Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tổng quan về bệnh ung thư dạ dày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.45 KB, 7 trang )

Tổng quan về bệnh Ung thư dạ dày
Nguyên nhân gây bệnh Ung thư dạ dày
Cho tới nay, nguyên nhân gây Ung thư dạ dày vẫn còn chưa hoàn toàn
được làm rõ. Các chuyên gia hàng đầu trên thế giới chỉ đưa ra đưa ra
các yếu tố nguy cơ, tác nhân gây Ung thư dạ dày. Tuy nhiên, khi có
một, một vài hoặc thậm chí tất cả các yếu tố gây Ung thư sau thì cũng
chưa chắc bệnh nhân đã bị Ung thư dạ dày. Nó còn phụ thuộc vào tình
trạng sức khỏe tổng thể, khả năng kiểm soát bệnh tật, lối sống, chế độ
chăm sóc y tế… Một số tác nhân gây Ung thư dạ dày và yếu tố làm
tăng nguy cơ Ung thư dạ dày như sau:
Nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Vi khuẩn Hp được tổ
chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào tác nhân hàng đầu gây Ung thư
dạ dày, đã xác định được con đường từ nhiễm Hp tới Ung thư dạ
dày.

Chế độ ăn uống không hợp lý: ăn mặn làm tăng gấp đôi nguy cơ
Ung thư dạ dày, ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ nướng, chiên xào và các
chất bảo quản thực phẩm….

Thiếu máu ác tính.

Viêm dạ dày thể teo.

Viêm loét dạ dày mãn tính có Hp, không điều trị triệt để, tái phát
thường xuyên.

Người có nhóm máu A dễ bị Ung thư dạ dày hơn các nhóm máu
khác

Thường xuyên sử dụng các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá…


Yếu tố tâm lý (thường xuyên căng thẳng, trầm cảm, lo lắng…):
yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới tình trạng viêm mạn tính của dạ dày do
đó cũng là một tác nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ Ung thư dạ dày
Các dấu hiệu nhận biết bệnh Ung thư dạ dày


Hầu hết triệu chứng trên của bệnh ung thư dạ dày thường rất dễ nhầm
lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng như các bệnh lý toàn thân
khác, dẫn đến sự chủ quan cho người bệnh. Tuy nhiên, ngay khi có


các dấu hiệu dưới đây, hãy cẩn trọng và nhanh chóng tìm gặp các thầy
thuốc chuyên khoa để có được sự tư vấn, thăm khám và điều trị tốt
nhất:










Đau vùng thượng vị: âm ỉ hoặc nóng rát, hoặc không có triệu
chứng
Đầy bụng, chán ăn, ăn không tiêu
Nuốt nghẹn
Buồn nôn hoặc nôn
Đã hoặc đang bị viêm dạ dày mãn tính, nhất là thể teo

Cảm thấy mệt mỏi, sút cân đột ngột
Nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen
Có thể sờ thấy khối u ở bụng khi bệnh đã ở giai đoạn cuối

Ung thư dạ dày là một bệnh lý rất nguy hiểm, thông thường nếu đã để
đến giai đoạn muộn mới phát hiện thì khả năng chữa khỏi là rất thấp.
Cũng vì khó phát hiện sớm nên hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán
Ung thư dạ dày không có khả năng sống qua năm thứ 5, tỷ lệ khoảng
80%. Chính vì vậy, việc thăm khám định kỳ cũng như chủ động theo
dõi tình hình sức khỏe của bản thân, nâng cao kiến thức về bệnh là
cách tốt nhất để chúng ta có thể phát hiện sớm và nâng cao hiệu quả
của việc điều trị đối với bệnh ung thư dạ dày nói chung và các bệnh lý
khác nói riêng.
Các giai đoạn phát triển của Ung thư dạ dày
Bệnh ung thư dạ dày được chia thành nhiều giai đoạn phát triển khác
nhau. Ở giai đoạn đầu các dấu hiệu ung thư dạ dày thường rất mơ hồ
và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Ngày nay Ung thư dạ dày có
thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm khi chưa di căn sang
các bộ phận khác. Bệnh được chia thành 5 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 0: Ở giai đoạn đầu này khối u chỉ được tìm thấy trong lớp
niêm mạc của thành dạ dày. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư
biểu mô.


Giai đoạn 1: ung thư dạ dày sẽ biểu hiện một trong số các dấu hiệu
sau:





Khối u chỉ xâm lấn vào lớp thứ hai của thành dạ dày phần dưới
niêm mạc. Các tế bào ung thư lây lan vào các hạch bạch huyết khác
nhau. Số lượng hạch bạch huyết đã bị lây lan là dưới 6.
Hoặc, khối u đã xâm lấn cả vào lớp thứ hai và lớp thứ ba của
thành dạ dày là lớp cơ và lớp niêm mạc dưới. Các tế bào ung thư
không lây lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác.

Giai đoạn 2: xuất hiện một trong các dấu hiệu điều sau:
Khối u chỉ xâm lấn lớp dưới niêm mạc. Và các tế bào ung thư đã lan
ra 7 đến 15 hạch bạch huyết.




Hoặc, khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào
ung thư lan ra các 1 đến 6 hạch bạch huyết
Hoặc, khối u đã thâm nhập đến lớp ngoài của dạ dày. Các tế bào
ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác.

Giai đoạn 3: xuất hiện một trong các dấu hiệu điều sau đây:






Khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung
thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết.
Hoặc, khối u đã xâm lấn đến lớp bên ngoài. Tế bào ung thư đã
lan ra từ 1 đến 15 hạch bạch huyết.

Hoặc, khối u đã xâm lấn vào các cơ quan lân cận như gan, đại
tràng, hoặc lá lách. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch
huyết và các bộ phận ở xa.

Giai đoạn 4:





Các tế bào ung thư đã lan rộng đến hơn 15 các hạch bạch huyết.
Hoặc, khối u đã xâm lấn cơ quan xung quanh và ít nhất 1 hạch
bạch huyết.
Hoặc, các tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan xa.

Xem chi tiết: Các giai đoạn phát triển của ung thư dạ dày


Cách điều trị ung thư dạ dày
Phẫu thuật
Đây là một trong những cách điều trị ung thư dạ dày thường được áp
dụng nhất. Bác sĩ sẽ chỉ định cắt một phần lớn dạ dày có tế bào Ung
thư của người bệnh. Vì các tế bào ung thư có thể lan tỏa theo hệ thống
bạch huyết, nên các hạch bạch huyết ở gần vị trí khối u sẽ được vét bỏ
trong khi phẫu thuật. Bệnh nhân có thể phục hồi rất nhanh, sau gần
một tuần có thể ăn uống trở lại và trong khoảng nửa tháng có thể được
xuất viện, tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân.
Hóa trị liệu
Hóa trị liệu là một biện pháp dùng thuốc, hóa chất để chống ung thư.
Các bác sĩ có thể dùng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc để có được

kết quả điều trị tốt nhất. Đa số các loại thuốc chống ung thư dạ dày
thường được sử dụng theo đường tiêm, còn một số khác dùng theo
đường uống. Hóa trị liệu được chia thành các đợt khác nhau và có thời
gian nghỉ ngắn trước khi bắt đầu một đợt điều trị mới để bệnh nhân
được hồi phục.
Xạ trị
Đây là biện pháp sử dụng các tia năng lượng cao tác động trực tiếp
vào các tế bào ung thư và ngăn không cho chúng phát triển. Xạ trị
thường được áp dụng sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư
còn sót lại. Thời gian điều trị trung bình khoảng từ 5-6 tuần, mỗi tuần
5 ngày. Bên cạnh đó còn có thể kết hợp cả hóa trị và xạ trị để giảm
đau, thu nhỏ khối u cũng như giảm các triệu chứng của bệnh ung thư
dạ dày.
Liệu pháp sinh học
Hình thức điều trị này nhằm hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể để
có thể hồi phục sau các tác dụng phụ của các phương pháp như hóa trị
và xạ trị. Bên cạnh đó, các bệnh nhân bị ung thư dạ dày có thể phải
nằm viện để theo dõi trong khi điều trị bằng liệu pháp sinh học.


Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư dạ dày
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của bệnh nhân mắc bệnh
ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng bao gồm:






Bản thân khối u: vị trí, kích thước khối u, giai đoạn của bệnh, sự

lan rộng của tế bào ung thư.
Tình trạng cụ thể của người bệnh: sức khỏe, tuổi tác, tâm lý, khả
năng đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân.
Các yếu tố khách quan: phương pháp điều trị, quá trình điều trị,
chế độ dinh dưỡng…

Tỷ lệ sống sau 5 năm của các giai đoạn ung thư dạ dày được điều trị
bằng phẫu thuật như sau (thống kê năm 2010)


Phòng ngừa Ung thư dạ dày
Việc phát hiện Ung thư dạ dày thường ở giai đoạn muộn do không có
dấu hiệu đặc trưng và việc tầm soát bệnh còn hạn chế. Tỷ lệ điều trị
thành công Ung thư dạ dày ở các giai đoạn muộn rất thấp, tỷ lệ sống
chỉ khoảng 4% khi bệnh nhân được phát hiện Ung thư dạ dày ở giai
đoạn IV. Chính vì vậy, các biện pháp phòng ngừa Ung thư dạ dày là
cách tốt nhất giúp bạn tránh xa căn bệnh này cũng như các nguy cơ mà
nó gây ra.
Một số biện pháp phòng ngừa Ung thư dạ dày được khuyến cáo như
sau:






Diệt và phòng ngừa vi khuẩn Hp dạ dày: Vi khuẩn Hp là tác nhân
hàng đầu gây Ung thư dạ dày, một số nghiên cứu chỉ ra, diệt sạch vi
khuẩn Hp dạ dày giúp giảm tới 40% nguy cơ Ung thư dạ dày.
Trong quá trình điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp, kháng

thể OvalgenHP đều nên được sử dụng với liều lượng thích hợp để
giúp đạt được hiệu quả phòng ngừa và điều trị triệt để.
Hạn chế sử dụng các loại thức ăn mặn, đồ uống có cồn, đồ
nướng, thuốc lá: ăn mặn làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày,
trong khi đó đồ uống có cồn, đồ nướng, thuốc lá có chứa những
chất có thể làm biến đổi tế bào niêm mạc dạ dày, gây ung thư dạ
dày nếu sử dụng kéo dài.
Xây dựng lối sống lành mạnh: một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành
mạnh giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống oxy hóa của cơ
thể là cơ sở giúp phòng ngừa Ung thư dạ dày hiệu quả.

Nhìn chung, ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm và có tiên lượng
bệnh xấu, tỷ lệ tử vong nằm trong top đầu các bệnh ung thư. Vì vậy,
việc phát hiện và điều trị ung thư dạ dày sớm đóng vai trò rất quan
trọng trong việc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Các chuyên gia
sức khỏe khuyến cáo, chúng ta cần có một chế độ ăn uống khỏe mạnh,
khoa học cùng với tập luyện và sinh hoạt hợp lý và thăm khám định
kỳ sức khỏe hàng năm để có thể phát hiện sớm và phòng tránh ung thư
dạ dày cũng như nhiều bệnh khác hiệu quả.




×