Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích ý nghĩa của tâm lý học trong hoạt động nghề luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.97 KB, 9 trang )

BT Lớn học ky

Lê Thị Thu Hiền - 391223

MỤC LỤC
I – MỞ ĐẦU......................................................................................................2
II – NỘI DUNG.................................................................................................2
PHỤ LỤC..........................................................................................................9

1


BT Lớn học ky

Lê Thị Thu Hiền - 391223

I – MỞ ĐẦU
Khoa học chỉ được coi là khoa học khi nó có ý nghĩa thực tiễn và được
thực tiễn chứng minh. Tâm lý học cũng không nằm ngoài quy luật khách quan
này. Để được thừa nhận là một ngành khoa học độc lập,tâm lý học đã trải qua
một thời kì lịch sử lâu dài,bởi vậy nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn đối
với con người,với mọi hoạt động,mọi ngành nghề trong xã hội loài người. Là
một sinh viên của Trường Đại học Luật Hà Nội và có thể sẽ trở thành một nhà
làm luật trong tương lai,việc tìm hiểu ý nghĩa của tâm lý học trong hoạt động
nghề luật là rất cần thiết. Chính vì vậy,em xin phép chọn cho mình đề bài số
10 : “Hãy phân tích ý nghĩa của tâm lý học trong hoạt động nghề luật” làm
nội dung bài tập lớn học kì.
II – NỘI DUNG
1. Khái quát về tâm lý học :
Trước hết,tâm lý học là một ngành khoa học độc lập.
Thuật ngữ tâm lý học bắt nguồn từ 2 từ trong tiếng Latin : “Psyche” là


“linh hồn” – “tinh thần” và “logos” là “học thuyết” – “khoa học”. Từ xa
xưa,con người đã hiểu tâm lý học (psychologie) là khoa học về linh hồn.
Trải qua các giai đoạn phát triển,tâm lý học trở thành một ngành khoa
học độc lập nghiên cứu các hiện tượng tâm lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong đời sống của con người,trong mối quan hệ giữa con người với con
người.
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý khác
nhau trong đời sống con người,các quy luật và các cơ chế hoạt động tâm lý
của con người.
2. Vị trí của tâm lý học và các lĩnh vực của tâm lý học :
2


BT Lớn học ky

2.1.

Lê Thị Thu Hiền - 391223

Vị trí của tâm lý học :

Tâm lý học là một trong những khoa học về con người.Những quy luật
tâm lý tìm ra được là do sự đóng góp của các khoa học xã hội và các khoa học
tự nhiên.
Tâm lý học là khoa học trung gian giữa khoa học tự nhiên và khoa học
xã hội ( vì tâm lý nghiên cứu con người mà con người lại mang bản chất của
một thực thể xã hội nên tâm lý học có tính chất của khoa học xã hội ,về mặt
giải phẫu sinh lý học là một thực thể tự nhiên do vật chất cấu thành nên tâm
lý học có tính chất của một khoa học tự nhiên ).
2.2.


Các lĩnh vực của tâm lý học :

Ngày nay tâm lý học đã đi sâu vào nghiên cứu nhiều mặt trong hoạt
động của đời sống con người và nhiều lĩnh vực của các ngành nghề khác nhau
trong xã hội. Trên cơ sở đó mà nhiều ngành khoa học tâm lý khác nhau được
xây dựng và phát triển. Đó là các chuyên ngành :
• Tâm lý học sư phạm : nghiên cứu các quy luật tâm lý trong huấn
luyện và giáo dục,chủ yếu cho các trường phổ thông.
• Tâm lý học lao động : nghiên cứu các đặc điểm tâm lý trong các loại
hoạt động nhằm hợp lý hóa quá trình lao động và đào tạo nghề.
• Tâm lý học kỹ sư : nghiên cứu sự tác động qua lại giữa con người
với kỹ thuật mới nhằm làm cho kỹ thuật hiện đại thích ứng với năng
lực tâm lý con người.
• Tâm lý học thể thao : nghiên cứu các hoạt động tâm lý trong lĩnh
vực thể thao.
• Tâm lý học y học : nghiên cứu tâm lý người bệnh và những rối loạn
tâm lý do bệnh tật hoặc những nguyên nhân tạm thời gây ra.
• Tâm lý học quản lý : là một khoa học tổng hợp sử dụng các kiến
thức tâm lý ,đó là các quy luật của hoạt động tâm lý con người ,sử
dụng đến các quy luật tâm lý xã hội và sử dụng các tư liệu ,các
3


BT Lớn học ky

Lê Thị Thu Hiền - 391223

ngành sư phạm học dùng để giáo dục và trang bị những kiến thức về
tâm lý cho những người cán bộ làm công tác quản lý.

• Tâm lý học pháp lý : nghiên cứu các hiện tượng tâm lý và quy luật
tâm lý xuất hiện trong những dạng hoạt động của cá nhân mà những
dạng hoạt động này được điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật.
• Tâm lý học tư pháp : nghiên cứu những đặc điểm phát triển và biểu
hiện của các hiện tượng tâm lý có liên quan tới hoạt động tư pháp.
• Tâm lý học tội phạm : nghiên cứu tâm lý của người phạm tội ,cơ chế
tâm lý của việc thực hiện hành vi phạm tội do một casnhaan hay
một nhóm người ,những khía cạnh tâm lý của lỗi và trách nhiệm
pháp lý.
Ngoài những lĩnh vực trên còn có nhiều ngành tâm lý học chuyên biệt
khác như : tâm lý học lứa tuổi,tâm lý học nghệ thuật,tâm lý học xã hội,…
Các lĩnh vực của tâm lý học được ứng dụng rất nhiều trong mọi ngành
nghề của con người. Cụ thể là đối với nghề Luật,việc ứng dụng tâm lý học là
điều tất yêu và cần thiết,vậy ý nghĩa của tâm lý học đối với nghề luật được thể
hiện như thế nào ? Sau đây em sẽ phân tích rõ vấn đề này.
3. Phân tích ý nghĩa của tâm lý học trong hoạt động nghề Luật :
3.1. Nghề Luật là gì ?
Ở nghĩa rộng nhất, nói đến những người làm nghề luật là chúng ta nói
đến thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên…
Thẩm phán được hiểu là những người làm việc tại Toà án, được quyền
nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án. Thẩm phán – ở nghĩa lý tưởng được
hiểu là người được quyền ra quyết định cuối cùng để mang lại sự công bằng
cho mọi người, cứu người vô tội và trừng phạt kẻ ác.
Kiểm sát viên là người buộc tội tại phiên toà (ở nước ngoài thường
được gọi là công tố viên). Họ được quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét
để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố người phạm tội.
4


BT Lớn học ky


Lê Thị Thu Hiền - 391223

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định
của pháp luật của mỗi quốc gia, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá
nhân, cơ quan, tổ chức. Luật sư là những người hành nghề trong Văn phòng
hoặc Công ty luật. Thu nhập của luật sư là từ các khoản thù lao do khách hàng
trả.
Công chứng viên là người làm việc tại các Phòng công chứng, có quyền
xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch, hợp đồng…
Nếu hiểu nghề luật như là nghề kiếm sống có liên quan đến luật, có thể
kể ra nhiều công việc khác cũng được gọi là nghề luật như: chấp hành viên,
điều tra viên, giám định viên, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, giáo viên
dạy luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật… trong các cơ quan thi hành án dân sự,
cơ quan công an, cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh
nghiệp, trường học, viện nghiên cứu… . Ở nghĩa rộng, chúng ta thấy nghề
luật thật phong phú và đa dạng và trong xã hội pháp quyền, tất cả các nghề
luật đều cần được tôn vinh một cách xứng đáng.
3.2.

Ý nghĩa của tâm lý trong hoạt động nghề Luật :

Có thể thấy hầu như tất cả các lĩnh vực của tâm lý học đều có ý nghĩa to
lớn đối với hoạt động nghề Luật,nhưng quan trọng hơn cả đối với hoạt động
nghề Luật có lẽ là tâm lý học pháp lý,tâm lí học tội phạm và tâm lý học tư
pháp.
Những nhà làm Luật luôn giữ cho mình những nguyên tắc riêng thể hiện
quyền uy của cái gọi là “cán cân công lý”, tùy vị trí hay công việc khác nhau
trong nghề Luật mà việc nghiên cứu tâm lý học lại mang lại những ý nghĩa
khác nhau.

Trước hết có thể kể đến việc tâm lý học xây dựng nên một hệ thống các
nguyên tắc hành nghề cho các nhà làm Luật trong quá trình hoạt động nghề
Luật. Các luật sư,thẩm phán,điều tra viên,giám định viên hay bất cứ một nhà
5


BT Lớn học ky

Lê Thị Thu Hiền - 391223

làm luật trên các lĩnh vực khác,họ có thể dựa trên tâm lý của khách hàng,của
tội phạm,của đối tượng hay kể cả của chính bản thân họ để đưa ra nguyên tắc
làm việc cho mình,các nguyên tắc thường gặp đối với nhà làm Luật :
- Không gây hại cho người khác,ví dụ : Luật sư luôn tìm mọi cách đấu
tranh vì thân chủ và không làm tổn thương thân chủ của mình.
- Công bằng,chính trực,trung thực và trách nhiệm : đây là nguyên tắc bắt
buộc phải có ở các nhà làm Luật.
- Tôn trọng con người và phẩm giá của họ : Nhà làm luật tôn trọng các
giá trị của mỗi thân chủ cũng như quyền riêng tư, đảm bảo tính bí mật
và quyền tự quyết của thân chủ
-

Ngoài ra,việc nghiên cứu tâm lý học còn giúp cho bản thân nắm
vững hệ thống tri thức khoa học về tâm lý và có thể vận dụng vào việc
chẩn đoán và am hiểu tâm lý khách hàng,đối tượng,tội phạm…, giải
thích được hành vi và hành động của họ, dự đoán được thái độ và phản
ứng của các cá nhân làm cơ sở cho việc đánh giá,phân tích và kết luận
trường hợp nào nên xử lí như thế nào. Ví dụ như đối với điều tra
viên,bằng việc sử dụng kiến thức tâm lý học có thể chẩn đoán tâm lý
của nghi phạm,tội phạm,nghiên cứu thái độ,tâm lý tội phạm từ đó khai

thác các thông tin về hành vi phạm tội và đưa ra kết luận chính xác và
chặt chẽ nhất có thể.
Nghiên cứu tâm lý học hành vi và tâm lý học phân tâm về bản chất của

tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc điều tra,xét xử tội phạm.Cái gì
thúc đẩy một người thực hiện hành vi phạm tội ( động cơ ) ,họ thực hiện để
làm gì ( mục đích ) và thái độ sau khi thực hiện hành vi phạm tội ra sao
( trạng thái tâm lý ). Tâm lý học đã chỉ ra rằng những ám ảnh,những nhu cầu
không được đáp ứng sẽ tạo ra những ức chế về mặt tâm lý,từ đó dẫn đến việc
con người muốn giải tỏa đi những ức chế này.
6


BT Lớn học ky

Lê Thị Thu Hiền - 391223

Việc nghiên cứu những quan điểm của tâm lý học giúp cơ quan điều tra
xác định đúng người,đúng tội. Nắm bắt được tâm lý của kẻ phạm tội khi thực
hiện hành vi phạm tội,đặc biệt là tâm lý lo lắng,hoảng sợ sau khi thực hiện
hành vi phạm tội ,từ đó có thể nhanh chóng tìm ra kẻ phạm tội và xét xử công
bằng,nghiêm minh.
Nghiên cứu tâm lý học giúp bản thân nắm vững tri thức tâm lý học lãnh
đạo quản lý, hiểu được đặc điểm tâm lý của tập thể, nhóm cộng đồng thuộc
đối tượng lãnh đạo quản lý, từ đó mà có những tác động làm cho các cá nhân,
tập thể, nhóm, cộng đồng phát huy tối đa những tiềm năng của mình vào việc
xây dựng cơ quan đơn vị vững mạnh, tạo ra được những quan hệ lành mạnh
và tốt đẹp trong cơ quan đơn vị . Đặc điểm này rất quan trọng đối với các cán
bộ công tác tại các cơ quan tư pháp,các tòa án,đặc biệt là trách nhiệm của
những người giữ vị trí cao trong cơ quan.

Nghiên cứu các quan điểm của tâm lý học pháp lý giúp các nhà làm luật
hiểu rõ các quy định thuộc lĩnh vực tư pháp.Dây là yếu tố quan trọng mà nhà
làm luật nào cũng cần phải nắm vững cho mọi nghề nghiệp,mọi công việc
thuộc hoạt động nghề Luật.
Đối với các giảng viên Luật tại các trường ĐH, thông qua lĩnh hội kiến
thức môn học và tâm lý học tập của học sinh sinh viên, bản thân hiểu được
những điểm mạnh, điểm yếu của mình, có dịp kiểm nghiệm việc đã làm thời
gian qua và nghĩ đến những việc cần phải điều chỉnh để làm tốt hơn trong thời
gian tới.
III – KẾT LUẬN
Tóm lại,không chỉ mang ý nghĩa đối với toàn xã hội nói chung,tâm lý
học còn mang ý nghĩa to lớn cho mọi hoạt động lập pháp,mọi nhà làm Luật
dưới nhiều góc độ khía cạnh khác nhau. Biết cách khai thác và tìm hiểu khoa
học tâm lý sẽ giúp cho các nhà làm Luật có được kết quả tốt trong các hoạt
động nghề Luật,phát huy được các vai trò cao quý của nghề Luật,ngành Luật.
7


BT Lớn học ky

Lê Thị Thu Hiền - 391223

Trên đây là toàn bộ nội dung bài tập lớn môn Tâm lý học đại cương của
em,trong quá trình thực hiện bài tập em không thể tránh khỏi những sai sót
không đáng có,hi vọng nhận được sự góp ý từ các thầy cô. Em xin chân thành
cảm ơn !

8



BT Lớn học ky

Lê Thị Thu Hiền - 391223

PHỤ LỤC
Danh mục tài liệu tham khảo :
1. Giáo trình tâm lý học đại cương – Trường ĐH Luật Hà Nội.
2. Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự (Trương Am) – NXB
Công an nhân dân, Hà Nội 2001
3. Tâm lý học tư pháp - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2009
Link tài liệu tham khảo :
/> />
9



×