Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Uống nước nhớ nguồn nét văn hóa hiện tồn trong hoành phi, câu đối của người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.38 KB, 3 trang )

THÔNG TIN - TƯ LIỆU

Uống nước nhớ nguồn - nét văn hóa hiện tồn
trong hoành phi, câu đối của người Việt
l ThS NGUYỄN THỊ THÚY HƯƠNG
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trong kho tàng giá trị tinh thần của dân tộc, hoành phi, câu đối là một phần quan trọng của di sản
văn hóa Việt Nam vẫn còn phổ biến đến tận ngày nay trong không gian gia đình, nhà thờ họ, đền, chùa,
đình, miếu; chứa đựng nội dung về đạo lý uống nước nhớ nguồn của cha ông rất sâu sắc. Không chỉ
mang đến vẻ đẹp đặc trưng, không khí trang nghiêm cho không gian văn hóa, hoành phi, câu đối còn
mang những giá trị trọng yếu trong đời sống tinh thần, trong tư tưởng đạo đức, luân lý của dân tộc. Nét
đẹp của văn hóa truyền thống trong các hoành phi, câu đối của người Việt cần được nghiên cứu, giữ
gìn, bảo tồn và khai thác giá trị của nó trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ hôm nay cũng chính
là nội dung bài viết mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc.
1. Tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc
Tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc là một truyền
thống quý báu của dân tộc ta. Trong đạo đức nhân cách
mỗi con người, yêu nước là một tình cảm cao quý đối
với Tổ quốc, nhân dân và dân tộc. Yêu nước còn là lòng
trung thành, sẵn sàng xả thân để bảo vệ quê hương, đất
nước và biểu hiện về lòng tự hào với truyền thống vẻ
vang, nền văn minh, văn hóa của dân tộc. Từ xưa đến
nay, nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước mãnh
liệt, đó là giá trị tinh thần cao đẹp và to lớn của con
người Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước trở thành mục
tiêu, động lực chủ yếu của các cuộc giải phóng dân tộc,
sứ mệnh vẻ vang của cộng đồng dân tộc. Yêu nước là
ra sức bảo vệ và xây dựng nền độc lập, lấy đức làm
trọng, lấy dân làm gốc.
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã


Sơn hà vạn cổ điện kim âu
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng)
Để rồi: Hoàng Việt dư đồ tồn nhất thống
Thiên trường cung khuyết tự thiên thu
(Non nước Việt Nam còn nguyên mối;
Cung xưa Thiên Trường vẫn ngàn năm)
(Câu đối ở Đền Thiên Trường - Nam Định)

Sè th¸ng 7-2016

Yêu nước không chỉ thể hiện qua những chiến công
bảo vệ quê hương đất nước mà còn là tình yêu đối với
những địa danh, vùng quê, con người non sông đất
nước này:
Chi vinh nam thượng kim y tích
Mạch dẫn Đông Hà triệu hữu bồi
(Cành cây xanh tốt trên núi nam nay vẫn như xưa
Mạch nối từ Đông Hà dựng xây có bồi đắp)
Tinh thần yêu nước ấy được biểu hiện rõ nét, là một
minh chứng mang ý nghĩa to lớn trong giáo dục truyền
thống yêu nước từ ngàn xưa của cha ông để lại. Truyền
thống yêu nước, thương nhà sâu sắc, có đức xả thân,
cống hiến, hy sinh vì độc lập, tự chủ của dân tộc là nét
đẹp dòng họ và được biểu hiện rõ nét thông qua hoành
phi câu đối của dòng họ. Qua đó nêu cao đạo lý “uống
nước nhớ nguồn”, tiếp thu tinh hoa của dòng họ, góp
phần gìn giữ, phát triển tinh hoa ấy.
2. Quan niệm về Đức
Trong câu đối ở một số dòng họ miền Bắc Việt

Nam, đức là một nội dung được phản ánh khá nhiều.
Câu đối của Trần Xuân Thiều viết năm 1933 được lưu
tại chùa thị trấn Cồn - Hải Hậu có viết:
Tích đức vĩnh lưu thiên cổ tại
Thù ân biển tiến thốn tâm thành

Lý luËn chÝnh trÞ & TruyÒn th«ng

77


THÔNG TIN - TƯ LIỆU
(Tích đức ngàn năm lưu truyền mãi
Đền ơn xin hiến tấc lòng thành)
Và câu:
Tam phá Nguyên binh đồng đồng sử lục
Vạn niên đức quang ứng triều tôn
(Ba lần phá giặc Nguyên, sử hồng chép rõ
Ngàn năm đức sáng, xứng với triều đại cao quý)
Đức trị là một đường lối, chính sách trị nước mà nhà
Trần đã lựa chọn và trọng dụng. Đó là đường lối xuyên
suốt các đời vua nhà Trần nhằm duy trì trật tự xã hội và
mang lại phúc ấm cho muôn nhà. Chẳng vậy mà trong
đền có câu:
Đức trị lũy triều năng trọng vọng
Công cao lịch đại kế tôn sung
(Đức trị các triều hay trọng vọng
Công cao lịch đại kế tôn sùng)
Câu đối rất thông dụng mà nhiều nhà thờ họ vẫn
thường treo là:

“Tổ tông công đức thiên niên thịnh
Hậu thế an bình vạn đại xuân”
(Công đức tổ tiên muôn năm thịnh
Con cháu bình yên vạn đại xuân)
Hay câu đối:
Tổ đức cao minh tư phúc ấm
Tông thừa phụng sự thọ nhân hòa
(Tổ đức cao minh sáng suốt ban cho phúc ấm
Tông nối tiếp mà thờ phụng kéo dài mãi sự tốt
lành)
(Từ đường họ Trần, Xuân Vinh,
Xuân Trường, Nam Định).
Như vậy, chữ Đức trong hoành phi, câu đối có
những cách biểu đạt khác nhau, nhưng có điểm chung
là biểu dương sự rèn luyện, phát huy nét đẹp trong tâm
hồn trở thành những con người có ích cho dòng họ và
quê hương. Đó là những dòng chảy nhỏ góp phần tạo
nên một dòng chảy lớn xuyên suốt dòng đời, từ đó làm
nên giá trị văn hoá đạo đức dân tộc Việt Nam.
3. Quan niệm về Hiếu
Hiếu là một phạm trù rộng, trở thành truyền thống
có từ ngàn đời của cha ông ta, được lưu giữ, kế thừa và
phát huy tới ngày nay.
Trong các dòng họ thường hay treo bức hoành phi
“ẩm hà tư nguyên” (uống nước nhớ nguồn) có ý nghĩa
giáo dục con cháu trong dòng họ đời đời nhớ ơn công
lao của tổ tiên, cùng gìn giữ, phát huy truyền thống
dòng họ những giá trị tốt đẹp trong quá khứ cho hậu thế

78


hôm nay và tương lai. Vào những ngày giỗ, ngày lễ
hàng năm của dòng tộc, con cháu dù ở xa mấy cũng
luôn cố gắng thu xếp về tề tựu đông đủ.
Trong hoành phi, câu đối, những nội dung bàn về
đạo Hiếu có rất nhiều và nội dung chủ đạo được đề cập
đến mà ta thường gặp nhất trong không gian thờ cúng
của người Việt là biểu hiện cao nhất của Hiếu trong đạo
lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Hoành phi:
“Phụng tổ đường” (Thờ phụng tiên tổ)
“Truy niệm tiền ân” (Tưởng nhớ ơn xưa)
(Nhà thờ họ Vũ Đình, Quảng Châu, Quảng
Xương, Thanh Hóa).
Câu đối:
“Kế cao tầng hiếu tư bất quỹ
Phụng trở đậu minh đức duy hinh”
(Nối tổ tông đạo hiếu không khuyết
Dâng cúng tế đức sáng được tiếp nối)
(Từ đường họ Trần, Xuân Vinh, Xuân Trường,
Nam Định).
Như vậy, nội dung hoành phi, câu đối bàn về Hiếu
rất phong phú, có những câu ca ngợi công đức tổ tiên,
có câu “Hiếu” là sự phụng thờ, lòng thành kính, bày tỏ
nỗi niềm của con cháu về việc phát huy, gìn giữ những
truyền thống tốt đẹp của tổ tiên. Có nghĩa là tổ tiên dày
công tạo phúc thì con cháu phải biết ơn bằng cách thờ
phụng, gìn giữ để “kéo dài mãi sự tốt lành”.
Có thể nói, hoành phi, câu đối thực sự đã thể hiện
một cách sâu sắc truyền thống uống nước nhớ nguồn

thấm đẫm trong tâm hồn mỗi người, trong truyền thống
của các gia đình, dòng họ. Đó là đạo Hiếu, là ân nghĩa,
công đức mà ông bà, tổ tiên để lại và là sự tôn kính,
phụng thờ của con cháu, là lòng biết ơn “ăn quả nhớ
kẻ trồng cây” của thế hệ sau đối với thế hệ trước. Chính
những giá trị đạo đức truyền thống đó đã tạo nên giá trị
văn hoá đạo đức riêng của dân tộc Việt Nam.
4. Quan niệm về Nhân nghĩa
Trong một số hoành phi, câu đối ở Việt Nam, tinh
thần nhân nghĩa cũng được thể hiện rất rõ nét. Bức
hoành phi ca ngợi lòng nhân nghĩa của Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn:
“Chí Trung Đại Nghĩa”;
“Võ Tướng Anh Hùng”
(Đền Cố Trạch, TP Nam Định)
Vua tôi nhà Trần lấy nhân nghĩa làm kế sách giữ
nước, chú ý đến việc “yên dân”, lấy dân làm gốc:

Lý luËn chÝnh trÞ & TruyÒn th«ng

Sè th¸ng 7-2016


THÔNG TIN - TƯ LIỆU
Dân vi bang bản thiên niên sách
Công tại nhân tâm vạn cổ trường
(Dân là gốc nước, ngàn năm nêu sách lược
Công ở lòng người, muôn thuở báo dài lâu)
Đôi câu đối như đang vẽ lại cả một thời lịch sử hào
hùng mới diễn ra ngày hôm qua của vua tôi nhà Trần.

Đoàn kết đánh giặc với đội quân “Sát thát” làm cho
tan bóng Nguyên Mông, bảo toàn lãnh thổ. Sách lược
lấy dân làm gốc thể hiện tư tưởng nhân nghĩa lớn mà
cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Chẳng vậy mà dưới thời vua Thánh Tông, Nhân
Tông, Minh Tông, nhân dân được no ấm, hạnh phúc
cuộc sống an lạc:
“An lạc tứ dân, ca báo bản
Thanh bình vạn lý, bộ tâm hương”
(Bốn hạng nhân dân an lạc, ca ngợi báo đáp tổ tiên
Muôn nơi làng xóm đều thanh bình, yên lòng
thành cúng tế)
Trong đền Trùng Hoa có 4 bức hoành phi như là 4
tôn chỉ trong nguyên tắc trị nước của các vua Trần:
“Đông an”-“Tây định”- “Nam thuận”- “Bắc hòa” là
mong muốn bốn phương đều yên ổn, an lành không có
tranh chấp, không còn tiếng oán sầu.
Câu đối của dòng họ Phùng ở Thanh Hóa cũng
khẳng định:
“Khổng Trạch gia truyền lưu bản quán
Nhân nghĩa gia truyền đức lưu hương”
Điều nhân, điều nghĩa là những giá trị đạo đức là
cái căn bản để mọi người tu dưỡng ở đời và làm người,
điều đó còn được tồn lưu trong những lời răn dạy dành
cho đời sau qua hoành phi, câu đối của cha ông ta.
5. Quan niệm về hiếu học
Cùng với truyền thống yêu nước, từ ngàn đời nay,
hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của
người Việt Nam. Lịch sử dân tộc đã từng biết đến rất
nhiều tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài như: Lý

Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Mạc Đĩnh
Chi, Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông, Phùng Khắc
Khoan, Lê Quý Đôn, Hồ Chí Minh…
Tinh thần hiếu học có cơ sở bền vững từ trong mỗi
gia đình Việt Nam. Ở bất kì nơi đâu trên đất nước ta, từ
làng quê đến thành thị, từ xưa cho đến ngày nay, người
dân nước ta đều hiếu học, ham tìm tòi học tập, vượt lên
mọi gian nan thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Nhờ
truyền thống hiếu học ấy mà hình thành quan niệm
trong dân gian: “không thầy đố mày làm nên”, “một
Sè th¸ng 7-2016

chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Có thể quan
niệm ấy dựa trên mối quan hệ Quân - Sư - Phụ trong
Nho giáo: thầy còn cao hơn cha, bởi “một ngày làm
thầy, cả đời làm cha”. Vì thế, trong dân gian lưu truyền
tục: “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết
thầy”.
Trong hoành phi, câu đối, tinh thần hiếu học luôn
được đề cao và coi trọng.
Hoành phi:
“Hối nhân bất quyện”
Dạy không biết mỏi mệt”
(Đền thờ Trạng Trình, huyện Vĩnh Bảo, Hải
Phòng).
Câu đối:
“Đại quốc bất dịch giáo, bất biến tục, thả tôn sùng
chi, diệc tín tư văn nguyên hữu tự.
Ngô Nho yếu thông kinh, yếu thức thời, vô câu cố
dã, thượng tư thánh huấn vĩnh tương đôn”

(Nước lớn trong giáo dục, giữ thuần phong, đạo
được tôn sùng, tin tưởng tư văn nguyên có gốc/ Nhà
Nho phải thông kinh, phải thức thời, chớ nên cố chấp,
những lời thánh huấn phải ghi lòng).
(Văn Miếu Quốc Tử Giám)
Có thể thấy, hiếu học là một trong những đức tính
nổi bật nhất của nhiều dòng họ. Từ xưa, các nho sĩ, giai
cấp phong kiến đã quan tâm coi trọng việc học hành thi
cử, đó là nét truyền thống làm nên văn hiến Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy, hoành phi, câu đối ở miền Bắc
qua một số dòng họ có những nét riêng, đặc sắc góp
phần làm phong phú đa dạng hơn quan niệm về đạo lý
uống nước nhớ nguồn nói chung, đạo làm người trong
hoành phi câu đối ở Việt Nam nói riêng. Đạo làm người
trong hoành phi câu đối có giá trị cao trong việc giáo
dục đạo đức cho con người. Giáo dục con cháu nhớ ơn
tổ tiên, nhớ công sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha
mẹ; ghi nhớ và học hỏi, phát huy những truyền thống
tốt đẹp mà ông cha đã để lại; sống phải lấy Đức, Hiếu,
Nhân, Nghĩa, Yêu nước làm đầu; đồng thời, phải luôn
có tinh thần ham học hỏi, sáng tạo, đặc biệt trong thời
buổi nền kinh tế tri thức, hội nhập và phát triển như hiện
nay. Trong xã hội hiện đại, khi đồng tiền có khả năng
chi phối mọi mặt của cuộc sống, các giá trị truyền thống
văn hoá đạo đức bị băng hoại, xuống cấp về nhân cách
thì việc giáo dục đạo làm người, đạo lý uống nước nhớ
nguồn cho con cháu thông qua hoành phi, câu đối của
dòng họ là việc làm rất cần thiết và cấp báchr

Lý luËn chÝnh trÞ & TruyÒn th«ng


79



×