Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 - 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.64 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

́H

U

Ế

------------------



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

H

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN

IN

ĐỊA BÀN XÃ VĨNH THÀNH, HUYỆN VĨNH LINH

Đ
A

̣I H

O


̣C

K

TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2011 - 2013

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Đinh Văn Lĩnh

PGS.TS. Mai Văn Xuân

Lớp: K44B-KHĐT
Niên khóa: 2010 - 2014
Huế, tháng 5 năm 2014


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Lời Cảm Ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài này Tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ, hướng dẫn của nhiều cá nhân tổ chức trong và ngoài
trường.

U


Ế

Trước hết, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo
hướng dẫn PGS.TS Mai Văn Xuân đã tận tình giành nhiều thời gian,
công sức trực tiếp hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa
luận này.



́H

Tôi cũng xin cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu nhà trường cùng
quý thầy, cô giáo khoa Kinh tế Phát triển trường Đại học Kinh tế - Đại
học Huế đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt bốn năm học qua

K

IN

H

để tôi có được nền tảng kiến thức làm đề tài này.
Tôi xin cảm ơn UBND xã Vĩnh Thành đã tạo điều kiện cho Tôi
thực tập tại cơ quan và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực

O

̣C

tập để hoàn thành khóa luận.

Cuối cùng là lời cảm ơn đến gia đình đã động viên, giúp đở tôi
trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận này.

Đ
A

̣I H

Với tất cả sự cố gắng và nổ lực của bản thân, tôi đã cố gắng hoàn
thành khóa luận này. Song, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong quý thầy cô giáo và mọi người quan tâm đến đề tài, có
những đóng góp để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Quảng Trị, tháng 5 năm
2014
Sinh viên thực hiện
Đinh Văn Lĩnh

SVTH: Đinh Văn Lĩnh

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

MỤC LỤC
Lời cảm ơn.......................................................................................................................0
Mục lục ........................................................................................................................... ii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu.............................................................................iv
Danh mục các biểu đồ .....................................................................................................v
Danh mục các bảng biểu.................................................................................................vi
Tóm tắt nghiên cứu....................................................................................................... vii

Ế

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1

U

1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu...................................................................................1

́H

2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................1



3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2

H

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .........................................................4

IN

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................4
1.1. Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp .....................................4


K

1.1.1. Lý luận về đất nông nghiệp ............................................................................4

̣C

1.1.2. Lý luận về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp .............................................7

O

1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................9

̣I H

1.2.1. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở các nước trên thế giới .......................9
1.2.2. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta ............................................11

Đ
A

Chương 2. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH THÀNH ........................................................................13
2.1. Đặc điểm cơ bản của xã Vĩnh thành ...................................................................13
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ...................................13
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................17
2.2. Thực trạng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở xã Vĩnh Thành.....................24
2.2.1. Tình hình quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn xã Vĩnh Thành ...................24
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất ở xã Vĩnh Thành......................................................29
2.2.3. Hiện trạng, biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011-2013.........31


SVTH: Đinh Văn Lĩnh

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

2.2.4. Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp giai đoạn 2011-2013 ...................................................................................35
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở XÃ VĨNH THÀNH .............49
3.1. Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội xã Vĩnh Thành đến năm 2020.......49
3.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................49
3.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................49

Ế

3.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ở xã Vĩnh Thành ......................................51

U

3.3. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất nông

́H

nghiệp trên địa bàn xã Vĩnh Thành ............................................................................53
3.3.1. Tăng cường công tác xây dựng, ban hành văn bản về quản lý đất đai .........53




3.3.2. Hoàn chỉnh cơ chế chính sách ......................................................................53
3.3.3. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp.............................................54

H

3.3.4. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến sâu rộng về công tác quy hoạch sử

IN

dụng đất nông nghiệp..............................................................................................54

K

3.3.5. Hình thành các ban chỉ đạo và quy định rõ trách nhiệm cho từng ngành,
lĩnh vực khi thực hiện quy hoạch đất đai................................................................55

O

̣C

3.3.6. Thực hiện các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp và

̣I H

bảo vệ môi trường trong việc thực hiện quy hoạch và triển khai quy hoạch sử
dụng đấtnông nghiệp...............................................................................................55


Đ
A

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................56
1. Kết luận ..................................................................................................................56
2. Kiến nghị ................................................................................................................57
2.1. Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước...............................................................57
2.2. Kiến nghị đối với tỉnh, huyện ..........................................................................57
2.3. Kiến nghị đối với xã ........................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Đinh Văn Lĩnh

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
: Công nghiệp hóa

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CP

: Chính Phủ


DA

: Dự án

DV

: Dịch vụ

ĐVT

: Đơn vị tính

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HGĐ

: Hộ gia đình

KH-KT

: Khoa học - Kỹ thuật

KT

: Kinh tế

KT-XH


: Kinh tế - Xã hội

NN

: Nhà nước

IN

H



́H

U

Ế

CNH

QH

: Quy hoạch

K

SX-KD

̣C


SXNN

̣I H

TNTN

O

TH

: Sản xuất nông nghiệp
: Thực hiện
: Tài nguyên thiên nhiên
: Ủy ban nhân dân

Đ
A

UBND

: Sản xuất kinh doanh

SVTH: Đinh Văn Lĩnh

iv


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành chính của xã Vĩnh Thành giai
đoạn 2011 – 2013.......................................................................................18

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Biểu đồ 2: Biểu đồ cơ cấu diện tích đất qua các năm ở xã Vĩnh Thành .......................30


SVTH: Đinh Văn Lĩnh

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã Vĩnh Thành giai đoạn 2011 - 2013 ........17
Bảng 2: Dân số và nguồn lao động xã Vĩnh Thành giai đoạn 2011- 2013 ...................19
Bảng 3: Diện tích đất theo đối tượng sử dụng, quản lý ở xã Vĩnh Thành năm 2013....27
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất của xã Vĩnh Thành giai đoạn 2011 - 2013 .................29
Bảng 6: Bảng dự kiến quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2013...........................39

Ế

Bảng 7: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp giai

U

đoạn 2011- 2013.............................................................................................40

Đ
A

̣I H


O

̣C

K

IN

H



́H

Bảng 8: Chu chuyển đất trên địa bàn xã Vĩnh Thành giai đoạn 2011- 2013 ................43

SVTH: Đinh Văn Lĩnh

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 - 2013” đã cho
thấy vai trò quan trọng của công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đối với việc
phát triển kinh tế của huyện Vĩnh Linh nói chung và xã Vĩnh Thành nói riêng. Đồng

thời, kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra được những mặt khó khăn, hạn chế trong công

Ế

tác quản lý, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp để từ đó đề xuất một số giải pháp

U

nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại và góp phần hoàn thiện công tác quy hoạch

́H

sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Vĩnh Thành trong thời gian tới.



Mục tiêu chính của đề tài: Đánh giá thực trạng, biến động, tình hình thực hiện
quy hoạch đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch sử

H

dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Vĩnh Thành. Để đạt được mục tiêu chính đặt ra,

IN

đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản như: Hệ thống hoá những vấn đề lý
luận và thực tiễn về đất nông nghiệp và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; Phân tích

K


đánh giá thực trạng, biến động và tình hình thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất

̣C

nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013; Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quy

O

hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Vĩnh Thành trong thời gian tới.

̣I H

Dữ liệu nghiên cứu: Số liệu từ các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã
hội: Các báo cáo về tình hình sử dụng đất, tình hình thực hiện công tác quy hoạch đất

Đ
A

nông nghiệp của xã Vĩnh Thành, tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý về vấn đề
quản lý, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn.
Phương pháp nghiên cứu: Tôi đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau đây:
+ Thu thập số liệu thứ cấp: bao gồm số liệu từ các văn bản, các báo cáo tổng kết,
nguồn số liệu thống kê.
+ Các phương pháp phân tích thống kê như: số tương đối, số tuyệt đối, tỷ trọng,
số bình quân, phương pháp so sánh, phương pháp mô tả.
+ Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để tham khảo ý kiến của các Nhà quản
lý có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhằm mục đích tìm hiểu thêm về nguyên nhân
của những tồn tại và gợi ý giải pháp.
SVTH: Đinh Văn Lĩnh


vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Kết quả đạt được: Khóa luận đã hệ thống hóa những nội dung cơ bản đất nông
nghiệp, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, phân tích được cơ cấu kinh tế - xã hội, về
tình hình quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã. Đồng thời kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra được một số hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong công tác quản
lý, quy hoạch sử dụng đất nông nghiêp. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và tham khảo ý
kiến chuyên gia, khóa luận cũng đã đề xuất được một số giải pháp, kiến nghị nhằm
hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Vĩnh Thành

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H




́H

U

Ế

trong thời gian tới.

SVTH: Đinh Văn Lĩnh

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn đặc biệt là sản xuất nông nghiệp luôn
gắn liền với đất đai. Trong nông nghiệp, đất đai không chỉ là địa điểm để tiến hành sản
xuất kinh doanh như trong các ngành kinh tế khác, mà đất đai còn trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất, hơn nữa còn là tư liệu sản xuất đặc biệt. Vì vậy, công tác lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng,

Ế

Chính phủ được triển khai trên phạm vi cả nước và đạt được một số kết quả nhất định.


U

Vĩnh Thành là một xã nông nghiệp của huyện Vĩnh Linh, có tổng quỹ đất nông

́H

nghiệp là 792.74 ha, chiếm tới 74.69 % diện tích tự nhiên.Việc hoàn thiện công tác



quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sử dụng có hiệu
quả quỹ đất này và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của xã. Nhận

H

thức được yêu cầu trên đây, thời gian qua, lãnh đạo Đảng và chính quyền xã Vĩnh

IN

Thành đã đầu tư nhiều công sức tổ chức xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
một cách cẩn thận và đã tổ chức giám sát việc triển khai quy hoạch sử dụng đất đã phê

K

duyệt, làm cơ sở giao đất cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, quá trình triển khai và thực

̣C

hiện quy hoạch sử dụng đất vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, tình hình theo dõi, giám sát


O

việc thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập diễn ra, không điều chỉnh kịp những biến

̣I H

động về sử dụng đất trong quá trình thực thi quy hoạch tại địa phương.
Do đó, tôi lựa chọn đề tài "Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã

Đ
A

Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 - 2013" để nghiên cứu,
khảo sát tình hình quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp thực tế trên địa bàn xã Vĩnh Thành
nhằm đưa ra những giải pháp điều chỉnh kịp thời những nội dung sử dụng đất nông
nghiệp bất hợp lý, không phù hợp với phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã
được phê duyệt góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Vĩnh
Thành, huyện Vĩnh Linh, xã Quảng Trị.
SVTH: Đinh Văn Lĩnh

1


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

2.2. Mục tiêu cụ thể
Luận giải cơ sở khoa học về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
Đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Vĩnh
Thành trong giai đoạn 2011 - 2013.
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn xã Vĩnh Thành thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Ế

3.1. Đối tượng nghiên cứu

U

Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở xã Vĩnh Thành giai đoạn 2011 - 2013.

́H

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi địa bàn xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh



Linh, tỉnh Quảng Trị.

Về thời gian: Nghiên cứu nguồn số liệu từ 2011 - 2013.


IN

nghiệp trên địa bàn xã Vĩnh Thành.

H

Về nội dung: Nghiên cứu vấn đề liên quan đến quy hoạch sử dụng đất nông

K

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập số liệu

O

̣C

Các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, số

̣I H

liệu tại UBND xã Vĩnh Thành , qua mạng Internet, qua sách báo. Dùng để thu thập các
thông tin liên quan đến đặc điểm tự nhiên, KT-XH, tình hình quản lý sử dụng đất nông
nghiệp và các tài liệu liên quan đến quy hoạch đất đai địa bàn nghiên cứu.

Đ
A

4.2. Phương pháp so sánh giữa phương án quy hoạch với thực hiện quy


hoạch để đánh giá mức độ chất lượng quy hoạch
So sánh giữa phương án với thực tế triển khai, phát hiện những sai lệch.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến các sai lệch giữa phương án và thực tiễn triển
khai quy hoạch.
4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập số liệu ở các nguồn khác nhau, tôi đã tiến hành xử lý, tính toán
để bảo bảo tính chính xác và thống nhất. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
phân tích, làm rõ ảnh hưởng của quy hoạch tới các hình thức sử dụng đất đai. Từ đó
SVTH: Đinh Văn Lĩnh

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh các dữ liệu để rút ra nhận xét về mặt thuận lợi,
khó khăn từ đó đưa ra giải pháp khắc phục.
Các tài liệu, số liệu đã thu thập đòi hỏi cần chọn lọc loại bỏ những yếu tố không cần
thiết, lấy các số liệu hợp lý, có cơ sở khoa học và đúng với tình hình thực tế địa phương.
4.4. Phương pháp chuyên gia
Đề tài có tham khảo ý kiến của các Nhà quản lý có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu, nhằm mục đích tìm hiểu thêm về nguyên nhân của những tồn tại và gợi ý giải pháp.

Ế

4.5. Phương pháp đánh giá nhận xét


Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

giá, nhận xét và từ đó rút ra những kết luận và bài học.

U

Từ những tài liệu, số liệu thu thập được và quá trình phân tích tiến hành đánh

SVTH: Đinh Văn Lĩnh

3



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
1.1.1. Lý luận về đất nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp

Ế

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ

U

yếu và đặc biệt là của sản xuất nông nghiệp. Đất đai được dùng hầu hết vào các ngành

́H

sản xuất, các lĩnh vực của đời sống. Theo từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực của đời



sống, đất đai được phân thành các loại khác nhau và gọi tên theo ngành, lĩnh vực
chung được sử dụng.

H


Với ý nghĩa đó, đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của

IN

các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc để sử dụng
nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.

K

Căn cứ vào mục đích sử dụng đất, Điều 13 luật đất đai năm 2003 có ghi:

̣C

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: đất trồng cây hàng năm gồm đất

O

trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi; đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây

̣I H

lâu năm; đất lâm nghiệp; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác
theo quy định của Chính phủ.

Đ
A

Như vậy, có thể hiểu đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất

của ngành nông nghiệp bao gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất

lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khai thác theo
quy định của Chính phủ.
1.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của đất nông nghiệp
Ở mỗi quốc gia đất đai đều được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, riêng
đất nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản giống nhau, được biểu hiện cụ thể:
- Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu.
Đất nông nghiệp là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt

SVTH: Đinh Văn Lĩnh

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

không thể thay thế được của ngành nông - lâm nghiệp. Nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề
trước tiên của mọi quá trình sản xuất.
Đất nông nghiệp vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Đối với các
loại đất chuyên dùng khác thì đất đai chỉ là đối tượng lao động, con người phải sử
dụng tư liệu lao động để tác động vào để tạo ra sản phẩm.
- Đất nông nghiệp có vị trí cố định và không thể di chuyển được
Đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng không thể sản sinh thêm thông qua

Ế

quá trình sản xuất, không di chuyển được và có khả năng tái tạo được. Nó gắn liền với

U


điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội của mỗi vùng. Đặc tính này đồng thời nó

́H

quy định tính giới hạn về quy mô theo không gian gắn liền với môi trường mà đất đai
chịu sự chi phối, gắn liền với nguồn gốc hình thành của đất đai, địa hình, khí hậu, kết

kinh tế trong quá trình khai thác sử dụng đất.



cấu đất, độ màu mỡ, vị trí của đất... vị trí của đất nông nghiệp có ý nghĩa lớn về mặt

H

- Đất nông nghiệp bị giới hạn về mặt diện tích, nhưng sức sản xuất của nó

IN

lại là không giới hạn.

K

Do đặc điểm tự nhiên của đất đai quy định, cho nên diện tích đất nông nghiệp đưa
vào canh tác luôn bị giới hạn bởi không gian nhất định. Xét trên góc độ giới hạn tuyệt đối

O

̣C


thì diện tích đất đai của toàn bộ hành tinh, của từng quốc gia, của từng địa phương là

̣I H

những con số hữu hạn, có thể lượng hoá bằng những con số cụ thể. Xét trên góc độ giới
hạn tương đối thì không phải tất cả diện tích tự nhiên đều đưa vào canh tác được, tùy

Đ
A

thuộc vào điều kiện đất đai, địa hình và trình độ phát triển kinh tế của từng nước mà diện
tích đất nông nghiệp đưa vào canh tác chỉ chiếm tỷ lệ phần trăm thích hợp.
Tuy nhiên, dù bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xuất của đất nông

nghiệp lại không có giới hạn, nghĩa là trên mỗi đơn vị diện tích đất nông nghiệp, nếu
không ngừng tăng cường đầu tư vốn, sức lao động, đưa khoa học và công nghệ mới
vào sản xuất thì số lượng sản phẩm đem lại trên một đơn vị sản phẩm là ngày càng
nhiều hơn và chất lượng hơn.
- Đất nông nghiệp vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động
Đất nông nghiệp vốn là sản phẩm của tự nhiên, nó xuất hiện và tồn tại ngoài ý
muốn của con người. Đất nông nghiệp được hình thành do quá trình phong hoá đá và
SVTH: Đinh Văn Lĩnh

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân


sự tác động của vi sinh vật, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,... và do con người tiến hành khai
phá, đưa vào sử dụng nhằm phục vụ lợi ích của con người. Trong quá trình lịch sử lâu dài
đó, lao động của con người qua nhiều thế hệ đã được kết tinh vào đó. Do đó, ngày nay đất
nông nghiệp vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động.
- Đất nông nghiệp có chất lượng không đồng đều
Đất nông nghiệp không đồng nhất về chất lượng do sự khác nhau giữa các yếu tố
dinh dưỡng vốn có của nó. Đó là kết quả một mặt là của quá trình hình thành đất, mặt

Ế

khác quan trọng hơn là quá trình canh tác của con người. Độ màu mỡ của đất nông nghiệp

U

nói lên khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Con người không những chỉ sử

́H

dụng độ màu mỡ tự nhiên của đất, mà còn có khả năng làm tăng thêm độ màu mỡ của đất.

1.1.1.3. Vai trò của đất nông nghiệp



Ngược lại, nếu sử dụng không hợp lý thì làm giảm độ màu mỡ của tự nhiên.
- Đất nông nghiệp là một điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế nông thôn

H


Từ xa xưa đến nay, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng không thể

IN

thiếu được đối với người nông dân. Nếu không có đất để sản xuất thì không thể có bất

K

cứ một nền nông nghiệp nào.

Đất đai đã trở thành tư liệu sản xuất quan trọng nhất và là điều kiện sống còn

O

̣C

đối với hoạt động SXNN của người nông dân. Nhờ có đất mà nông dân đã sản xuất ra

̣I H

lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của họ, gia đình và của cả xã hội. Vì vậy, đất
nông nghiệp là một tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với bất kỳ người nông dân nào.

Đ
A

- Đất nông nghiệp là một nguồn lực đầu vào đặc biệt quan trọng của SXNN
Đất nông nghiệp là một trong những nguồn lực đầu vào quan trọng không thể

thiếu được của quá trình hoạt động SX–KD trong lĩnh vực nông nghiệp. Tất nhiên,

trong hoạt động kinh tế, con người có thể làm tăng độ phì của đất, có thể tìm kiếm, lựa
chọn cây trồng, vật nuôi thích hợp để làm tăng và phát huy vai trò của đất nông nghiệp
trong sản xuất. Nếu không có phương thức canh tác hợp lý thì các tiềm năng của đất
nông nghiệp không trở thành hiện thực tức là không thể phát huy được vai trò của nó
đối với sản xuất của con người.

SVTH: Đinh Văn Lĩnh

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

- Đất nông nghiệp là một nhân tố tự nhiên đặc biệt quan trọng trong việc
xây dựng cơ cấu kinh tế
Mỗi loại đất đều có một thành phần cơ giới nhất định, được tạo nên từ các loại đá
mẹ nhất định. Các loại đất khác nhau có độ phì khác nhau, thành phần các nguyên tố đa
lượng, vi lượng chứa đựng trong chúng là khác nhau, đặc tính thấm hút nước, độ tơi xốp
cũng khác nhau. Cho nên, từng loại đất chỉ phù hợp với từng loạicây trồng, vật nuôi nhất
định. Chỉ trong điều kiện được canh tác trên loại đất phù hợp với đặc tính sinh lý, sinh hoá

Ế

của cây trồng, vật nuôi thì chúng mới có thể cho thu hoạch sản phẩm năng suất cao, chất

U

lượng tốt. Do vậy, việc phát hiện ra đặc tính của các loại đất khác nhau có một ý nghĩa vô


́H

cùng quan trọng. Từ đó, mới có thể xây dựng một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý.
1.1.2. Lý luận về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp



1.1.2.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ

H

thuật, pháp chế của nhà nước về tổ chức, sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý,

IN

khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất nông nghiệp (khoanh

K

định cho các mục đích) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử
dụng đất nông nghiệp cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều

O

̣C

kiện bảo vệ đất đai và môi trường.


̣I H

1.1.2.2. Căn cứ và cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
1.1.2.2.1. Căn cứ của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Đ
A

Theo điều 22 Luật Đất đai 2003: Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp bao gồm:
- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an

ninh của cả nước, quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường.
- Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp.
- Định mức sử dụng đất nông nghiệp.
- Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất nông nghiệp.
- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp kỳ trước.

SVTH: Đinh Văn Lĩnh

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân


1.1.2.2.2. Cơ sở pháp lý về quy hoạch sử dụng đất
-Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1991 đã khẳng định:
"đất đai thuộc sở hữu toàn dân", "nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả " (chương II, Điều 18).
-Luật đất đai năm 2003 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua cũng dành hẳn một mục gần 10 điều quy
định các nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (mục 2 - từ điều 21 đến điều 30)

Ế

-Kế hoạch số 461/UBND ngày 17/11/2009 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc

́H

đất 5 năm (2011-2015) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

U

Triển khai công tác Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng

-Quy hoạch tổng thể phát triển KT–XH của huyện Vĩnh Linh đến năm 2020.



-Hướng dẫn số 797/STNMT ngày 24/9/2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Quảng Trị hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu tài nguyên và môi trường theo Đề án thí

H

điểm mô hình xã “Nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.


IN

-Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử

K

dụng đất đến năm 2020 của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
-Văn kiện Đại hội Đảng bộ xã Vĩnh Thành, các Nghị quyết của Hội đồng nhân

O

̣C

dân về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.

̣I H

-Căn cứ Quyết định số 3875/UBND-NN ngày 31/8/2010 của UBND tỉnh
Quảng Trị phê duyệt kế hoạch Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn

Đ
A

mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2020.
1.1.2.3. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng dất nông nghiệp
-Về lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, nội dung gồm:
 Điều tra, nghiên cứu, phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã

hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai.

 Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
 Phân bổ diện tích đất vào sử dụng theo từng mục đích.
 Xác định diện tích phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án.
 Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
 Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
SVTH: Đinh Văn Lĩnh

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp gồm 6 bước, cụ thể như sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Bước 2: Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.
Bước 3: Đánh giá điều kiện tự nhiên, KT - XH tác động đến việc sử dụng đất
nông nghiệp.
Bước 4: Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng, kết quả thực hiện quy hoạch sử
dụng đất nông nghiệp kỳ trước. Xác định tiềm năng đất đai và xây dựng định hướng

Ế

dài hạn về sử dụng đất nông nghiệp.

U

Bước 5: Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch phù hợp.


́H

Bước 6: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch
sử dụng đất nông nghiệp để trình xét duyệt và công bố quy hoạch sử dụng đất nông



nghiệp chi tiết đã phê duyệt.

-Về thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, nội dung gồm:

H

 Hình thành tổ chức bộ máy và cán bộ thực hiện quản lý Nhà nước về triển

IN

khai quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở cấp xã.

K

 Phân bổ quỹ đất nông nghiệp cho người sử dụng.

̣C

 Tuyên truyền, giáo dục người sử dụng đất về thực hiện đúng quy hoạch sử

O

dụng đất nông nghiệp đã phê duyệt.


̣I H

 Giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn xã sau khi triển khai.

Đ
A

 Giám sát thực hiện các tiêu chí trong thực hiện quy hoạch.
 Triển khai các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường trong thực

hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở các nước trên thế giới
- Nhật Bản
Từ năm 1980, Nhật Bản đã có quy định Nhà nước phải quản lý chặt chẽ quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ đất, đảm bảo cho
người nông dân có đất canh tác và cấp giấy phép để nông dân sản xuất nông nghiệp.
Việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp được tiến hành chặt chẽ có hệ thống từ Trung
SVTH: Đinh Văn Lĩnh

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

ương đến địa phương. Hàng năm, các cấp chính quyền tổ chức đánh giá hiệu quả quy

hoạch sử dụng đất nông nghiệp để xử lý những hành vi vi phạm quy hoạch sử dụng đất
đã được phê duyệt.
- Hoa kỳ
Chính phủ Liên Bang thực hiện chức năng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
đối với các bang và liên bang. Quốc hội Mỹ đã ban hành nhiều đạo luật có liên quan
đến quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và có cơ chế kiểm soát chặt chẽ. Công tác

Ế

điều tra, khảo sát đất nông nghiệp đã được thực hiện trên quy mô lớn nhằm thống kê

U

quỹ đất hiện có trên từng bang và cả liên bang. Chính phủ đã thành lập tổ chức làm

́H

nhiệm vụ đánh giá khả năng, mức độ và hiệu quả khai thác tài nguyên đất nói chung
và đất nông nghiệp nói riêng. Việc quy hoạch sử dụng nông nghiệp được tiến hành



theo hệ thống chỉ tiêu kinh tế đã được xác định.
- Pháp

H

Công tác phân vùng sản xuất nông nghiệp được giao cho các chuyên gia nông

IN


nghiệp của Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế kết hợp với các địa phương tiến
hành, trên cơ sở đó tổng hợp quy hoạch chung cả nước với 600 tiểu vùng nông nghiệp.

K

Các vùng nông nghiệp được quy hoạch trên cơ sở đặc điểm riêng về thổ nhưỡng, khí

̣C

hậu...và điều kiện xã hội như phân bố dân cư, cơ cấu kinh tế, hệ thống sản xuất nông

O

nghiệp,...Việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở Pháp đều dựa vào các phương

̣I H

pháp phân tích, thống kê và các mô hình tối ưu mà Việt Nam đang tiến hành,...phân
vùng nông nhiệp ở Pháp theo đơn vị hành chính được áp dụng trong chỉ đạo sản xuất

Đ
A

đến ngày nay. Kết quả đạt được là nông nghiệp nước này phát triển ổn định, vững chắc
dựa trên tổ chức sản xuất quy mô trang trại, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ
thuật có năng suất cao, sản phẩm hàng hóa lớn theo yêu cầu thị trường.
- Thái Lan
Việc quy hoạch phân theo 3 cấp: Cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương.
Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể những chương trình KT – XH của Hoàng gia Thái

Lan, gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà nước, phối hợp với tổ chức Chính
phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát triển Hoàng gia đã xác định vùng nông
nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về KT – XH, chính trị ở Thái Lan. Các dự án đều
tập trung vào vấn đề như: đất đai, nông nghiệp, lao động,…
SVTH: Đinh Văn Lĩnh

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

1.2.2. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta
1.2.2.1. Tình hình chung
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, thì vấn đề quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong đó, quy hoạch
sử dụng đất đóng vai trò rất quan trọng. Dù ở mức độ nào thì nhìn chung mục tiêu là
nâng cao đời sống vật chất tinh thần cũng như bảo vệ môi trường sinh thái cho nhân
dân. Thực tế, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam được tiến hành

Ế

trên khắp phạm vi lãnh thổ. Phương án quy hoạch là 10 năm, kế hoạch là 5 năm phù

U

hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, của từng vùng trên cơ sở khai thác

́H


có hiệu quả tiềm năng TNTN, các điều kiện KT-XH và thế mạnh của từng vùng.
1.2.2.2. Thực trạng chính sách đất nông nghiệp hiện nay ở nước ta



Chính sách đất nông nghiệp hiện nay ở nước ta là kết quả của quá trình xây
dựng trên quan điểm đổi mới trong một thời gian dài. Nội dung cơ bản của chính sách

H

đất nông nghiệp của Nhà nước Việt Nam hiện nay được thể hiện:

IN

- Chế độ sở hữu đất nông nghiệp

K

Chế độ sở hữu đất nông nghiệp ở Việt Nam được phân chia thành hai quyền:
quyền sở hữu và quyền sử dụng. Hai quyền ấy được phân cho hai chủ thể khác nhau là

̣C

Nhà nước (đại diện cho chủ sở hữu toàn dân) và người sử dụng, chủ yếu là nông dân.

̣I H

O


- Chính sách giá đất nông nghiệp
Chính sách giá đất nông nghiệp được quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm

Đ
A

1993, năm 2003 và mới nhất là Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004 của
Chính phủ. Theo đó, có hai phương pháp xác định giá đất: theo giá thị trường và theo
thu nhập từ đất. Quyền xác định giá đất được phân cấp rộng rãi cho chính quyền cấp
tỉnh. Chế độ điều chỉnh giá cũng linh hoạt hơn trước và bám sát giá thị trường.
- Chính sách khuyến khích tích tụ và tập trung đất
Khi tiến hành giao đất lần đầu cho hộ nông dân vào những năm đầu thập niên
90, thế kỷ XX, để giảm xung đột, Nhà nước đã giao đất cho hộ theo chế độ bình quân
cả về diện tích lẫn hạng đất. Hệ quả là đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình
nông dân rất manh mún.

SVTH: Đinh Văn Lĩnh

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Để khuyến khích nông dân tập trung đất nông nghiệp phục vụ sản xuất quy mô
lớn, Nhà nước sau đó có chính sách khuyến khích nông dân “dồn điền, đổi thửa”, chuyển
đổi, chuyển nhượng đất cho nhau. Số thửa ruộng của một hộ có giảm đi, nhưng quy mô
đất canh tác của một hộ nông dân tăng không đáng kể do các hộ nông dân không muốn
nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người khác vì nhiều lý do khác nhau.

- Chính sách thu hồi và đền bù đất nông nghiệp
Từ thập niên 90 của thế kỷ thứ XX đến nay, Nhà nước tiến hành thu hồi nhiều

Ế

diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị tập trung. Chính vì

U

thế, chính sách thu hồi, đền bù đất nông nghiệp tác động lớn đến nông dân.

́H

Luật Đất đai của Việt Nam quy định: Nhà nước có quyền thu hồi quyền sử dụng
đất nông nghiệp, đất ở của nông dân để sử dụng cho các mục đích công cộng hoặc



phục vụ các mục tiêu phát triển KT–XH. Khi thu hồi đất nông nghiệp, đất ở của nông
dân, Nhà nước phải đền bù cho nông dân đất mới theo diện tích và hạng đất tương

H

đương. Với quyền hạn như vậy, chính quyền một số địa phương đã thu hồi đất nông

IN

nghiệp một cách thiếu thận trọng và ở quy mô lớn, khiến diện tích đất của nông dân

K


nhiều vùng giảm nhanh.

- Chính sách thuế đất nông nghiệp

O

̣C

Nhà nước thu từ nông dân sử dụng đất nông nghiệp các khoản: tiền thuê đất,

̣I H

thuế sử dụng đất và một số lệ phí quản lý đất đai. Từ năm 2003 đến năm 2010, Chính
phủ đã quyết định miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền cho tất cả hộ

Đ
A

nông dân và miễn hoàn toàn thuế sử dụng đất cho hộ nông dân nghèo, giảm 50% cho
diện tích vượt hạn điền.
Tiền thuê đất chỉ áp dụng đối với diện tích đất vượt hạn điền hoặc đất đấu thầu.

Các khoản lệ phí về đất không lớn, thường là phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, phí trích lục bản đồ, phí đăng ký đất.
Xét tổng thể, chính sách thuế đất nông nghiệp của Việt Nam được giảm nhẹ ở
nhiều khâu, kể cả việc Nhà nước không thu thuế chuyển nhượng đất nông nghiệp giữa
những người nông dân với nhau nhằm khuyến khích tập trung đất và chưa thu thuế giá
trị gia tăng từ đất.


SVTH: Đinh Văn Lĩnh

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

Chương 2
THỰC TRẠNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH THÀNH
2.1. Đặc điểm cơ bản của xã Vĩnh thành
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý

Ế

Vĩnh Thành là một xã nằm ở phía Nam huyện Vĩnh Linh, nằm trên trục đường

́H

- Phía Bắc giáp: xã Vĩnh Hòa-Vĩnh Hiền

U

quốc lộ 1A tiếp giáp và có vị trí địa lý như sau:




- Phía Nam giáp: xã Trung Giang-Trung Hải huyện Gio Linh
- Phía Đông giáp: xã Vĩnh Tân-Vĩnh Giang-Vĩnh Thạch

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H

- Phía Tây giáp: xã Vĩnh Sơn-Vĩnh Lâm

Bản đồ vị trí xã Vĩnh Thành trong huyện Vĩnh Linh.
SVTH: Đinh Văn Lĩnh

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân


2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Bề mặt địa hình thoải dần về phía Đông Nam.
Địa hình đồng bằng: Độ cao phổ biến từ 3m - 15m so với mặt nước biển,với
3/5 diện tích là đất đỏ bazan là các loại đất có tiềm năng phát triển cây nông nghiệp và
cây công nghiệp lâu năm, 2/5 diện tích trồng lúa và nuôi thủy sản.
2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Xã Vĩnh Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình chia làm hai

Ế

mùa: Mùa nóng (mùa khô) được bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Mùa lạnh (mùa mưa)

U

bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn:

́H

-Chế độ nhiệt: Tương đối ổn định. Số giờ nắng trong năm khoảng 1600-1800
giờ/năm. Nhiệt độ trung bình từ 24-250C, nhiệt độ cao tuyệt đối khoảng 400C, nhiệt độ



thấp tuyệt đối khoảng 8-90C. Biên độ nhiệt dao động giữa ngày và đêm khoảng 8100C, giữa ngày nóng và ngày lạnh khoảng 15-200C.

H

-Chế độ mưa: Lượng mưa hằng năm tương đối lớn từ 2500-2700mm. Lượng

IN


mưa phân bố không đều trong năm và chia làm 2 mùa rõ rệt. Trong các tháng cao

K

điểm của mùa mưa thường xảy ra lũ lụt.

-Độ ẩm không khí: Bình quân cả năm 85-90%, tháng cao nhất lên đến 91%

O

̣C

kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 năm sau. Ngược lại, từ tháng 5 đến tháng 8 năm sau

̣I H

trùng với gió mùa Tây Nam khô nóng nên độ ẩm thường xuyên dưới 50%, có khi
xuống 30%.

Đ
A

-Chế độ gió: Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc
trưng, khí hậu Miền Trung chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa Đông chủ yếu gió Đông Bắc và
mùa Hè gió Tây Nam là đặc trưng của gió Lào. Mưa bão thường xãy ra từ tháng 8-12
hằng năm.
2.1.1.4. Thủy văn
Chế độ thủy văn nơi đây có phần khắc nghiệt, lượng mưa không lớn, bão lụt
thường xuyên xảy ra, hệ thống kênh mương, thủy lợi cung cấp nước cho sinh hoạt và

sản xuất thiếu và chưa đồng bộ chủ yếu nước tưới được cung cấp từ 2 nguồn chính
gồm đập Bảo đài và khe Rú Lịnh. Ngoài ra còn có các khe hẹp nhỏ như Khe Nây, hồ
Mội Sao, Giếng Đắn.
SVTH: Đinh Văn Lĩnh

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
2.1.1.5.1. Tài nguyên đất
Xã Vĩnh Thành có diện tích tự nhiên 1061.67 ha trong đó đất nông nghiệp
792.74 ha, đất phi nông nghiệp 215.78 ha, đất chưa sử dụng 53.15 ha. Đất được chia
thành các nhóm chính: Đất đỏ bazan trên phiến đá sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất
phù sa được bồi. Các loại đất này thành phần cơ giới tốt, thích hợp với việc trồng lúa
và các loại cây hoa màu, cây công nghiệp.
0

Ế

- Đất đỏ Ba zan trên đá phiến sét: Độ dốc phổ biến <10 , thành phần cơ giới thịt

U

trung bình, loại đất này thích hợp cho việc trồng câu công nghiệp và hoa màu ngắn ngày.

́H


- Đất vàng nhạt trên đá cát: Đây là loại đất tốt, địa hình bằng phẳng nằm phía

loại rau, đậu và khoanh nuôi cá nước ngọt.

H

2.1.1.5.2. Tài nguyên nước



tây nam của xã, có ý nghĩa quan trọng đối với việc sản xuất lúa nước, hoa màu và các

IN

Trên địa bàn có 2 con sông lớn là Bến Hải và Sa Lung chảy qua cung cấp nước
lợ phục vụ cho sản xuất nuôi tôm sú. Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu từ

K

nguồn nước ngầm, ngoài ra khe suối trên địa bàn, mực nước ngầm ở đây nằm dưới độ

̣C

sâu 25-45m, phục vụ cho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi cá nước ngọt. Nguồn

O

nước ngầm có chất lượng khá tốt để sinh hoạt, người dân thường sử dụng giếng khoan


̣I H

và giếng đào sâu từ 7-25m.

Nguồn nước phục vụ tưới cho cây trồng có 2 nguồn chính là từ đập Bảo Đài

Đ
A

và khe Rú Lịnh. Ngoài ra còn một số hệ thống tự chảy như hồ Mội Sao, Khê Nây,
Giếng Đắn.

2.1.1.5.3. Tài nguyên rừng
Mặc dù không nằm trong các xã vùng đồng bằng của huyện, nhưng xã Vĩnh

Thành không có diện tích rừng. Do vậy, đất lâm nghiệp chủ yếu là các vành đai phòng
hộ, cây trồng chủ yếu trên địa bàn là keo, tràm, bạch đàn, phi lao. Rừng phòng hộ chủ
yếu chống xói lở, là vành đai chắn gió tại các tiểu khu trồng cây công nghiệp như hồ
tiêu, cao su, đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

SVTH: Đinh Văn Lĩnh

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân

2.1.1.5.4. Tài nguyên nhân văn

Địa bàn xã trước đây thuộc khu phi quân sự, là giới tuyến tạm thời giữa hai
miền Nam – Bắc, mặc dù chiến tranh khốc liệt nhưng nhân dân trong xã vẫn ngày đêm
chiến đấu bám đất giữ làng. Với những thành tích đạt được, cán bộ và nhân dân xã
Vĩnh Thành vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ
trang. Sau chiến tranh, Đảng bộ và nhân dân toàn xã tiếp tục phát huy truyền thống
anh hùng, từng bước hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng quê hương ngày

Ế

càng giàu đep.

U

Trên địa bàn xã hiện có nhiều di tích lịch sử có ý nghĩa được tôn tạo và bảo tồn

́H

như Cầu Hiền Lương, Cột Cờ Giới Tuyến, các chứng tích của Bộ đội biên phòng.
2.1.1.5.5. Cảnh quan môi trường



Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên vấn đề ô nhiễm môi trường từ thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học,… đã và đang có ảnh hưởng xấu đến môi

H

trường đất và nước trên địa bàn.

IN


Trong những năm tới khi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh thì địa

K

phương cần có biện pháp khắc phục, bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nhân dân.
2.1.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của xã

O

̣C

2.1.1.6.1. Thuận lợi

̣I H

Vĩnh Thành có điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường tương đối
thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế tổng hợp đa dạng, bền vững. Là một xã

Đ
A

diện tích không lớn so với các xã khác, đất có độ phì tự nhiên trung bình, có khả năng
thấm và giữ đất tốt, có nguồn nước dồi dào rất thuận tiện cho việc phát triển cho các
loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp, hoa màu.
Ngoài ra, Vĩnh Thành còn có nguồn tài nguyên nhân văn trí tuệ phong phú
cùng với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân, đây là cơ sở sức mạnh
tạo ra động lực thúc đẩy phát triển KT-XH của xã trong sự nghiệp CNH-HĐH nông
nghiệp nông thôn.
2.1.1.6.2. Khó khăn

Khí hậu khắc nghiệt bởi thường xuyên có bão lụt vào mùa mưa. Nắng hạn vào
mùa khô, gió Tây Nam hoạt động mạnh gây thiếu nước cho sản xuất. Môi trường sinh
SVTH: Đinh Văn Lĩnh

16


×