Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Trái đất quay quanh trục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.38 KB, 2 trang )

Tại sao Trái đất có thể tự quay xung quanh trục?
Trái đất cũng giống như 8 hành tinh lớn khác trong hệ Mặt trời, đồng thời với việc quay
xung quanh Mặt trời, nó cũng chuyển động không ngừng quanh trục quay giả tưởng. Hiện
tượng luân chuyển ngày đêm là do Trái đất tự quay tạo nên.
Mấy trăm năm trước, con người đã đưa ra rất nhiều phương pháp chứng minh Trái đất tự
quay, “quả lắc Phu-côn” nổi tiếng đã cho chúng ta nhìn thấy một cách chính xác sự tự quay
của Trái đất. Nhưng tại sao Trái đất có thẻ tự quay xung quanh trục? Và tại sao Trái đất có
thể quay xung quanh Mặt trời? Đây là một vấn đề làm cho các nhà khoa học cảm thấy rất
hứng thú trong nhiều năm liền. Xem xét sơ lược thì sự quay là một hình thức vận động cơ
bản của nhiều thiên thể trong vũ trụ, nhưng để trả lời vấn đề này một cách chính xác, trước
tiên còn cần phải làm rõ Trái đất và hệ Mặt trời hình thành như thế nào. Sự khám phá ra
hiện tượng tự quay và hiện tượng quay xung quanh của Trái đất có mối tương quan mật
thiết đến sự hình thành hệ Mặt trời.
Những lí luận về thiên văn học hiện đại cho rằng, hệ Mặt trời được hình thành từ cái gọi là
Tinh vân nguyên thuỷ. Tinh vân nguyên thuỷ là một mảng mây khí lớn và rất loãng, 5 tỉ
năm trước đã chịu ảnh hưởng rối loạn và co lại phía trung tâm dưới tác động của lực hấp
dẫn. Trải qua thời gian biến đổi dài đằng đẵng, mật độ vật chất của bộ phận trung tâm ngày
càng lớn, nhiệt độ cũng cao hơn, cuối cùng đạt đến mức độ có thể dẫn đến phản ứng nhiệt
hạch và chuyển hoá thành Mặt trời. Thể khí còn sót lại xung quanh Mặt trời dần dần hình
thành một lớp thể khí xoay tròn hình cái chậu, trải qua quá trình co lại, lại va đập, tích tụ,
lớp thể khí này từng bước tích tụ thành các hòn chất rắn, hành tinh nhỏ, hành tinh nguyên
thuỷ, cuối cùng hình thành các thiên thể trong hệ Mặt trời như các tiểu hành tinh và đại
hành tinh độc lập.
Chúng ta biết rằng, cần đo độ chuyển động nhanh chậm của vật thể theo đường thẳng, có
thể dùng tốc độ để biểu thị, vậy thì dùng cái gì để đo lường trạng thái quay tròn của vật
thể? Có một cách là dùng “lượng chuyển động góc”. Đối với một vật thể chuyển động
xung quanh một điểm cố định thì lượng chuyển động góc của nó bằng chất lượng nhân với
tốc độ và nhân tiếp với khoảng cách giữa vật thể này và điểm cố định. Trong vật lý học có
định luật bảo tồn lượng chuyển động góc rất quan trọng, đó là: Một vật thể chuyển động,
nếu không chịu tác động của ngoại lực thì lượng chuyển động của góc của nó sẽ không
biến đổi theo sự biến đổi hình dạng của vật thể. Ví dụ: một diễn viên múa Balê, khi đang


quay đột nhiên thu cánh tay lại (khoảng cách giữa tâm và điểm cố định nhỏ đi) thì tốc độ
quay của người đó sẽ nhanh hơn, bởi vì chỉ có vậy mới có thể bảo đảm vai trò quan trọng
trong việc nảy sinh tốc độ tự quay của Trái đất.
Thì ra việc hình thành tinh vân nguyên thuỷ của hệ Mặt trời đã có kèm theo lượng chuyển
động góc. Sau khi hình thành hệ thống Mặt trời và hành tinh, lượng chuyển động góc của
nó không bị giảm đi, nhưng sẽ có sự phân bổ lại, trong quan trọng tích tụ vật chất lâu dài,
các thiên thể lần lượt đạt đến lượng chuyển động góc nhất định từ trong các tinh vân
nguyên thuỷ. Do lượng chuyển động góc được giữ cố định, trong quan trọng co lại, tốc độ
quay của các hành tinh cũng sẽ tăng lên ngày càng nhanh. Trái đất cũng không là ngoại lệ,
lượng chuyển động góc mà nó đạt được phân bố chủ yếu trong việc Trái đất quay quanh
Mặt trời, Trái đất quay quanh Mặt trăng và Trái đất tự chuyển động, nhưng cần phân tích
chính xác sự chuyển động của Trái đất xung quanh các hành tinh lớn và sự tự vận động của
Trái đất, cũng cần sự cố gắng trong công tác nghiên cứu của các nhà khoa học ngày nay.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×