Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vì sao truyền hình chính luận hấp dẫn công chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.16 KB, 3 trang )

THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

Vì sao truyền hình chính luận
hấp dẫn công chúng?
l ThS NGUYỄN NGA HUYỀN
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Khi đề cập đến mức độ ảnh hưởng mạnh nhất nếu xét trên bình diện tính chất nội dung của sản
phẩm báo chí thì đó là tính chính luận. Tính chính luận trong báo chí là những vấn đề của đời sống xã
hội được một tác phẩm báo chí (với nhiều thể tài khác nhau) phản ánh một cách chính xác, nhanh nhạy,
thể hiện rõ ràng góc nhìn của nhà báo, của cơ quan báo chí và có tính định hướng cao. Dựa trên ưu
điểm của chính luận và những lợi ích trong thực tiễn của nó sẽ lý giải được phần nào vì sao mảng thông
tin chính luận - trong đó có chính luận truyền hình, lại có sức hấp dẫn cao đối với công chúng.
Một sản phẩm báo chí sẽ có những tác động
nhiều chiều, với những mức độ ảnh hưởng khác
nhau tùy theo nội dung và chiều sâu vấn đề được
phản ánh. Bài viết này xin đề cập đến mức độ ảnh
hưởng mạnh nhất nếu xét trên bình diện tính chất
nội dung của sản phẩm báo chí, đó là tính chính
luận. Qua đó, hy vọng lý giải phần nào vì sao mảng
thông tin chính luận - trong đó có chính luận truyền
hình, lại có sức hấp dẫn đến như vậy.
Đặc điểm của tính chính luận
Hiểu một cách đơn giản thì tính chính luận trong
báo chí chính là những vấn đề của đời sống xã hội
được một tác phẩm báo chí (với nhiều thể tài khác
nhau) phản ánh một cách chính xác, nhanh nhạy, thể
hiện rõ ràng góc nhìn của nhà báo, của cơ quan báo
chí và có tính định hướng cao.
Do có thể bám sát để phản ánh mọi vấn đề của
đời sống xã hội, xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực


chính trị, kinh tế, khoa giáo, văn hóa... nên tác phẩm
chính luận báo chí luôn thu hút sự quan tâm trên
diện rộng của nhiều tầng lớp xã hội, đặc biệt những
Sè th¸ng 7-2016

vấn đề động chạm đến quyền lợi của số đông công
chúng như giá bán điện, phí cầu đường, viện phí
khám chữa bệnh v.v.
Tuy không có độ “sốc” như những tin tức “giật
gân” nhưng các đề tài của tác phẩm chính luận lại
luôn vượt trội về sức hút đối với đông đảo công
chúng. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi công chúng
luôn quan tâm đến những lợi ích thiết thực, có liên
quan đến cuộc sống hằng ngày của chính họ. Khán
giả truyền hình hay bạn đọc báo có thể xem một đôi
lần chuyện ca sỹ nổi tiếng nào đó đang có hành vi
gây sốc, nhưng họ không thể cứ tiếp tục quan tâm
mãi về những chuyện như vậy. Họ còn phải quan
tâm về những vấn đề đang ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống của mình như nạn thực phẩm bẩn, tình
trạng ô nhiễm môi trường, việc tiêm vắc-xin cho trẻ
nhỏ, tính trạng phí giao thông tăng vô tội vạ... mà
báo chí vẫn đăng tải.
Bất kỳ ai, ở bất cứ vị trí xã hội hay giới tính nào
cũng đều không thể bàng quan trước thực trạng này
vì nó liên quan trực tiếp đến bản thân và gia đình

Lý luËn chÝnh trÞ & TruyÒn th«ng

65



THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

họ. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà từ nhiều năm
trước, những người làm báo chí phát thanh ở nước
Pháp đã nhận xét: có hai “bí quyết” làm cho phát
thanh ở nước Pháp có thể tiếp tục phát huy ưu thế
trong việc chiếm lĩnh công chúng: thứ nhất là sử
dụng phương thức phát thanh trực tiếp; thứ hai là
thông tin về những điều gần gũi với cuộc sống hằng
ngày của công chúng.
Các kênh truyền hình tận dụng ưu điểm của
tính chính luận
Trên thực tế, có rất nhiều cơ quan báo chí thuộc
đủ mọi loại hình, đặc biệt là truyền hình đều tận
dụng tối đa ưu điểm của tính chính luận để nâng cao
vị thế và sức cạnh tranh của thương hiệu. Điều này
thể hiện rõ nét nhất qua tư duy xây dựng chương
trình và kết cấu nội dung. Có thể nhận thấy rất rõ
đặc điểm này qua một số kênh truyền hình như
VTV1, VITV, FBNC… Lãnh đạo kênh đều dành
những mối quan tâm lớn nhất cho việc xác lập dấu
ấn của kênh qua những chương trình “đinh”, được
phát vào giờ vàng và chương trình được giao cho
những nhà báo giàu kinh nghiệm, có bản lĩnhvà tài
năng của kênh. Ở VTV1 có chuyên mục “Đối thoại
Chính sách” do hai nhà báo kiêm Phó trưởng ban
Thời sự là Ngọc Quang và Quang Minh đảm nhiệm;
ở VITV là “Đối thoại” do chính Giám đốc kênh phụ

trách, còn ở FBNC thì do nhà báo dày dạn Trần
Ngọc Châu trực tiếp thực hiện. Thật ra, đây cũng là
điều đương nhiên vì muốn kênh truyền hình có ảnh
hưởng rộng lớn trong xã hội thì việc đầu tư cả về
kinh phí và nhân lực có chất lượng phải ở mức tốt
nhất có thể. Đây là điều hiển nhiên với những
đài/kênh truyền hình chuyên về chính trị xã hội.
Ngoài việc đầu tư tối đa cho những chuyên mục
có bản sắc thì các đài/kênh truyền hình cũng bố trí
hài hòa trong khung phát sóng những chương trình
có tính chính luận. Điều này đảm bảo để không có
vấn đề nóng nào bị bỏ sót. Đây chính là một lợi thế
nổi bật của các kênh thời sự - chính trị tổng hợp so
với những kênh chuyên biệt theo nội dung như thời
trang, âm nhạc, thể thao… Bên cạnh việc tăng
cường tính chính luận, các kênh truyền hình còn tập
trung vào những vấn đề nóng. Thậm chí ngay khi
66

có một khi có sự kiện đáng quan tâm xảy ra, người
ta có thể sẵn sàng dừng ngay chương trình đang phát
sóng để thông tin trực tiếp về sự kiện này. Đây
không phải là việc làm tùy hứng, ngẫu nhiên mà đó
là một cách làm có tính cạnh tranh ở mức độ cao
nhất nhằm đáp ứng kịp thời tâm lý và nhu cầu của
người xem truyền hình.
Lợi ích trong thực tiễn
Nói về những lợi ích từ báo chí chính luận, trong
khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến
những khía cạnh chủ yếu, rõ nét và có ảnh hưởng

lớn nhất.
Trước hết, là những lợi ích của cộng đồng khi
báo chí chính luận tác động tới chính sách. Có một
thực tế không thể phủ nhận rằng đây là lợi thế lớn
nhất đối với xã hội do báo chí đưa lại. Một dự thảo
chính sách còn nhiều điểm bất cập, chưa theo kịp
thực tiễn và tiềm ẩn những nguy cơ gây hại tới một
nhóm cộng đồng thì áp lực của báo chí sẽ khiến các
nhà làm luật phải thay đổi quan điểm và tiến tới bãi
bỏ hay sửa đổi. Về điều này, không chỉ ở trên thế
giới mà ngay tại Việt Nam cũng có rất nhiều ví dụ
tiêu biểu.
Nhiều người còn nhớ một câu chuyện mới xảy
ra gần đây, khi cơ quan chức năng đưa ra dự thảo
cho phép cảnh sát giao thông có quyền trưng dụng
những phương tiện như máy ảnh, máy quay phim
của công dân. Trước quy định bất hợp lý này (đặc
biệt trong bối cảnh hiện tại khi việc cảnh sát giao
thông mãi lộ vẫn chưa được dẹp bỏ) nhiều kênh
truyền hình đã lên tiếng và sau đó cơ quan chức
năng đã phải rút lại điều này.
Một ví dụ khác về những tác động tích cực của
truyền hình chính luận là chương trình “Đối thoại
Chính sách”của VTV phát ngày 02.3.2016 về đề tài
“TPP: Cơ hội và thách thức đối với người lao động
và tổ chức công đoàn”. Mặc dù đây không phải là
vấn đề xa lạ với giới chuyên môn nhưng nó vẫn thực
sự là “cú sốc”với công luận nói chung. Tất nhiên là
có rất nhiều lý do để tiến tới ký kết TPP(1), nhưng
như một chuyên gia trong cơ quan tham vấn cho

Chính phủ đã thừa nhận rằng: việc các khách mời
trên kênh truyền hình đã thảo luận không né tránh

Lý luËn chÝnh trÞ & TruyÒn th«ng

Sè th¸ng 7-2016


THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

nhiều nội dung, kể cả những vấn đề nhạy cảm nhất
như quyền thành lập công đoàn độc lập của người
lao động cũng là một động lực giúp những người
trực tiếp ra quyết định thấy vững tin hơn khi đặt bút
phê chuẩn hiệp định.
Những ví dụ nêu trên mới nói về lợi ích của cộng
đồng liên quan đến chính sách quản lý xã hội. Còn
nếu xét ở góc độ cá nhân thì có rất nhiều số phận đã
thay đổi sau khi cơ quan báo chí lên tiếng. Mới đây,
chuyên mục VTV24 của VTV đã có series điều tra
về những công ty lừa đảo núp bóng kinh doanh đa
cấp. Vụ việc sau đó đã được cơ quan công an khởi
tố vụ án và bắt tạm giam một số bị can. Tuy nhiên,
điều đáng nói là sau đó có nhiều cá nhân đã thừa
nhận rằng chỉ một chút xíu nữa thôi mình đã bỏ hết
tiền vào công ty “Liên kết Việt” và chắc chắn sẽ
trắng tay nếu VTV24 chưa phát sóng loạt phóng sự
này.
Không thể liệt kê đầy đủ các lợi ích từ báo chí
chính luận nói chung và truyền hình nói riêng. Đó

chính là điều đáng mừng vì chừng nào những tác
động của báo chí chính luận còn được thể hiện như
vậy thì chừng đó mọi người còn có thể hy vọng vào
một tương lai với nhiều hứa hẹn. Điều này cũng cho
thấy tương lai của các kênh truyền hình chính luận
trong một xã hội tràn ngập thông tin như hiện nay.
Công nghệ hay con người?
Tuy nhiên, viễn cảnh không phải chỉ toàn những
điều tốt đẹp. Trước sự phát triển có tính chất bùng
nổ của mạng xã hội, đặc biệt là chức năng live (trực
tiếp) trên Facebook và ảnh hưởng ngày càng mở
rộng của Youtube, truyền hình chính luận đang đứng
trước những trở ngại đáng kể.
Trở ngại đầu tiên là người xem có thể chọn lựa
những cách thức xem khác tiện lợi hơn, chi phí thấp
hơn… Nhờ công nghệ nên giờ đây khái niệm độc
quyền của người làm báo truyền thống cũng thay
đổi đáng kể. Chỉ cần một chiếc smart phone, bất cứ
ai cũng có thể đưa lên mạng Internet những vấn đề,
những sự kiện do chính họ ghi lại được. Do vậy,
nguồn thu từ khách hàng thuê bao và quảng cáo của
các kênh chính luận chắc chắn sẽ bị thu hẹp đáng
kể. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của
Sè th¸ng 7-2016

các kênh truyền hình vì nếu thiếu tiền sẽ không sử
dụng được người giỏi và không nâng cấp được máy
móc thiết bị… Những điều đó sẽ khiến cho chất
lượng nội dung chương trình ngày càng đi xuống.
Tất nhiên, không ai vội vã khẳng định đấy là “cái

chết” được báo trước đối với các kênh truyền hình
chính luận. Hơn ai hết, những người làm truyền hình
trên khắp thế giới ý thức được những nguy cơ này
một cách rõ rệt nhất và họ sẽ không ngồi yên. Nhiều
kênh truyền hình đã nhanh tay tận dụng tối đa những
lợi thế do công nghệ mang lại như quảng bá và phát
live trên Facebook, đưa chương trình lên Youtube…
Tuy nhiên, việc tận dụng công nghệ như vậy có giúp
các kênh truyền hình chính luận tiếp tục đứng vững
hay không lại là chuyện khác!
Đến thời điểm này, thật khó có thể khẳng định
tương lai truyền hình chính luận sẽ ra sao trong bối
cảnh công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ
như vũ bão hiện nay. Tuy nhiên, trong mọi nhận
định thì yếu tố nội dung luôn được coi là điểm cốt
lõi quyết định thành bại bởi quá trình cạnh tranh
giữa các kênh truyền hình và cạnh tranh cả với mạng
xã hội đang bước vào giai đoạn quyết liệt với độ cao
nhất. Trong bối cảnh đó, có lẽ yếu tố con người sẽ
tạo nên khác biệt. Tuy nhiên, đó cũng mới chỉ là dự
đoán vì mọi việc còn ở phía trước với rất nhiều câu
hỏi - bao gồm cả những cơ hội và những thách thức
sống còn đối với các kênh truyền hình chính luận.r

(1)
Hiệp định Đối tác thương mại tự do xuyên Thái Bình
Dương

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Trần Quang (2000), Các thể loại chính luận báo chí,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2.Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn
hóa Thông tin, Hà Nội.
3.Nguyễn Thế Kỷ (2011), Nói năng giao tiếp trên truyền
hình, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4.Nguyễn Ngọc Oanh (2015), sách Chính luận truyền
hình: Lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm, NXB Thông
tấn, Hà Nội.

Lý luËn chÝnh trÞ & TruyÒn th«ng

67



×