Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.74 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
==============

LÊ NAM LONG

TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành

: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế Quốc tế

Mã số

: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG SƠN

HÀ NỘI – 2008


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra hết sức nhanh chóng, nền
kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến lớn về tăng trưởng, hoạt động
xuất nhập khẩu diễn ra hết sức sôi động. Bên cạnh những thuận lợi của
toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với môi trường


kinh doanh hết sức khốc liệt, tính chất cạnh tranh ngày càng cao. Điều đó
đòi hỏi một mặt phải có nhiều chính sách tài trợ cho các doanh nghiệp Việt
Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu để có thể cạnh tranh được với các
doanh nghiệp nước ngoài, mặt khác không vi phạm các qui ước quốc tế
khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO).
Một trong những hình thức tài trợ đó là tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
cùng với các dịch vụ Ngân hàng quốc tế khác ra đời và phát triển nhằm
đáp ứng yêu cầu đa dạng của các doanh nghiệp về phát triển kinh doanh,
chống đỡ rủi ro, nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh
trong hoạt động thương mại quốc tế.
Trải qua nhiều năm đổi mới, dịch vụ tín dụng tài trợ XNK của các NHTM
Việt Nam nói chung, của ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) nói
riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ cả về quy mô, cũng như
chất lượng dịch vụ. Là một ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực tài trợ
XNK và nhiều năm liền VCB được đánh giá là NHTM tốt nhất Việt Nam
nhưng bên cạnh những thành công, dịch vụ tín dụng tài trợ XNK của VCB
vẫn còn những hạn chế nhất định. Quy trình thẩm định cho vay của VCB
còn phức tạp, quy chế và các hình thức cho vay của VCB chưa đa dạng,
chưa đáp ứng được đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh
doanh XNK của các doanh nghiệp.
Mặt khác trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương
mại Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng


nước ngoài. Sức ép nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng các loại hình
dịch vụ ngân hàng đang ngày càng cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu các giải pháp phát
triển tín dụng tài trợ XNK của VCB là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cấp
bách.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Những nghiên cứu về phát triển các hình thức tài trợ hoạt động XNK đã
được thực hiện khá nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là các công trình nghiên
cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, Bộ Tài chính, các trường đại học Ngoại thương; Kinh tế
quốc dân; Học viện Tài chính; Học viện Ngân hàng...xoay quanh một số
vấn đề như:
+ Xây dựng chiến lược phát triển và các chính sách tài chính vĩ mô
để tài trợ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp như chính sách ưu
đãi, miễn giảm thuế, chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá, chính sách tài
trợ tín dụng thông qua lãi suất ưu đãi, điều kiện vay linh hoạt, bảo lãnh tín
dụng.
+ Thành lập các Quỹ của Chính phủ để tài trợ phát triển xuất khẩu
của DN như Quỹ Tài trợ DN vừa và nhỏ mới thành lập, Quỹ Bảo lãnh tín
dụng.
+ Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ của các tổ chức tài
chính.
Các giải pháp tài chính tài trợ hoạt động xuất khẩu của các DN nêu
trên được thể hiện rải rác ở một số công trình nghiên cứu và các báo cáo
tại các diễn đàn khoa học. Ví dụ: “Chính sách phát triển thị trường vốn”
của Turry Chupe bàn về cơ chế chính sách phát triển thị trường vốn của
các nước mới nổi nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho các doanh
nghiệp. Giáo sư Joseph Stiglitz, nhà kinh tế học nổi tiếng (được trao giải
thưởng Nobel về kinh tế học năm 2001) trong buổi nói chuyện về vấn đề
“Phát triển kinh tế ở Việt Nam” đã khuyến cáo rằng, để thúc đẩy hoạt
động XK của VN cần áp dụng nhiều giải pháp khác nhau. Về phía các
NHTM cần giành ra một tỷ lệ % vốn khả dụng nhất định để tài trợ cho các
DN có hoạt động XK. Biện pháp này đã được nhiều nước trên thế giới áp



dụng trong đó có Mỹ. ông Bradford Philips, Giám đốc quốc gia cơ quan
thường trú đại diện cho ngân hàng ADB tại Việt Nam, trong buổi lễ ký kết
thỏa thuận khoản vay cải thiện môi trường kinh doanh cho các DN vừa và
nhỏ Việt Nam cũng đã phát biểu với nội dung chính là “Chính phủ phải
tiến hành nhiều biện pháp tài trợ thông qua những can thiệp nhằm tạo
thuận lợi cho thị trường tài chính và loại bỏ những chính sách bất lợi cho
các DN”.
Ngoài ra trong những năm qua, đã có một số công trình khoa học có liên
quan đến vấn đề này như:
1. Những thách thức của NHTM Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập
quốc tế, Tài liệu hội thảo của NHNNVN, Viện NCNH và Vụ chiến lược
phát triển ngân hàng, Ngân hàng Công thương Việt Nam, 9/2003.
2. “Giải pháp mở rộng dịch vụ tài chính đối với các NHTM Việt Nam”, Tài
chính số 6 năm 2004, TS. Hoàng Xuân Quế, Đỗ Xuân Trường.
3. “Hệ thống bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Nhật Bản - một số kinh
nghiệm đối với Việt Nam”, Đào Thị Quỳnh Anh, tạp chí Ngân hàng số 4
năm 2005.
4. Nghiên cứu chính sách tín dụng ngân hàng tài trợ hoạt động xuất khẩu
của các DNVVN Việt Nam. TS Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ chiến lược
PTNH - NHNN.
5. Nghiên cứu chính sách tài chính tài trợ hoạt động xuất khẩu của các
DNVVN Việt Nam. Phạm Đình Cường, Phó vụ trưởng, Vụ NSNN, Bộ Tài
chính.
Nhìn chung, vì mục đích nghiên cứu là khác nhau nên các công trình
nghiên cứu về lĩnh vực này trong thời gian qua chủ yếu đề cập đến sự cần
thiết phải sử dụng các giải pháp tài chính tài trợ cho hoạt động XNK của
các DN. Nghiên cứu về các chính sách vĩ mô của Nhà nước về vấn đề tài
trợ hoạt động XNK mà không đi sâu nghiên cứu vào vấn đề phát triển tín
dụng tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu của các NHTM Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập. Đứng trên góc độ của các Ngân hàng thương mại - Đối
tượng cung cấp dịch vụ.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục đích nghiên cứu:


Đề xuất các giải pháp phát triển tín dụng tài trợ XNK của các ngân hàng
ngoại thương Việt Nam (VCB), trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín
dụng tài trợ XNK và đánh giá thực trạng tín dụng tài trợ XNK của VCB
trong thời kỳ 2003 - 2007.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tín dụng tài trợ XNK và các nhân
tố tác động đến tín dụng tài trợ XNK của các NHTM; tổng kết kinh nghiệm
quốc tế về phát triển tín dụng tài trợ XNK của NHTM ở một số nước trên
thế giới.
- Đánh giá thực trạng tín dụng tài trợ XNK của VCB trong thời gian từ
2003 - 2007.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển tín dụng tài trợ XNK của VCB.
4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân
hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về vai trò của tín dụng tài trợ
XNK, các hình thức tín dụng tài trợ XNK, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của tín dụng tài trợ XNK của các NHTM, thực trạng cung cấp tín dụng tài
trợ hoạt động XNK của VCB. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển tín

dụng tài trợ XNK của VCB .
- Về Thời gian: Từ năm 2003 đến năm 2007.

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp truyền thống như :
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp duy vật lịch sử
- Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và phân tích.

6. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng tài trợ XNK của các NHTM.
- Đánh giá thực trạng cung cấp tín dụng tài trợ XNK của VCB trong thời gian từ


năm 2003 - 2007.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển tín dụng tài trợ XNK của VCB.

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng phụ
lục, nội dung Luận Văn được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1 : Một số vấn đề cơ bản về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân
hàng thương mại và kinh nghiệm phát triển tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của
ngân hàng một số nước trên thế giới
Chƣơng 2: Thực trạng về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng ngoại
thương Việt Nam trong thời gian 2003-2007
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng
ngoại thương Việt Nam

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN
TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG
Ở MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP
KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1. Xuất nhập khẩu và vai trò của xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế
Hoạt động ngoại thương đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế hàng hóa, các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu
(XNK) cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Sự xuất hiện, tồn tại và ngày
càng phát triển của thương mại quốc tế (TMQT) đã chứng tỏ được tính cần thiết
và vai trò của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các quốc gia. Đặc biệt,
trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động ngoại thương lại càng
cần thiết và có vai trò rất quan trọng.


Thứ nhất, XNK thúc đẩy phân công lao động và hợp tác kinh tế, tạo điều
kiện mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của mỗi quốc gia. XNK tạo điều
kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất và tăng khả năng tiêu
dùng của mỗi quốc gia. Nó cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt
hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần giới hạn sản xuất của quốc gia đó. Quá trình
này sẽ góp phần tăng cường hiệu quả kinh tế của từng quốc gia và lợi ích cho thế
giới nói chung trên cơ sở thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả của
từng quốc gia.
Thứ hai, xuất khẩu (XK) tạo nguồn thu ngoại tệ để phục vụ nhập khẩu
(NK) và tích luỹ phát triển sản xuất. XK cho phép đất nước thu về một lượng
ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của hoạt động NK và thanh toán nợ nước ngoài. XK và
NK vừa là tiền đề, vừa là kết quả của nhau. Đẩy mạnh XK để tăng khả năng NK
và tăng NK để mở rộng sản xuất và đẩy mạnh XK. Đó chính là sự kết hợp giữa
nội lực và ngoại lực trong quá trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm tạo đà

cho kinh tế trong nước phát triển. XK tạo điều kiện cho mỗi quốc gia có được
nguồn ngoại tệ mạnh, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ
quốc gia, giúp cho quốc gia đó có thể điều hoà được cung cầu về ngoại tệ.
Thứ ba, XNK thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất.
NK là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại cho sản
xuất và nhập các hàng hoá mà trong nước không sản xuất được. XK góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại. Xuất phát từ nhu cầu
thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và XK những sản phẩm mà các nước khác
cần. Do đó XNK có tác dụng tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
sản xuất phát triển.
XNK tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho
sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước. XNK tạo ra những điều kiện kinh
tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách
khác, XNK là cơ sở để tạo thêm vốn, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến từ thế giới
bên ngoài vào trong nước nhằm hiện đại hoá nền kinh tế.
XNK tạo ra áp lực với các nhà sản xuất trong nước vì hàng hoá phải tham
gia cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế về giá cả, chất lượng. Cuộc


cạnh tranh này đòi hỏi phải chú trọng đến chất lượng, giá cả hàng hoá phù hợp
với nhu cầu thị trường và đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Để đáp ứng
yêu cầu đó, các doanh nghiệp trong nước phải kết hợp giữa đổi mới trang thiết
bị, công nghệ sản xuất, nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động với
thường xuyên đổi mới sản phẩm, hạ giá thành và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ tư, XNK có tác dụng tích cực trong việc thu hút lao động, tạo thêm
việc làm, cải thiện đời sống người lao động và giải quyết các vấn đề xã hội. Phát
triển các ngành sản xuất kinh doanh hàng XK góp phần tạo nhiều việc làm cũng
như tăng thêm thu nhập cho người lao động không chỉ ở những vùng đô thị, các
khu chế xuất, các công ty liên doanh mà lan rộng đến nhiều vùng nông thôn. Do
đó, nó tạo nên những chuyển biến mới về phân công lao động xã hội cả về chiều

rộng và từng bước theo chiều sâu.
Thứ năm, đẩy mạnh XNK góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ
kinh tế đối ngoại. Thông thường, hoạt động XNK ra đời sớm hơn các hoạt động
kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn
XNK và sản xuất kinh doanh hàng XNK thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, bảo
hiểm, vận tải quốc tế, thực thi chính sách mở cửa nền kinh tế … Đến lượt nó,
chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo điều kiện phát triển XNK, chẳng hạn
như việc ký kết các hiệp định và tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực sẽ
có tác động kích thích hoạt động XK.
Ngoài ra, XNK còn giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới, từng
bước nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nội, tạo thu cho NSNN thông qua
đánh thuế đối với hàng hóa XNK…
Bên cạnh những vai trò tích cực nêu trên, hoạt động XNK cũng có thể có
những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Các hoạt động như: buôn lậu, trốn
thuế, kinh doanh hàng kém phẩm chất, hàng giả, tình trạng tha hoá cán bộ... cũng
dễ nảy sinh. Vì vậy, muốn phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK cần
khai thác triệt để các tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của
chúng đối với nền kinh tế.


Với những vai trò quan trọng như trên, có thể khẳng định rằng: đẩy mạnh
XNK là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong việc thúc đẩy nền kinh tế tăng
trưởng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
1.1.2. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại
Trong quá trình phát triển kinh tế thế giới, hệ thống ngân hàng thương mại
(NHTM) đã trở thành những trung gian tài chính lớn nhất và có một vị trí quan
trọng. Những hoạt động chính của NHTM bao gồm: huy động vốn, sử dụng vốn,
trung gian thanh toán và các hoạt động khác. Trong đó, sử dụng vốn là hoạt động
chủ lực của ngân hàng. Nguồn thu nhập từ hoạt động này thường chiếm một tỷ lệ
lớn (khoảng 70%) trong tổng thu nhập của ngân hàng. Và một trong những hoạt

động sử dụng vốn của ngân hàng là nghiệp vụ tín dụng tài trợ ngoại thương.
Tín dụng tài trợ ngoại thương là mảng dịch vụ thuộc hệ thống các dịch vụ
nhằm tài trợ cho doanh nghiệp kinh doanh XNK trong giao dịch thương mại
quốc tế của ngân hàng. Mảng dịch vụ này mang nét chung là ngân hàng cung
ứng vốn bằng tiền, hoặc bảo lãnh uy tín cho các doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh và thực hiện thương vụ thành công.
Quá trình tài trợ XK của ngân hàng có thể bắt đầu từ lúc doanh nghiệp tìm
kiếm đối tác, thiết kế sản phẩm XK, chào hàng, ký kết hợp đồng, chuẩn bị hàng
hóa XK (thu gom hàng XK, mua vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng XK…) đến
khi giao hàng, thanh toán và hoàn thành một hợp đồng XK. Tương tự như vậy,
quá trình tài trợ NK của ngân hàng cũng bao hàm tất cả những giao dịch tín dụng
được thực hiện trước và sau khi doanh nghiệp thực hiện một thương vụ NK. Đối
tượng nhận tài trợ là các doanh nghiệp XNK trực tiếp hoặc uỷ thác. Mục đích
của tài trợ XNK là tài trợ các nhà XNK trong nước vượt qua được các trở ngại
về tài chính và uy tín trong kinh doanh để thực hiện và nâng cao hiệu quả kinh
doanh, tăng sức cạnh tranh; thực hiện các mục tiêu phát triển XNK theo chính
sách phát triển XNK của Chính phủ.
1.1.3. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thƣơng
mại
Các loại hình tín dụng tài trợ XNK của NHTM trong thực tế vô cùng
phong phú và đa dạng. Vì vậy, việc phân loại nghiệp vụ này chỉ mang tính tương


đối. Có nhiều cách thức phân loại tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và yêu cầu
trong công tác quản lý. Sau đây là một số cách thức phân loại phổ biến:
Theo chủ thể nhận tài trợ, tín dụng tài trợ XNK bao gồm:
- Tài trợ XK: bao gồm các hình thức tín dụng nhằm cung cấp vốn trực tiếp
cho doanh nghiệp XK, hoặc gián tiếp qua nhà NK ở nước ngoài trong quá trình
thực hiện hợp đồng XK.
- Tài trợ NK: còn được gọi là tín dụng người mua, gồm các dịch vụ tín

dụng tài trợ vốn và uy tín cho người mua trong quá trình thực hiện thương vụ
hoặc giao dịch thương mại nói chung.
Theo giai đoạn thực hiện thương vụ, tín dụng tài trợ XNK bao gồm:
- Tài trợ trước khi ký kết hợp đồng: như bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh uy tín
thanh toán…
- Tài trợ trong quá trình thực hiện hợp đồng: như tài trợ giao hàng, tài trợ
nhận hàng…
- Tài trợ sau khi hoàn tất hợp đồng: như tài trợ tiêu thụ hàng hóa nhập
khẩu, bảo lãnh, bảo trì…
Theo lãi suất, tín dụng tài trợ XNK bao gồm:
- Tín dụng có lãi suất cố định (fixed rate)
- Tín dụng có lãi suất thả nổi (floating rate): lãi suất có thể thả nổi hoàn
toàn, hoặc tham chiếu theo một lãi suất cơ bản nào đó như LIBOR, SIBOR…
Theo thời hạn tín dụng, tín dụng tài trợ XNK bao gồm:
- Tín dụng ngắn hạn: bao gồm các loại cho vay có thời hạn tài trợ không
quá một năm.
- Tín dụng trung hạn: bao gồm các loại cho vay có thời hạn tài trợ từ 1 đến
5 năm.
- Tín dụng dài hạn: bao gồm các loại cho vay có thời hạn tài trợ lớn hơn 5
năm.
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa và mậu dịch quốc tế,
quá trình toàn cầu hóa, liên kết kinh tế trên thế giới diễn ra ngày càng nhanh và
sâu rộng thì hoạt động tín dụng tài trợ XNK cũng phát triển ngày càng đa dạng.


Căn cứ vào mục đích tài trợ và quá trình thực hiện thương vụ kinh doanh XNK,
tín dụng tài trợ XNK bao gồm: tín dụng tài trợ NK, tín dụng tài trợ XK.
1.1.3.1. Tín dụng tài trợ nhập khẩu
Tín dụng tài trợ nhập khẩu được thực hiện bởi một số hình thức sau:
 Mở L/C và cho vay ký quỹ mở L/C

Mở

L/C

Đối với nhà NK, mở L/C được xem là một hình thức tài trợ của ngân
hàng. Khác với các hình thức cho vay khác, khi ngân hàng mở L/C, ngân hàng
không chuyển tới người vay một số tiền nhất định mà ngân hàng dùng uy tín của
mình để cam kết với người XK, người hưởng lợi L/C rằng: ngân hàng sẽ thanh
toán, hoặc chấp nhận hối phiếu do nhà XK ký phát nếu họ xuất trình được bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với các điều kiện đã ghi trong L/C. Khi ngân hàng
mở L/C có nghĩa là ngân hàng chấp nhận gánh chịu mọi rủi ro nếu nhà NK
không có khả năng thanh toán. Vì vậy, để hạn chế rủi ro ngân hàng thường yêu
cầu nhà NK phải ký quỹ tại ngân hàng. Mức yêu cầu ký quỹ phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như kim ngạch L/C, loại L/C, khả năng tài chính và uy tín của nhà NK,
loại hàng hóa NK và khả năng tiêu thụ…

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Trần Mạnh Hùng, “ứng dụng phương pháp tính điểm tín dụng trong cho vay
đối với các DNNVV ở Việt Nam”, tạp chí Ngân hàng, số 4 năm 2005.
2. Học viện Ngân hàng, Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB thống kê.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên, các năm từ 20002007.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày
6/9/2004 ban hành về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín
dụng.
5. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm từ 20002007.
6. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm từ 20002007.


7. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Tài liệu Hội nghị triển khai quy trình tín

dụng theo dự án tài trợ kỹ thuật của ngân hàng thế giới, Hà Nội tháng
10/2005.
8. Đặng Phong (chủ biên), lịch sử ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 19632003, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003.
9. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam – Trung tâm xúc tiến đầu tư và
xuất bản doanh nghiệp, Phát triển Hà Nội thành trung tâm tài chính tiền tệ, Hà
Nội 2005.
10. PGS Nguyễn Văn Tiến, Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế, NXB Thống kê, Hà
Nội
11. PTS Lê Văn Tư và Lê Tùng Vân, Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, Thanh
toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, NXB Thống Kê, Hà Nội.
12. Vụ XNK, Bộ Thương Mại, Chiến lược XNK của Việt Nam đến năm 2020.
13. Viện Kinh tế Thế giới, Chiến lược cơ cấu mặt hàng XNK của Việt Nam đến năm
2020.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH
14. Alasdair Watson (2005), The Chartered Institute of Banks, finance of
internatoinal trade.
15. Export finance: Some Asian examples, Manila
16. Website
(Export-Import bank of the US)
/> />
www.vietcombank.com.vn



×