Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nâng cao vai trò của thư viện trong việc tăng cường hiệu quả học tập cho sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.33 KB, 9 trang )

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN
TRONG VIỆC TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HỌC TẬP
CHO SINH VIÊN
Trần Đại Hùng
Hồ Thị Việt Hòa
(Sinh viên CD KT13C)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thư viện là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong toàn bộ hệ thống đào tạo
của một trường học nói chung và Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại nói riêng.
Thư viện là bộ mặt của một trường học, nơi lưu trữ thông tin, tài liệu tham khảo,
giáo trình, các tư liệu điện tử cập nhật nhất…; là nơi sinh viên tìm đến để tra cứu, tìm
kiếm tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu. Đại thi hào người Đức Goethe đã từng nói:
“Đến thư viện giống như đi vào một nơi phô diễn sự giàu sang tột đỉnh, ở đó lãi suất
hậu hĩnh đang được thanh toán một cách thầm lặng”. Những kiến thức mà sinh viên
tích lũy, tổng hợp được từ thư viện chính là nguồn “lãi suất hậu hĩnh” trong quá trình
làm giàu vốn tri thức cho bản thân.
Từ năm học 2009 – 2010, nhà trường bắt đầu áp dụng hình thức đào tạo theo học chế
tín chỉ cho các ngành đào tạo thuộc hệ cao đẳng của Khoa Tài chính – Kế toán và trong
năm học 2011 - 2012 sắp tới, khi nhà trường triển khai hình thức đào tạo theo học chế
tín chỉ cho tất cả các ngành đào tạo thuộc hệ cao đẳng chính quy thì vai trò của thư viện
phải được quan tâm hơn nhằm tăng cường hiệu quả học tập cho sinh viên để đáp ứng
yêu cầu đổi mới của hình thức đào tạo trong toàn trường. Với hình thức đào tạo này thì
sinh viên tự học là chính, không còn việc “thầy đọc trò chép” như trước đây, thời gian
trên lớp cho sinh viên chỉ chiếm 2/3, còn lại sinh viên phải tự nghiên cứu và tự học. Do
vậy, việc sinh viên đến thư viện là rất quan trọng, không chỉ là nơi để ngồi học mà còn
là kỹ năng tự học của sinh viên, biết khai thác hiệu quả thư viện bằng cách đọc sách,
cách sử dụng tài liệu tham khảo… để tự học, tự nghiên cứu.
1



Là sinh viên đang theo học tại Khoa Tài chính – Kế toán, đã có gần 2 năm học tập
theo hình thức đào tạo tín chỉ, chúng tôi xin được trao đổi một số vấn đề có liên quan
với quý thầy cô và các bạn sinh viên nhằm nâng cao vai trò của thư việc trong việc tăng
cường hiệu quả học tập cho sinh viên không chỉ cho hiện tại mà cả trong tương lai.
2. VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN
2.1 Vai trò của thư viện đối việc học tập của sinh viên theo hệ tín chỉ
Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, bắt đầu từ năm học 2007 -2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra lộ trình đào tạo
học chế tín chỉ trong hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam. Để thực hiện tốt Quy chế
này đòi hỏi phải có sự chuyển biến toàn diện về cách vận hành chương trình đào tạo,
mô hình quản lý đào tạo cũng như cơ sở vật chất phục vụ học tập trong các trường Đại
học và Cao đẳng; đặc biệt, vai trò của thư viện đối với hình thức đào tạo tín chỉ sẽ ngày
càng trở nên quan trọng.
Để thực hiện tốt hình thức đào tạo mới này, giảng viên lên lớp không diễn giải lý
thuyết dài dòng mà nêu vấn đề để cả lớp cùng thảo luận hay ấn định một vấn đề cần
nghiên cứu để các sinh viên cùng thảo luận trong các buổi học sau. Muốn thực hiện tốt
vấn đề cần nghiên cứu, sinh viên phải tham gia học tập với thái độ tích cực, chủ động
vào thư viện tìm kiếm và tham khảo sách báo, thông tin điện tử, nghiên cứu các báo
cáo, luận văn các công trình khoa học liên quan đến đề tài ấn định sau đó thực hiện
phân tích, so sánh, phê bình đánh giá các dữ liệu, tổng hợp kiến thức để đưa đến nhận
định chung. Việc sinh viên phát kiến, tự tìm hiểu sẽ khắc sâu vào tâm trí sinh viên hơn
là việc vừa lắng nghe vừa chép kiến thức từ giảng viên.
2.2 Vai trò của thư viện trong công tác đổi mới phương pháp học tập
Đổi mới Giáo dục Đại học trong những năm gần đây đặt ra yêu cầu bức thiết phải
đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Trung tâm của hoạt động dạy và học không
còn là những người thầy. Vị trí đó được chuyển giao cho sinh viên. Để hoạt động giảng

2



dạy và học tập đạt chất lượng cao mỗi giảng viên và sinh viên phải hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình.
Trong công tác đổi mới phương pháp học tập, nhiệm vụ của sinh viên là nhận nội dung
bài tập, các vấn đề, câu hỏi mà giảng viên giao sau đó tiến hành tự học, tự nghiên cứu theo
phạm vi vấn đề, định hướng câu hỏi của giảng viên. Kết quả của phương pháp học tập như
vậy sẽ hình thành cho người học kỹ năng chọn lựa thông tin, phân tích, so sánh, đánh giá
tổng hợp những kiến thức thu thập được để đưa ra những kết luận cần thiết.
Với phương pháp học tập như thế người học luôn phải chủ động trong việc chiếm
lĩnh các tri thức. Ở môi trường Đại học – Cao đẳng, thư viện trở thành một trong những
nơi cung cấp tri thức hiệu quả nhất cho sinh viên. Thư viện phải đóng vai trò quan trọng
trong công tác hỗ trợ học tập. Thư viện tìm cách thu hút người đọc bằng tiện ích mà
công nghệ thông tin đem lại, tạo ra không gian cho việc đọc sách, tự học, phòng truy
cập internet, tạo điều kiện cho sinh viên có thể đến thư viện học một mình, học theo
nhóm, hoặc trao đổi những thông tin thu nhận được từ kho tài liệu của thư viện. Bên
cạnh đó, vai trò cán bộ thư viện sẽ năng động hơn, không đơn thuần chỉ là thủ thư trông
coi kho sách mà phải là người hướng dẫn bạn đọc tìm kiếm, khai thác thông tin, tư vấn
cho bạn đọc các tài liệu cần cho môn học.
Qua tầm vóc, quy mô của thư viện ta cũng có thể đánh giá được phần nào quy mô, chất
lượng đào tạo của trường Đại học - Cao đẳng đó. Với phương pháp học tập mới, mỗi sinh
viên cần phải coi thư viện là “giảng đường thứ hai” thì mới có thể hoàn thành được những
yêu cầu về khối lượng cũng như chất lượng kiến thức của các môn học.
2.3 Vai trò của thư viện trong công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đòi hỏi ở thư viện một khả năng cung
cấp thông tin và các dịch vụ kèm theo ngày càng mở rộng và ở trình độ cao. Đồng thời,
chính từ việc nghiên cứu đó đã trực tiếp tạo ra nguồn thông tin khoa học ngay tại thư
viện nhà trường một khối lượng ngày càng lớn. Nhìn chung, có thể thấy: khả năng cung
cấp và quản lí thông tin của thư viện luôn đòi hỏi ngày một cao hơn, đa dạng hơn, phức
3



tạp hơn. Đó là thực tế và nó luôn đặt ra thách thức to lớn đối với hoạt động của thư
viện.
Vì vậy vai trò của thư viện được đặt ra trong vấn đề nghiên cứu khoa học là :
- Bảo đảm việc đáp ứng các nhu cầu thông tin được hình thành trong các quá
trình nghiên cứu.
- Cung cấp điều kiện khai thác, truy cập và các dịch vụ tương ứng đến nguồn
thông tin theo yêu cầu sinh viên.
- Cung cấp các dịch vụ thông tin cần thiết để sinh viên có khả năng kiểm soát và khai
thác được các nguồn thông tin hiện có làm tư liệu cho hoạt động nghiên cứu của mình.
- Cung cấp các dịch vụ trao đổi thông tin, giúp sinh viên thuận lợi trong quá trình
nghiên cứu.
3. THỰC TRẠNG CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
3.1 Tình hình chung về cơ sở vật chất
3.1.1 Diện tích thư viện
Diện tích phòng đọc: 170 m2
Diện tích kho sách: 65 m2
3.1.2 Điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn
- Trang bị ánh sáng: ánh sáng tự nhiên được tận dụng tối đa, cùng với hệ thống
đèn bố trí khắp chiều dài thư viện luôn đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho việc đọc sách.
- Điều kiện nhiệt độ, độ thông thoáng: 4 máy điều hòa nhiệt độ, cùng hệ thống
quạt làm việc suốt thời gian mở cửa của thư viện (Trừ những ngày trời rét) giúp đảm
bảo độ thông thoáng và duy trì nhiệt độ trong phòng luôn dưới 250C, một môi trường
học tập lí tưởng.
- Tiếng ồn: thư viện được thiết kế theo không gian khép kín, với hệ thống kính
cách âm tốt nên hầu như cách li với mọi tiếng ồn, tạo một không gian yên tĩnh để sinh
viên học tập đạt hiệu quả cao nhất.
3.1.2 Trang bị máy vi tính, mạng internet
4



Được đầu tư trang bị một đường truyền internet ADSL độc lập, tốc độ cao. Trang
thiết bị gồm có:
- Một Modem wiless
- Một Wiless chuẩn n
- 6 bộ vi tính cấu hình mạnh, màn hình LCD
Sinh viên được truy cập trong giờ hành chính hoàn toàn miễn phí.
3.2 Tình hình về kho sách
- Tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập:
Tổng số sách đang lưu hành: 1.090 cuốn
Tổng số sách hiện có: 15.989 cuốn – 4.017 nhan đề
Trong đó:
STT

Phân loại

Số cuốn

Số nhan đề

1

Đào tạo đại cương

6.554

1.666

2

Đào tạo chuyên ngành


7.823

1.683

3

Sách giải trí

1.612

668

- Báo, tạp chí: 68 loại
- Báo cáo tốt nghiệp:
STT

Hệ

Thống kê lượng nộp báo cáo

Tổng số/các
khóa

1

2

Cao đẳng


Trung học

Khóa 6 – Khóa 8:

321 cuốn

Khóa 11:

106 cuốn

Khóa 27 – Khóa 30:

75 cuốn

Khóa 32:

45 cuốn

427 cuốn

120 cuốn

3.3 Các hình thức tiếp cận, sử dụng nguồn thông tin của thư viện
3.3.1 Tại thư viện
5


- Khi muốn tìm tài liệu quan trọng, tài liệu chuyên ngành sinh viên phải liên hệ
với thủ thư để được hướng dẫn cụ thể.
- Mạng máy tính thư viện cũng là một cách tiếp cận vô cùng hiệu quả, bạn có thể

tìm được thông tin cần thiết một cách đơn giản và nhanh chóng.
3.3.2 Từ xa
Mặc dù trường có hệ thống mạng internet (Mạng wifi) nhưng việc tiếp cận nguồn
thông tin của thư viện qua hệ thống này vẫn là chuyện của tương lai. Cụ thể: nhà trường
vẫn chưa có thư viện điện tử nên sinh viên chưa thể tiếp cận được nguồn tài liệu của thư
viện thông qua việc truy cập internet. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho thư viện nói riêng
và Ban giám hiệu nhà trường chung.
3.4. Thời gian mở cửa phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên
Thư viện mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần.
Sáng: 7 giờ 30 phút – 11 giờ 30 phút
Chiều: 13 giờ 30 phút – 17 giờ
Riêng ngày thứ 7, thư viện chỉ đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, đọc sách của
sinh viên, không phục vụ nhu cầu mượn, trả sách.
3.5. Khảo sát ý kiến đánh giá của sinh viên
Để nắm bắt được mong muốn và nhu cầu hiện nay của sinh viên, chúng tôi đã tiến
hành khảo ý kiến của một số bạn đang học tập tại trường. Vấn đề đặt ra đó là nhận xét
của các bạn sinh viên về thư viện. Kết quả nhận được là phần lớn các bạn đều mong
muốn học tập tai một thư viện rộng hơn với đầy đủ các tài liệu cần cho việc học và
được cập nhật kịp thời theo xu hướng phát triển của xã hội. Và những điều này thư viện
trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại cơ bản đã đáp ứng được.
Tuy không gian không quá rộng (170 m2) nhưng nhờ kiến trúc và cách bố trí hợp lí
đã biến thư viện thành một môi trường học tập vô cùng lí tưởng. Việc tận dụng nguồn
ánh sáng tự nhiên, cùng việc bố trí hệ thống chiếu sáng, làm mát đầy đủ và khoa học,
giúp cho các bạn sinh viên học tập với tinh thần tốt nhất cho dù đó là vào những ngày
6


nắng nóng oi bức hay mất điện bất ngờ. Bên cạnh đó còn phải kể đến việc thư viện đã
khéo léo bố trí một bàn dài ở khu vực trung tâm thư viện, ngoài việc có chỗ ngồi thoải
mái, thì được cùng nhau học tập, trao đổi sẽ giúp cho không khí học tập bớt căng thẳng

và qua đó làm tăng hiệu quả học tập cho sinh viên. Sự hợp lí còn được thể hiện qua
những kệ sách được sắp xếp dọc theo các bức tường thư viện, sinh viên có thể dễ dàng
tìm và mượn nhưng quyển sách và tài liệu cần thiết. Qua những vấn đề nêu trên đã thấy
được tầm quan trọng của thư viện, cũng như sự quan tâm của nhà trường đến sinh viên.
Nhà trường luôn muốn tạo điều kiện học tập tốt nhất, cũng như tăng thêm sự hứng thú
trong học tập cho sinh viên.
Hình ảnh thư viện đầy ắp các bạn sinh viên luôn là hình ảnh đẹp nhất tại mỗi trường
Đại học - Cao đẳng. Tuy nhiên để giữ được hình ảnh đó và nâng cao hơn nữa vai trò
của thư viện, không chỉ riêng chúng tôi mà cả tập thể sinh viên đang theo học tại trường
luôn mong muốn thư viện sẽ tăng cường hơn nữa số lượng, cũng như sự đa dạng, cập
nhật của tài liệu tại thư viện, đặc biệt là các tài liệu chuyên ngành, tài liệu phục vụ công
tác nghiên cứu, học tập của sinh viên. Nhân viên thư viện phải đổi mới phong cách phục
vụ, lấy người đọc làm trung tâm, không chỉ đơn thuần làm công tác quản lý tư liệu, mà
đồng thời cán bộ thư viện là người hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên tìm kiếm tài liệu.
Được như vậy thì chắc chắn hình ảnh thư viện đầy ắp sinh viên sẽ luôn xuất hiện ở
trường chúng ta - trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại.
4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN TRONG VIỆC ĐÁP
ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP CHO SINH VIÊN HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
4.1 Giải pháp về cơ sở vật chất
- Đầu tư mở rộng diện tích thư viện để phục vụ được số lượng sinh viên vào thư
viện ngày càng nhiều.
- Có kế hoạch đầu tư và phát triển phòng truy cập internet thành phòng hoạt động
đa phương tiện. Đầu tư thêm số lượng máy vi tính.
4.2 Giải pháp về tài liệu
7


- Cập nhật, bổ sung tài liệu mới theo từng năm để phù hợp với nhu cầu học tập
của sinh viên trong nền kinh tế thị trường vận động không ngừng.
- Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các giảng viên, những người thường xuyên

thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các giảng viên viết giáo trình, sách chuyên
khảo, tài liệu tham khảo, bài báo khoa học để họ tư vấn về nguồn tài liệu cần bổ sung,
đặc biệt là để bổ sung cho thư viện những tài liệu ít gặp trên thị trường xuất bản và tài
liệu mà giảng viên có được do các chuyến đi công tác trong nước, học tập ở nước ngoài
hoặc dự các hội nghị, hội thảo khoa học.
- Cung cấp thêm tư liệu về băng, đĩa giúp sinh viên có cái nhìn thiết thực, dễ tiếp
thu kiến thức.
4.3 Giải pháp về hình thức tiếp cận, sử dụng nguồn thông tin
- Do kho chứa sách và nơi thực hiện việc đăng kí mượn sách của sinh viên nằm ở
2 lầu khác nhau nên sinh viên không được tham khảo sơ qua nội dung tài liệu trước khi
mượn, mà chỉ biết nhan đề, dẫn đến tình trạng sinh viên mượn sách không đúng với
mong muốn. Vì vậy, nên tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với nội dung của tài
liệu trước khi quyết định sẽ mượn cuốn sách nào.
- Trên website của nhà trường (www.ktdn.edu.vn) có danh mục tên các loại sách
được mượn và sinh viên được đăng kí mượn trực tuyến qua website ngay tại nhà. Mỗi
sinh viên sẽ sở hữu 1 tài khoản với tên đăng nhập là mã số sinh viên và 1 mật khẩu. Số
lượng sách mượn trực tuyến được giới hạn để tránh việc mượn tràn lan. Như vậy, vấn
đề quản lý cũng khá đơn giản.
- Tổ chức các buổi hướng dẫn sử dụng thư viện, cách thức tra cứu tìm tin cho
sinh viên năm thứ nhất lúc nhập học và tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo, huấn
luyện người dùng tin về kiến thức thông tin.
4.4 Giải pháp về thời gian phục vụ

8


Thư viện nên mở cửa cả thời gian buổi trưa (từ 11 giờ 30 phút đến 17 giờ) để phục
vụ cho các sinh viên học 2 buổi 1 ngày và các sinh viên sau khi học xong buổi sáng,
muốn ở lại thư viện trường để thảo luận nhóm hoặc tự học.
4.5 Một số giải pháp khác

- Khuyến khích việc khai thác hiệu quả thư viện bằng cách cộng điểm đối với
những sinh viên tự học, tự nghiên cứu.
- Cán bộ thư viện nên phối hợp giảng viên tích hợp kiến thức thông tin vào nội
dung giảng dạy, nhằm phát triển kỹ năng tự học cho sinh viên.
KẾT LUẬN
Là sinh viên đang học tại trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, bản thân chúng tôi
nhận thức rất rõ về vai trò của thư viện đối với việc học của sinh viên. Nhưng với
phương pháp học tập theo tín chỉ mới chỉ được áp dụng gần 2 năm ở Khoa Tài chính –
Kế toán chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề phát sinh. Rất mong nhận được sự quan tâm của
nhà trường trong việc nâng cao vai trò của thư viện nhằm tăng cường hiệu quả học tập
cho sinh viên tại Khoa Tài chính – Kế toán nói riêng và toàn trường nói chung, giúp cho
chất lượng đào tạo được nâng lên một bậc, phát huy hiệu quả và thành công chiến lược
phát triển Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại một cách đồng bộ phù hợp với yêu cầu
đổi mới giáo dục Đại học – Cao đẳng và yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội ở
nước ta, hội nhập với các nước trên thế giới.

9



×