Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

đề cương sinh lý bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.65 KB, 8 trang )

CÂU HỎI THI SLB-MD Y3 K34 NĂM HỌC 2014-2015

PHẦN I: SINH LÝ BỆNH ĐẠI CƯƠNG
1. Trình bày nguyên nhân, các biểu hiện về xét nghiệm của nhiễm toan cố định và nêu các
cơ chế điều hòa của cơ thể khi bị nhiễm toan cố định
2. Trình bày nguyên nhân và các biểu hiện xét nghiệm của nhiễm toan hơi và nêu các cơ
chế điều hòa của cơ thể khi bị nhiễm toan hơi.
3. Nêu các tính chất cơ bản trong khái niệm khoa học về bệnh, và đưa ra ví dụ cụ thể minh
họa để phân tích làm rõ các tính chất đó.
4. Trình bày khái niệm khoa học về bệnh nguyên, cho ví dụ để phân tích vai trò của các
yếu tố trong bệnh nguyên.
5. Trình bày khái niệm về bệnh sinh và vòng xoắn bệnh lý trong bệnh sinh, minh hoạ
bằng ví dụ cụ thể cho mỗi khái niệm.
6. Nêu và phân tích quy luật “vai trò của phản ứng tính trong bệnh sinh”.
7. Thế nào là phương pháp thực nghiệm trong y học, nêu và phân tích một ví dụ cụ thể về
phương pháp thực nghiệm gồm có 3 bước thường được áp dụng trong nghiên cứu y
học.
8. Trình bày định nghĩa, các giai đoạn và khái quát về cơ chế bệnh sinh của phản ứng
viêm.
9. Trình bày khái niệm, hiện tượng và ý nghĩa của phản ứng tuần hoàn trong viêm.
10. Trình bày phản ứng tế bào trong viêm: khái niệm, bản chất, vai trò và các chức năng
cơ bản
11.Trình bày các loại tổn thương tổ chức trong viêm và giải thích cơ chế.
12. Trình bày sự thực bào trong viêm (tế bào tham gia, các giai đoạn, ý nghĩa).
13. Trình bày một số hiểu biết cơ bản về các hoạt chất trung gian trong viêm (bản chất, các
tác dụng sinh học, ý nghĩa thực tiễn).
14. Nêu ý nghĩa 2 mặt của phản ứng viêm và cho biết bài học rút ra về thái độ xử trí trước
phản ứng viêm.
15. Nêu định nghĩa, nguyên nhân phản ứng sốt và đặc điểm điều hoà nhiệt xẩy ra qua các
giai đoạn của sốt.



16. Trình bày bản chất, nguồn gốc của các chất gây sốt và cơ chế gây sốt.
17. Nêu các hậu quả về rối loạn chuyển hoá trong sốt.
18. Trình bày những thay đổi chức phận trong sốt.
19. Cho biết ý nghĩa của phản ứng sốt và thái độ thực tế xử trí khi gặp một trư ờng hợp
bệnh nhân sốt.
20.Nêu tính chất cơ bản của sự lão hoá và các yếu tố chi phối tuổi thọ.
21.Nêu sự thay đổi cơ bản trong quá trình lão hoá (toàn thân, cơ quan)
22.Trình bày những thay đổi ở mức phân tử trong quá trình lão hoá.
23.Nêu những đặc điểm thường có về bệnh ở người già.
24. Nêu đặc điểm và hậu quả của mất nước do ra nhiều mồ hôi và mất nước do ỉa lỏng cấp
nặng.
25. Nêu đặc điểm và hậu quả của mất nước do sốt, do nôn và do thận.
PHẦN II: SINH LÝ BỆNH CƠ QUAN
26.Trình bày nguyên nhân và hậu quả của tình trạng tăng co và giảm co bóp của dạ dày.
27.Trình bày cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng.
28. Nêu các nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của ỉa lỏng cấp.
29. Trình bày định nghĩa ỉa lỏng cấp và mạn tính; phân tích cơ chế những hậu quả có thể
của các bệnh lý trên
30. Trình bày định nghĩa, nguyên nhân và hậu quả của tắc ruột.
31.Phân tích nguyên nhân và cơ chế rối loạn hấp thu tại ruột và ngoài ruột.
32.Trình bày nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, biểu hiện sinh học của viêm cầu thận cấp
theo cơ chế miễn dịch.
33.Nêu nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, biểu hiện sinh học của viêm ống thận cấp.
34.Trình bày cơ chế bệnh sinh và các biểu hiện của hội chứng thận hư.
35.Trình bày nguyên nhân, cơ chế những thay đổi về lượng nước tiểu trong các bệnh thận.
36.Trình bày nguyên nhân, cơ chế những thay đổi về chất lượng của nước tiểu trong các
bệnh thận.



37.Trình bày cơ chế những thay đổi trong máu và toàn thân của các bệnh thận; phân biệt
cơ chế gây phù do viêm cầu thận cấp và do hội chứng thận hư.
38.Nêu khái niệm về suy thận cấp, giải thích cơ chế những thay đổi cơ bản trong máu do
suy thận cấp.
39.Trình bày cơ chế bệnh sinh của hôn mê thận. Nêu các biểu hiện chính của suy thận
mạn.
40.Nêu và phân tích vai trò gây bệnh của một số nguyên nhân thường gặp gây rối loạn
chức năng gan
41.Trình bày các biểu hiện của rối loạn chuyển hoá protid và lipid khi gan bị bệnh.
42.Trình bày các biểu hiện của rối loạn chuyển hoá glucid, rối loạn chuyển hoá muối nước
khi gan bị bệnh.
43.Nêu các hình thức khử độc của gan và các biểu hiện khi rối loạn chức phận chống độc.
44.Trình bày định nghĩa vàng da. Nêu nguyên nhân và đặc điểm của vàng da do nguyên
nhân trước gan và sau gan.
45.Trình bày các biểu hiện về xét nghiệm của suy gan trường diễn.
46.Trình bày nguyên nhân và các biểu hiện xét nghiệm của suy gan cấp.
47.Trình bày biểu hiện và cơ chế bệnh sinh của hôn mê gan.
48.Nêu và phân tích các cơ chế gây phù. Mỗi loại cho 1 ví dụ minh hoạ.
49.Trình bày định nghĩa thiếu máu, nêu khái quát các cách phân loại thiếu máu, cho 1 ví
dụ minh hoạ về mỗi loại.
50.Nêu nguyên nhân và đặc điểm cơ bản của thiếu máu nhược sắc.
51.Nêu các đặc điểm đặc trưng của thiếu máu tan máu do nguyên nhân tại hồng cầu, nêu
nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của một số bệnh lý tiêu biểu cho thiếu máu tan máu
do bệnh lý tại hồng cầu.
52.Nêu một số nguyên nhân chính và đặc điểm đặc trưng của thiếu máu tan máu do các
yếu tố bên ngoài hồng cầu.
53.Nêu và giải thích cơ chế của một số đặc điểm chung thường có trong thiếu máu do tan
máu.



54.Nêu các nguyên nhân, giải thích cơ chế của sự tăng về số lượng có hồi phục các loại
bạch cầu trong máu.
55.Nêu nguyên nhân, cơ chế gây giảm số lượng các loại bạch cầu trong máu.
56.Kể ra một số nguyên nhân gây bệnh, nêu 3 đặc điểm rối loạn đặc trưng của bệnh bạch
cầu và hậu quả tất yếu của các rối loạn nói trên.
57.Nêu một số nguyên nhân gây giảm số lượng và chất lượng của tiểu cầu trong máu và
hậu quả nó.
58.Trình bày khái niệm về rối loạn thông khí và rối loạn khuếch tán (các yếu tố chi phối,
tiêu chí đánh giá là gì?).
59.Kể các nguyên nhân và cơ chế gây bệnh sinh, đặc điểm đặc trưng của một số rối loạn
thông khí do thay đổi không khí thở.
60.Kể các nguyên nhân gây rối loạn thông khí tắc nghẽn và rối loạn thông khí hạn chế.
61.Phân biệt 2 kiểu rối loạn thông khí hạn chế và thông khí tắc nghẽn về các khía cạnh:
bản chất của rối loạn và về thay đổi các thông số thăm dò chức năng hô hấp.
62.Trình bày khái niệm về suy hô hấp, nêu một số nguyên nhân thường gặp và các biểu
hiện chính của suy hô hấp.
63.Trình bày những điểm cơ bản về cơ chế bệnh sinh của xơ vữa động mạch.
64.Nêu định nghĩa suy tim và trình bày rối loạn chuyển hoá tế bào cơ tim khi tim bị suy.
65.Nêu và phân tích cơ chế gây bệnh của các nguyên nhân gây suy tim thường gặp.
66.Nêu các cách phân loại suy tim theo 3 tiêu chí thường dùng và mô tả những đặc điểm
đặc trưng của suy tim theo mỗi cách phân loại đó.
67.Trình bày những thay đổi chỉ tiêu hoạt động của tim khi tim suy. Phân tích cụ thể cơ
chế sự thay đổi một số các chỉ tiêu trên.
68.Trình bày cách phân loại tăng huyết áp; nêu các nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của
tăng huyết áp thứ phát. Giải thích cơ chế những hậu quả và biến chứng của tăng huyết
áp nói chung.
69.Nêu định nghĩa bệnh lý sốc và mô tả biểu hiện của các rối loạn chính xảy ra trong sốc.
70.Phân biệt sốc, ngất, truỵ mạch về nguyên nhân, biểu hiện, cơ chế.
71.Trình bày khái niệm về ưu năng tuyến nội tiết và hậu quả của nó.



72.Nêu phương pháp để phân biệt nguyên nhân ưu năng và thiểu năng tại tuyến, ngoài
tuyến. Cho ví dụ cụ thể để minh họa cho phương pháp phân biệt trên.
73.Trình bày khái niệm về thiểu năng tuyến nội tiết và hậu quả của nó.
PHẦN III: MIỄN DỊCH
74.Trình bày các đặc điểm cơ bản về cấu trúc và chức năng của các cơ quan lympho trung
ương của hệ thống miễn dịch (tuỷ xương, bursa fabricius và tuyến ức).
75.Trình bày một số đặc điểm cơ bản về cấu trúc và chức năng của hạch lymphô, lách và
mô lympho không có vỏ bọc ở các niêm mạc.
76.Trình bày đặc điểm cơ bản về cấu trúc và chức năng của lympho bào T trong đáp ứng
miễn dịch.
77.Trình bày đặc điểm cơ bản về cấu trúc và chức năng của lympho bào B trong đáp ứng
miễn dịch.
78.Trình bày đặc điểm cơ bản về cấu trúc và chức năng của tế bào bạch cầu hạt trung tính
và bạch cầu mô nô trong đáp ứng miễn dịch
79.Kể tên, đặc điểm cấu tạo và chức năng của các tế bào “diệt bên ngoài tế bào”
80.Trình bày các cơ chế miễn dịch chống vi khuẩn ngoại bào và vi khuẩn nội bào
81.Trình bày cơ chế miễn dịch chống virus và ký sinh trùng.
82. Trình bày khái niệm về đáp ứng miễn dịch, phân biệt đáp ứng miễn dịch tự nhiên với
đáp ứng miễn dịch thu được, so sánh về đáp ứng miễn dịch tiên phát và đáp ứng miễn
dịch thứ phát.
83. Kể về các hàng rào đáp ứng miễn dịch tự nhiên, phân tích đặc điểm cấu tạo và cơ chế
bảo vệ của hàng rào vật lý.
84. Nêu một số thành phần cấu tạo chính thuộc hàng rào hóa học và cơ chế bảo vệ của
chúng.
85. Kể về một số thành phần tham gia chính và chức năng của hàng rào tế bào.
86. Nêu và phân tích tính thống nhất của mối quan hệ giữa các yếu tố bảo vệ trong đáp
ứng miễn dịch tự nhiên và giữa cơ chế miễn dịch tự nhiên với miễn dịch thu được đặc
hiệu



87.Trình bày khái quát quá trình hình thành đáp ứng miễn dịch đặc hiệu; nêu nguồn gốc,
bản chất và vai trò bảo vệ của kháng thể dịch thể
88. Mô tả cấu trúc chung của các phân tử globulin miễn dịch.
89. Trình bày các chức năng sinh học của phân tử globulin miễn dịch.
90. Trình bày khái niệm về các thành phần bổ thể, nêu tên gọi, nguồn gốc, bản chất của
các yếu tố bổ thể; trình bày cơ chế hoạt hoá bổ thể.
91.Trình bày tác dụng sinh học của hoạt hoá bổ thể.
92.Trình bày khái niệm về miễn dịch bệnh lý, phân loại các loại hình miễn dịch bệnh lý
(nêu tên gọi, khái niệm, cơ sở lý luận để phân loại).
93.Trình bày cơ chế bệnh sinh của quá mẫn týp 1, kể tên và mô tả các biểu hiện bệnh lý
lâm sàng tiêu biểu minh hoạ cho quá mẫn týp 1.
94.Trình bày cơ chế bệnh sinh của quá mẫn týp 2, nêu một số ví dụ bệnh lý lâm sàng của
typ quá mẫn này
95.Trình bày cơ chế bệnh sinh của quá mẫn týp 3, nêu một số ví dụ bệnh lý lâm sàng thuộc
týp quá mẫn này.
96.Mô tả biểu hiện đặc trưng, cơ chế bệnh sinh và nêu một số ví dụ lâm sàng của quá mẫn
týp 4.
97.Nêu một số bệnh lý tiêu biểu do suy giảm miễn dịch bẩm sinh, nêu đặc điểm đặc trưng
về miễn dịch học của các bệnh lý đó.
98.Trình bày khái niệm về suy giảm miễn dịch mắc phải và nêu các nguyên nhân gây suy
giảm miễn dịch mắc phải.
99.Phân tích đặc điểm đặc trưng của suy giảm miễn dịch do suy dinh dưỡng.
100. Phân tích đặc điểm đặc trưng của suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV-AIDS.
101. Trình bày giả thuyết về cơ chế phát sinh đáp ứng tự miễn dịch.
102. Giải thích cơ chế gây ra các thương tổn trong bệnh tự miễn dịch.
103. Trình bày cấu trúc và chức năng của phân tử TCR trong đáp ứng miễn dịch tế bào.
104. Mô tả các đặc điểm cấu tạo và chức năng của một số loại tế bào lympho T tham gia
kiểm soát và điều hòa đáp ứng miễn dịch.
105. Kể tên, nêu bản chất và chức năng của một số phân tử lymphokin.



106. Trình bày chức năng và vai trò bảo vệ cơ thể của miễn dịch tế bào.
107. Nêu và phân tích vai trò điều hoà đáp ứng miễn dịch của kháng nguyên và kháng
thể.
108. Nêu khái niệm về trị liệu miễn dịch, các phương thức chính của trị liệu miễn dịch và
mục đích của các phương thức đó.
109. Trình bày nguyên lý của miễn dịch chủ động bằng vaccine và miễn dịch thụ động;
Nêu các tiêu chuẩn của một vaccine tốt và phạm vi ứng dụng của miễn dịch chủ động
và thụ động.
110. Trình bày khái niệm về các phương thức trị liệu bằng chất kích thích, điều hòa miễn
dịch: nguồn gốc, bản chất, tác dụng, phạm vi ứng dụng.
111. Nêu các biện pháp ức chế miễn dịch: nguồn gốc, bản chất, tác dụng, phạm vi ứng
dụng.
112. Khái niệm về ghép, phân loại ghép và các phản ứng thải ghép.
113. Nêu bằng chứng về vài trò của đáp ứng miễn dịch trong thải bỏ mô ghép.
114. Trình bày cơ chế miễn dịch trong thải bỏ mô ghép.
115. Nêu một số biện pháp nhằm hạn chế, ngăn cản thải bỏ mô ghép.
116. Trình bày các bằng chứng về có đáp ứng miễn dịch chống ung thư.
117. Phân loại, kể tên và nêu bản chất của các kháng nguyên ung thư; nêu ý nghĩa ứng
dụng của chúng
118. Nêu các cơ chế đáp ứng miễn dịch chống ung thư: bản chất, vai trò.
119. Nêu các chứng cứ về vai trò điều hoà miễn dịch của hệ thống thần kinh – nội tiết.
120. Trình bày định nghĩa và phân tích các đặc tính cơ bản của kháng nguyên.
121. Trình bày các cách phân loại kháng nguyên cho ví dụ về mỗi loại.
122. Trình bày cấu trúc của các phân tử MHC lớp I và chức năng của nó.
123. Trình bày cấu trúc của các phân tử MHC lớp II và chức năng của nó.


HƯỚNG DẪN BỐC ĐỀ THI

BỘ CÂU HỎI ÔN VÀ THI CHO SINH VIÊN Y3
NĂM HỌC 2014 - 2015 GỒM 123 CÂU.
Sinh viên bốc thăm ngẫu nhiên 06 câu trong bộ câu hỏi đã cho ở trên (gồm SLB đại cương
02 câu; SLB các cơ quan-chức phận 02 câu, và miễn dịch học 02 câu) để làm bài trong thời
gian 120 phút không kể thời gian chép đề.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×