Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.2 KB, 41 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG THỊ BÍCH HẢI

PHIÊN TÒA PHÚC THẨM DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyªn ngµnh : LuËt d©n sù
M· sè

: 60 38 30

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2009

MỤC LỤC


Trang
TRANG PH BèA
Li cam oan
MC LC
Danh mc cỏc ch vit tt
M U

Ch-ơng 1:

1
NHNG VN Lí LUN V PHIấN TềA PHC THM


6

DN S

1.1.

Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của phiên tòa phúc thẩm dân

6

sự
1.1.1.

Khái niệm phiên tòa phúc thẩm dân sự

6

1.1.2.

Đặc điểm của phiên tòa phúc thẩm dân sự

10

1.1.3.

í nghĩa của phiên tòa phúc thẩm dân sự

14

1.1.3.1.


ý nghĩa về mặt chính trị

15

1.1.3.2.

í nghĩa về mặt xã hội

16

1.1.3.3.

ý nghĩa về mặt pháp lý

17

1.2.

Các nội dung cơ bản của phiên tòa phúc thẩm dân sự

18

1.2.1.

Nguyên tắc tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự

18

1.2.2.


Các chủ thể trong phiên tòa phúc thẩm dân sự

20

1.2.3.

Phạm vi xét xử phúc thẩm dân sự

22

1.2.4.

Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự

23

1.2.5.

Quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm

25


Ch-ơng 2: NI DUNG CC QUY NH CA B LUT T TNG DN

28

S VIT NAM V PHIấN TềA PHC THM DN S


2.1.

Các quy định chung về phiên tòa phúc thẩm dân sự

28

2.1.1.

Một số nguyên tắc tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự

28

2.1.1.1.

Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa

28

2.1.1.2.

Nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

28

2.1.1.3.

Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể

28


2.1.1.4.

Nguyên tắc Tòa án xét xử công khai

29

2.1.1.5.

Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân
sự

29

2.1.1.6.

Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đ-ơng sự

29

2.1.1.7.

Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đ-ơng sự

30

2.1.1.8.

Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân
sự


30

2.1.2.

Các quy định về chủ thể trong phiên tòa phúc thẩm dân sự

31

2.1.2.1.

Các quy định về ng-ời tiến hành tố tụng tại phiên tòa phúc
thẩm dân sự

31

2.1.2.2.

Các quy định về ng-ời tham gia phiên tòa phúc thẩm dân sự

34

2.1.3.

Các quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm

36

2.2.

Các quy định về thủ tục phiên tòa phúc thẩm dân sự


38

2.2.1.

Các quy định về thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm dân sự

38

2.2.2.

Các quy định về thủ tục hỏi tại phiên tòa phúc thẩm dân sự

46

2.2.3.

Các quy định về tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm dân sự

52

2.2.4.

Các quy định về nghị án phúc thẩm

54

2.2.5.

Các quy định về tuyên án phúc thẩm


55


2.3.

Các quy định về quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm

57

2.3.1.

Quyền giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm

57

2.3.2.

Quyền sửa bản án sơ thẩm

57

2.3.3.

Quyền hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Tòa án sơ

60

thẩm giải quyết lại vụ án
2.3.4.


Quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án

62

Chng 3: THC TIN THC HIN CC QUY NH CA B LUT T

65

TNG DN S V PHIấN TềA PHC THM, YấU CU V
GII PHP HON THIN

3.1.

Thc tin thc hin cỏc quy nh ca B lut T tng dõn s v

65

phiờn tũa phỳc thm dõn s
3.1.1.

Nhng kt qu t c trong vic thc hin cỏc quy nh ca

65

B lut T tng dõn s v phiờn tũa phỳc thm
3.1.2.

Nhng tn ti trong vic thc hin cỏc quy nh ca B lut T


70

tng dõn s v phiờn tũa phỳc thm
3.1.3.

Mt s nguyờn nhõn ca tn ti trong vic thc hin cỏc quy nh

76

ca B lut T tng dõn s
3.2.

Cỏc yờu cu hon thin cỏc quy nh ca B lut T tng dõn s

78

Vit Nam nm 2004 v phiờn tũa phỳc thm dõn s
3.2.1.

Yờu cu nõng cao hiu qu xột x phỳc thm

79

3.2.2.

Yờu cu m rng tranh tng trong t tng dõn s

79

3.2.3.


Yờu cu v hon thin h thng phỏp lut Vit Nam

80

3.2.4.

Yờu cu v i mi h thng Tũa ỏn

81

3.2.5.

Yờu cu nõng cao trỏch nhim ca Thm phỏn

82

3.3.

Các giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự

82


Việt Nam năm 2004 về phiên tòa phúc thẩm dân sự
KT LUN

89

DANH MC TI LIU THAM KHO


92

M U

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất n-ớc ta đang trong thời kỳ đổi mới. Ngoài những thành tựu về văn hóa
- xã hội thì các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh th-ơng
mại và lao động cũng nảy sinh hết sức đa dạng và phức tạp, trong đó các tranh
chấp có yếu tố n-ớc ngoài ngày càng nhiều. Việc giải quyết các tranh chấp về
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh th-ơng mại, lao động góp phần bảo
vệ trật tự và an ninh xã hội là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà n-ớc,
trong đó Tòa án nhân dân (TAND) giữ vai trò trung tâm.
Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã đề ra
nhiệm vụ trọng tâm của cải cách t- pháp, trong đó nhấn mạnh đến việc phát huy
dân chủ, phát triển tranh tụng, đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp
pháp của con ng-ời là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác t- pháp
trong thời gian tới. Nghị quyết đã xác định yêu cầu:
Nâng cao chất l-ợng xét xử của Tòa án, của Viện kiểm sát tại
phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật s-, ng-ời bào chữa và
người tham gia tố tụng khác Khi xét xử Tòa án phải đảm bảo cho mọi
công dân đều bình đẳng tr-ớc pháp luật, thật sự dân chủ, khách
quan, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật; việc xét xử của Tòa án phải căn cứ chủ yếu và kết quả tranh


tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý
kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, các đương sự [8].
Ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49/NQ-TW về
chiến l-ợc cải cách t- pháp, trong đó có nhiệm vụ: "Xây dựng nền t- pháp trong sạch,

vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng b-ớc hiện đại, phục vụ
nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động t- pháp mà
trọng tâm là hoạt động xét xử đ-ợc tiến hành và có hiệu quả cao". Vì vậy,
việc ban hành, sửa đổi các quy định của pháp luật để xây dựng một thủ tục tố
tụng thống nhất, ổn định, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian
tr-ớc mắt cũng nh- trong t-ơng lai là một trong những nhiệm vụ cơ bản của cải
cách t- pháp tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, ngày 15/6/2004 Quốc hội n-ớc Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân
sự (BLTTDS) thay thế Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989
(PLTTGQCVADS), Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
(PLTTGQCVAKT) và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động
(PLTTGQCTCLĐ). So với các Pháp lệnh tr-ớc, BLTTDS có nhiều quy định mới,
trong đó có cả những quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm vụ án
dân sự. Việc tuân thủ các quy định này sẽ đảm bảo cho công tác xét xử đ-ợc
toàn diện, khách quan và chính xác.
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp thẩm tra tính hợp
pháp và tính có căn cứ đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp d-ới
ch-a có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Thông qua việc xét xử phúc
thẩm, một mặt Tòa án cấp trên trực tiếp sửa chữa những sai sót trong công tác xét
xử của Tòa án cấp d-ới để đảm bảo cho vụ án đ-ợc xét xử công bằng, chính xác
và đúng pháp luật; mặt khác, ở một mức độ nhất định còn uốn nắn về nghiệp
vụ và định h-ớng về đ-ờng lối xét xử cho hoạt động xét xử của Tòa án cấp d-ới.


Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định của BLTTDS về xét xử phúc thẩm
trong những năm qua cho thấy các quy định này còn nhiều bất cập. Ngoài ra, do
có nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện t-ợng vi phạm các quy định về thủ tục tố
tụng tại phiên tòa phúc thẩm vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi làm ảnh h-ởng đến hiệu
quả xét xử phúc thẩm, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá

nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà n-ớc.
Những lý do trên cho thấy việc nghiên cứu về phiên tòa phúc thẩm dân sự
là hết sức cần thiết, nhất là trong điều kiện hiện nay khi chúng ta đang đẩy
mạnh công cuộc cải cách t- pháp. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài "Phiên tòa phúc
thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam" làm luận
văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ tr-ớc tới nay, nhất là từ sau khi BLTTDS năm 2004 đ-ợc ban hành đã có
nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý, trong đó có đề cập đến phiên tòa
phúc thẩm nh- đề tài "Thực trạng hoạt động xét xử phúc thẩm và giải pháp nâng
cao chất l-ợng, hiệu quả của các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao" của
Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), 2006; bài "Chế định phúc thẩm vụ án dân
sự" của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đăng trên đặc san Tạp chí Luật học, 2005;
bài "Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết vụ án nh- thế nào khi Tòa án cấp sơ thẩm
triệu tập sai t- cách ng-ời tham gia tố tụng" của tác giả Nguyễn Đình Huề đăng
trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/2005; bài "Nâng cao trách nhiệm của Viện
kiểm sát trong thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm theo quy định của Bộ
luật Tố tụng dân sự" của tác giả Đào Hữu Đăng đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số
1/2005; luận văn thạc sĩ: "Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp phúc
thẩm theo pháp luật Việt Nam" của tác giả Đào Duy V-ơng; luận văn thạc sĩ: "Các
cấp xét xử trong tố tụng dân sự Việt Nam" của tác giả Lê Thị Hà; bài "Tòa án


cấp phúc thẩm cần gì ở Tòa án cấp sơ thẩm" của tác giả Nguyễn Tuấn Minh
đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6, 1990; "Một số quy định chung về thủ
tục giải quyết việc dân sự" của tác giả T-ởng Duy L-ợng đăng trên tạp chí Tòa án
nhân dân, số 6, 2005 Tuy nhiên, cho tới nay vẫn ch-a có một công trình nghiên
cứu khoa học pháp lý nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về phiên tòa
phúc thẩm dân sự theo quy định của BLTTDS năm 2004.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận;
nội dung các quy định của pháp luật về phiên tòa phúc thẩm dân sự và thực tiễn
thực hiện, từ đó tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của phiên tòa phúc
thẩm dân sự.
Để thực hiện đ-ợc mục đích nêu trên, việc nghiên cứu có nhiệm vụ giải
quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phiên tòa phúc thẩm dân sự;
- Phân tích các quy định của BLTTDS Việt Nam về phiên tòa phúc
thẩm dân sự.
- Khảo sát việc thực hiện các quy định của BLTTDS Việt Nam về phiên
tòa phúc thẩm dân sự tại Tòa án Việt Nam.
- Tìm ra những yêu cầu và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp
luật Việt Nam về phiên tòa phúc thẩm dân sự.
4. Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối t-ợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về phiên tòa
phúc thẩm dân sự; các quy định của BLTTDS về phiên tòa phúc thẩm dân sự
và thực tiễn xét xử phúc thẩm của các Tòa án; đ-ờng lối, chính sách của Đảng và
Nhà n-ớc về cải cách hành chính và cải cách t- pháp ở n-ớc ta.


Phiên tòa phúc thẩm dân sự là một đề tài rất rộng, bao gồm nhiều vấn
đề về lý luận cũng nh- thực tiễn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi luận văn
thạc sĩ luật học, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Khái niệm,
đặc điểm, ý nghĩa và nội dung của phiên tòa phúc thẩm dân sự; nội dung các
quy định của BLTTDS Việt Nam về nguyên tắc tiến hành phiên tòa phúc thẩm
dân sự, các chủ thể tại phiên tòa phúc thẩm dân sự, thủ tục tiến hành phiên tòa
phúc thẩm, quyền hạn của Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm; thực tiễn áp
dụng và các giải pháp hoàn thiện chúng.
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở ph-ơng pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, t- t-ởng Hồ Chí Minh về Nhà n-ớc và pháp luật.

Quá trình nghiên cứu đề tài cũng sử dụng các ph-ơng pháp nghiên cứu
khoa học nh-: ph-ơng pháp phân tích, ph-ơng pháp tổng hợp, ph-ơng pháp so sánh,
ph-ơng pháp lịch sử và ph-ơng pháp thống kê.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên khảo đầu tiên có tính hệ thống
và toàn diện về phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của BLTTDS Việt
Nam với những đóng góp mới cho khoa học pháp lý nh- sau:
- Luận văn đã làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về phiên tòa phúc
thẩm dân sự nh- khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và nội dung của phiên tòa phúc
thẩm dân sự.
- Phân tích làm rõ các quy định của BLTTDS Việt Nam về phiên tòa
phúc thẩm dân sự và thực tiễn thực hiện.
- Chỉ ra những điểm còn bất cập của BLTTDS Việt Nam hiện hành về
phiên tòa phúc thẩm và đề xuất đ-ợc một số giải pháp hoàn thiện chúng.
7. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 ch-ơng:
Ch-ơng 1: Những vấn đề lý luận về phiên tòa phúc thẩm dân sự
Ch-ơng 2: Nội dung các quy định của BLTTDS Việt Nam về phiên tòa
phúc thẩm dân sự
Ch-ơng 3: Thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS Việt Nam về
phiên tòa phúc thẩm dân sự, các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện.


Ch-ơng 1
NHNG VN Lí LUN V PHIấN TềA PHC THM DN S

1.1. KHI NIM, C IM V í NGHA CA PHIấN TềA PHC THM

DN S

1.1.1. Khái niệm phiên tòa phúc thẩm dân sự
Khỏi nim "phiờn tũa", n nay cha c vn bn phỏp lut no nh
ngha. Trong ting Vit "phiờn tũa" c T in ting Vit ca Vin Ngụn ng
hc gii thớch l "ln hp xột x ca Tũa ỏn" [46, tr. 779]. Tuy nhiờn, cú th
hiu õy l ln hp c bit v cỏc trỡnh t, th tc ca ln hp ny do phỏp lut v
t tng quy nh cht ch m ú HXX v ỏn khụng th tựy tin thờm, bt cỏc
bc trong quỏ trỡnh xột x hoc lm sai cỏc trỡnh t ny. Nu vi phm cỏc quy
nh ú, ớt nhiu s cú nh hng n kt qu xột x.
"Xét xử" - hiểu theo nghĩa khái quát là việc "xem xét và xử các vụ án"
[46, tr. 1148]. Nh- vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất, hoạt động xét xử của Tòa
án là hoạt động của các cá nhân có chức danh cụ thể (Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân) đại diện cho Tòa án đ-ợc căn cứ vào pháp luật để xem xét những vấn đề
trong phạm vi luật định để đ-a ra những quyết định có tính bắt buộc. Việc
xét xử của Tòa án t-ơng ứng với tính chất của thủ tục xét xử vụ án mà có các thủ
tục diễn ra theo cấp xét xử nh- xét xử sơ thẩm đ-ợc diễn ra tại Tòa án cấp sơ
thẩm, xét xử phúc thẩm đ-ợc diễn ra tại Tòa án cấp phúc thẩm. Mỗi thủ tục xét
xử có một đặc thù riêng mang tính chất pháp lý khác nhau.
Theo Từ điển tiếng Việt thì "phúc thẩm" là việc "Tòa án cấp trên xét
xử lại một vụ án do cấp d-ới đã xử sơ thẩm mà có chống án" [46, tr. 1148]. Theo Từ
điển Thuật ngữ luật học của Tr-ờng Đại học Luật Hà Nội thì "phúc thẩm là xét


xử lại vụ án mà bản án, quyết định dân sự sơ thẩm ch-a có hiệu lực pháp luật bị
kháng cáo, bị kháng nghị" [38, tr. 221].
Cả hai cách giải thích trên, theo tác giả là ch-a thỏa đáng. Khái niệm phúc
thẩm có thể đ-ợc hiểu ở các góc độ khác nhau, cả ở nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, khái niệm phúc thẩm có thể đ-ợc hiểu với một trong các nghĩa
sau: phúc thẩm là một giai đoạn trong tố tụng dân sự (giai đoạn phúc thẩm);

phúc thẩm là một chế định (chế định phúc thẩm) của tố tụng dân sự; phúc
thẩm là một thủ tục tố tụng (thủ tục xét xử phúc thẩm). Theo nghĩa rộng, khái
niệm phúc thẩm đ-ợc hiểu ở cả ba nghĩa nêu trên: phúc thẩm là một giai đoạn,
một chế định của tố tụng dân sự, đồng thời là một thủ tục xét xử. Nh- vậy, xét
về nội hàm thì khái niệm "phúc thẩm" là một khái niệm rộng nhất, bao hàm các
khái niệm hẹp hơn: "giai đoạn phúc thẩm", "chế định phúc thẩm" và "thủ tục
xét xử phúc thẩm".
D-ới góc độ là giai đoạn phúc thẩm, phúc thẩm đ-ợc hiểu là một giai
đoạn của tố tụng dân sự, có tính độc lập và liên quan chặt chẽ với các giai đoạn
tố tụng khác. So với các giai đoạn tố tụng khác, phúc thẩm có một số đặc tr-ng sau
đây:
- Tính chất của phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ
án;
- Nhiệm vụ trực tiếp của phúc thẩm là kiểm tra tính hợp pháp và có căn
cứ của các bản án, quyết định sơ thẩm ch-a có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo,
kháng nghị;
- Các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng ở giai đoạn phúc thẩm bao
gồm: Tòa án cấp phúc thẩm, Viện kiểm sát (VKS) cấp phúc thẩm (trong tr-ờng
hợp bắt buộc phải tham gia); những ng-ời có quyền kháng cáo theo quy định của
pháp luật; những ng-ời liên quan đến kháng cáo, kháng nghị và những ng-ời tham


gia tố tụng khác mà Tòa án cấp phúc thẩm thấy cần thiết triệu tập tham gia
phiên tòa. Ngoài ra, ở một mức độ nhất định, chủ thể tham gia ở giai đoạn tố
tụng này còn bao gồm cả Tòa án cấp sơ thẩm (trong việc thông báo kháng cáo,
kháng nghị, xác minh lí do kháng cáo quá hạn) và Viện kiểm sát cấp sơ thẩm
(trong việc kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm ch-a có hiệu lực pháp luật).
- Các thủ tục tố tụng đ-ợc tiến hành ở giai đoạn phúc thẩm có những đặc
thù nh- Tòa án phải thông báo kháng cáo, kháng nghị; tr-ớc khi tiến hành xét hỏi,
một thành viên HĐXX tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm,

nội dung kháng cáo, kháng nghị
- Giai đoạn phúc thẩm là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn xét xử sơ
thẩm. Nó đ-ợc bắt đầu ngay sau khi bản án sơ thẩm đ-ợc tuyên và kết thúc khi
bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc đ-ợc thay thế bằng bản
án, quyết định phúc thẩm.
Giai đoạn phúc thẩm có thể dài, ngắn khác nhau tùy thuộc vào việc
kháng cáo, kháng nghị của các chủ thể và quá trình giải quyết đối với từng vụ án
cụ thể. Ví dụ, đối với vụ án đ-ợc xét xử trong tr-ờng hợp có mặt đầy đủ những
ng-ời có quyền kháng cáo tại phiên tòa sơ thẩm, thì giai đoạn phúc thẩm sẽ kết
thúc, nếu hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm theo quy định (30 ngày
kể từ ngày tuyên án sơ thẩm) không có ai kháng cáo, kháng nghị vì thời hạn kháng
cáo, kháng nghị đối với những ng-ời có mặt đ-ợc tính kể từ ngày tuyên án. Còn
những vụ án xét xử trong tr-ờng hợp có đ-ơng sự vắng mặt thì giai đoạn phúc
thẩm sẽ kết thúc, nếu hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có ai kháng
cáo, VKS không kháng nghị. Tuy nhiên, thời gian không phải là 30 ngày kể từ
ngày tuyên án mà có thể dài hơn vì nó phụ thuộc vào thời điểm ng-ời có quyền
kháng cáo đ-ợc tống đạt hợp lệ bản án, quyết định. Đối với tr-ờng hợp vụ án tuy có
kháng cáo hoặc kháng nghị, nh-ng sau đó ng-ời đã kháng cáo hoặc VKS kháng
nghị rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tr-ớc khi mở phiên tòa, thì giai đoạn phúc


thẩm sẽ kết thúc ở thời điểm Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ
việc xét xử phúc thẩm vụ án. Còn đối với các vụ án khác thì giai đoạn phúc thẩm
kết thúc sau khi tuyên án phúc thẩm.
D-ới góc độ là chế định phúc thẩm, phúc thẩm đ-ợc hiểu là một hệ
thống những quy tắc xử sự do Nhà n-ớc ban hành để điều chỉnh các quan hệ
phát sinh trong quá trình giải quyết lại vụ án trong tr-ờng hợp bản án, quyết định
của Tòa án cấp sơ thẩm ch-a có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
Chế định phúc thẩm bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về thủ tục
kháng cáo, kháng nghị; thời hạn kháng cáo, kháng nghị; HĐXX phúc thẩm; những

ng-ời tham gia phiên tòa phúc thẩm; phạm vi xét xử phúc thẩm; thủ tục tiến hành
phiên tòa phúc thẩm v.v... Các quy phạm pháp luật này không chỉ bao gồm các
quy định trong BLTTDS mà còn bao gồm cả các quy định trong các văn bản
pháp luật khác nh-: Luật tổ chức Tòa án nhân dân (LTCTAND), Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân (LTCVKSND).
D-ới góc độ là thủ tục xét xử phúc thẩm, phúc thẩm đ-ợc hiểu là một
trong những hình thức giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án
cấp d-ới. Thủ tục xét xử phúc thẩm đối với một vụ án chỉ phát sinh khi bản án,
quyết định sơ thẩm về vụ án đó bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo quy định
của pháp luật. Vì vậy, không phải tất cả các vụ án dân sự sau khi xét xử sơ thẩm
đều đ-ợc xem xét lại theo thủ tục này. Thủ tục phúc thẩm sẽ kết thúc sau khi
Tòa án cấp phúc thẩm ra bản án hoặc quyết định về vụ án đó.
Nh- vậy, giai đoạn phúc thẩm là một phần của quá trình tố tụng dân sự
đ-ợc phân biệt với những phần khác bởi những đặc điểm riêng. Thủ tục xét xử
phúc thẩm là những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định để tiến
hành giải quyết vụ án tại giai đoạn phúc thẩm. Thời điểm bắt đầu của giai
đoạn phúc thẩm là cố định, không thay đổi và diễn ra tr-ớc thủ tục xét xử phúc
thẩm: ngay sau khi tuyên bản án (quyết định) sơ thẩm. Thủ tục xét xử phúc


thẩm có phát sinh hay không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể có quyền
kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật và đ-ợc xác định từ thời
điểm Tòa án nhận đ-ợc đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị. Thời điểm kết
thúc của giai đoạn phúc thẩm và thời điểm kết thúc của thủ tục xét xử phúc
thẩm chỉ trùng nhau trong tr-ờng hợp vụ án có kháng cáo hoặc kháng nghị: ngay
sau khi tòa án cấp phúc thẩm ra bản án hoặc quyết định phúc thẩm. Đối với vụ
án không có kháng cáo hoặc kháng nghị, thủ tục phúc thẩm không phát sinh. Vì
vậy, không có thời điểm bắt đầu và kết thúc thủ tục xét xử phúc thẩm.
Thủ tục xét xử phúc thẩm bao gồm các công việc khác nh-: kháng cáo, kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm, chuẩn bị xét xử phúc thẩm, phiên tòa phúc thẩm,

những việc tiến hành sau phiên tòa phúc thẩm. Phiên tòa phúc thẩm là một trong
những việc nằm trong thủ tục xét xử phúc thẩm. Theo Điều 242 BLTTDS quy
định: "Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà
bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm ch-a có hiệu lực pháp luật bị kháng
cáo hoặc kháng nghị" [2].
Nh- vậy, có thể đi đến kết luận: Phiên tòa phúc thẩm dân sự là phiên
họp của Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án dân sự đã đ-ợc Tòa án cấp d-ới
giải quyết bằng bản án hoặc quyết định ch-a có hiệu lực pháp luật nh-ng bị
kháng cáo hoặc kháng nghị nhằm xác định tính hợp pháp và tính có căn cứ của
bản án, quyết định đó.
1.1.2. Đặc điểm của phiên tòa phúc thẩm dân sự
Trong tố tụng dân sự có phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm, phiên tòa
giám đốc thẩm và phiên tòa tái thẩm. Mỗi phiên tòa có những đặc điểm, nhiệm
vụ và ý nghĩa riêng. Việc nghiên cứu làm rõ các đặc điểm của phiên tòa phúc
thẩm dân sự là rất cần thiết. Từ đó thấy đ-ợc vị trí, vai trò của chúng trong tố


tụng dân sự. Qua việc nghiên cứu đề tài cho thấy phiên tòa phúc thẩm dân sự có
các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, phiên tòa phúc thẩm dân sự là phiên của Tòa án xét xử lại vụ án
mà bản án, quyết định sơ thẩm ch-a có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng
nghị. Đặc điểm này thể hiện tính chất đặc thù của phúc thẩm dân sự là một
cấp xét xử. Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đền này.
í kiến thứ nhất cho rằng, phúc thẩm không phải là một cấp xét xử mà
chỉ là một thủ tục tố tụng mà theo đó, Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại các bản án,
quyết định ch-a có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Do vậy
phiên tòa phúc thẩm cũng chỉ là một thủ tục tố tụng, chỉ là việc "xét lại" chứ
không phải là "xét xử lại".
í kiến thứ hai cho rằng, Tòa án cấp phúc thẩm không chỉ có nhiệm vụ
kiểm tra hoạt động xét xử sơ thẩm mà còn xét xử cả về nội dung vụ án. Vì vậy,

đặc điểm của phiên tòa phúc thẩm không phải là "xét lại" mà là "xét xử lại"
các vụ án mà quyết định, bản án ch-a có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng
nghị.
Thực chất sự khác nhau giữa hai quan điểm nêu trên chủ yếu ở chỗ xác
định phúc thẩm có phải là một cấp xét xử hay không? Từ đó xác định phiên tòa
phúc thẩm có phải là một thủ tục của một cấp xét xử hay không? Để lý giải hai
quan điểm nêu trên, cần thiết đi từ "nguyên tắc hai cấp xét xử".
Phúc thẩm là một giai đoạn tố tụng nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc
xét xử hai cấp. Đây là giai đoạn nhằm mục đích để cho đ-ơng sự, ng-ời đại
diện của đ-ơng sự thực hiện quyền kháng cáo, VKS thực hiện quyền kháng
nghị đối với bản án, quyết định ch-a có hiệu lực pháp luật yêu cầu Tòa án cấp
trên trực tiếp xem xét lại vụ án. Quyền kháng cáo của đ-ơng sự là biểu hiện cụ
thể của quyền dân chủ công dân đ-ợc pháp luật bảo vệ. Do đó, dù bản án,


quyết định dân sự sơ thẩm đ-ợc coi là xét xử đúng, nh-ng nếu có kháng cáo,
kháng nghị thì Tòa án cấp trên vẫn phải tiến hành thủ tục phúc thẩm dân sự
để kiểm tra lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ
thẩm.
Sự hình thành và phát triển nguyên tắc "hai cấp xét xử" cùng với các
nguyên tắc khác trong tố tụng dân sự gắn liền với sự hình thành và phát triển
của các t- t-ởng dân chủ và tiến bộ trong lịch sử xã hội loài ng-ời. Để đảm bảo
dân chủ và công bằng, bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, đồng thời tạo sự thống nhất ở mức độ nhất định trong nhận thức và áp
dụng pháp luật giữa các Thẩm phán, các cấp Tòa án với nhau, cần thiết phải có
một thủ tục tố tụng xem xét lại các phán quyết ch-a có hiệu lực pháp luật của Tòa
án cấp d-ới khi có yêu cầu (kháng cáo) của các đ-ơng sự hoặc yêu cầu (kháng
nghị) của VKS. Nh- vậy, trong tố tụng dân sự nguyên tắc "hai cấp xét xử" ra
đời và Tòa án thực hiện nhiệm vụ này là Tòa án cấp phúc thẩm.
Nguyên tắc "hai cấp xét xử" và tính chất xét xử lại của phúc thẩm đã

đ-ợc ghi nhận ngay trong các văn bản pháp luật đầu tiên do Nhà n-ớc Việt Nam
dân chủ cộng hòa ban hành. Trong Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 quy định
về sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án đã quy định: Tòa án đệ nhị
cấp có thẩm quyền phúc thẩm đối với các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ
thẩm. Tòa án Th-ợng thẩm có quyền chung thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm
của Tòa án đệ nhị cấp. Tại Thông t- số 1459/HCTP của Bộ T- pháp ngày
19/8/1955 nhấn mạnh: "Nguyên tắc hai cấp xét xử là một trong những nguyên
tắc tố tụng của nhân dân cần phải đ-ợc bảo đảm". Điều 9 LTCTAND năm 1960
quy định "Tòa án nhân dân thực hành chế độ hai cấp xét xử". Tại Mục III
công văn số 614/DS ngày 24/4/1963 của TANDTC về việc vi phạm thủ tục tố
tụng có h-ớng dẫn "Một trong những nguyên tắc cơ bản của Tòa án là hai cấp xét
xử, đ-ơng sự có quyền chống bản án của TAND xử sơ thẩm lên TAND trên một


cấp, VKS nhân dân cùng cấp và trên một cấp có quyền kháng nghị bản án sơ
thẩm của TAND". Thông t- số 19/TATC ngày 02/10/1974 của TANDTC quy
định rõ về chức năng của Tòa án cấp phúc thẩm là "xét xử lại những vụ án đã
đ-ợc xét xử theo trình tự sơ thẩm khi bản án ch-a có hiệu lực pháp luật bị kháng
cáo, kháng nghị".
Trong LTCTAND năm 1981 và LTCTAND năm 1992, mặc dù nguyên tắc
hai cấp xét xử không chính thức đ-ợc ghi nhận lại, nh-ng trên thực tế nguyên tắc
này vẫn đ-ợc thừa nhận và Tòa án cấp phúc thẩm vẫn xét xử lại vụ án về mặt
nội dung. Đến khi LTCTAND năm 2002 đ-ợc ban hành nguyên tắc "Tòa án nhân
dân thực hiện chế độ hai cấp xét xử" lại đ-ợc tiếp tục ghi nhận tại Điều 11. Hiện
tại Điều 17 BLTTDS năm 2004 cũng đã ghi nhận nguyên tắc này.
Thứ hai, phiên tòa phúc thẩm trong tố tụng dân sự là việc Tòa án xét xử
lần thứ hai vụ án dân sự khi bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng
nghị. Nếu nh- phiên tòa sơ thẩm là việc Tòa án xét xử lần đầu vụ án dân sự
thì phiên tòa phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên xét xử lần thứ hai đối với vụ án.
Không giống nh- trong phiên tòa sơ thẩm, việc xét xử xuất phát từ yêu cầu khởi

kiện vụ án dân sự của nguyên đơn, phiên tòa phúc thẩm trong tố tụng dân sự
đ-ợc tiến hành trên cơ sở đơn kháng cáo của các đ-ơng sự hoặc quyết định
kháng nghị của VKS trong thời hạn pháp luật quy định.
Thứ ba, phiên tòa phúc thẩm trong tố tụng dân sự do Tòa án cấp trên trực
tiếp của Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án tiến hành. Nếu nh-, việc phân định
thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm đ-ợc dựa vào tiêu chí tính chất, loại
vụ việc thì việc phân định thẩm quyền xét xử của án cấp phúc thẩm dựa trên
tiêu chí cấp Tòa án. Vì vậy, phiên tòa phúc thẩm luôn đ-ợc tiến hành bởi Tòa án
cấp trên trực tiếp của Tòa án đã tiến hành xét xử sơ thẩm. Theo quy định của
Hiến pháp, LTCTAND thì n-ớc ta có ba cấp Tòa án thực hiện việc xét xử, đó là:
Tòa án cấp huyện, Tòa án cấp tỉnh và TANDTC. Do đó, Tòa án thực hiện việc


xét xử phúc thẩm luôn là Tòa án cấp tỉnh trở lên. Tòa án cấp huyện chỉ thực
hiện nhiệm vụ xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự.
Thứ t-, nội dung của việc xét xử phúc thẩm là HĐXX phúc thẩm kiểm tra
tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm. Đây là đặc điểm rất khác
biệt của phiên tòa phúc thẩm với phiên tòa sơ thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Nếu nh-, nội dung của việc xét xử tại phiên tòa sơ thẩm là kiểm tra tính có căn
cứ và tính hợp pháp của yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của
bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nội
dung của việc xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm là xét lại tính hợp
pháp của bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị thì nội dung của việc
xét xử tại phiên tòa phúc thẩm lại nhằm kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ
của bản án sơ thẩm. Nghĩa là, xem xét việc chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một
phần hoặc không chấp nhận các yêu cầu của bản án sơ thẩm là có căn cứ thực tế
hay không? Có đúng quy định của pháp luật nội dung hay không? Việc ra bản
án, quyết định có theo thủ tục pháp luật quy định hay không?
1.1.3. í nghĩa của phiên tòa phúc thẩm dân sự
Trong quan hệ dân sự, khi một chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị

xâm phạm mà tự mình không bảo vệ đ-ợc thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa
án bảo vệ. Theo Hiến pháp, LTCTAND thì Tòa án là cơ quan duy nhất thực
hiện chức năng xét xử, có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp dân sự. Hành vi
khởi kiện tại Tòa án của cá nhân, cơ quan, tổ chức là sự kiện pháp lý tiền đề
làm phát sinh vụ án dân sự. Khi một chủ thể khởi kiện vụ án dân sự và việc quy
định Tòa án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử, giải quyết các tranh chấp
dân sự, mục đích đều h-ớng tới sự công bằng, cả chủ thể có quyền, lợi ích cần
đ-ợc bảo vệ và Nhà n-ớc đều mong muốn rằng Tòa án - cơ quan công quyền có
quyền nhân danh nhà n-ớc thực hiện chức năng xét xử ra các phán quyết công
bằng, trả lại cho các chủ thể tham gia quyền và lợi ích hợp pháp của họ.


Thực chất của tố tụng dân sự là quá trình Tòa án giải quyết các mâu
thuẫn về quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ pháp luật nội dung.
Mục đích của tố tụng dân sự là nhằm lập lại trật tự của quan hệ pháp luật có
tranh chấp trên cơ sở các nguyên tắc tố tụng dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của các chủ thể và lợi ích của Nhà n-ớc.
Quá trình Tòa án thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự
thông qua các giai đoạn khác nhau, nh- nhận đơn khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn
bị xét xử, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Mỗi giai
đoạn đều có tính độc lập t-ơng đối, có mục đích, đặc điểm và ý nghĩa
riêng. Ví dụ, ở giai đoạn sơ thẩm, phiên tòa dân sự sơ thẩm có ý nghĩa quan
trọng, là phiên xử đầu, là nơi quyền và nghĩa vụ của các đ-ơng sự đ-ợc Tòa án ghi
nhận chính thức trong các bản án, quyết định của Tòa án [13, tr. 42]. Thông qua
phiên tòa sơ thẩm, việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, phổ biến pháp luật
đ-ợc thực hiện đến những ng-ời tham dự phiên tòa. Tuy nhiên, ý nghĩa giáo dục,
phổ biến pháp luật đ-ợc thể hiện rất rõ nét (hơn cả) tại phiên tòa phúc thẩm. Với
quy định bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án [2, tr. 81],
thì việc áp dụng các quy định của tố tụng dân sự trong xét xử tại phiên tòa phúc
thẩm vụ án dân sự có ý nghĩa đặc biệt cả về chính trị, xã hội và pháp lý.

1.1.3.1. í nghĩa về mặt chính trị
Qua việc xét xử vụ án dân sự tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử
phúc thẩm khắc phục những sai lầm có thể có trong bản án, quyết định ch-a có
hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể đ-ợc thực hiện trong thực tế, góp phần bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa. Bằng phán quyết của mình, HĐXX cũng có thể giữ nguyên quyết
định của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm ch-a có hiệu lực pháp luật
nếu quyết định đó là đúng pháp luật, một lần nữa khẳng định tính đúng
đắn, nghiêm túc của bản án, quyết định sơ thẩm.


Trong xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, của
cộng đồng đ-ợc bảo vệ thì trật tự chính trị, trật tự xã hội mới có cơ sở đ-ợc ổn
định. Trong một quốc gia, pháp luật đ-ợc tôn trọng là tiền đề để xây dựng một
nhà n-ớc pháp quyền vững mạnh. Bởi vì, trong nhà n-ớc pháp quyền, hai vấn đề
cơ bản cần đ-ợc bảo đảm duy trì là dân chủ và quyền lực nhà n-ớc trong đó vai
trò của pháp luật đ-ợc đề cao. Đòi hỏi của nhà n-ớc pháp quyền là phải tạo đ-ợc ý
thức cao trong pháp luật hay quản lý xã hội, quản lý nhà n-ớc; xác định đúng
đắn trách nhiệm qua lại giữa nhà n-ớc và công dân, tính hợp hiến của thể chế,
tổ chức, chính sách và toàn bộ hệ thống pháp luật và vấn đề tổ chức quyền lực
nhà n-ớc. Với việc xét xử lại vụ án, phiên tòa phúc thẩm góp phần khắc phục đ-ợc
những thiếu sót có thể có của bản án, quyết định sơ thẩm, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các chủ thể, bảo đảm sự hài hòa về lợi ích giữa lợi ích cá
nhân, lợi ích tập thể và lợi ích nhà n-ớc. Thông qua các phán quyết chính xác,
khách quan và đúng pháp luật của Tòa án cấp phúc thẩm, quan điểm của Nhà
n-ớc đấu tranh với việc xử lý hành vi không đúng pháp luật, xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác đ-ợc quán triệt, thực hiện trong công
tác xét xử của Tòa án. Trên cơ sở bản án, quyết định phúc thẩm, các sai lầm, vi
phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm đ-ợc
khắc phục. Từ đó không những giúp bản thân đ-ơng sự tự ý thức đ-ợc những xử

sự mà họ đã thực hiện là phù hợp với quy định của pháp luật hay không mà còn
bảo đảm đ-ợc sự quan tâm của Nhà n-ớc đến quyền, lợi ích hợp pháp của các
chủ thể, thực hiện Nhà n-ớc ta là Nhà n-ớc của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân. Do đó, góp phần nâng cao đ-ợc địa vị chính trị của Nhà n-ớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.1.3.2. í nghĩa về mặt xã hội
Đối với phiên tòa phúc thẩm dân sự, nguyên tắc xét xử công khai vẫn đ-ợc
áp dụng triệt để nh- phiên tòa sơ thẩm dân sự. Trong tr-ờng hợp xét xử kín, bản


án vẫn phải tuyên công khai. Do vậy, tính minh bạch của các phán quyết đ-ợc thể
hiện triệt để. Với thành phần HĐXX gồm 3 Thẩm phán là những ng-ời có trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ xét xử, sự am hiểu pháp luật mang tính chuyên sâu
nên các phán quyết của HĐXX phúc thẩm về logíc sẽ bảo đảm tính chính xác,
đúng pháp luật và có độ tin cậy cao. Qua đó sẽ nâng cao đ-ợc sự tín nhiệm của
ng-ời dân đối với Tòa án - cơ quan nhân danh Nhà n-ớc thực hiện chức năng xét
xử.
Sự công bằng, bình đẳng trong tố tụng dân sự là một nguyên tắc cơ bản
trong tố tụng dân sự Việt Nam. Mọi công dân đều bình đẳng tr-ớc pháp luật,
tr-ớc Tòa án, không phân biệt nam, nữ, thành phần xã hội, tín ng-ỡng, tôn giáo,
trình độ văn hóa, nghề nghiệp. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng, không
phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác. Các
đ-ơng sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, Tòa án
có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình [2, tr. 11-12]. Sự công bằng, bình đẳng tại phiên tòa dân sự phúc thẩm
không chỉ là nguyên tắc cơ bản mà còn là mục tiêu xuyên suốt quá trình xét xử.
Sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật đang có tranh
chấp là việc bình đẳng trong địa vị tố tụng, bình đẳng trong cung cấp
chứng cứ, trong các quyền yêu cầu đối với Tòa án hoặc các cơ quan, tổ chức liên
quan. Phiên tòa phúc thẩm xem xét lại vụ án một cách công khai, mọi công dân

đều có quyền tham dự, mọi yêu cầu, chứng cứ đều đ-ợc xem xét, các phán
quyết của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị đều đ-ợc đ-a ra xem
xét, tranh luận công khai, các chủ thể có liên quan đều có quyền đ-a ra quan
điểm của mình về các phán quyết đó. Thông qua các ý kiến tranh luận công
khai, xem xét các chứng cứ công khai, giải thích pháp luật của HĐXX phúc thẩm
(qua bản án, quyết định), những ng-ời tham dự phiên tòa, ng-ời tham gia tố tụng
hiểu biết thêm về pháp luật, nhận thức đầy đủ hơn về đ-ờng lối, chính sách
của Đảng và pháp luật của nhà n-ớc, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân,


củng cố thêm niềm tin của nhân dân vào đ-ờng lối lãnh đạo của Đảng và của
Nhà n-ớc.
1.1.3.3. í nghĩa về mặt pháp lý
Về mặt pháp lý, phiên tòa phúc thẩm dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với việc giải quyết vụ án dân sự. Thông qua việc xét xử phúc thẩm tại
phiên tòa, Tòa án cấp trên có thể kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án cấp d-ới,
sửa chữa đ-ợc những sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án cấp d-ới, bảo đảm bản
án, quyết định của Tòa án đã tuyên là hợp pháp và có căn cứ. Mặt khác, qua đó
Tòa án cấp trên có thể tìm ra đ-ợc những nguyên nhân dẫn đến việc xét xử có
sai lầm, thiếu sót (nếu có) và khắc phục những sai lầm, thiếu sót đó. Cũng
thông qua việc xét xử tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm còn phát
hiện đ-ợc những lỗ hổng của chính những quy định pháp luật về nội dung và
về hình thức. Từ đó, đề xuất những biện pháp định h-ớng sửa đổi, bổ sung,
h-ớng dẫn áp dụng pháp luật nhằm nâng cao chất l-ợng xét xử của các cấp Tòa án.
Mặc dù pháp luật Việt Nam không quy định về án lệ, bản án phúc thẩm
không đ-ợc viện dẫn nh- là đ-ờng lối xét xử cho một vụ án t-ơng tự nh-ng trên
thực tế vẫn đ-ợc vận dụng một cách không chính thức để Tòa án cấp d-ới tham
khảo và rút kinh nghiệm. Bản án phúc thẩm là cơ sở để Tòa án cấp d-ới vận
dụng pháp luật một cách thống nhất. Để ý nghĩa này đ-ợc thực hiện tốt yêu cầu
đ-ợc đặt ra đối với Tòa án cấp trên, là chất l-ợng xét xử phúc thẩm ngày càng

phải đ-ợc nâng lên, bản án phúc thẩm phải thực sự công bằng, minh bạch và đúng
pháp luật.
1.2. CC NI DUNG C BN CA PHIấN TềA PHC THM DN S

1.2.1. Nguyên tắc tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự
Phúc thẩm là một giai đoạn của tố tụng dân sự. Hoạt động xét xử phúc
thẩm vụ án dân sự nằm trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án dân sự. Do vậy,


phiên tòa phúc thẩm cũng đ-ợc tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật tố tụng dân sự.
Về cơ bản, các nguyên tắc của tố tụng dân sự (nh- nguyên tắc quyền
quyết định và tự định đoạt của đ-ơng sự; cung cấp chứng cứ và chứng minh
trong tố tụng dân sự; bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự,
bảo đảm quyền bảo vệ của đ-ơng sự; hòa giải trong tố tụng dân sự; xét xử công
khai; Tòa án xét xử tập thể) không những áp dụng cho giai đoạn xét xử sơ
thẩm mà cũng đ-ợc áp dụng cả cho giai đoạn xét xử phúc thẩm nh-ng ở mức độ
và phạm vi khác nhau. Trong đó một số nguyên tắc nh- nguyên tắc cung cấp
chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự; nguyên tắc bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự; nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đ-ơng
sự đ-ợc áp dụng đầy đủ ở giai đoạn phúc thẩm nh- ở giai đoạn xét xử sơ thẩm
vụ án. Ví dụ, theo nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng
dân sự thì cho đến tr-ớc khi tuyên án phúc thẩm, bản án sơ thẩm đã tuyên ch-a có
hiệu lực pháp luật, các đ-ơng sự vẫn có quyền cung cấp chứng cứ mới chứng
minh cho yêu cầu của mình. Theo nguyên tắc bảo đảm quyền tự bảo vệ của
đ-ơng sự tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án vẫn phải bảo đảm quyền tự bảo vệ,
đ-ợc ng-ời khác bảo vệ của đ-ơng sự nh- có quyền bổ sung, thay đổi hoặc rút
kháng cáo; có quyền tự mình hoặc nhờ ng-ời khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho mình tại phiên tòa phúc thẩm.
Bên cạnh đó, xuất phát từ tính chất của xét xử phúc thẩm là việc xem

xét tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm ch-a có hiệu lực pháp
luật bị kháng cáo, kháng nghị nên ở phiên toà phúc thẩm, một số nguyên tắc
luậtcủa tố tụng dân sự nh- nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của
đ-ơng sự; nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự, trong một số tr-ờng hợp cụ thể
chỉ áp dụng ở một phạm vi và mức độ nhất định. Ví dụ, nguyên tắc hòa giải
trong tố tụng dân sự chỉ có thể áp dụng ở phiên tòa phúc thẩm dân sự trong
tr-ờng hợp các bên tự thỏa thuận đ-ợc với nhau về việc giải quyết vụ án và đề


nghị Tòa án ghi nhận. Trong tr-ờng hợp khác, Tòa án không bắt buộc phải hòa
giải, không bắt buộc phải hỏi xem các bên có thỏa thuận đ-ợc với nhau về việc
giải quyết vụ án không mà tiến hành xét xử trên cơ sở kháng cáo của các đ-ơng
sự, kháng nghị của VKS.
Đối với nguyên tắc quyền tự định đoạt của đ-ơng sự sẽ đ-ợc áp dụng triệt
để trong tr-ờng hợp các đ-ơng sự thỏa thuận đ-ợc với nhau về việc giải quyết vụ
án, quyết định việc rút đơn kháng cáo v.v Nhưng nếu là việc nguyên đơn rút
đơn khởi kiện tại phiên tòa thì bị hạn chế, bởi nguyên đơn chỉ có quyền rút
đơn khởi kiện nếu bị đơn đồng ý.
Ngoài ra, do yêu cầu, tính chất của xét xử phúc thẩm, một số nguyên tắc
cơ bản trong tố tụng dân sự tuy đ-ợc áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm nh-ng không
đ-ợc áp dụng tại phiên tòa phúc thẩm nh- nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia
xét xử vụ án dân sự.
1.2.2. Các chủ thể trong phiên tòa phúc thẩm dân sự
Phiên tòa phúc thẩm là nơi Tòa án thực hiện chức năng xét xử. Tuy nhiên,
việc xét xử của Tòa án phải tiến hành thông qua hoạt động của những ng-ời có
chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong phiên tòa phúc
thẩm còn có sự tham gia của các chủ thể giám sát hoạt động xét xử trong những
tr-ờng hợp nhất định và những chủ thể đã cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp
bị xâm phạm bởi quyết định của bản án sơ thẩm, nên có đơn kháng cáo và
những chủ thể liên quan đến việc kháng cáo đó. Căn cứ vào địa vị pháp lý của

họ trong phiên tòa phúc thẩm có thể phân loại các chủ thể trong phiên tòa phúc
thẩm thành hai nhóm:
Thứ nhất, nhóm những ng-ời tiến hành tố tụng bao gồm các thành viên của
HĐXX, Th- ký phiên tòa và Kiểm sát viên (trong tr-ờng hợp pháp luật quy định
VKS phải tham gia phiên tòa).


×