Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐỀ TÀI HAY NHẤT CẦN XEM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.16 KB, 7 trang )

Một số dàn ý phân tích
đề tài hay nhất 2010


Câu 1: Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam:
A- Mở bài:
Nước ta là nước có nền văn hiến, lịch sử lâu đời. Trong quá trình hình
thành và phát triển, dân tộc ta
đã hình thành nhiều truyền thống tốt đẹp. Tôn sư trọng đạo là một truyền
thống có từ lâu đời, chúng ta nên
trân trọng và phát huy nó.
B- thân bài:
1. Giải thích truyền thống tôn sư trọng đạo:
- Tôn sư là gì?
Kính trọng thầy, quý mến thầy.
Theo quan niệm xưa: nghe lời thầy dạy bảo, chớ cãi lời, nhớ ơn thầy,
chăm lo khi thầy già yếu, cúng giỗ
khi thầy qua đời.
Thầy ở đây trước hết là thầy dạy chữ, dạy ở lời hay lẽ phải, sâu xa hơn là
dạy cách làm người.
- Đạo là gì?
Trước hết là đạo Nho, mở rộng hơn là việc học hành, là kiến thức.
Đạo còn là đạo đức, đạo lí.
- Vì sao phải trọng đạo?
Học đạo thì phải trọng đạo. Có trọng đạo mới học được đạo, mở mang
được tâm hồn trí tuệ.


Có trọng đạo con người mới trở nên tốt đẹp, xã hội ổn định, đất nước trở
nên hưng thich hơn.
Không trọng đạo, con người trở nên ích kỷ, xã hội suy đoạ, đất nước suy


vong.
- Tôn sư và trọng đạo.
Muốn trọng đạo thì phải tôn sư, đó là lòng biết ơn với người có công với
sự nghiệp giáo dục. Bởi vậy
ông cha ta đã thể hiện tấm lòng của mình bằng câu ca dao:
“ Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.”
Thầy không chỉ dạy chữ nghĩa, kiến thức mà còn dạy đạo lí. Thầy cô
giáo là người mẫu mực về đạo đức
(thầy Chu Văn Ant, thầy Nuyễn Trãi…)
Tôn sư thì phải trọng đạo: thể hiện lòng biết ơn thầy thông qua việc học
hành, ứng xử hàng ngày, giữ lấy
đạo thầy dạy
2. Bình luận:
- Tôn sư trọng đạo là một truyền thống: từ xưa nhân dân ta đã rất quí
trọng việc học hành. Đi học để tự
khẳng định bản thân mình. Thầy cô giáo được cả xã hội quí trọng, được
đặt vào những vị trí cao nhất.
Qua các thời kì lịch sử, nhân dân ta có lúc phải chịu nhiều khổ cực
nhưng vẫn một lòng muốn được đi


học.
- Truyền thống ấy cần phải giữ gìn và phát huy: tầm quan trọng của kiến
thức và đạo lí đối với tổ quốc,
nhân dân. Trọng đạo lí phải biết nắm vững kiến hức đồng thời tu dưỡng
đạo đức để phục vụ tổ quốc
nhân dân. Truyền thống quí báu ấy cần được quan tâm đặc biệt, cần
được đề cao hơn nữa.
C- Kết bài:

Khẳng định tầm quan trọng của truyền thống quí báu này, có tác động
thúc đẩy sự phát triển của đất
nước, mỗi người phải luôn có ý thức tôn kính với những người đang
chèo lái con thuyền tri thức.
Câu 2. Nếu cuộc sống loài người thiếu sách :
Mở bài : Luận đề bàn về tầm quan trọng của sách đối với cuộc sống con
người .
- Một số dẫn chứng :
- “ Không có sách không có tri thức, không có tri thức không có chủ
nghĩa cộng sản”
( Lê Nin)
- “ Sách là ngọn đèn bất diệt của sự thông thái tích lũy lại”
(Cur_TIx)
- “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con
đường sống”


(M.Gorki)
Thân Bài :
+ Sách là kho tàng tri thức của nhân loại được tập hợp lại, được lưu lại
trên suốt trường kì tiến hóa của
nhân loại.
+ Sách cung cấp cho ta kiến thức và chỉ có kiến thức mới là con đường
sống. Nếu không có kiến thức con
người làm sao có thể tồn tại và phát triển như ngày nay, nhờ đó mà cuộc
sống của chúng ta được tốt hơn,
đẹp hơn ( vì từ những kinh nghiệp được ghi lại cho ta kế thừa, chọn lọc,
bổ sung hoàn thiện -> tạo bước phát
triển mới ) .
2, Lợi ích của việc đọc sách

+ Sách thỏa mãn yêu cầu hưởng thụ ( tiếp thu) và phát triển của trí thức
và tâm hồn con người.
+ Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hàng ngày .
+ Sách đưa ta trở về quá khứ và hướng ta tới tương lai . Sách là bó đuốc
soi đường cho cuộc sống.
+ Sách giúp ta những phút giây thư giãn trong cuộc đời lao động, chiến
đấuđầy căng thẳng, vất vả.....sách
cho con người hoàn thiện tài năng và nhân cách của mình, để con người
được là người hơn.
Kết bài :


Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Hãy biết yêu quý
sách và hãy lựa chọn sách mà đọcđể
mở rộng tầm mắt và mở rộng tâm hồn.
“ Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng
Chẳng bằng kinh sử một vài pho” .
( Lê Quý Đôn )
Câu 3: Đức tính mà em quý nhất :
Mở bài: - Người Việt Nam có nhiều phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền
qua nhiều thế hệ
- Mỗi người Việt Nam đều tự hào về những phẩm chất này và một trong
những phẩm chất đán quý nhất là
tính trung thực
Thân bài:-Trung thực là ngay thẳng, that thà, nói đúng sự thật, không
làm sai lệch sự thật. Người có đức
tính trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lí lẽ phải, không làm sai
lêch sự thật
-Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay
thẳng

+Thật thà, thẳng thắn khi mắc lỗi
+Không tham lam, gian gian dối
+Học sinh cần phát huy: không quay cóp, chep bài, không chạy điểm,
không dùng bằng giả
- Trung thực là đức tình cần thiết, quý báu của mỗi người


+ Có tính trung thực nhân cách con người được hoàn thiện
+ Người trung thực sẽ được người khác kính trọng, yêu mến, sẽ xây
dựng được chữ tín trong lòng mọi
người

+ Học sinh có tính trung thực sẽ có kiến thức thực
- Thiếu trung thực trong công việc sẽ gây ra nững hậu quả xấu
+ Đánh mất niếm tin và sự tôn trọng của mọi người
+ Người kinh doanh không trung thực sẽ đánh mất chữ tín trong mắt đối
tác->mất đi những cơ hội làm ăn
+ Sản phẩm thiếu trung thực ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng
+ Học tập thiếu trung thực sẽ rỗng kiến thức
=> thiếu trung thực làm xuống cấp đạo đức xã hội
- Mỗi người cần phải có hành động, việc làm cụ thể nhằm giúp đất nước
không còn những hành vi thếu
trung thực
+ Tự xây dựng ý thức trung thực trong từng công việc
+ Biểu dương những tấm gương tiêu biểu về đức tính trung thực, lên án
sự thiếu trung thực, đẩy lùi những
tiêu cực do thiếu trung thực gấy nên nhất là bệnh thành tích
+ Vận động mọi người tham gia giữ gìn và phát huy đức tính tốt đẹp ày
của người Việt Nam




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×