Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Trắc nghiệm hoá học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.43 KB, 22 trang )

ÔN TẬP HÓA HỌC THI VÀO THPT
CHUYÊN ĐỀ I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
A. Lý thuyết
I. Phân loại hợp chất vô cơ
Oxit axit: CO2, SO2, SO3, NO2, N2O5, SiO2, P2O5
Oxit bazơ: Li2O, Na2O, K2O, CaO, BaO, CuO,Fe2O3
OXIT (AxOy)

Oxit trung tính: CO, NO…

HỢP CHẤT VÔ CƠ

Oxit lưỡng tính: ZnO, Al2O3, Cr2O3
AXIT (HnB)

Axit không có oxi (Hidraxit): HCl, HBr, H2S, HF
Axit có oxi (Oxaxit): HNO3, H2SO4, H3PO4 ….
Bazơ tan (Kiềm): NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2

BAZƠ- M(OH)n

MUỐI (MxBy)

Bazơ không tan: Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3 …
Muối axit: NaHSO4, NaHCO3, Ca(HCO3)2 …

Muối trung hoà: NaCl, KNO3, CaCO3 …
Ngoài ra có thể chia axit thành axit mạnh và axit yếu
HNO3
H2SO4
HCl



Axit mạnh

H3PO4
H2SO3

CH3COOH

H2CO3
H2S

Axit trung bình

Axit yếu

Axit rất yếu


II. Tính chất hóa học
OXIT
AXIT
ĐỊNH
Là hợp chất của oxi với 1 Là hợp chất mà phân tử gồm 1
NGHĨA nguyên tố khác
hay nhiều nguyên tử H liên
kết với gốc axit
Gọi nguyên tố trong oxit là A Gọi gốc axit là B có hoá trị n.
hoá trị n. CTHH là:
CTHH là: HnB
CTHH

- A2On nếu n lẻ
- AOn/2 nếu n chẵn
Tên oxit = Tên nguyên tố +
- Axit không có oxi: Axit +
oxit
tên phi kim + hidric
Lưu ý: Kèm theo hoá trị của
- Axit có ít oxi: Axit + tên phi
TÊN GỌI kim loại khi kim loại có nhiều kim + ơ (rơ)
hoá trị.
- Axit có nhiều oxi: Axit + tên
Khi phi kim có nhiều hoá trị
phi kim + ic (ric)
thì kèm tiếp đầu ngữ.
1. Tác dụng với nước
1. Làm quỳ tím →đỏ (hồng)
- Oxit axit tác dụng với nước 2. Tác dụng với Bazơ → Muối
tạo thành dd Axit
và nước
- Oxit bazơ tác dụng với nước 3. Tác dụng với oxit bazơ →
tạo thành dd Bazơ
muối và nước
TCHH
2. Oxax + dd Bazơ tạo thành 4. Tác dụng với kim loại →
muối và nước
muối và Hidro
3. Oxbz + dd Axit tạo thành 5. Tác dụng với muối → muối
muối và nước
mới và axit mới
4. Oxax + Oxbz tạo thành

muối
Lưu ý
- Oxit lưỡng tính có thể tác - HNO3, H2SO4 đặc có các
dụng với cả dd axit và dd tính chất riêng
kiềm

BAZƠ
Là hợp chất mà phân tử gồm
1 nguyên tử kim loại liên kết
với 1 hay nhiều nhóm OH
Gọi kim loại là M có hoá trị
n
CTHH là: M(OH)n

MUỐI
Là hợp chất mà phân tử gồm
kim loại liên kết với gốc
axit.
Gọi kim loại là M, gốc axit
là B
CTHH là: MxBy

Tên bazơ = Tên kim loại +
hidroxit
Lưu ý: Kèm theo hoá trị của
kim loại khi kim loại có
nhiều hoá trị.

Tên muối = tên kim loại +
tên gốc axit

Lưu ý: Kèm theo hoá trị của
kim loại khi kim loại có
nhiều hoá trị.

1. Tác dụng với axit → muối
và nước
2. dd Kiềm làm đổi màu
chất chỉ thị
- Làm quỳ tím → xanh
- Làm dd phenolphtalein
không màu → hồng
3. dd Kiềm tác dụng với
oxax → muối và nước
4. dd Kiềm + dd muối →
Muối + Bazơ
5. Bazơ không tan bị nhiệt
phân → oxit + nước

1. Tác dụng với axit → muối
mới + axit mới
2. dd muối + dd Kiềm →
muối mới + bazơ mới
3. dd muối + Kim loại →
Muối mới + kim loại mới
4. dd muối + dd muối → 2
muối mới
5. Một số muối bị nhiệt phân

- Bazơ lưỡng tính có thể tác - Muối axit có thể phản ứng
dụng với cả dd axit và dd như 1 axit

kiềm


B. Bài tập
Câu 1: Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3, P2O5 Có bao nhiêu oxit có thể tác dụng được với nước:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2 có bao nhiêu cặp chất có thể tác dụng được với nhau:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 3: Khí oxi bị lẫn tạp chất là: CO2 và SO2 làm cách nào để loại bỏ được tạp chất:
A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước vôi dư.
B. Dẫn hỗn hợp qua H2SO4 đặc
B. Sục hỗn hợp qua nước tinh khiết
D. Cho hỗn hợp lội qua NaCl bão hòa.
Câu 4: 1,6 g CuO tác dụng hết với 147g dung dịch H2SO4 có nồng độ 20%. Số gam muối tạo thành sau phản
ứng là:
A. 3,2g
B. 6,4g
C. 32g
D. 48g
Câu 5: 200ml dd HCl 3,5M hòa tan vừa hết 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3. Khối lượng của CuO có trong hỗn
hợp trên là: A. 2,4g
B. 4g
C. 8g
D. 16g

Câu 6: Quan sát hình ảnh thí nghiệm bên. Hãy cho biết chất làm vẩn
đục dung dịch trong cốc là:
A. CO2
B. H2SO4
C. SO2
D. Na2SO3
Câu 7: Có các chất khí sau: CO2, H2, O2, SO2, N2 cho biết chất nào
làm quỳ ẩm thành đỏ:
A. CO2, SO2
B. H2, O2
C. H2, O2, SO2
D. N2
Câu 8: Cho các chất CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe3O4 có bao nhiêu
chất tác dụng với dd HCl sinh ra dung dịch không có màu:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 9: 2,8g bột sắt tác dụng với dd H2SO4 dư thu được V lít khí ở
đktc. Giá trị của V là:
A. 0,56l
B. 1,12l
C. 2,24l
D. 3,36l
Câu 10: Không tác dụng được với H2SO4 đặc nguội do sự thụ động là các kim loại nào sau đây:
A. Cu, Ag
B. Na, Ca
C. Al, Fe
D. Fe, Cu
Câu 11: Sử dụng hóa chất nào sau đây để nhận biết 2 dung dịch mất nhãn là: Na2SO4 và Na2Cl

A. HCl
B. Quỳ tím
C. BaCl2
D. NaOH
Câu 12: Hòa tan 12.1g hỗn hợp gồm bột CuO và ZnO cần 100ml dd HCl 3M. Phần trăm khối lượng của 2
oxit trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
A. 30%, 70%
B. 20%, 80%
C. 67%, 33%
D. 33%, 67%.
Câu 13: Đâu là phương pháp an toàn để pha loãng axit sunfuric đặc:
A. Cho từ từ axit vào nước
B. Cho từ từ nước vào axit
C. Cho nhanh axit vào nước
D. Cho nhanh nước vào axit
Câu 14: pH là thang biểu thị độ axit –bazơ. Xà lách, rau diếp là những cây thích hợp với môi trường pH từ 8
đến 9. Vậy Xà lách, rau diếp là những loại cây thích hợp với môi trường đất có tính:
A. Axit
B. Bazơ
C. Trung tính
D. Cả A, B, C
Câu 15: Cho các dd sau: NaOH, HCl, C2H5OH, CH3COOH, có bao nhiêu chất làm đổi màu quỳ tím:
A. 2
B. 3
C. 4
D. Không có chất nào
Câu 16: Bazơ bị phân hủy bởi nhiệt là:
A. NaOH
B. KOH
C. Ba(OH)2 D. Fe(OH)2

Câu 17: Hiện tượng quan sát được khi cho dd NaHCO3 (hay Na2CO3) vào dd HCl là:
A. Xuất hiện kết tủa trắng
B. Dung dịch chuyển màu xanh lam
C. Xuất kết tủa nâu đỏ
D. Xuất hiện bọt khí
Câu 18: Ngâm 1 chiếc đinh sắt trong dd CuSO4 sau 1 thời gian bỏ ra cân lại chiếc đinh thấy tăng 0,8g. Hãy
cho biết khối lượng Cu bám trên đinh sắt: A. 0,8g B. 5,6g
C. 6,4g
D. 0,7g
Câu 19: Cung cấp nhiều lượng nitơ cho cấy nhất đó là:
A. Phân urê: CO(NH2)2
B. Phân superphotphat: Ca(H2PO4)2
C. Phân amoni nitrat: NH4NO3
D. Phân amoni sunfat: (NH4)2SO4
Câu 20: V lít hỗn hợp dd HCl 1M và H2SO4 1M hòa tan vừa đủ 2.7g Al tạo ra 15.225g hỗn hợp 2 muối. Giá
trị của V là: A. 0,1825l
B. 0,2l
C. 0,1875l
D. Đáp án khác ……..
Câu 21: Quặng pirit dùng để sản xuất axit sunfuric có thành phần chính là:
A. FeS
B. FeS2
C. Al2S
D. CuS.
Câu 22: Phản ứng giữa axit và bazo gọi là:
A. Phản ứng thế
B. Phản ứng cộng
C. Phản ứng trung hòa
D. Phản ứng khử.



CHUYÊN ĐỀ II: KIM LOẠI
A. Lý thuyết

I. Tính chất hóa học
OXIT

MUỐI + H2
+ O2

+ Axit

1.
2.
3.
4.

0

t
3Fe + 2O2 
→ Fe3O4
t
2Fe + 3Cl2 
→ 2FeCl3
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
0

KIM

LOẠI
+ DD Muối

+ Phi kim

MUỐI

MUỐI + KL

II. Dãy hoạt động hóa học
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au
(Khi Nào May Aó Záp Sắt Phải Hỏi Cúc Bạc Vàng)
Ý nghĩa:
K

Ba

Ca

Na

Mg

Al

+ O2: nhiệt độ thường
K

Ba


Ca

Na

Mg

Tác dụng với nước
K

Ba

Ca

Na

Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Ag Hg Au Pt
Ở nhiệt độ cao

Al

Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Ag Hg Au Pt

Không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
Mg

Al

Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Ag Hg Au Pt

Tác dụng với các axit thông thường giải phóng Hidro

K

Ba

Ca

Na

Khó phản ứng

Mg

Al

Không tác dụng.

Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Ag Hg Au Pt

Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi muối
K

Ba

Ca

Na

Mg

Al


Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Ag Hg Au Pt

H2, CO: không khử được oxit
khử được oxit các kim loại này ở nhiệt độ cao
Chú ý:
- Các kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dd Kiềm và giải
phóng khí Hidro.
- Trừ Au và Pt, các kim loại khác đều có thể tác dụng với HNO 3 và H2SO4 đặc nhưng không
giải phóng Hidro.


III. So sánh tính chất của 2 Kl: Al và Fe
* Giống:
- Đều có các tính chất chung của kim loại.
- Đều không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội
* Khác:
Tính chất
Al (NTK = 27)
Fe (NTK = 56)
Tính chất
- Kim loại màu trắng, có ánh kim, - Kim loại màu trắng xám, có ánh
vật lý
nhẹ, dẫn điện nhiệt tốt.
kim, dẫn điện nhiệt kém hơn Nhôm.
- t0nc = 15390C
0
0
- t nc = 660 C
- Là kim loại nặng, dẻo nên dễ rèn.

- Là kim loại nhẹ, dễ dát mỏng, dẻo.
t
t
Tác dụng với 2Al + 3Cl2 
2Fe + 3Cl2 
→ 2AlCl3
→ 2FeCl3
phi kim
t
t
2Al + 3S 
Fe + S 
→ Al2S3
→ FeS
Tác dụng với 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
axit
Tác dụng với 2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
dd muối
Tác dụng với 2Al + 2NaOH + H2O
Không phản ứng
dd Kiềm
→ 2NaAlO2 + 3H2
Hợp chất
- Al2O3 có tính lưỡng tính
- FeO, Fe2O3 và Fe3O4 đều là các oxit
bazơ
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3+ 2NaOH→2NaAlO2 + H2O

- Fe(OH)2 màu trắng xanh
- Al(OH)3 kết tủa dạng keo, là hợp
- Fe(OH)3 màu nâu đỏ
chất lưỡng tính
0

0

0

0

IV. Hợp Kim
- Là chất rắn thu được khi để nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều KL khác nhau hoặc của KL với
PK.
1. Hợp kim Đuyra
2. Hợp kim: Gang và Thép
Gang
Thép
Đ/N
- Gang là hợp kim của Sắt với - Thép là hợp kim của Sắt với
Cacbon và 1 số nguyên tố khác như Cacbon và 1 số nguyên tố khác
(%C<2%)
Mn, Si, S… (%C=2÷5%)
Sản xuất
(Từ quặng)
(Bắt đầu từ Gang là chủ yếu)
t
t
C + O2 

2Fe + O2 
→ CO2
→ 2FeO
t
t
CO2 + C 
FeO + C 
→ 2CO
→ Fe + CO
t
t
3CO + Fe2O3 
FeO + Mn 
→ 2Fe + 3CO2
→ Fe + MnO
t
t
4CO + Fe3O4 
2FeO + Si 
→ 3Fe + 4CO2
→ 2Fe + SiO2
t
CaO + SiO2 
→ CaSiO3
Tính chất
Cứng, giòn…
Cứng, đàn hồi…
IV. Sự ăn mòn KL và bảo về KL không bị ăn mòn
- Sự ăn mòn là sự phá huỷ KL bởi tác nhân hoá học của môi trường
- Bảo về KL: cách ly với mt (sơn, mạ,…) chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.

0

0

0

0

0

0

0

0

0


B. Bài tập
Câu 1: Kim loại không có tính chất vật lý nào sau đây:
A. Tính dẻo
B. Tính dẫn điện
C. Tính ánh kim
D. Tính không có ánh kim
t0
Câu 2: Cho phương trình phản ứng: ….. + Cl2 
→ FeCl3. Chất còn thiếu trong phương trình trên là:
A. FeO
B. Fe

C. Fe2O3
D. Fe3O4
Câu 3: Ngâm 1 lá kẽm trong 20g dd muối đồng sunfat 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa. Khối
lượng của kẽm đã phản ứng với dung dịch trên và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng lần lượt là:
A. 0.81g và 10,1%
B. 0.81g và 10,01% C. 1.62g và 10,1%
D. 1.62g và 10,01%
Câu 4: Cho Na phản ứng với nước. Sau khi kết thúc phản ứng nhỏ vài giọt dd phenol phatalein vào có hiện
tượng:
A. Dung dịch chuyển thành màu đỏ
B. Dung dịch không chuyển màu
C. Dung dịch chuyển màu xanh
D. Dung dịch không chuyển màu.
Câu 5: Dãy các kim loại nào dưới đây sắp xếp đúng theo chiều tính hoạt động hóa học tăng dần:
A. K, Mg, Cu, Al, Fe, Zn
B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn
C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K
D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe
Câu 6: Quan sát hình bên: sắt cháy trong khí oxi. Tạo thành lớp hạt bụi nhỏ màu
nâu đỏ bám trong thành bình có công thức là:
A. Fe
B. FeO
C. Fe2O3
D. Fe3O4
Câu 7: Cho 10.5g hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dd H2SO4 loãng dư, người ta thu
được 2,24 lít khí ở đktc. Xác định khối lượng Cu trong hỗn hợp:
A. 12g
B. 8g
C. 4g
D. Không xác định.

Câu 8: Al có tính chất nào trong số các tính chất sau:
(1) Tác dụng với oxi.
(3) Tác dụng với dd muối của KL yếu hơn.
(2) Tác dụng với dd axit
(4) Tác dụng với dd kiềm.
A. (1) và (2)
B. (1), (2) và (3)
C. (1), (2), (4)
D. Cả 4 t/c trên
Câu 9: Hợp kim Đuyra là hợp kim của kim loại nào: A. Al
B. Fe
C. Cr
D. Cu
Câu 10: Quặng boxit có thành phần chính là:
A. AlO
B. Al2O3
C. Fe2O3
D. Al(OH)3
Câu 11: Sản phẩm còn thiếu của pt sau là: Fe3O4 + HCl → ………… + H2O.
A. FeCl2
B. FeCl3
C. FeCl2 và FeCl3
D. Fe
Câu 12: Gang có hàm lượng cacbon là:
A. Từ 2-5% B. Trên 5% C. Dưới 2% D. từ 5-15%.
Câu 13: Sắt tác dụng được với chất nào sau đây:
A. Dd Cu(NO3)3
B. H2SO4 đặc nguội
C. CO
D. Dd ZnSO4

Câu 14: Hỗn hợp A gồm có Zn và ZnO. Cho 21,1g A vào dung dịch H2SO4 loãng dư, phản ứng kết thúc thu
được 4,48 lít khí ở đktc. Khối lượng của ZnO trong hỗn hợp trên là:
A. 13g
B. 8,1g
C. 6,5g
D. 2,1g
Câu 15: Để phân biệt Al với Fe người ta dùng hóa chất nào:
A. Quỳ tím
B. Dd NaOH
C. Dd NaCl
D. HCl
Câu 16: Quặng nào có hàm lượng sắt cao nhất:
A. Manhetit (Fe3O4)
B. Hematit (Fe2O3)
C. Boxit (Al2O3)
D. Thạch anh.
Câu 17: Phản ứng quan trọng được coi là nguyên tắc trong quá trình sản xuất gang là:
A. Đốt cháy cacbon
B. Khí CO khử oxit sắt
C. Phản ứng tạo xỉ
D. Phản ứng hóa hơi
Câu 18: Sự ăn mòn kim loại là:
A. Sự phá hủy kim loại dưới tác nhân vật lý
B. Sự phá hủy kim loại
C. Sự phá hủy kim loại do tác dụng hóa học
D. Sự bảo vệ kim loại
Câu 19: Cho 0.83g Nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí
ở đktc. Phần trăm khối lượng của nhôm trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 30,3%
B. 40,52%

C. 67,47%
D. 32,53%
Câu 20: Có 4 kim loại: A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng A, B tác dụng với
HCl giải phóng khí H2. C và D không tác dụng với HCl. B tác dụng với dd muối của A giải phóng A. D tác
dụng với dd muối của C và giải phóng C. Thứ tự sắp xếp theo chiều giảm mức độ hoạt động hóa học nào sau
đây đúng:
A. B,D,C,A
B. D,A,B,C
C. B,A,D,C
D. A,B,C,D


CHUYÊN ĐỀ III: PHI KIM. SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

A. Lý Thuyết
I. Phi kim
1. Tính chát hoá học chung

2. Tính chất hoá học của Clo

SẢN PHẨM KHÍ

OXIT AXIT
+ O2

+ Kim loại

+ Hidro

HCl + HClO

+ H2O

HCl
+ Hidro

NaCl +
NaClO
Nước Gia-ven
+ NaOH

PHI
KIM

CLO
+ Kim loại

OXIT KIM LOẠI HOẶC MUỐI
3. Tính chất của Cacbon
Kim cương: Là chất rắn trong
suốt, cứng, không dẫn điện…
Làm đồ trang sức, mũi
khoan, dao cắt kính…

MUỐI CLORUA

Than chì: Là chất rắn, mềm,
có khả năng dẫn điện
Làm điện cực, chất bôi trơn,
ruột bút chì…


Cacbon vô định hình: Là chất
rắn, xốp, không có khả năng
dẫn điện, có tính hấp phụ.
Làm nhiên liệu, chế tạo mặt nạ
phòng độc…

Ba dạng thù hình của Cacbon

KIM LOẠI + CO2

+ Oxit KL

+ O2

CACBON

CO2

4. Oxit của cacbon. Axit cacbonic và muối cacbonat
a) Khí CO (là Oxit trung tính)
- T/c vật lý: là chất khí không màu, không mùi, liên kết bền với hemoglobin trong hồng cầu gây ngộ
độc CO (ngạt khí, suy hô hấp)
t
- T/c hoá học: Có khả năng cháy (khí lò cốc) CO + O2 
→ CO2
t
+ Khử các oxit kim loại: CuO + CO 
→ Cu + CO2
b) Khí CO2
- T/c hoá học: có đầy đủ t/c hh của 1 oxit axit (lưu ý p/ư với dd kiềm tạo thành muối trung hoà hay

muối axit tuỳ thuộc vào tỉ lệ số mol)
c) Axit Cabonic và muối cacbonat
- Axit cacbonat rất yếu dễ bị phân huỷ → CO2 và H2O
- Muối cacbonat: có t/c chung của muối
5. Silic và công nghiệp silicat (tự đọc lại)
II. Sơ lược về BTH các nguyên tố hoá học
Nguyên tố
Ô nguyên tố
Chu kì (h.ngang)
Nhóm (cột dọc)
Đặc điểm
Gồm hạt
Ô kí hiệu nguyên tố
Là các nguyên tố Là các nguyên tố có
+
0
nhân (p , n ) trong BTH. Cung cấp có cùng số lớp e
số e lớp ngoài cùng
và lớp e (e ). thông tin nhóm, chu
bằng nhau
(số
p=e)
kì,
số
thứ
tự……
Sự biến thiên t/c
Tính Kl ↓ PK ↑
Tính Kl ↑ PK ↓
theo chiều p ↑

theo chiều p ↑
0

0


B. Bài Tập
Câu 1: Trong những đơn chất sau thì có bao nhiêu đơn chất là phi kim: C, S, Fe, Cl2, I2, O2, Na, K.
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 2: Có 2 lọ khí HCl và Cl2 bằng cách nào có thể nhận biết 2 khí này:
A. Dùng quỳ ẩm để thử
B. Quỳ khô
C. dd NaOH
D. Bông tẩm NaOH
Câu 3: Nước javen là hỗn hợp của các muối nào
A. HCl và HClO
B. NaCl và NaClO
D. NaCl
D. HCl, NaCl
Câu 4: Khí Cl2 được tạo ra dẫn từ bình cầu qua bình số 1 để
hình thành Cl2 khô trong bình số 2. Hoá chất sử dụng để làm
khô khí Cl2 là: A. dd H2SO4
B. H2SO4 đặc
C. NaOH
D. H2O
Câu 5: Trong thí nghiệm điều chế khí Cl2 trong phòng TN.
Có thể thay hoá chất MnO2 trong bình cầu bằng:

A. Mn
B. KCl
C. KMnO4
D. CuO
Câu 6: Thể tích dd NaOH 1M cần để tác dụng hoàn toàn với
1,12 lít khí clo ở đktc:
A. 0,1l
B. 0.05l
C. 0.025l
D. 0.2l
Câu 7: Cho 10,8g kim loại M hoá trị III tác dụng với clo dư.
Thu được 53.4gam muối. Kim loại M là:
A. Cu
B. Fe
C. Al
D. Mg
Câu 8: Sau thí nghiệm, khí clo dư loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:
A. Dd HCl
B. Dd NaCl
C. Dd NaOH
D. Nước
Câu 9: Khả năng hấp phụ cao là hoạt tính của than:
A. Kim cương
B. Than đá
C. Than chì
D. Than vô định hình
Câu 10: Theo hình bên. Quá trình khử CuO sinh ra khí làm đục
nước vôi trong đó là: A. CO
B. CO2
C. SO2

D. H2
Câu 11: Cặp chất nào sau đây phản ứng với nhau (không tồn tại khi
trong cùng 1 dd): A. H2SO4 và KHCO3
B. K2CO3 và NaCl
C. Ba(OH)2 và NaNO3
D. H2SO4 và CuCl2
Câu 12: Một nguyên tử có số electron là 12 khẳng định nào sau đây
là sai: A. Số proton của nguyên tử là 12
B. Điện tích hạt nhân là 12+
C. Nguyên tử trung hoà về điện
D. Số thứ tự trong BTH là 11.
Câu 13: Dựa vào sự biến thiên tính chất của nguyên tố theo BTH hoá học thì sắp xếp theo thử tự giảm dần
tính kim loại nào sau đây là đúng:
A. Na>Mg>Al
B. K>Na>Li
C. Al>Mg>Na
D. Cả A và B
Câu 14: X có số p=17, Y có số p=35, Z có số p= 53 cùng nằm trong 1 nhóm. Tính phi kim sắp xếp theo thứ
tự tăng dần là:
A. X>Y>Z
B. X>Z>Y
C. ZD. ZCâu 15: Hãy xác định công thức của hợp chất A, biết rằng:
- A là oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi.
- 1gam khí A chiếm thể tích 0.35 lít ở đktc
A. SO3
B. SO2
C. Cả A và B
D. SO

Câu 16: Một oxit sắt có khối lượng mol là 160g. Khi cho 32g oxit này tác dụng hoàn toàn với khí cacbon
oxit thì thu được 22.4g chất rắn. Oxit sắt trên là:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Đáp án khác


KIỂM TRA PHẦN I: VÔ CƠ
Thời gian làm bài: 60’
Câu 1: Oxit axit là :
A. Những oxit chỉ tác dụng được với muối
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazo tạo thành muối và nước
C. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
D. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazo tạo và dung dịch axit
Câu 2: Canxi oxit tác dụng với: (1) nước, (2) dd axit HCl, (3) khí CO 2, (4) khí CO.Các tính chất
đúng là:
A. (1) ; (3) ; (4)
B. (1) ; (2) ; (4)
C. (2) ; (3) ; (4)
D. (1) ; (2) ;(3)
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp CuO và ZnO cần 100ml dd HCl 3M. Thành phần %
theo khối lượng hai oxit trên lần lượt là:
A. 66,53% ; 33,47%
B. 66,94% ; 33,06%
C. 33,06% ; 66,94%
D. 33,47% ; 66,53%
Câu 4: Kim loại X tác dụng với HCl sinh ra khí hidro. Dẫn khí hidro qua oxit kim loại Y đun nóng
thì thu được kim loại Y. Hai kim loại X, Y lần lượt là:
A. Fe, Cu

B. Cu, Ca
C. Fe, Ca
D. Ag, Cu
Câu 5: Dung dịch NaOH phản ứng với oxit nào sau đây?
A. Fe3O4
B. Al2O3
C. Fe2O3
D. MgO
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 1,625 g một kim loại hóa trị (II) trong dung dịch H 2SO4 loãng dư thu được
0,56 lít khí hidro (đktc). Kim loại hóa trị (II) là:
A. Mg
B. Fe
C. Cu
D. Zn
Câu 7: Đồng (II) oxit tác dụng được với:
A. Nước, sản phẩm là bazo
B. Bazo, sản phẩm là muối và nước
C. Axit, sản phẩm là muối và nước
D. Nước, sản phẩm là axit
Câu 8: Dung dịch A có pH < 7 và tạo ra kết tủa khi tác dụng với dung dịch bari nitrat Ba(NO 3)2.
Chất A là:
A. HCl
B. Ca(OH)2
C. H2SO4
D. Na2SO4
Câu 9: Kim loại nào dưới đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí clo cho cùng
muối clorua kim loại:
A. Fe
B. Zn
C. Cu

D.Ag
Câu 10: Đốt cháy lưu huỳnh trong bình đựng khí oxi, đáy bình có một ít nước và một mẫu giấy quỳ
tím. Lắc nhẹ bình ta thấy mẫu giấy quì tím.
A. Không đổi màu bình, có nhiều khói trắng
B. Đổi màu sang đỏ
C. Đổi màu sang xanh
D. Không đổi màu
Câu 11: Cho phương trình phản ứng: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + X + H2O. X là:
A. H2
B. Cl2
C. CO
D. CO2
Câu 12: Nhóm bazo bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazo tương ứng và nước là:
A.Fe(OH)3, Mg(OH)2
B. Mg(OH)2, KOH
C. NaOH, Zn(OH)2
D. NaOH, KOH
Câu 13: Các cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch (không phản ứng với nhau ):
1. CuSO4 và HCl
2. H2SO4 và Na2SO3
3. KOH và NaCl
4. MgSO4 và BaCl2
A. (3 ; 4)
B. (1 ; 3)
C. (2 ; 4 )
D. (1 ; 2)
Câu 14: Không được dùng nồi nhôm để nấu xà phòng. Vì:
A. Phản ứng không xảy ra
B.Nhôm là kim loại có tính khử mạnh
B. Chất béo phản ứng được với nhôm

C. Nhôm sẽ bị phá hủy trong dd kiềm


Câu 15: MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:
A.Chất khí duy trì sự cháy và sự sống
B. Chất khí không tan trong nước.
C. Chất khí làm vẩn đục nước vôi trong
D. Chất khí cháy được torng không khí
Câu 16:Hòa tan 12 gam hỗn hợp gồm Al, Ag vào dung dịch H 2SO4 loãng dư. Phản ứng kết thúc thu
được 13,44 lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Al, Ag trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 70% -30%
B. 90% - 10%
C. 10% - 90%
D. 30% - 70%
Câu 17: Trộn dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO 4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa,
rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. giá trị m là:
A. 8g
B. 6g
C. 4g
D.12g
Câu 18: Số chất khí tạo ra khi H2SO4 loãng lần lượt tác dụng với: Fe, Na2CO3, NaHCO3, FeO,
Na2SO3 là:
A. 5
B. 4
C. 2
D.3
Câu 19: Ngâm một lá kẽm (dư) vào 200 ml dung dịch AgNO 3 0,5M. Khi phản ứng kết thúc khối
lượng Ag thu được là:
A. 8,8g
B. 13 g

C. 6,5g
D. 10,8g
Câu 20:Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối trong mỗi cặp
chất sau:
A. Na2SO4 và K2SO4
B. Na2SO4 và Fe2(SO4)3
C. Na2SO4 và BaCl2
D. Na2CO3 và K3PO4
Câu 21: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều kim loại hoạt động hóa học giảm dần:
A. Na, Mg, Zn
B. Al, Zn, Na
C. Mg, Al, Na
D. Pb, Al, Mg
Câu 22:Khi cho 500 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 2M tạo thành muối
trung hòa. Thể tích dung dịch H2SO4 2M là:
A. 125 ml
B. 400 ml
C. 500 ml
D. 250 ml
Câu 23: Cho 5,6 gam sắt phản ứng với 100 ml dung dịch HCl 1M. Thể tích khí hidro sinh ra (đktc)
là:
A. 1,12 l
B. 2,24 l
C. 4,48 l
D. 11,2 l
Câu 24 : Nhôm được sản xuất theo phương trình nào sau đây :
dpnc
t
→ 4Al + 3O2
A. 2 Al2O3 

B. Al2O3 + 3H2 
→ 2Al + 3H2O
criolit
t
C. 3Mg + 2Al(NO3)3 → 2Al + 3 Mg(NO3)3
D. Al2O3 + 3CO 
→ 2Al + 3O2
Câu 25:Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng, có hiện tượng sau:
A. Sủi bọt khí, màu xanh của dung dịch nhạt dần.
B. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần.
C. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, dung dịch không đổi màu.
D. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần.
o

o

“ Người ta không mắc sai lầm vì dốt
Mà vì tưởng mình giỏi.”


CHUYÊN ĐỀ IV: HIDROCACBON VÀ NHIÊN LIỆU
A. Lý Thuyết
I. Phân loại
- Gồm 2 nhóm:
+ Hidrocacbon: chỉ có C và H trong phân tử: Metan, etilen, axetilen..
+ Dẫn xuất của HĐR: rượu etylic, axit axetic, glucozo, polime….
- Trong phân tử HĐR: C hoá trị IV, H hoá trị I, O hoá trị II
- Công thức cấu tạo: sự liên kết giữa các C gọi là mạch cacbon: mạch thẳng, nhánh, vòng
+ Các nhóm nguyên tử hoặc sự liên kết 2,3 tạo nên tính chất đặc trưng cho chất. (-OH mang tính rượu, -COOH mang tính axit,…)
II. Hidrocacbon

1. Các hợp chất Hidrocacbon quan trọng
Hợp chất
Metan
Etilen
Axetilen
Benzen
CTPT. PTK

CH4 = 16

Công thức
cấu tạo

H
H

C

H
H

H

Liên kết đơn
Trạng thái
Tính chất
vật lý
Tính chất hoá
học
Giống nhau

+Khác nhau

C2H4 = 28
H

C

C

C2H2 = 26
H
H

Liên kết đôi gồm 1 liên kết bền
và 1 liên kết kém bền
Khí

Không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

Có phản ứng cháy sinh ra CO2 và H2O
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O
Chỉ tham gia phản ứng thế Có phản ứng cộng
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
CH4 + Cl2  as→
Ni ,t 0 , P
((C2H4 + H2 
CH3Cl + HCl
→ C2H6
C2H4 + H2O → C2H5OH))


H

C

C

C6H6 = 78
H

Liên kết ba gồm 1 liên kết bền
3lk đôi và 3lk đơn xen kẽ
và 2 liên kết kém bền
trong vòng 6 cạnh đều
Lỏng
Không màu, không tan
trong nước, nhẹ hơn nước,
hoà tan nhiều chất, độc
2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O
2C6H6 + 15O2 → 12CO2 + 6H2O
Có phản ứng cộng
Vừa có phản ứng thế và
phản ứng cộng (khó)
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
Fe ,t 0
((Cũng có thể cộng H2 như C6H6 + Br2 

etilen. Tuy nhiên +H2O khác))
C6H5Br + HBr



Ứng dụng

Làm nhiên liệu, nguyên Làm nguyên liệu điều chế nhựa Làm nhiên liệu hàn xì, thắp Làm dung môi, diều chế
liệu trong đời sống và trong PE, rượu Etylic, Axit Axetic, sáng, là nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, dược phẩm,
công nghiệp
kích thích quả chín.
PVC, cao su …
thuốc BVTV…

Điều chế

Có trong khí thiên nhiên, Sp chế hoá dầu mỏ, sinh ra khi Cho đất đèn + nước, sp chế hoá
khí đồng hành, khí bùn ao. quả chín
dầu mỏ
0
H 2 SO4 d ,t
CaC2 + H2O →
C2H5OH 

C2H2 + Ca(OH)2
C2H4 + H2O
Không làm mất màu dd Br2 Làm mất màu dung dịch Brom Làm mất màu dung dịch Brom
Làm mất màu Clo ngoài as
nhiều hơn Etilen

Nhận biết

Sản phẩm chưng nhựa
than đá.


Ko làm mất màu dd Brom
Ko tan trong nước

2. Dầu mỏ và khí thiên nhiên
- Dầu mỏ: Gồm 3 lớp dưới lòng đất: Khí → Dầu → Nước (Lượng khí chủ yếu có thành phần là khí metan 75%)
+ Sản phẩm của dầu mỏ khi cracking (chưng cất dầu): Nhựa đường, dầu điezen, xăng, khí đốt
- Khí thiên nhiên: Là các mỏ khí, thành phần chủ yếu là khí metan 95%, gọi là khí đồng hành.
3. Nhiên liệu
- Là những chất cháy được, khi cháy thì toả nhiệt và phát sáng.
+ Nhiên liệu rắn: than mỏ, than gỗ, …
+ Nhiên liệu lỏng: cồn đốt, xăng dầu,…
+ Nhiên liệu khí như: ga (CH4), khí lò cốc (CO), axetilen (C2H2),…


B. Bài Tập
Câu 1: Trong các chất sau: CO, CH4, H2CO3, Ca(HCO3)2, CH3Cl, Na2CO3, C2H2, C2H5ONa. Có bao nhiêu
chất là hợp chất hữu cơ:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Số đồng phân(CTCT) của HCHH có công thức phân tử C2H6O là: A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Hợp chất hữu cơ A có khối lượng mol là 58 mol/gam và có 2 nguyên tố hợp thành. Đốt cháy A thu
được 17,6g CO2 và 9g H2O. Công thức A phù hợp là: (H=1, C=12, O=16)
A. C4H4
B. C4H6

C. C4H8
D. C4H10
Câu 4: Trong các chất khí sau khí nào là khí thiên nhiên: A. CH4
B. H2
C. N2
D. O2
Câu 5: Trong các khí CH4, H2, Cl2, O2 có bao nhiêu cặp có thể tác dụng với nhau:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 22,4 lít metan thu được lượng CO2 là (các khí tính ở đktc)
A. 11,2 lít
B. 1,12 lít
C. 2,24 lít
D. 22,4 lít
Câu 7: 3 chất khí metan, etilen, axetilen có thể sử dụng hợp chất nào sau đây để nhận biết:
A. Dung dịch Ca(OH)2
B. Giấy quỳ tím
C. Dung dịch brom
D. Dung dich HCl
Câu 8: Khí có thể kích thích hoa quả xanh mau chín là:
A. Etilen
B. Metan
C. Axetilen
D. Oxi
Câu 9: Chất nào có liên kết ba trong phân tử: A. Etilen
B. Metan
C. Axetilen
D. Oxi

Câu 10: Khí axetilen không có tính chất hóa học nào sau đây ?
A. Phản ứng cộng với dung dịch brom.
B. Phản ứng cháy với oxi.
C. Phản ứng cộng với hiđro.
D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.
Câu 11: Cho 0.56 lít (đktc) hỗn hợp khí etilen và axetilen tác dụng hết với dung dịch brom dư, lượng brom
tham gia phản ứng là 5.6g. Thành phần % về thể tích của 2 khí ban đầu là : (Br=80)
A. 33.3% , 66.7%
B. 40%, 60%
C. 66,7%, 33,3%
D. 60%, 40%
Câu 12: Dẫn 0,1 mol khí axetilen qua dung dịch nước brom dư. Khối lượng brom tham gia phản ứng là:
A. 16,0 gam.
B. 20,0 gam.
C. 26,0 gam.
D. 32,0 gam.
Câu 13: Trong các phản ứng sau phản ứng hóa học đúng là:
Fe, t o
A. C6H6 +Br → C6H5Br + H2
B. C6H6 + Br2 
→ C6H5Br + HBr
Fe, t o
C. C6H6 + Br2 → C6H6Br2
D. C6H6 +2Br 
→ C6H5Br + HBr
Câu 14: Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế được 15,7 gam brombenzen ? Biết hiệu suất phản ứng
là 80%:
A. 15,6 gam.
B. 19,5 gam.
C. 9.75 gam.

D. 32 gam.
Câu 15: Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp:
A. Phun nước vào ngọn lửa.
B. Phủ cát vào ngọn lửa.
C. Thổi oxi vào ngọn lửa.
D. Phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa.
Câu 16: Trong các loại than dưới đây, loại than già nhất có hàm lượng cacbon trên 90% là:
A. than gầy.
B. than mỡ.
C. than non.
D. than bùn.
Câu 17: Biết rằng 0.1 lít khí etilen thì làm mất màu tối đa 75 ml dd brom. Nếu dùng 0.1 lít khí axetilen (đktc)
thì làm mất màu bao nhiêu ml dd brom: A. 75ml
B. 150ml
C. 100ml
D. 225ml
Câu 18: Chất làm mất màu dung dịch brom là:
A. CH4.
B. CH2 = CH – CH3.
C. CH3 – CH3.
D. CH3 – CH2 – CH3.
Câu 19: 0,1 mol hiđrocacbon X phản ứng vừa đủ với 0,1 mol brom trong dung dịch. X là:
A. CH4.
B. C2H6.
C. C3H8.
D. C2H4.
Câu 20: Khi đốt hoàn toàn 1 hiđrocacbon A người ta thu được số mol CO2 và số mol H2O bằng nhau:
A. CH4.
B. C2H6.
C. C2H2.

D. C3H6.
Câu 21: Một hợp chất hữu cơ A có thành phần phần trăm khối lượng cacbon là 75%. Vậy A là:
A. C2H4.
B. C2H6.
C. CH4.
D. C2H2.
Câu 22: 2,9 gam chất A ở đktc có thể tích là 1,12 lít. Vậy A là:
A. C3H8.
B. CH4.
C. C4H8.
D. C4H10.
Câu 23: Cho 0,56 lít(đktc) hỗn hợp khí gồm metan và axetilen tác dụng hết với dung dịch brom dư, lượng
brom đã tham gia phản ứng là 5,6g. Thành phần % thể tích của 2 khí trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 30% , 70%
B. 40%, 60%
C. 70%, 30%
D. 60%, 40%


CHUYÊN ĐỀ V: DẪN XUẤT CỦA HIDROCABON . POLIME
A. Lý Thuyết
1. Rượu etylic và axit axetic

Công thức
Tính chất
vật lý

RƯỢU ETYLIC
CTPT: C2H6O
CTCT: CH3 – CH2 – OH


AXIT AXETIC
CTPT: C2H4O2
CTCT: CH3 – CH2 – COOH

Là chất lỏng, không màu, dễ tan và tan nhiều trong nước.
Sôi ở 78,3 C, nhẹ hơn nước, hoà tan
Sôi ở 1180C, có vị chua (dd Ace 2-5% làm
được nhiều chất như Iot, Benzen…
giấm ăn)
- Phản ứng với Na:
2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2
Tính chất 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
- Rượu Etylic tác dụng với axit axetic tạo thành este Etyl Axetat
hoá học.
H SO
→ CH3COOC2H5 + H2O
CH3COOH + C2H5OH 
t
- Cháy với ngọn lửa màu xanh, toả
- Mang đủ tính chất của axit: Làm đỏ quỳ
nhiều nhiệt
tím, tác dụng với kim loại trước H, với
bazơ, oxit bazơ, dd muối
C2H6O + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2
- Bị OXH trong kk có men xúc tác
mengiam
C2H5OH + O2  
→ CH3COOH CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

+ H2O
Dùng làm nhiên liệu, dung môi pha sơn, Dùng để pha giấm ăn, sản xuất chất dẻo,
Ứng dụng chế rượu bia, dược phẩm, điều chế axit
thuốc nhuộm, dược phẩm, tơ…
axetic và cao su…
Bằng phương pháp lên men tinh bột
- Lên men dd rượu nhạt
mengiam
hoặc đường
C2H5OH + O2 

→ CH3COOH +
Men
→ 2C2H5OH + 2CO2
H2 O
C6H12O6 
30 − 350 C
Điều chế
- Trong PTN:
Hoặc cho Etilen hợp nước
2CH3COONa + H2SO4 → 2CH3COOH
ddaxit
C2H4 + H2O 
→ C2H5OH
+ Na2SO4
- Các chất hữu cơ có nhóm –OH hay nhóm –COOH có tính chất tương tự.
- Độ rượu là số ml rượu nguyên chất có trong 100ml dung dịch rượu (rượu và nước)
2. Chất béo
- Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức là (R-COO)3C3H5
+ Glixerol: C3H5(OH)5 + Axit béo: R-COOH (R: C17H35- , C15H31-, ….)

- Tính chất vật lý: Nhẹ hơn nước, không tan trong nước
- Tính chất hoá học quan trọng:
+ Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit:
t
(R-COO)3C3H5 + 3H2O 
→ 3R-COOH + C3H5(OH)3
+ Phản ứng thuỷ phân trong môi trường bazo (phản ứng xà phòng hoá):
t
(R-COO)3C3H5 + 3NaOH 
→ 3R-COONa + C3H5(OH)3
0

2

4 (...)

0

0

0


3. Glucozo – Saccarozo – Tinh bột và xenlulozo
GLUCOZƠ
SACCAROZƠ
C
H
O
C

H
Công
6 12 6
12 22O11
thức
phân tử
Trạng Chất kết tinh, không Chất kết tinh, không màu,
thái
màu, vị ngọt, dễ tan vị ngọt sắc, dễ tan trong
Tính
trong nước
nước, tan nhiều trong nước
chất vật
nóng

Phản ứng tráng gương
Thuỷ phân khi đun nóng
trong dd axit loãng
C6H12O6 + Ag2O →
Tính
+
H2O
C6H12O7 + 2Ag C12H22O11
chất hoá
o
ddaxit , t
học


quan

C6H12O6 + C6H12O6
trọng
glucozơ fructozơ

Ứng
dụng

Điều
chế
Nhận
biết

TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
(C6H10O5)n
Tinh bột: n ≈ 1200 – 6000
Xenlulozơ: n ≈ 10000 – 14000
Là chất rắn trắng. Tinh bột tan
được trong nước nóng → hồ tinh
bột. Xenlulozơ không tan trong
nước kể cả đun nóng
Thuỷ phân khi đun nóng trong
dd axit loãng
(C6H10O5)n
+
nH2O
o

ddaxit ,t




nC6H12O6

Hồ tinh bột làm dd Iot chuyển
màu xanh
Thức ăn, dược phẩm
Thức ăn, làm bánh kẹo … Tinh bột là thức ăn cho người và
Pha chế dược phẩm
động vật, là nguyên liệu để sản
xuất đường Glucozơ, rượu
Etylic. Xenlulozơ dùng để sản
xuất giấy, vải, đồ gỗ và vật liệu
xây dựng.
Có trong quả chín (nho), Có trong mía, củ cải đường Tinh bột có nhiều trong củ, quả,
hạt nảy mầm; điều chế từ
hạt. Xenlulozơ có trong vỏ đay,
tinh bột.
gai, sợi bông, gỗ
Phản ứng tráng gương
Có phản ứng tráng gương Nhận ra tinh bột bằng dd Iot: có
khi đun nóng trong dd axit màu xanh đặc trưng

4. Protein
- Protein: tạo thành từ các amino axit, gồm nhiều mắt xích amino axit (amin)
- Tính chất hoá học quan trọng:
+ Bị phân huỷ bởi nhiệt: tạo ra những chất bay hơi có mùi khét
+ Sự đông tụ bởi nhiệt hoặc hoá chất
5. Polime
- Polime: Là những chất có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
(bản thân: tinh bột, xenlulozo, protein cũng là polime)

- Phân loại:
+ Polime thiên nhiên: có sẵn trong tự nhiên như: tinh bột, xenlulozo: sợi đay, bông vải, protein: tơ
tằm, lòng trắng trứng
+ Polime tổng hợp: do con người tổng hợp: PE (Polietilen), PVC (Polivinylclorua), cao su buna, …
- Ứng dụng: dựa vào đặc tính phân thành: Chất dẻo, Tơ, Cao su.


B. Bài Tập
Câu 1: Công thức cấu tạo của rượu etylic là:
A. CH2 – CH3 – OH.
B. CH3 – O – CH3.
C. CH2 – CH2 – OH2.
D. CH3 – CH2 – OH.
Câu 2: Cho 11,2 lít khí etilen ( đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric ( H2SO4) làm xúc tác, thu được 9,2
gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng là:
A. 40%.
B. 45%.
C. 50%.
D. 55%.
Câu 3: Đốt cháy dẫn xuất của hidrocacbon X, chứa 1 nguyên tử oxi theo sơ đồ sau:
X +
3O2  2CO2 + 3H2O. Trong đó X là:
A. C2H4O.
B. C2H6O.
C. C3H8O.
D. C3H6O.
Câu 4: Thể tích khí oxi ( đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam rượu etylic nguyên chất là:
A. 16,20 lít.
B. 18,20 lít.
C. 20,16 lít.

D. 22,16 lít.
Câu 5: Phương trình phản ứng sản xuất axit axetic trong công nghiệp là:
t 0 , p , xt
C4H10 + O2 
→ CH3COOH + H2O
Tổng hệ số trong phương trình phản ứng trên là: A. 11.
B. 12.
C. 13.
D. 14.
Câu 6: Để phân biệt C6H6; C2H5OH; CH3COOH ta dùng:
A. Na kim loại.
B. Dung dịch NaOH.
C. H2O và quỳ tím.
D. H2O và phenolphtalein.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí thoát ra ở đktc là:
A. 0,56 lít.
B. 1,12 lít.
C. 2,24 lít.
D. 3,36 lít.
Câu 8: Cho 30 gam axit axetic CH3COOH tác dụng với rượu etylic dư có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác (hiệu
suất 100%). Khối lượng etyl axetat tạo thành là: A. 33 gam.
B. 44 gam.
C. 55 gam.
D. 66 gam.
Câu 9: Các chất hữu cơ có công thức phân tử C6H6, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B, C. Biết
- Chất A và B tác dụng với Na. - Chất C không tan trong nước. - Chất A phản ứng được với Na2CO3.
Vậy A, B, C lần lượt có công thức phân tử là:
A. C2H6O, C6H6, C2H4O2.
B. C2H4O2, C2H6O, C6H6.
C. C2H6O, C2H4O2, C6H6.

D. C2H4O2, C6H6, C2H6O.
Câu 10: Cho 10 gam hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic tham gia phản ứng vừa đủ với 7,42 gam
Na2CO3. Thành phần % khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu là:
A. CH3COOH (16%), C2H5OH (84%).
B. CH3COOH (58%), C2H5OH (42%).
C. CH3COOH (84%), C2H5OH (16%).
D. CH3COOH (42%), C2H5OH (58%).
Câu 11 : Đốt cháy hoàn toàn 9 gam hợp chất hữu cơ X thu được 19,8 gam khí CO 2 và 10,8 gam H2O. Vậy X
là:
A. C2H5OH.
B. CH3COOH.
C. C3H8O.
D. CH4O.
Câu 12: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm dẫn xuất của hiđrocacbon:
A. Metan, glucozơ, tinh bột.
B. Xenlulozơ, tinh bột, benzen.
C. Rượu etylic, axit axetic, etylen.
D. Axit axetic, tinh bột, glixerol.
Câu 13: Hãy chọn phương trình hoá học đúng khi đun một chất béo với nước có axit làm xúc tác:
t
A. (RCOO)3C3H5 + 3H2O →
C3H5(OH)3 + 3RCOOH
axit
t
B. (RCOO)3C3H5 + 3H2O →
3C3H5OH + R(COOH)3
axit
t
C. 3RCOOC3H5 + 3H2O →
3C3H5OH + 3R-COOH

axit
t
D. RCOO(C3H5)3 + 3H2O →
3C3H5OH + R-(COOH)3
axit
Câu 14: Este là sản phẩm của phản ứng giữa:
A. axit và rượu.
B. rượu và gluxit.
C. axit và muối.
D. rượu và muối.
Câu 15: Cho các chất sau : Zn, Cu, CuO, NaCl, C2H5OH, Ca(OH)2. Số chất tác dụng được với dung dịch axit
axetic là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 16: Có ba lọ không nhãn đựng : rượu etylic, axit axetic, dầu ăn. Có thể phân biệt bằng cách nào sau
đây?
A. Dùng quỳ tím và nước.
B. Khí cacbon đioxit và nước.
C. Kim loại natri và nước.
D. Phenolphtalein và nước.
Câu 17: Cho sơ đồ sau:
men
C6H12O6 →
X+Y


mengiam
X + O2 

→ Z + H2O
Z + T 
→ (CH3COO)2Ca + H2O + Y
X, Y , Z , T lần lượt là:
A. C2H5OH , CH3COOH , CaO , CO2.
B. CaO , CO2 , C2H5OH , CH3COOH.
C. C2H5OH , CO2 , CH3COOH , CaCO3.
D. CH3COOH , C2H5OH , CaCO3 , CO2.
Câu 18: Phản ứng tráng gương là:
A. 2CH3COOH + Ba(OH)2 
→ (CH3COO)2Ba + 2 H2O.
1
B. C2H5OH + K 
→ C2H5OK + H2
2
men
C. C6H12O6
2C2H5OH + 2CO2
→
AgNO / NH
D. C6H12O6 + Ag2O 
 → C6H12O7 + 2Ag
Câu 19: Lên men rượu từ glucozơ sinh ra 4,48 lít khí cacbonic ở đktc. Lượng natri cần lấy để tác dụng hết
với lượng rượu sinh ra là:
A. 46 gam.
B. 2,3 gam.
C. 6,4 gam.
D. 4,6 gam.
Câu 20: Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch saccarozơ và glucozơ ?
A. Dung dịch H2SO4 loãng.

B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch AgNO3 /NH3.
D. Na kim loại.
Câu 21: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ ta dùng: A. Quỳ tím.
B. Iot.
C. NaCl.
D.
Glucozơ.
Câu 22: Loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là:
A. tơ tằm, bông vải.
B. tơ tằm, sợi đay.
C. bông vải, sợi đay.
D. tơ tằm, tơ nilon-6,6.
Câu 23: Nếu dùng một tấn khoai chứa 20% tinh bột để sản xuất glucozơ thì lượng glucozơ sẽ thu được là
( Nếu hiệu suất là 70%) A. 160,5 kg.
B. 150,64 kg.
C. 155,56 kg.
D.
165,6
kg.
Câu 24: Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều A. Chất béo. B. Chất đường. C. Chất bột.
D. Protein.
Câu 25: Dấu hiệu để nhận biết protein là:
A. Làm dung dịch iot đổi màu xanh.
B. Có phản ứng đông tụ trắng khi đun nóng.
C. Thủy phân trong dung dịch axit.
D. Đốt cháy có mùi khét và có phản ứng đông tụ khi đun nóng.
Câu 26: Một polime (Y) có cấu tạo mạch như sau:
…. –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 – …
Công thức 1 mắt xích của polime (Y) là

A. –CH2 –CH2 –CH2 –.
B. –CH2 -CH2 - CH2 –CH2 –.
C. –CH2 –.
D. –CH2 –CH2 –.
Câu 27: PVC là polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như làm ống dẫn nước, đồ giả da, vải che mưa
….. Công thức một mắc xích của PVC là:
3

A.

3

-CH
B. 2 –CH -

-CH2 –CH –CH2 –CH -

B.

Cl

Cl

C. -CH2 – CH2 -

D.

-CH2 –CH –CH2 –
Cl


Câu 28:
Cao su Buna là cao su tổng hợp rất phổ biến, có công thức cấu tạo như sau:
…. –CH2 –CH =CH –CH2 –CH2 –CH =CH –CH2 –CH2 –CH =CH –CH2 - …
Công thức một mắt xích và công thức tổng quát của cao su nói trên là:
A. –CH2 –CH =CH và [-CH2 –CH =CH -]n .
B. –CH2 –CH =CH –CH2 - và [ -CH2 –CH =CH –CH2 –CH2 -]n.
C. –CH2 –CH =CH –CH2 - và [ -CH2 –CH =CH –CH2 -]n .
D. –CH2 –CH =CH –CH2 –CH2 và [ -CH2 –CH =CH –CH2 –CH2 -]n .
Câu 29: Poli(vinyl clorua) -CH –CH có phân tử khối là 35000 đvC. Hệ số trùng hợp n của
2
polime này là:

Cl

n


A. 460.

B. 560.

C. 506.

D. 600.


ĐỀ LUYỆN SỐ 01
Câu 1: Hãy đưa ra phương pháp loại bỏ khí SO2, CO2 ra khỏi hỗn hợp khí gồm O2 và CO2: …………………
Phương trình xảy ra khi sử dụng phương pháp trên đó là:
……………………………………………………


…………………………………………………………..

Câu 2: Viết các chất hoặc thuốc thử có thể dùng để nhận biết các chất ở cột A
STT
Cột A chất cần nhận biết
Cột B chất dùng để nhận biết
Viết pt nếu có thể
1
Dung dịch HCl và NaOH
2
Dung dịch BaCl2 và NaCl
3
Kim loại Fe và Cu
Câu 3: Để thu khí Cl2 sau khi điều chế ra trong phòng thí nghiệm người ta dùng bình thuỷ tinh sử bố trí như
như thế nào là đúng:
A. Bình để ngửa

B. Bình úp

C. Sử dung pp đẩy nước

D. Để nghiêng bình

Câu 4: Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất CuCl2. Có thể dùng chất nào để làm sạch muối nhôm?
A. AgNO3

B. HCl

C. Mg


D. Al

Câu 5: Dẫn hỗn hợp X gồm 0,01 mol etilen và 0.01 mol axetilen vào dung dịch brom dư. Khối lượng Brom
đã tham gia phản ứng là: (Br=80)
A. 6,4g

B. 4,8g

C. 2.4g

D. 3,2g

Câu 6: Viết công thức của các chất sau:
STT
Tên chất
1
Rượu etylic
2
Benzen

Công thức phân tử

Công thức viết gọn

Đặc điểm phân tử (Nhóm/liên kết)

3
Axit axetic
Câu 7: Chất nào sau đây không bị phân huỷ bởi nhiệt:

A. Protein

B. Xenlulozo

C. Ba(OH)2

D. Fe(OH)3

Câu 8: Hoà tan 12,1g hỗn hợp ZnO và CuO cần 100ml dung dịch HCl 3M. Phần trăm theo khối lượng của
mỗi oxit trên trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: (O=16, Zn=65,Cu=64)
A. ZnO: 67%, CuO: 33%

B. ZnO: 60%, CuO: 40%

C. ZnO: 33%, CuO: 67%

D. ZnO: 80%, CuO: 20%

Câu 9: Để phân biệt 2 dung dịch không màu mất nhãn là rượu etylic và axit axetic người ta dùng:
A. Kim loại Na

B. Quỳ tím

C. Dd muối Na2CO3

D. Cả B và C

C. Dd ZnSO4

D. Cả A, B, C


Câu 10: Sắt tác dụng với chất nào sau đây:
A. H2SO4 đặc nguội

B. Dd CuSO4

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------“1. Đi thi mà không phân tích đề thì khác gì nhường đường cho bạn khác.
2. Không căn thời gian chuẩn xác có nghĩa là tự phá nát bài mình.”

ĐỀ LUYỆN SỐ 02
Câu 1: Những chất nào bị phân huỷ bởi nhiệt viết phương trình tương ứng:
STT

Chất

Bị phân huỷ (có/không)

Phương trình


1
CaCO3
2
Al(OH)3
3
NaOH
4
KMnO4
Câu 2: Để phân biệt 2 chất rắn màu trắng Xenlulozo và Tinh bột người ra dùng:
A. Dd Br2

B. Dd I2
C. Quỳ tím
D. Phenolphtalein
Câu 3: Đốt cháy 3g hợp chất hữu cơ A, thu được 8,8g CO2 và 5,4g H2O. Xác định công thức của A: (C=12,
O=16, H=1):
A. C2H4
B. CH4
C. C2H2
D. C2H6
Câu 4: Hãy cho biết tên các loại phân bón đơn sau (“đạm/lân/kali”):
Công thức
CO(NH2)2
KCl
Ca(H2PO4)2
NH4NO3
(NH4)SO4
Tên phân bón
Câu 5: Đề nghị phương pháp khử chua đất ruộng: ………………………………………………………
Lý do: ………………………………………………. ……………………………Nếu có phản ứng xảy ra hãy
cho biết thuộc loại phản ứng nào: ……………………………………………….
Câu 6: Nêu hiện tượng khi cho dd HCl vào những chất rắn sau: (chất rắn tan: Dd chuyển màu xanh, dd
chuyển màu nâu đỏ, sủi bọt khí, không có hiện tượng khác …, chất rắn không tan. …)
STT
Chất
Hiện tượng
STT
Chất
Hiện tượng
1
CuO

4
Fe(OH)3
2
Mg
5
NaCl
3
Al2O3
6
Na2CO3
Câu 7: Cho 2,24 lít(đktc) hỗn hợp khí gồm etilen và axetilen tác dụng hết với dung dịch brom dư. Lượng
brom tham gia phản ứng là 24g (Br=80). Thành phần phần trăm thể tích lần lượt của mỗi khí trong hỗn hợp
lần lượt là:
A. 50%, 50%
B. 60%, 40%
C. 70%, 30%
D. 40%, 60%
Câu 8: Viết tên tương ứng và công thức phân tử của những chất có công thức viết gọn sau:
STT
Tên chất
Công thức phân tử
Công thức viết gọn Đặc điểm phân tử (nhóm/liên kết)
1
CH2=CH2
2
CH ≡ CH
3
CH3-CH2-OH
Câu 9: Khi đốt chát 1 polime thu được tỉ lệ số mol CO2:H2O là 1:1 vậy polime trên có thể là:
A. P.E

B. PVC
C. Tinh bột
D. Protein
Câu 10: Quặng dùng để sản xuất nhôm là:
A. Manhetit
B. Boxit
C. Hematit
D. Grafit
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------“3. Khi gác bút xuống, đọc kỹ => tìm sai.
4. Không được chủ quan – kể cả những đề luyện kỹ.”


ĐỀ LUYỆN SỐ 03*
Câu 1: Cho các oxit sau: CaO, SO2, Na2O, CO2, P2O5, BaO có bao nhiêu oxit khi tác dụng với nước làm quỳ
tím chuyển sang màu xanh:
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 2: Công thức viết gọn của axit axetic là:
A. CH3-CH2-OH

B. CH3-O-CH3

C. CH3-COOH


D. H-COOCH3

Câu 3: Những chất nào làm quỳ chuyển màu (đỏ/xanh/ …)
STT
Dung dịch
Quỳ tím (đỏ/xanh/…)
STT
Dung dịch
1
NaOH
4
BaCl2
2
CH3-COOH
5
H2SO4
3
CH3-CH2-OH
6
Nước Clo
Câu 4: Có thể phản ứng với nước tạo thành khí nhẹ hơn không khí
A. Na

B. Fe

C. Na2CO3

Quỳ tím (đỏ/xanh/…)

D. Glucozo


Câu 5: Đốt cháy 23g chất hữu cơ A thu được sản phầm gồm 44g CO2 và 27g H2O. Tỉ khối hơi của A so với
hidro là 23. Công thức phân tử của A là:
A. C2H6O

B. C2H6

C. C2H4O2

D. C3H8

Câu 6: Chất không có liên kết đôi, liên kết ba trong phân tử là:
A. Metan

B. Etilen

C. Axetilen

D. Benzen

Câu 7: Trong các chất sau chất nào có thể tác dụng với dung dịch H2SO4/HCl loãng:
A. Cu

B. Cl2

C. Fe

D. BaSO4

Câu 8: Sử dụng chất nào để phân biệt các cặp chất sau

STT
Cột A chất cần nhận biết
Cột B chất dùng để nhận biết
Viết pt nếu có thể
1
Dung dịch HCl và H2SO4
2
Khí metan và etilen
3
Rượu etylic và axit axetic
4
Chất rắn CaO và P2O5
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 9,2g rượu etylic. Tính thể tích không khí cần dùng ở đktc, biết oxi chiếm 20% thể
tích không khí (H=1, C=12, O=16)
A. 44,8

B. 55,6

C. 33,6

D. 67,2

+ H2 O
+ O2
+ CH3 CH2 OH
→ CH3CH2 OH 

→ CH3COOH 
→Y
Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng: X 

axit
men
axit

X,Y lần lượt là:
A. CH2=CH2, C6H12O6
C. CH2=CH2, CH3COOC2H5

B. CH2=CH2, CH3COONa
D. CH3COOC2H5, CH2=CH2
“Khó khăn là điều tất yếu trong cuộc sống
Điều cần làm là chọn cách vượt qua”


ĐỀ LUYỆN SỐ 04
Câu 1: Để phân biệt 2 dung dịch là NaOH và Ba(OH)2
A. Quỳ tím

B. Dd phenolphtalenin

C. Na2SO4

D. FeCl3

Câu 2: Hỗn hợp A gồm Zn và ZnO. Cho 21,7g A vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, phản ứng kết thúc thu
được 4.48 lít khí hidro ở đktc. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong A (O=16, Zn=65)
A. Zn: 60%, ZnO: 40%

B. Zn: 40%, ZnO: 60%


C. Zn: 70%, ZnO: 30%

D. Zn: 30%, ZnO: 70%

Câu 3: Có phản ứng thế với Cl2 ngoài ánh sáng là:
A. Metan

B. Etilen

C. Axetilen

D. Benzen

Câu 4: Để loại bỏ khí Cl2 dư thừa sau khi làm thí nghiệm. Người ta sục khí Cl2 vào
A. Dd H2SO4

B. Dd NaOH

C. Dd NaCl bão hoà

D. Dd HCl

Câu 5: 0,1 lít khí axetilen làm mất màu 100ml dd brom. Vậy dùng 0,1 lít khí etilen thì mất màu bao nhiêu ml
dung dịch brom như thế:
A. 100ml

B. 200ml

C. 150ml


D. 50ml

Câu 6: Cho 0.56 lít (đktc) hỗn hợp khí Etilen và Axetilen tác dụng hết với dung dịch brom dư, lượng brom
tham gia phản ứng là 5,6g. Tính thành phần % thể tích khí của mỗi khí trong hỗn hợp (Br=80)
A. etilen: 30%, axetilen: 70%

B. etilen: 70%, axetilen: 30%

C. etilen: 60%, axetilen: 40%

D. etilen: 40%, axetilen: 60%

Câu 7: Hãy cho biết trong những chất sau: Benzen, CH2=CH-CH=CH2, CH3-C ≡ CH, CH3-CH3 có bao nhiêu
chất làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường:
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8: Cho các cặp chất sau:
(1) Al với khí Cl2

(3) Fe với dung dịch Cu(NO3)2

(2) Al với HNO3 đặc nguội

(4) Fe với H2SO4 đặc nguội


(5) Al và dd NaOH

Có những cặp chất nào có thể phản ứng được với nhau:
A. (2), (4)

B. (1), (3)

C. Cả 5 cặp chất

D. (1), (3), (5)

Câu 9: Cho a gam glucozo tráng gương với Ag2O/NH3 thu được 21,6g bạc kết tủa trắng. Tính a cần dùng?
A. 12

B. 24

C. 18

D. 36

Câu 10: Đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi thấy sản phẩm tạo ra gồm có CO2, H2O, N2. Hỏi X có thể là chất
hữu cơ nào sau đây:
A. Tinh bột

B. Benzen

C. Chất béo

D. Protein


“Chúc các em bình tĩnh, tự tin, đạt kết quả cao trong kì thi vào THPT”



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×