Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

tai lieu on thi cd mon dia li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.94 KB, 10 trang )

Tài liệu ôn thi CD&DH môn
Địa lý 2011
Câu 4: Thế nào là cơ cấu kinh tế theo ngành và cơ cấu
kinh tế theo lãnh thổ? Cho thí dụ minh hoạ và trình bày mối
quan hệ giữa chúng.
* Giải thích:
- Cơ cấu kt theo ngành là tỉ trọng của từng ngành tính =
% theo đơn vị GNP hoặc GDP so với tổng giá trị sản lượng của
nền kt cả nước.
Thí dụ: Cơ cấu kt theo ngành của nước ta trong CN năm
1990 là:
+ CN nhiên liệu chiếm 7%
+ CN năng lượng 10%
+ CN hoá chất 6%
+ CN vật liệu xây dựng 10%
+ CN chế biến thực phẩm 30%
+ CN sản xuất hàng tiêu dùng 15%
+ Các ngành khác 22%
- Cơ cấu kt lãnh thổ là sự phân bố sắp xếp các xí nghiệp
kt nói chung trên từng vùng lãnh thổ của cả nước và sự phát
triển kt của mỗi vùng đó cũng được tính bằng % so với tổng giá
trị sản lượng cuả nền kt ở cả nước.


Thí dụ: Cơ cấu ngành CN phân theo vùng ở nước ta vào
năm 1995 là:
+ Trung du miền núi phía Bắc 7,4%
+ ĐBSH 16,5%
+ Bắc Trung Bộ 4,2%
+ Duyên hải Nam Trung Bộ 5,7%
+ Tây Nguyên 1,4%


+ Đông Nam Bộ 51,9%
+ ĐBSCL 12,9%
* Mối quan hệ:
- Khi cơ cấu kt theo ngành mà phát triển mạnh thì có
nghĩa là trong cơ cấu kt đã hình thành nhiều ngành mới, nhiều
nhà mày, xí nghiệp mới làm cho cơ cấu kt ngày càng đa dạng
hơn. Nhưng sự hình thành các nhà máy xí nghiệp đó cần thiết
phải được phân bố trên những vùng lãnh thổ cụ thể nào đó.
Cho nên cơ cấu kt theo ngành phát triển thì sẽ kéo theo cơ cấu
kt lãnh thổ phát triển theo.
- Khi cơ cấu kt lãnh thổ phát triển có nghĩa là các nhà
máy, xí nghiệp được phân bố hợp lý và sự phân bố hợp lý đó sẽ
kích thích các xí nghiệp đó hoạt động có hiệu quả cao thu được
nhiều lợi nhuận hơn. Đồng thời khi các nhà máy hoạt động có
hiệu quả cao thì sẽ tác động ngược lại làm cho cơ cấu kt theo


ngành ngày càng phát triển mạnh hơn sẽ hình thành thêm
nhiều nhà máy, xí nghiệp mới nữa.
Qua phân tích trên ta thấy cơ cấu kt theo ngành và theo
lãnh thổ chỉ là hai mặt của một vấn đề thống nhất vấn đề đó là
cơ cấu kt luôn luôn có mối qua lại ràng buộc với nhau, tác động
lẫn nhau không thể thiếu nhau được.

Câu 5: Hãy đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế, xã
hội nước ta như thế nào là đúng nhất.
Hiện trạng nền kinh tế, xã hội nước ta thể hiện ở những
đặc điểm chính sau đây:
- Trước hết là do điểm xuất phát của nền kt thấp.
+ Nền kt xuất phát từ một nền N2 độc canh về lúa với hơn

80% lao động cả nước làm việc trong N2 nhưng lao động thủ
công là chính nên năng suất rất thấp.
+ Nền kt xuất phát từ một nền CN với qui mô nhỏ bé, cơ
cấu què quặt với hơn 10% lao động làm việc trong CN nhưng
với phương tiện KT nghèo nàn già cỗi, cũ kĩ nên năng suất CN
cũng rất thấp.
 Tổng giá trị sản lượng của nền kt quốc dân rất nhỏ bé
 mất cân đối giữa cung và cầu, nền kt thiếu tích luỹ cho nên
nước ta phải nhập siêu lớn.


- Nền kt nước ta phát triển trong đk bị chiến tranh kéo
dài suốt 30 ròng cho nên trong suốt thời kì chiến tranh nền kt
chỉ lo tồn tại dẫn đến tăng trưởng không đáng kể. Tăng trưởng
được chút ít là nhờ vào viện trợ và vay nợ nước ngoài.
- Nền kt nước ta phát triển trong cơ chế bao cấp quá lâu.
Cơ chế bao cấp chỉ phù hợp với thời kì chiến tranh đáng lẽ ra
nó phải được xoá bỏ ngay khi chiến tranh kết thúc nhưng thực
chất nó vẫn được duy trì suốt 10 năm sau chiến tranh (76 - 86).
Cho nên cơ chế bao cấp nó đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của
nền kt trong thời bình.
- Nền kt nước ta đã trải qua một thời kì bị lạm phát kéo
dài và khủng hoảng kt triền miên.
- Nền kt nước ta phát triển đang có chuyển biến lớn về cơ
cấu kt theo ngành và cơ cấu kt theo lãnh thổ. Trong đó cơ cấu
kt theo ngành được chuyển biến theo xu thế là:
+ Cơ cấu theo ngành ngày càng đa dạng hơn với sự hình
thành nhiều ngành mới, nhiều ngành mũi nhọn như cơ khí, đtử,
dầu khí…
+ Các ngành kt được phát triển tăng dần về tỉ trọng trong

tổng giá trị sản lượng nền kt là CN đặc biệt là các ngành CN có
KT tinh xảo có hàm lượng KT cao điển hình như đtử, dầu khí…
và các ngành dvụ nói chung (GTVT - TTLL).


- Chuyển biến về cơ cấu kt lãnh thổ theo xu thế hình
thành nhiều vùng chuyên canh CN với hướng chuyên môn hoá
sâu với tính chất sản xuất hàng hoá cao và gắn chặt với xí
nghiệp chế biến; hình thành nhiều trung tâm, nhiều cụm, nhiều
khu, nhiều vùng CN năng động...
- Nền kt nước ta từ 89 đến nay đã dần dần ổn định và đã
đẩy lùi làm phát đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kt và bắt đầu
có tốc độ tăng trưởng đáng kể mà điển hình là tốc độ tăng
trưởng của GDP tăng từ 0,2%/năm (76 - 80) lên 8,3%/năm (90
- 92).
Nền kt nước ta ngày nay ngày càng được phát triển hđại
là để nhanh chóng hội nhập với nền văn minh TG.


VẤN ĐỀ 2: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Câu 1: Nêu vai trò của vốn đất. Hiện trạng vốn đất và
xu thế biến động của vốn đất nước ta hiện nay trong sự
nghiệp CN hoá, hđại hoá.
* Vai trò vốn đất:
- Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt mà không có gì thay thế được: Muốn sản xuất ra năng
lượng điện nếu như không có than đá, dầu mỏ thì có thể thay
bằng sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời; còn nếu như muốn
sản xuất ra LTTP thì chỉ có một cách duy nhất là dựa vào đất.
- Đất đai là nơi cư trú của con người, sản sinh ra các của

cải vật chất nuôi sống con người cho nên đất và người luôn
luôn quan hệ mật thiết với nhau không thể thiếu nhau được.
- Đất là địa bàn để xây dựng các công trình kinh tế, xã hội
như nhà máy, xí nghiệp, cầu đường... để phục vụ cho đời sống
con người và phát triển kinh tế, xã hội (đất chuyên dùng).
- Đất đai đã từ ngàn xưa được coi là một trong những
mục tiêu phải được bảo vệ hàng đầu trong bất kỳ cuộc đấu
tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đó là quyền bất
khả xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ cả nước.
* Hiện trạng vốn đất:


- Đất tự nhiện: như đã biết S đất tự nhiên của nước ta là
330991 km2  33,1 tr ha đó là tổng vốn đất của cả nước. Tính
đến năm 90 bình quân đất tự nhiên trên đầu người ở nước ta
khoảng 0,5 ha/người chỉ bằng 16 của cả TG chứng tỏ vốn đất
của nước ta rất ít. Mặt khác trong S đất tự nhiên bình quân trên
đầu người thì ẵ S này là núi đá, sông suối... cho nên thực chất S
đất đai bình quân trên đầu người được sử dụng vào mục đích
phát triển kinh tế, xã hội chỉ khoảng 0,25 ha...
- Đất N2 ở cả nước chỉ có khoảng 10 tr ha (kể cả tiềm
năng). Nhưng hiện nay ta đã khai thác được trên 7 tr ha. Đất N2
còn lại thì phân bố phân tán rất khó khai thác hoặc không thể
khai thác được. Trong khi đó dân số mỗi ngày một tăng nhanh
nên bình quân đất N2 trên đầu người ở nước ta rất thấp đạt 0,1
ha/người (1990) và giảm xuống còn 0,0892 ha/người (1993).
S này ngày càng giảm nữa cùng với sự gia tăng dân số...
- Đất lâm nghiệp có gần 20 tr ha nhưng đất lâm nghiệp có
rừng hiện nay chỉ khoảng hơn 9 tr ha còn lại là đất trống, đồi
trọc và đang có xu thế thoái hoá nhanh.

- Đất chuyên dùng và đất thổ cư vẫn còn rất ít vì trình độ
phát triển CN xây dựng nhà ở tại nước ta chưa cao nên chưa có
nhu cầu lớn về đất đai xây dựng.
- Đất hoang hoá ở nước ta đang chiếm S lớn là kết quả
của quá trình khai thác và sử dụng rất bừa bãi.


Hiện trạng, cơ cấu sử dụng vốn đất ở nước ta từ 1980 –
1992 thể hiện qua bảng số liệu sau (%):
1980

1992

1) Đất N2

20,8

22,2

2) Đất lâm nghiệp

35,8

30,0

3) Đất chuyên dùng 4,3

5,6

4) Đất hoang hoá


42,2

39,1

Qua bảng số liệu ta thấy:
+ Đất N2 ở nước ta rất ít và lại tăng lên rất chậm chứng tỏ
đất N2 đã được khai thác và sử dụng gần hết.
+ Đất lâm nghiệp chiếm S lớn nhưng đang có xu thế giảm
dần chứng tỏ tài nguyên rừng ở nước ta đang suy thoái, cạn
kiệt nhanh.
+ Đ0ất chuyên dùng, đất thổ cư chiếm tỉ lệ rất thấp và
tăng lên rất chậm chứng tỏ nền kinh tế nước ta tăng trưởng
chậm không có nhu cầu lớn về đất để xây dựng các công trình
kinh tế, xã hội.
+ Đất hoang hoá chiếm tỉ lệ lớn và đang tăng nhanh
chứng tỏ tài nguyên, môi trường nước ta đang cạn kiệt và suy
thoái nhanh... Đó là hiện trạng vốn đất ở nước ta.
* Xu thế biến động vốn đất
- Nếu gia tăng dân số và phát triển kinh tế, xã hội tuân
theo quy hoạch của Nhà nước thì đất N2, đất lâm nghiệp tiếp


tục có thể mở rộng thêm và tiến tới ổn định. Đất chuyên dùng,
đất thổ cư chắc chắn phải tăng nhanh nhưng gắn chặt với quá
trình CN hoá và đô thị hoá của Đ và N2. Còn đất hoang tất yếu
phải giảm dần do quá trình khai thác, sử dụng đất hợp lý.
- Nếu gia tăng dân số và đô thị hoá bừa bãi thì đất N2, lâm
nghiệp sẽ thu hẹp nhanh còn đất chuyên dùng, thổ cư, đất
hoang mở rộng nhanh  môi trường suy thoái và ô nhiễm

nặng.

Câu 3: Nêu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo
vùng ở nước ta hiện nay.
* Đất N2 ở nước ta ngày nay được sử dụng theo những
hướng chính sau đây:
- Đất N2 ở nước ta trước hết được sử dụng để trồng các
loại LTTP như lúa, hoa màu và các loại cây rau.
- Đất N2 được sử dụng để trồng các loại cây CN dài ngày
như cà phê, cao su, mía, lạc...
- Đất N2 được sử dụng để trồng cỏ, thả cỏ tự nhiên, để
chăn nuôi bò sữa, bò thịt và các loại gia súc khác.
- Đất N2 là S các mặt ao hồ, cửa sông, đầm, phá dùng để
nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ.
Ngoài 4 hướng chính nêu trên đất N2 còn được sử dụng
vào nhiều mục đích khác như làm nhà ở, xây dựng công viên...


* Hiện trạng sử dụng đất N2 theo vùng
- Hiện trạng sử dụng đất ở các vùng đồng =:
+ Sử dụng đất ở ĐBSH:


ĐBSH có S đất tự nhiên rộng 1,3 tr ha trong đó đất

N2 chiếm 54% mà chủ yếu là đất phù sa ngọt ven sông Hồng,
sông TBình rất màu mỡ. Đất hoang hoá còn khá lớn còn tới 45
vạn ha trong đó có khoảng 1 vạn ha để nuôi trồng thuỷ sản rất
tốt.



ở ĐBSH thì dân số đông mà đất N2rất ít nên bình

quân đất N2 trên đầu người rất thấp chỉ khoảng 1,06 ha/người
(1990). S này ngày càng giảm dần cùng với tốc độ gia tăng dân
số vẫn còn nhanh.


Vì ĐBSH là vùng đất hẹp người đông lại có lịch sử

khai thác lâu đời nên trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ ở
vùng này rất cao cho nên đất N2 trong vùng được sử dụng rất
triệt để với 2 vụ lúa chính, 1 vụ hoá màu và 1 vụ rau mùa đông.
Vì vậy hệ số sử dụng đất trong vùng khá cao có thể đạt  3.


Để sử dụng hợp lý đất N2 ở ĐBSH cần phải tiếp tục

đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, đẩy mạnh xen canh
gối vụ, cải tạo đất. Phải sử dụng đất N2 thật tiết kiệm, phải đầu
tư cải tạo đất có S mặt nước, mặt lợ để đẩy mạnh nuôi trồng
thuỷ sản, chống ô nhiễm đất và nước.
+ Sử dụng đất N2 ở ĐBSCL:



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×