện những quan hệ có triển vọng mà HVA
quan tâm thì càng tốt.
Thượng tướng Markus Wolf, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (HVA)
của Stasi (Bộ An ninh Quốc gia CHDC Đức) cho rằng, dư luận phương Tây đã
cố gán ghép cho Stasi việc cố tình sử dụng đàn ông trẻ đẹp để quyến rũ các nữ
thư ký trẻ, cô đơn, đáng thương là, lợi dụng quan hệ tình ái để lung lạc các cô
gái, buộc họ làm việc, rồi cuối cùng bỏ rơi họ.
Theo Markus Wolf, ngoài động cơ quan điểm chính trị, lý tưởng, tiền bạc và sự
háo danh, các điệp viên cộng tác với HVA còn cả vì tình yêu, sự gắn bó cá nhân.

Trên thực tế, quả thực có những trường hợp nhân viên tuyển mộ hay tình báo


viên bất hợp pháp của Stasi thu hút đối tượng nữ cộng tác trên cơ sở quan hệ
cá nhân, dùng các lý do ngụy trang khác nhau để lôi kéo họ cung cấp tin tức mà
không bộc lộ mình là ai. Trong nhiều trường hợp, họ đã lập gia đình với nhau.
Họ quen biết nhau thật khác thường, sau đó là cuộc hôn nhân hạnh phúc, con
cái, nhưng cũng có người phải chia tay. Đáng buồn hơn là khi phải triệu hồi
người chồng do bị lộ, đôi khi không thể đưa người vợ về cùng và khi đó sẽ có
chuyện bắt bớ, xét xử và hiếm hơn là thậm chí bị đi tù.
Chàng Romeo đầu tiên của Stasi là Felix. Kết cục bất
hạnh của cuộc tình giữa anh ta với nguồn tin Norma
của mình đã khiến HVA phải nhanh chóng gọi anh ta
về. Kết quả là một trái tim tan vỡ, một gánh nặng tinh
thần mà Felix còn phải chịu đựng trong một thời gian
dài.
Trước đó, Felix đã đề xuất với cấp trên sử dụng một
tình báo viên nam giới tiếp cận, tác động và moi tin từ
Gudrun, một nữ thư ký trong bộ máy của Chánh Văn
phòng Thủ tướng Tây Đức Globke. HVA đã cử
Anh hùng Samson - một
Herbert S. (bí danh là Astor) đảm nhiệm thực hiện
trong những nạn nhân đầu
nhiệm vụ này. Astor là một phi công thể thao và thời
tiên
chiến đã từng là thiếu tá trong bộ tham mưu của
của mỹ nhân kế
Thống chế Albert von Kesselring (tội phạm chiến
tranh phát xít bị toà án binh Anh xử bắn ở Italia).
Khi bị Liên Xô bắt làm tù binh, Astor đã thay đổi quan điểm chính trị và sau khi

được thả, Herbert đã tuyên bố trung thành với lý tưởng của CHDC Đức. HVA đã
lợi dụng việc Astor từng là đảng viên quốc xã và có quan hệ với những sĩ quan
cũ trong giới thân cận của Kesselring để tạo lý do nguỵ trang vững chắc cho
Astor di cư từ CHDC Đức sang CHLB Đức và xâm nhập thuận lợi vào thủ đô
Bonn.
Giữa những năm 1950, Astor đã được phái đến Bonn, trở thành người môi giới
buôn bán bất động sản và gia nhập vào câu lạc bộ không quân danh giá ở
Hangelar, nơi các thành viên chính phủ thường lui tới. Nhờ đó, anh đã thiết lập
quan hệ bạn bè với Gudrun, đối tượng mà Felix đã giới thiệu cho HVA. Ngay
trong những buổi đầu tiên Astor làm quen với Gudrun, HVA đã nhận được tin tức
về những người trong giới thân cận của Thủ tướng Tây Đức Adenauer và những
câu chuyện của họ, về những tiếp xúc của tướng Reinhard Gehlen (chỉ huy cơ
quan tình báo Tây Đức) với Thủ tướng Tây Đức và Chánh Văn phòng Thủ tướng
Globke.Dần dần đôi này mê mẩn, xoắn suýt với nhau.
Một thời gian sau, Astor đề xuất tuyển bạn gái của mình làm điệp viên bằng cách
tự nhận là sĩ quan tình báo Liên Xô vì trong mắt của cô ta, một cường quốc như
Liên Xô dĩ nhiên là đáng nể hơn là nước CHDC Đức nhỏ bé. Astor đã tuyển
thành công Gudrun tại khu nghỉ đông xa xôi ở Thuỵ Sĩ. Nhưng đáng tiếc là do
Astor mắc bệnh phổi nên HVA buộc phải gọi anh ấy về.


Điều đó cũng có nghĩa là chấm hết sự cộng tác của Gudrun bởi cô ấy làm gián
điệp là vì tình yêu đối với anh ấy, chứ không phải vì tò mò hay thích phiêu lưu
mạo hiểm. Nhưng sự chia ly của họ cũng đã tạo điều kiện cho HVA sử dụng
những thông tin do Gudrun cung cấp vào chiến dịch chống lại Globke, buộc cho
ông ta phải về vườn sớm vào năm 1963.
Năm 1961, tình báo CHDC Đức phái Rolan G.,
giám đốc một nhà hát nổi tiếng ở Saxony, đi
Bonn để làm quen với một phụ nữ đang làm
phiên dịch tại tổng hành dinh NATO ở

Phontenebleau, Pháp. Đó là một đàn ông điển
trai, học thức cao, phong thái quý tộc, thích
hợp với vai một Don Juan hơn là một chàng
Romeo trẻ đẹp chung tình, tóm lại là một ứng
cử viên thiên bẩm cho nhiệm vụ mà anh được
giao.

Ảnh minh họa: Phim Mata Hari

Để thực hiện mục đích này, anh đã vào vai một
nhà báo Đan Mạch có tên Kai Petersen, nói
tiếng Đức giọng Đan Mạch. “Đối tượng” của
anh là Margarita, một tín đồ Cơ Đốc sùng đạo
và nhiệt tâm, lễ độ và nhút nhát. Những điệp
viên Romeo khác cũng đã cố tiếp cận cô ấy
nhưng đều uổng công.

Nhưng Roland G. không hề biết đến chữ “thất bại”. Anh đã thuyết phục được
Margarita đi thủ đô Viên của Áo, nơi anh đã thể hiện xuất sắc vai trò một người
tình say đắm, lịch lãm, bặt thiệp, hào hoa và thông thái.
Ngay trong chuyến đi, anh đã quyến rũ được người phụ nữ trẻ và tiết lộ mình là
sĩ quan tình báo quân sự Đan Mạch. Mọi chuyện diễn ra êm ả một thời gian
ngắn. Margarita cung cấp cho người tình những thông tin mật của tổng hành
dinh NATO để chuyển cho HVA.
Nhưng một ngày đẹp trời, đột nhiên Margarita nói là cô thấy ngày càng cắn rứt
lương tâm và thêm nữa là cảm thấy quan hệ của họ là tội lỗi. Chàng tình báo
viên Đông Đức vắt óc suy tính xem phải làm gì, rồi sau khi bàn bạc với các giao
liên của mình ở Karl Marx Stadt, anh đã cùng với Margarita đi Jutland. Tại đó,
một cán bộ của HVA nói tiếng Đan Mạch, tự xưng là cha tuyên uý quân đội Đan
Mạch đã nghe Margarita xưng tội. Khi HVA buộc phải gọi Roland G. về vì sợ anh

bị phản gián theo dõi, Margarita đã ở lại Tây Đức. Ban đầu, cô sẵn sàng cung
cấp tài liệu cho một điệp viên khác, nhưng không lâu sau, cô không còn hào
hứng làm việc nữa. Giống như Gudrun, người phụ nữ này làm gián điệp chỉ vì
người đàn ông cô yêu.
Một nguồn tin có bí danh Schneider, nhiều năm đã cung cấp cho Markus Wolf và
tình báo CHDC Đức những thông tin giá trị từ Văn phòng Thủ tướng CHLB Đức.
Người phụ nữ này đã phải lòng một tình báo viên HVA và từ tình yêu đã đi đến


thay đổi cơ quan điểm chính trị của mình. Trong một cuộc gặp ở CHDC Đức, cô
ấy đã xin được vào Đảng XHCN Thống nhất Đức.
Sau khi người yêu bị HVA gọi về CHDC Đức, cô ấy vẫn tiếp tục làm việc, nhưng
rồi lại có một người đàn ông khác bước vào đời cô. Cô đã thú nhận tất cả với
người tình mới và anh ta đã thuyết phục được cô ngừng cộng tác với tình báo
Đông Đức để bắt đầu cuộc sống mới với anh ta. Sau chuyện này, cô ấy vẫn đến
liên lạc ở Đông Berlin, nhưng HVA đã buộc phải đau xót chấp nhận mất đi một
trong những nguồn tin giá trị nhất của mình.
HVA kém thành công hơn trong hợp tác với nguồn tin bí danh Hulda trong Liên
minh Dân chủ Cơ Đốc giáo. Tình báo viên của HVA có bí danh Reggentin thấy
không có con đường nào khác để đạt mục đích ngoài cách cưới cô ta làm vợ,
nhưng kể cả sau khi cưới, cô ta vẫn tiếp tục trung thành với ông xếp Reiner
Barzel của mình và không tiết lộ thông tin gì với chồng. Khi phản gián lần ra dấu
vết của nhân viên tình báo của chúng tôi và chúng tôi buộc phải khẩn cấp gọi
anh ấy về thì thời khắc thức tỉnh cay dắng bắt đầu với người phụ nữ lầm lạc.
Những ví dụ này này chứng tỏ một điều là không được cưỡng ép một ai làm tình
báo, nhất là phụ nữ.
Một tình báo viên Đông Đức là V. sử dụng tên thật di tản từ CHDC Đức sang Tây
Đức. Hồi còn trẻ, V. từng phục vụ trong lực lượng SS của phát xít Đức. Sau
chiến tranh, anh làm biên tập viên một tờ báo công đoàn ở CHDC Đức. Với lý do
giả là bị chính quyền o ép khi biết V. từng phục vụ cho SS, V. đã sang Tây Đức.

Sau nhiều khó khăn, cuối cùng V. vào làm cho tạp chí Der Spiegel tại Hamburg.
Là một nhà báo uyên bác, ham mê các vấn đề đối ngoại và viết rất giỏi, V đã lọt
được vào ban lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Đức và làm việc tại Ban Chính sách
đối ngoại và quân sự. Anh đã trở thành một nguồn tin quan trọng của Stasi. V.
mở các quan hệ với các đồng nghiệp trong NATO, các chính đảng và tham gia
các nhóm báo chí đi công cán nước ngoài.
Rồi V. gặp một cô gái Đức thuần phác đang làm cho một cơ quan mà Stasi quan
tâm và cưới cô ấy làm vợ. Ban đầu, cô ấy làm việc ở Bộ Quốc phòng Tây Đức
và đã cung cấp nhiều tin tức cho chồng vì nghĩ anh ta làm việc cho cơ quan báo
chí của đảng cầm quyền nên cần biết chính sách quốc phòng của đất nước. Sau
đó, anh ấy đã thu hút vợ cộng tác với tình báo Đông Đức vì động cơ chính trị và
có ý thức. Khi thủ trưởng của cô chuyển sang Văn phòng Thủ tướng Tây Đức,
cô cũng chuyển theo sang đó.
Đầu thập kỷ 1960, tại trường ngôn ngữ Paris “Alianse Franchais”, cô gái 19 tuổi
Gerda O. đã làm quen với người chồng tương lai của mình là Herbert Z., một sĩ
quan cao cấp của tình báo Đông Đức. Chuyện giăng hoa đã biến thành lên
thành tình yêu. Herbert với bí danh Kranz đã tiết lộ sự thật với Gerda và cô ấy
với bí danh Rita bắt đầu hoạt động một cách có ý thức và cực kỳ hiệu quả cho
HVA. Từ năm 1966, Rita làm việc ở Phòng Telko của Bộ Ngoại giao Tây Đức,
nơi giải mã và chuyển tiếp những điện tín của tất cả các sứ quán Tây Đức ở
nước ngoài. Lợi dụng sự sơ hở ở Telko, nhiều lần Rita đã gan lỳ và lạnh lùng


mang cái túi to đùng của mình chứa đầy những bức điện báo dài nhiều mét ra
khỏi Bộ Ngoại giao mà không hề bị khám xét.
Khi Rita được cử đến sứ quán Tây Đức ở Washington làm nhân viên cơ yếu
trong ba tháng, HVA đã bất ngờ có được cơ hội nắm tình hình quan hệ Tây ĐứcMỹ. Đầu thập niên 1970, Rita đã bị thuyên chuyển đến sứ quán Tây Đức ở
Varsava, Ba Lan. Lúc đó, quan hệ cộng tác giữa Rita và HVA đã bị ảnh hưởng
tiêu cực bởi tình trạng hôn nhân của Rita và Kranz. Herbert Z. buộc phải ở lại
CHLB Đức, còn Rita thì lại làm quen với một nhà báo Tây Đức ở Varsava, một

điệp viên cơ quan tình báo Tây Đức BND, phải lòng anh ta. Do Rita vẫn còn
nhiều thiện cảm với Kranz nên cô đã gọi cho anh ấy để cảnh báo.
Sau đó, khó khăn lắm Herbert Z. mới thoát khỏi bị vạch mặt và trở về CHDC
Đức, Gerda thì bị giám sát chặt ở biệt thự của đại sứ CHLB Đức tại Varsava. Bất
chấp nỗ lực của HVA và sự hỗ trợ ngăn cản của tình báo Ba Lan, Rita quay về
Bonn. Rita đã khai hết với tình báo Tây Đức những gì cô ta biết về HVA và vì thế
Kranz cũng bị lộ.
Nhưng vừa mới được gọi về từ Tây Đức và lúc đang đi nghỉ mát trên bờ biển
Đen của Bulgaria, Kranz đã bắt quen và cưa đổ một phụ nữ khác. Mặc dù Kranz
đã phải thú nhận mình là ai khi cô ấy đọc được một bài báo về phiên toà xét xử
Rita, kèm theo cả ảnh và tên anh ta, người tình mới của Kranz với bí danh Inga
vẫn đồng ý cộng tác với tình báo Đông Đức. Inga bắt đầu chăm chú tìm chỗ
đứng ở Bonn và nhanh chóng tìm được việc làm trong Văn phòng Thủ tướng
CHLB Đức. Tại cơ quan, Inga được mọi người quý mến vì cô sẵn lòng làm thay
các đồng nghiệp phải ở lại làm tối. Lúc đó, cô có thể dễ dàng sao chụp các tài
liệu cho HVA. Inga đã cung cấp tin cho HVA trong nhiều năm liền.
Biết là không thể có cuộc sống vợ chồng với Kranz ở CHLB Đức, nhưng Inga
vẫn quyết lấy anh ấy làm chồng, ít ra là ở CHDC Đức. HVA đã buộc phải cho
phép hai người đăng ký kết hôn, nhưng ngay sau đó, tờ đăng ký kết hôn đã bị xé
bỏ và tiêu huỷ. Nhiều năm sau, khi Inga bị lộ và bị kết án, “đôi vợ chồng” Inga và
Kranz đã phẫn nộ khi biết cuộc hôn nhân của họ không có giá trị pháp lý.
Năm 1979, Ingrid Garbe, thư ký của đại diện Tây Đức tại NATO, bị lộ và bị bắt.
Tháng 3/1979, Urzel Lorensen, nữ nhân viên làm việc trong bộ máy Tổng thư ký
NATO, đã chạy sang CHDC Đức và khi phát biểu trên truyền hình đã tuyên bố là
cô làm việc này do lương tâm thúc đẩy. Cũng tối đó, truyền hình đưa tin về việc
Ursula H., thư ký trong ban lãnh đạo Liên Minh Dân chủ Cơ Đốc giáo và chồng
cô bị phát giác và bắt giữ.
Lo ngại trước những vụ bắt giữ liên tiếp trong vài tuần và để tránh nguy hiểm
cho các nguồn tin của mình ở CHLB Đức, ngay buổi tối đó, Markus Wolf đã hạ
lệnh gọi một loạt nhân viên HVA về mà không gây chú ý, song không được chậm

trễ. Đó cũng là nguyên nhân để vợ chồng Inga G., nữ thư ký của tiến sĩ Werner
Marx; vợ chồng nữ thư ký Kurt Bindenkopf; và vợ chồng Helga R., nữ thư ký của
bộ trưởng Manfred Lanschtein chạy sang CHDC Đức sau đó.


Các cuộc hôn nhân của Inga G. và Ursula H. với những ông chồng mang tên giả
vẫn được duy trì ở CHDC Đức, chỉ có điều những người chồng đã chuyển sang
dùng tên thật. Các nữ điệp viên Helga Rediger và Christel B. chỉ cưới được
những người bạn đời của mình ở CHDC Đức. Helga Rediger đã làm việc cho
HVA dưới cái tên Hannelore trong Văn phòng Thủ tướng CHLB Đức. Helga
Rediger phải lòng chàng liên lạc viên Gerd K. của tình báo Đông Đức và hai
người đã lén lút sống chung với nhau tại một căn hộ có gắn biển tên của hai
người ở CHLB Đức. Sau khi Hannelore bị lộ, cả hai phải chạy về CHDC Đức và
chính thức cưới nhau.
17 tháng sau, John lại bất ngờ xuất hiện ở CHLB Đức. Đến tận ngày nay, nhiều
tình tiết liên quan đến sự kiện chấn động này vẫn còn chưa rõ ràng và vẫn còn
nhiều bàn cãi về việc Otto John tự nguyện chạy sang Đông Đức hay bị các điệp
viên KGB bắt cóc.
Cuộc chạy trốn...
Ngày 14/7/1954, TS John đi công tác bằng máy bay từ Cologne đến Tây Berlin.
Sau khi hạ cánh ở sân bayt Tempelhof, John ngồi ghế ngay cửa máy bay cố tình
né đầu khỏi lối đi, quay mặt vào trong như không muốn người khác nhận ra, rồi
đứng dậy khi các hành khách khác đã ra hết. Xuống thang máy bay, ông đã làm
sửng sốt các nhân viên có nhiệm bảo đảm an ninh cho ông Tây Berlin khi nói:
“Tôi thấy mình đủ đàn ông để tự lo cho mình!”


Hồ sơ cá nhân Otto John
Otto John (19/3/1999-26/3/1997), Chủ tịch
BfV (Bundesamt für Verfassungsschutz) năm

1950-1954. Thành viên phong trào kháng
chiến chống Hiler, tham gia âm mưu đảo
chính và ám sát Adolf Hitler ngày 20/7/1944.

Bất chấp nguyên tắc quy định,
John muốn một mình đi lại ở Tây
Berlin, song hứa là cứ 2 giờ sẽ
gọi điện một lần về ban thư ký
của mình để thông báo vị trí hiện
Otto John sinh ngày 19/3/1909 ở Marburg. tại của ông.
Học luật ở Frankfurt am Mein và Berlin, năm
1934 bảo vệ luận án TS và 2 năm sau vào Từ sân bay, Otto John cùng với
làm cho hãng hàng không Lufthansa. Chưa vợ là Lucie Marlene tới
đầy 30 tuổi, Otto John đã nằm trong thành Grunewald ở Tây Berlin và trú tại
phần cốt cán trong phong trào kháng chiến khách sạn Schetzle.
chống Hitler. Tháng 3/1942, ông đứng đầu
văn phòng đại diện Lufthansa tại Madrid và Lịch làm việc của vị chủ tịch BfV
có quan hệ với các nhà ngoại giao Mỹ, Anh, tại Tây Berlin rất căng thẳng,
kể cả tình báo các nước này. nhưng đối với bản thân Otto
Ông về Berlin đúng ngày mưu sát Hitler
20/7/1944, song kịp thoát thân khi mưu sự đã
hỏng và 4 ngày sau, lên máy bay của
Lufthansa trở lại Madrid. Gestapo nhanh
chóng phát hiện ra ông thuộc nhóm âm mưu,
nhưng Otto John sau đó với sự giúp đỡ của
tình báo Anh đã trốn thoát sang Anh qua Bồ
Đào
Nha
trung
lập.


John, điều quan trọng nhất là
ngày 20/7 - ngày kỷ niệm 10 năm
vụ mưu sát bất thành và cuộc đảo
chính chống Hitler mà ông có liên
hệ trực tiếp.

Hồi đó, ông đã may mắn thoát
khỏi tay bọn đao phủ Gestapo,
nhưng anh trai ông Hans, một
thành viên của nhóm âm mưu đã
Tháng 12/1944, John bắt đầu hợp tác với đài bị bắt và bị xử bắn tháng 4/1945.
phát thanh chống phát xít Calair của đồng
minh, làm việc cho Ban tiếng Đức, đài BBC. Sau này, có dư luận nói rằng,
Otto John cố ý thực hiện chuyến
Trở về Đức sau chiến tranh, John làm việc tại đi đến Tây Berlin được nhân sự
cơ quan đại diện của Anh tại phiên toà kiện lịch sử của phong trào chống
Nuremberg, sau đó hành nghề luật sư. Hitler này.
Ngày 4/12/1950, John được bổ nhiệm làm
quyền Chủ tịch BfV, chưa đầy 1 năm sau thì
chính thức trở thành Chủ tịch đầu tiên của cơ
quan phản gián này. Ông được giữ chức vụ
này là nhờ những quan hệ tốt đẹp với người
Anh và với vị tổng thống đầu tiên của CHLB
Đức Theodor Heuss bất chấp việc Thủ tướng
đầu tiên của CHLB Đức Konrad Adenauer
không
thích
ông.
Điều làm John rất lo lắng là ở CHLB Đức

những năm đầu sau chiến tranh đã xuất hiện
rõ xu hướng phục hồi cho những kẻ đã hợp
tác với bọn quốc xã. John nói chính điều đó
đã buộc ông chọn cái ngày đáng nhớ
20/7/1954 để thực hiện hành động đào thoát
của
mình
sang
Đông
Đức.
Ngày 12/12/1955, ông trở về Tây Đức và

Trong mấy ngày kỷ niệm sự kiện
20/7/1945, John đã thái độ, hành
vi, lời nói rất khác lạ. Sau buổi lễ
chính thức tại nhà tù Pletzenzee,
nơi đã hành quyết những người
tham gia âm mưu ngày 20/7,
John đưa vợ về khách sạn, rồi về
phòng riêng của mình.
Gần 19 giờ 40, với 750 Mark tiền
mặt và một chứng minh thư mang
tên người khác, John đi ô tô của
khách sạn về hướng
Kurfurstendamm và đỗ lại cạnh
trung tâm văn hoá Pháp Maison


de France, nơi John hẹn gặp các sĩ quan tình báo Anh lúc 20 giờ 00. Nhưng
John lại đi tới Ulandstrasse và vào ngôi nhà số 175 của bác sĩ Wolfgang

Wolgemut, người bạn nổi tiếng Berlin với biệt danh ВоВо.
Diễn biến sau đó có rất nhiều giả thiết khác nhau. Chỉ có thể khẳng định chính
xác là Otto John đã cùng sang Đông Berlin với Wolgemut. Để nói điều gì thực tế
đã xảy ra, chỉ có thể dựa trên lời khai của các nhân chứng và 24 tập tài liệu mà
Bộ An ninh Quốc gia CHDC Đức tập hợp.
John khăng khăng nói mình là nạn nhân của một vụ bắt cóc và chính Wolgemut
là người trực tiếp thực hiện hành động bắt cóc này.
Sau này, John quy kết Wolgemut là điệp viên Liên Xô, điều này cũng được nhân
viên KGB Piotr Deryabin đào ngũ năm 1964 khẳng định.
Trước đó, tình báo Anh từng cảnh báo John phải cắt đứt quan hệ với BoBo vì
theo họ, ВоВо là một phần tử có cảm tình với cộng sản nhưng John không nghe.
John khẳng định tại phiên toà xử ông năm 1956 và trong hồi ký là ông bị đưa
qua biên giới trong trạng thái say ma tuý và chỉ tỉnh lại ngày 22 hay 23/7 khi
được đưa tới một biệt thự của KGB ở Karlhost.
John có ý cho rằng, BoBo đã bỏ cái gì đó vào cà phê của ông vào cà phê của
ông nhân lúc ông vào nhà vệ sinh chiều 20/7 đó, nhưng điều đó mâu thuẫn với
lời khai của các nhân viên hải quan Tây Berlin.
Điều thú vị bất ngờ là một thời gian ngắn sau, Wolgemut đã quay lại khu Tây
Berlin một thời gian ngắn và để lại trên bàn làm việc của mình một lá thư cho nữ
trợ lý, trong đó có viết: “Vấn đề là ở chỗ ông John không muốn quay về khu Tây.
Sau khi đến khám ở bệnh viện Sharite, ông ấy đã nói chuyện với các đồng
nghiệp Đông Berlin. Vì thế, người ta có thể nghi ngờ tôi đã tác động tới ông ấy”,
cho nên ông giao quyền quản lý tài sản cho luật sư của mình và ông sẽ ở lại
Đông Berlin một thời gian nữa.
Tham gia hoạt động tuyên truyền
Sau vài ngày im hơi lặng tiếng, ngày 22/7, đài phát
thanh CHDC Đức đưa tin chính thức: “Chủ tịch BfV,
TS Otto John khi kết thúc bài diễn văn nhân kỷ niệm
10 năm sự kiện 27/10/1944 của [Tổng thống CHLB
Đức] Heuss đã có cuộc nói chuyện với các đại diện

chính thức của CHDC Đức tại Đông Berlin. TS John
vì động cơ chính trị đã quyết định xin cộng tác với
chính quyền CHDC Đức. Ban Thư ký An ninh Quốc
gia đang phân tích những chi tiết đã thúc đẩy ông
John tiếp xúc với các đại diện chính quyền CHDC
Đức. Đi cùng TS Otto John là bác sĩ Wofgang
Chủ tịch BfV Otto John


Wolgemut, sống tại quận Sharlottenburg của Berlin”.
Tiếp đó, đài phát đi tuyên bố nói là của chính John: “Do sự đối đầu Đông-Tây,
nước Đức bị đe doạ bởi nguy cơ chia cắt vĩnh viễn. Đã đến lúc dùng một hành
động để tỏ thái độ nhằm kêu gọi mọi người Đức đấu tranh thống nhất đất nước.
Bởi vậy, vào dịp kỷ niệm sự kiện 20/7, tôi thực hiện bước đi quyết liệt này và tiếp
xúc với người Đức ở phía Đông”. Thay mặt John, người ta còn tuyên bố rằng,
Chủ tịch BfV phản đối việc sử dụng lại các phần tử bọn quốc xã cũ trong các cơ
quan chính quyền CHLB Đức.
Trước sự kiện kinh thiên, động địa này, chính quyền Bonn vội vã tuyên bố John
bị bắt cóc, nhưng ngày 21/7, họ đã cắt phụ cấp lương của John. Lúc đầu, phía
Anh và Mỹ cũng nói John bị bắt cóc, song ngay sau đó đã rút lại tuyên bố. Chỉ có
Cao uỷ Pháp Francois Poncet là ngay từ đầu nghiêng về ý cho rằng John tự
nguyện làm việc đó. Còn chỉ huy cơ quan tình báo CHLB Đức, tướng Reinhard
Gehlen thì nói: “Kẻ đã một lần phản bội thì mãi mãi là kẻ phản bội” ám chỉ sự
tham gia của John vào âm mưu ngày 20/7.
Ngày 11/8, ba tuần sau khi chạy sang Đông Đức, Otto John đã xuất hiện trước
đông đảo phóng viên quốc tế tại cuộc họp báo do Uỷ ban Thống nhất nước Đức
tổ chức dưới sự chủ trì của Giáo sư Wilhelm Girnus, Uỷ viên Trung ương Đảng
XHCN Thống nhất Đức. John đã đọc một tuyên bố dài 25 phút chỉ trích Thủ
tướng Tây Đức Adenauer và chính sách của ông này, tố cáo Mỹ đang chuẩn bị
một cuộc thập tự chinh mới chống phương Đông, khẳng định mình tự nguyện

sang và ở lại CHDC Đức để có cơ hội tốt nhất thúc đẩy tái thống nhất nước Đức
và đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh. Ông có vẻ hơi lo lắng, nhưng không có
vẻ là bị cưỡng ép. Cách giải thích của chính quyền Bonn là John ở lại Đông Đức
do bị ép buộc đã tan thành mây khói sau cuộc họp báo.
Hai tuần sau, Otto John được đưa sang Liên Xô, ở Moskva và Crimea cho đến
ngày 7/12/1954 để làm việc với tình báo Liên Xô. Trở về CHDC Đức, tình báo
Đông Đức Stasi đã bố trí John sống tại biệt thự sang trọng ở Đông Berlin và bị
giám sát chặt chẽ, 2 vệ sĩ luôn bám theo từng bước chân của John. Ông được
cấp một văn phòng rộng tại trung tâm Đông Berlin trên quảng trường
Tellmanplatz với 2 cô thư ký. John được trả lương hậu hĩnh, ngoài 2.500 Mark
Đông Đức hàng tháng, nhiều khoản thù lao bài giảng, phát biểu, nhuận bút đều
đều được chuyển vào tài khoản của ông. John đi khắp CHDC Đức tích cực tham
gia công tác tuyên truyền của CHDC Đức chống Tây Đức và phương Tây.
Lãnh đạo Đảng XHCN Thống nhất Đức và Stasi đều hài lòng với hoạt động
tuyên truyền của John, nhưng tính rượu chè, quậy phá táo tợn của ông cũng làm
họ rất phiền lòng.
... và trở về


Sau này, John khẳng định là từ ngày đầu ở CHDC Đức, ông đã nghĩ đến chuyện
quay về Tây Đức. Theo lời John, ngày 12/12/1955, ông đã đánh lừa được các vệ
sĩ giám sát bằng cách bỏ lại trên ghế chiếc Mercedes xấp tiền 8.000 Mark và
hứa sẽ quay lại ngay, rồi đi vào toà nhà Đại học Tổng hợp Humboldt với cớ có
cuộc gặp ở đó. Ông lên lên ô tô cùng nhà báo Đan Mạch Henrik Bonde
Henriksen đang chờ ở cửa khác, rồi vượt biên giới 2 miền trót lọt sang Tây Đức.
Cùng ngày, ông bay từ Tây Berlin về Cologne, rồi từ đó đến Bonn.
Liệu đây có phải là cuộc chạy trốn? Chẳng ai có thể biết chính xác. Horst
Hermann, một trưởng phòng của Viện Nghiên cứu đương đại Đức, nơi công tác
của John, đã khẳng định rằng, từ trước ngày 12/12, John đã có thừa cơ hội đi
sang Tây Đức nhưng ông ta đã không làm. Trái lại, Bonde Henriksen lại nói,

cuộc chạy trốn của John được sự yểm trợ của các tay súng bắn tỉa từ phía Tây
cổng Brandenburg, nơi có biên giới phân cách 2 miền nước Đức.
Trung tá KGB Vitaly Chernyavsky, người đã trực tiếp làm việc với John, thì thừa
nhận: “Đây là một chiến dịch của KGB. Tất cả những chuyện đã xảy ra với John
diễn ra đúng theo kế hoạch do chúng tôi vạch ra. John đã tự nguyện đến Đông
Berlin để nói chuyện với các đại diện của Liên Xô, ông ta đã ở lại không hoàn
toàn tự nguyện”.
KGB đã chuẩn bị 2 phương án sử dụng John. Một là sử dụng ông ta làm điệp
viên. Tướng Evgeny Pitovranov, người chỉ đạo vụ này, đã cố thuyết phục John
trở về Tây Đức và trên cương vị của mình giúp đỡ tình báo Liên Xô mà ông đang
giữ, nhưng John nhất quyết từ chối. Lúc đó, Chernyavsky đưa ra phương án hai:
“Sử dụng vào mục đích chính trị. Để đạt mục đích đó, chúng tôi muốn giữ ông ta
lại Đông Berlin một thời gian dài”.
Cho đến tháng 12/1955, KGB không còn quan tâm tới John nữa. Hơn nữa kế
hoạch tái hợp nhất nước Đức đến lúc đó cũng đã bị gác lại lâu dài. Vitaly
Chernyavsky cho biết, John cảm thấy mình bị lừa dối, lâm vào thế bị lôi kéo rồi bị
bỏ rơi. Thượng tướng Ivan Serov, Chủ tịch KGB đầu tiên, nói: “Nếu muốn, ông
ta có thể quay trở về. Chúng ta sẽ chẳng giữ ông ta lại làm gì”.
Trả giá
10 ngày sau khi trở về CHLB Đức, John bị bắt và ngày 22/12/1956 bị kết án 4
năm tù vì hoạt động chống nhà nước. Nếu như toà biết chính xác ông đã chia xẻ
những thông tin nào với Stasi và KGB thì bản án sẽ nặng hơn nhiều.
24 tập tài liệu đã nêu của Stasi cho thấy John đã chia xẻ nhiều thông tin với tình
báo Đông Đức và Liên Xô. John đã khai ra những người bị nghi là đang làm việc
cho phía Đông, mô tả đặc điểm tính cách các nhân viên của cơ quan tình báo
Gehlen và các cơ quan tình báo phương Tây. Ông còn tố giác 7 tổ trưởng tình
báo và điệp viên đang hoạt động trong ĐCS Đức, 11 điệp viên được cài vào các


tổ chức phát xít mới và các tổ chức quân sự hoá. Từ khi được tha trước hạn vào

cuối tháng 7/1958, cho đến khi qua đời ngày 26/3/1997, ông vẫn đấu tranh để
được phục hồi vì ông nói không muốn “chết là kẻ phản bội”.
Lịch sử tái diễn
Những tưởng vụ chạy trốn của Otto John là độc nhất vô nhị, nhưng lịch sử chiến
tranh gián điệp lại được biết đến một trường hợp ly kỳ, bí hiểm không kém. Ngày
1/8/1985, khi đi công tác ở Roma, Italia, đại tá KGB Vitaly Yurchenko đã đến sứ
quán Mỹ ở Rome và trốn sang Mỹ, để rồi tháng 11/1985, Yurchenko lại trốn chạy
CIA đến sứ quán Liên Xô tại Mỹ. Tại cuộc họp báo do sứ quán Liên Xô tổ chức ở
Washington, Yurchenko đã tố cáo người Mỹ bắt cóc ông ta tại Roma. Dư luận
cho rằng, Yurchenko là điệp viên hai mang được KGB tung sang Mỹ để đánh lạc
hướng CIA (bằng cách tố giác với CIA các điệp viên KGB là nhân viên NSA
Ronald Pelton và nhân viên CIA Edward Lee Howard. Pelton sau này đã bị kết
án tù, còn Howard kịp chạy trốn) nhằm bảo vệ cho điệp viên quan trọng nhất của
Liên Xô trong CIA là Aldrich Ames.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×