Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TRẢ lời câu hỏi CUỘC THI tìm HIỂU PHÁP LUẬT về PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG năm 2015 bài có đáp án đầy đủ và CHI TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.3 KB, 14 trang )

SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THANH HOÁ
CÔNG ĐOÀN TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG

BÀI DỰ THI
“TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG”

Họ và tên: LÊ VẠN MIÊN
Sinh ngày:

DIOXIN

Chức vụ:

Nhân viên

Khoa:

Điều trị PHCN Người nhiễm chất độc hóa học


THANH HOÁ, THÁNG 01 NĂM 2016


ĐÁP ÁN
Câu hỏi cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng”
I. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Theo kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung
ương lần thứ 5 (Khóa XI), Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng được thành lập
ở cấp nào?
A. Trung ương
C. Cấp huyện


Trả lời: Đáp án A. Trung ương

B. Cấp tỉnh
D. Cả 3 phương án trên

Câu 2. Hiện nay, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
là ai?
A. Tổng Bí thư
C. Thủ tướng Chính phủ
Trả lời: Đáp án A. Tổng Bí thư

B. Chủ tịch nước
D. Trưởng Ban nội chính Trung ương

Câu 3. Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy có chức năng tham mưu lĩnh vực nào
sau đây?
A. Công tác tư tưởng
B. Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng
C. Công tác dân tộc, tôn giao
D. Công tác phòng, chống tham nhũng
Trả lời: Đáp án D. Công tác phòng, chống tham nhũng
Câu 4. Theo Luật phòng, chống tham nhũng, hành vi nào sau đây được xác định
là hành vi tham nhũng?
A. Lợi dung chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
B. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
C. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản Nhà nước vì vụ lợi.
D. Cả 3 phương án trên.
Trả lời: Đáp án D
Câu 5. Theo Luật phòng, chống tham nhũng, người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí những người nào sau đây để


3


giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình phụ trách?
A. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột
B. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con
C. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em
D. Vợ hoặc chồng, anh, chị, em
Trả lời: Đáp án A. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột
Câu 6. Theo Luật phòng, chống tham nhũng, việc huy động và sử dụng các khoản
đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng công trình, lập quỹ trong phạm vi địa
phương phải được thực hiện như thế nào?
A. Phải lấy ý kiến nhân dân và được Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét,
quyết định
B. Phải được công khai để nhân dân giám sát
C. Công khai mục đích huy động, mức đóng góp, việc sử dụng, kết quả sử dụng
và báo cáo quyết toán
D.Cả 3 phương án trên
Trả lời: Đáp án D.Cả 3 phương án trên
Câu 7. Theo Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành, trường hợp mua sắm
công và xây dựng cơ bản mà pháp luật quy định phải đấu thầu thì phải công khai
những nội dung nào sau đây?
A. Kế hoạch đấu thầu, mời sơ tuyển, mời thầu; danh mục các dự án chỉ định
thầu, lý do chỉ định thầu, thông tin về nhà thầu được chỉ định, kết quả lựa chọn
nhà thầu.
B. Báo cáo tiến khả thi, báo cáo đánh giá tác động kinh tế - xã hội và đối tượng
thụ hưởng trong quá trình lập dự án.
C. Báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả thực hiện dự án, báo cáo đánh giá thực hiện

dự án và báo cáo kết thúc dự án.
D. Cả 3 phương án trên
4


Trả lời: Đáp án A. Kế hoạch đấu thầu, mời sơ tuyển, mời thầu; danh mục các dự
án chỉ định thầu, lý do chỉ định thầu, thông tin về nhà thầu được chỉ định, kết
quả lựa chọn nhà thầu.
Câu 8. Theo Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành, trong công tác tổ chức –
cán bộ phải công khai, minh bạch nội dung nào sau đây?
A.Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác vào cơ
quan, tổ chức đơn vị.
B. Hồ sơ cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
C. Thu nhập của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị.
D. Bản kiểm điểm của cán bộ, công chức, viên chức
Trả lời: Đáp án A.Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
khác vào cơ quan, tổ chức đơn vị.
Câu 9. Theo Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính
phủ, tài sản nào sau đây của người có nghĩa vụ kê khai tài sản khi tăng thêm phải
giải trình nguồn gốc?
A. Tăng về số lượng, diện tích hoặc thay đổi về cấp nhà, công trình, loại đất so
với kỳ kê khai trước đó.
B. Sổ tiết kiệm tăng thêm 45 triệu đồng
C. Đá quý trị giá 49 triệu đồng
D. Xe máy trị giá 40 triệu đồng
Trả lời: Đáp án A. Tăng về số lượng, diện tích hoặc thay đổi về cấp nhà, công
trình, loại đất so với kỳ kê khai trước đó.
Câu 10: Theo Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính
phủ, việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai
được công khai ở đâu?

A. Tại trụ sở UBND nơi người đó cư trú;
B. Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khai thường xuyên
5


làm việc;
C. Trên phương tiện thông tin đại chúng.
D. Cả 3 phương án trên.
Trả lời: Đáp án B. Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê
khai thường xuyên làm việc;
Câu 11: Theo Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính
phủ, công chức kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm
không trung thực tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị áp dụng một trong
các hình thức kỷ luật nào sau đây?
A. Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm
B. Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức
C. Khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, hạ ngạch, giáng chức, cách chức.
D. Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, giáng chức, cách chức.
Trả lời: Đáp án D. Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, giáng chức,
cách chức.
Câu 12: Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, người tố cáo hành vi tham nhũng
có trách nhiệm nào sau đây?
A. Phải gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
B. Phải tố cáo trung thực, nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình, cung cấp thông tin,
tài liệu mà mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết tố cáo;
C. Phải nộp lệ phí cho cơ quan thụ lý đơn tố cáo
D. Cả 3 phương án trên
Trả lời: Đáp án B. Phải tố cáo trung thực, nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình,
cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có

thẩm quyền giải quyết tố cáo;

6


Câu 13: Theo Nghị định 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ, báo cáo
hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của Ủy ban Nhân dân được Chủ
tịch Ủy ban nhân dân công khai chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của
tháng nào hằng năm?
A. Tháng 12

B. Tháng 1

C. Tháng 2

D. Tháng 3

Trả lời: Đáp án D. Tháng 3
Câu 14: Theo Luật phòng, chống tham nhũng, khi phát hiện có dấu hiệu tham
nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cán bộ, công chức, viên chức phải báo
cáo với ai?
A. Báo cáo ngay cho cơ quan thanh tra
B. Báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; trường hợp
người đứng đầu có liên quan thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
cấp trên trực tiếp.
C. Báo cáo ngay cho cơ quan cảnh sát điều tra
D. Báo cáo ngay cho lãnh đạo trực tiếp của mình.
Trả lời: Đáp án B. Báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị;
trường hợp người đứng đầu có liên quan thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị cấp trên trực tiếp.

Câu 15: Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, khi nhận được tố cáo hành vi tham
nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải làm gì?
A. Xem xét, xử lý theo thẩm quyền; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho
người tố cáo khi có yêu cầu.
B. Giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của
người tố cáo.
C. Áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu
hiện đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu.
D. Cả 3 phương án trên.
7


Trả lời: Đáp án D. Cả 3 phương án trên.
Câu 16: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng những việc nào sau
đây cán bộ, công chức, viên chức không được làm?
A. Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc.
B. Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh
nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp
tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.
C. Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, các nhân khác ở trong nước và nước
ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những
công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết.
D. Cả 3 phương án trên.
Trả lời: Đáp án D. Cả 3 phương án trên.
Câu 17: Theo Nghị định 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ, cán bộ,
công chức, viên chức được coi là có dấu hiệu gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có hành vi nào sau đây?
A. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không

đầy đủ, sai sự thật.
B. Cố ý trì hoãn, trốn tránh không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền
trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng.
C. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác hoặc
dùng hình thức khác để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho việc
xác minh, làm rõ.
D. Tất cả các dấu hiệu nêu trên.
Trả lời: Đáp án D. Tất cả các dấu hiệu nêu trên.

8


Câu 18: Theo Nghị định 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ, thời
hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong
các lĩnh vực, ngành, nghề mà pháp luật quy định phải định kỳ chuyển đổi vị trí
công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng là khoảng thời gian nào?
A. Từ 3 năm đến 5 năm (đủ 60 tháng)
B. Từ 3 năm (đủ 36 tháng) đến 5 năm (đủ 60 tháng)
C. Từ 2 năm (đủ 24 tháng) đến 5 năm (đủ 60 tháng)
D. Từ 2 năm đến 5 năm.
Trả lời: Đáp án C. Từ 2 năm (đủ 24 tháng) đến 5 năm (đủ 60 tháng)
Câu 19: Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản có bao
nhiêu nhóm nhiệm vụ, giải pháp?
A. 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

B. 06 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

C. 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.


D. 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Trả lời: Đáp án A. 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.
Câu 20: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU về
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng,
lãng phí” vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 10/5/2014

B. Ngày 10/6/2014

C. Ngày 10/5/2015

D. Ngày 15/8/2015

Trả lời: Đáp án B. Ngày 10/6/2014

9


II. PHẦN THI HIỂU BIẾT (5 câu, mỗi câu 05 điểm)
Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết Luật phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông
qua ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực thi hành kể từ ngày, tháng, năm nào? Luật
gồm bao nhiêu chương, bao nhiêu điều? Đến nay, Luật đã được Quốc hội tiến hành
sửa đổi, bổ sung bao nhiêu lần?
Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết các biện pháp phát hiện tham nhũng theo Luật
Phòng, chống tham nhũng hiện hành?
Trả lời
Phát hiện tham nhũng là việc tìm ra vụ việc tham nhũng và có biện pháp kịp
thời để hạn chế thiệt hại xãy ra, đồng thời xác định mức độ trách nhiệm của người có
hành vi vi phạm, có hình thức xử lý thích đáng và nghiêm minh. Vì vậy việc phát

hiện tham nhũng đồi hỏi sự nổ lực của mọi cơ quan, tổ chức và mỗi cá nhân. Đặc biệt
là các cơ quan có chức năng thanh tra, điều tra, giám sát.
Phát hiện tham nhũng cần phải thông qua công tác kiểm tra của cơ quan quản
lý Nhà nước.
+ Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra
việc chấp hành Luật pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý để
nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng.
- Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra,
kiểm sát, giám sát, xét xử.
+ Đây là hoạt động chủ yếu trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
- Vai trò giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân và từng cá nhân cũng rất
quan trọng trong việc phát hiện sự tham nhũng.
Câu 3: Anh (chị) hãy cho biết các nhóm giải pháp cơ bản để phòng, ngừa tham
nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành?
Trả lời
Trên một số lĩnh vực tham nhũng, lãng phí đã từng bước được kiềm chế. Tuy
nhiên công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu. Vì vậy Nhà
nước ta đã họp bàn và đưa ra 6 giải pháp trọng tâm để phòng chống tham nhũng:
1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền,
10


người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống tham nhũng.
2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng thống
Tham nhũng.
3. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện cơ chế, chính sách về công tác tổ chức cán
bộ để phòng chống tham nhũng, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch.
4. Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm
toán, điều tra, truy tố, xét xử.
5. Tăng cường vai trò giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân trong phòng

chống tham nhũng.
6. Đổi mới, nâng cao năng lực của cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo và cơ quan
thường trực, tham mưu về công tác phòng chống tham nhũng.
Câu 4: Vì sao cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện quy tắc ứng xử, quy
tắc đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ? Cơ quan
nào có thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp?
Trả lời
Một tập thể tốt, uy tín và được kính trọng không hoàn toàn nằm ở Ban lãnh
đạo, mà ngay cả người bảo vệ, nhân viên dọn vệ sinh, người giữ xe cũng cần ý thức
xây dựng hình ảnh thương hiệu cho chính đơn vị mình. Muốn làm được điều này,
trước tiên trong tập thể phải ứng xử với nhau có sự tôn trọng, ý thức làm tròn trách
nhiệm của mình.
Con người không ai hoàn thiện, nhất là nhân cách lại càng khó hơn, vì nhân
cách hay tính cách được hình thành từ trong nền tản gia đình, có thể nói gia đình là
bản “photocopy” hoàn hảo trên nhân cách con cái. Vì thế khi bước vào đời với quy
tắc chuẩn mực của xã hội, của cơ quan đơn vị, bắt buộc con người phải nhắm
tới “phát triển con người, hoàn thiện nhân cách” trong chính công việc hàng ngày.
Mỗi khi ý thức mình cần phải hoàn thiện nhân cách, tức là có sự khiêm tốn nhìn nhận
mình còn nhiều hạn chế, thì sự tiếp xúc với người bệnh sẽ tôn trọng hơn.

11


Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng?
Trả lời
Nghị quyết Trung ương IV (Khóa XI) về xây dựng Đảng đã chỉ rõ vấn đề cấp
bách hàng đầu trong nội bộ Đảng là: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có
suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống bằng những biểu hiện tinh vi với
các cấp độ khác nhau. Chính vì vậy, để duy trì sự ổn định trật tự xã hội, phát triển đất

nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Luật phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã được
Quốc hội khóa XI ban hành, thay thế Pháp lệnh chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 29/11/2005.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt
động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được lãnh đạo, quản lý …
- Phải gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước và chỉ đạo của cấp trên. Tổ chức điều hành cơ
quan, đơn vị đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Trong quá trình lãnh đạo đấu tranh phòng chống tham nhũng, Đảng và Nhà
nước ta đều thống nhất xác định người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị có vai trò
quyết định sự thành bại trong cuộc đấu tranh này. Chính vì vậy người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm rất lớn trong việc phòng chống tham nhũng,
phải xử lý kịp thời, đúng đắn các vụ tham nhũng.

12


III. PHẦN THI TỰ LUẬN (1 câu, 50 điểm)
Anh (chị) có nhận xét gì về công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta nói
chung và tỉnh ta nói riêng trong thời gian qua? Theo anh, chị để ngăn chặn và đẩy lùi
tình trạng tham nhũng trong giai đoạn hiện nay cần phải thực hiện những giải pháp
gì? Liên hệ trách nhiệm cá nhân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng?
Trả lời:
Từ những Luật chống tham nhũng đó Nhà nước ta đã phát hiện, xét xử không
biết bao nhiêu vụ tham ô, tham nhũng lớn bé, từ Trung ương đến địa phương. Tuy
nhiên tình trạng tham nhũng vẫn tiếp diễn do công tác phòng chống tham nhũng của
nước ta còn nhiều kẻ hở, chưa quán triệt triệt để những kẻ hở để cho kẻ tham nhũng
có thể bưng bít.
Chính vì vậy mà Quốc hội năm nào cũng đề cập đến vấn đề chống tham nhũng
và Khóa nào cũng có những phương pháp đổi mới, sửa đổi về phòng chống tham

nhũng, và gần đây nhất Luật phòng chống tham nhũng được Quốc hội khóa XI thông
qua kỳ họp thứ 8 ngày 29/11/2015 đã có hiệu lực và phát huy cho đến nay.
* Đánh giá về tình hình tham nhũng và phòng, chống tham nhũng ở
Thanh Hóa.
1. Đánh giá chung về tình hình tham nhũng và nguyên nhân
- Khái quát về tình hình tham nhũng xảy ra tại bộ, ngành, địa phương (thông
qua phân tích, đánh giá kết quả phát hiện, xử lý; phản ánh của dư luận, báo chí; kết
quả khảo sát, điều tra xã hội học (nếu có);
- Đánh giá nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình hình tham
nhũng; tác động của các biện pháp PCTN đối với tình hình; sự thay đổi của tình hình
tham nhũng so với thời điểm ban hành Luật PCTN và thời điểm sơ kết 5 năm thực
hiện Luật PCTN; nguyên nhân của những thay đổi.
2. Đánh giá chung về công tác PCTN
- Đánh giá tiến triển của công tác PCTN, so sánh kết quả, hiệu lực, hiệu quả
của việc thực hiện các biện pháp PCTN hiện nay với thời điểm tổng kết 5 năm thực
hiện Luật PCTN năm 2011.
13


- Đánh giá tổng quát những khó khăn, vướng mắc chủ yếu trong việc thực hiện
Luật PCTN; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
- Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 3
(khoá X) và Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 về ngăn chặn và từng bước
đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; nêu rõ những ngành, lĩnh vực đã ngăn chặn được tham
nhũng, đẩy lùi được tham nhũng; những ngành, lĩnh vực PCTN chưa có tác dụng,
tham nhũng có dấu hiệu gia tăng (nếu có).
- Đánh giá, phân tích cụ thể những vướng mắc, bất cập của các quy định trong
Luật PCTN và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật PCTN (đưa
vào Phụ lục số 3).


14



×