Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

giáo án: bải 15 luyện tập polime và vật liệu polime

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88 KB, 3 trang )

Ngày soạn: 8/11/2016
Ngày dự: 11/11/2016
Tuần 12
Tiết ....:
LUYỆN TẬP
POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố những hiểu biết về các phương pháp điều chế polime.
- Củng cố kiến thức về cấu tạo mạch polime.
2. Kĩ năng:
- So sánh 2 loại phản ứng điều chế polime là trùng hợp và trùng ngưng.
- Giải các bài tập về hợp chất polime.
3. Phát triển năng lực
- HS khẳng định tầm quan trọng của hợp chất polime trong cuộc sống, sản xuất và biết áp dụng
sự hiểu biết về các hợp chất polime trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi lí thuyết.
- Chọn các bài tập chuẩn bị cho tiết luyện tập.
2. Học sinh:
- Học lí thuyết và làm bài tập trước khi đến lớp
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 2’
2. Kiểm tra bài cũ: Viết phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp PVC từ etilen.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
GV: Chia HS làm 4 nhóm, mỗi nhóm thảo + Nhóm 1: Polime là những hợp chất có
luận 1 nội dung:


phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ gọi
+ Nhóm 1: Nêu khái niệm polime, hệ số là mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
polime hóa, cấu tạo mạch polime
- Số mắt xích (n) được gọi là hệ số polime
+ Nhóm 2: Nêu khái niệm các vật liệu hóa hay độ polime hóa.
polime và khái quát ứng dụng của chúng.
- Có 3 kiểu cấu tạo mạch polime:
+ Nhóm 3: Nêu định nghĩa phản ứng trùng Mạch không nhánh, mạch có nhánh, mạch
hợp, cho ví dụ minh họa chỉ ra sản phẩm và mạng không gian.
điều kiện của monome trong ví dụ đó.
+Nhóm 2:
+ Nhóm 4: Nêu định nghĩa phản ứng trùng - Chất dẻo : vật liệu polime có tính dẻo.
ngưng, cho ví dụ minh họa chỉ ra sản phẩm - Tơ : vật liệu polime hình sợi dài và mảnh.
và điều kiện của monome trong ví dụ đó.
- Cao su: vật liệu polime có tính đàn hồi.
-Keo dán hữu cơ : vật liệu polime có khả
năng kết nối hai mảnh.
+Nhóm 3: phản ứng trùng hợp là quá trình


kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc
tương tự nhau (monome) thành phân tử lớn
(polime)
Ví dụ: trùng hợp etilen
Điều kiện: có liên kết đôi hoặc vào kém bền.
+Nhóm 4: Phản ứng trùng ngưng là quá
trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân
tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những
phân tử nhỏ khác (như H2O…)
Ví dụ trùng ngưng axit terephtalic với etylen

glicol
Điều kiện: có ít nhất hai nhóm chức có khả
năng phản ứng
GV: Sau khi HS trình bày thì tiến hành tổng
hợp so sánh 2 loại phản ứng điều chế
polime về định nghĩa, quá trình, sản phẩm,
điều kiện của monome.
Hoạt động 2: Bài tập
HS căn cứ vào các kiến thức đã học về
polime và vật liệu polime để đưa ra đáp án
đúng.
Bài 1: Phản ứng trùng hợp là phản ứng:
A.Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ
(monome) giống nhau thành 1 phân tử lớn
(polime).
B.Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (monome)
giống nhau thành một phân tử lớn (polime)
và giải phóng phân tử nhỏ.
C.Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ (monome)
thành một phân tử lớn (polime) và giải
phóng phân tử nhỏ.
D.Cộng hợp liên tiếp phân tử nhỏ
(monome) giống nhau hoặc gần giống nhau
thành một phân tử lớn (polime).

Bài 1:
Đáp án D
Giải thích: Trùng hợp là quá trình kết hợp
nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau
hoặc gần giống nhau thành một phân tử lớn

(polime).

Bài 2: Hợp chất hoặc cặp chất nào sau đây Bài 2:
không thể tham gia phản ứng trùng ngưng?
Đáp án B
A. Phenol và fomandehit
Giải thích: Vì Buta-1,3-dien không có 2
B. Buta-1,3-đien và stiren
nhóm chức có khả năng phản ứng
C. Axitadipic và hexametylen điamin
D. Axit terephatalic và etylen glicol


Bài 3: Loại cao su nào sau đây là sản phẩm Bài 3:
của phản ứng đồng trùng hợp?
Đáp án B
A. Cao su buna
B. Cao su buna-N
C. Cao su isopren
D. Cao su Clopen
Bài 4: Khi trùng hợp etilen dưới áp suất cao Bài 4:
thu được một loại PE có KLPT trung bình Hệ số trùng hợp
là 100000 đvC. Hệ số trung hợp của polime
100000
n
=
≈ 3571
đó là bao nhiêu?
28
Bài 5: Trùng hợp 16,8 lít C2H4 (đktc), nếu

hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng
polime thu được là bao nhiêu?

Bài 5:
Số mol C2H4: n =

V
16,8
=
= 0,75(mol )
22, 4 22, 4

Hiệu suất 90% nên số mol polime sau phản
0,75
× 90 = 0,675(mol )
ứng: nsp =
100
Khối lượng polime:
m = M C2 H 4 × 0,675 = 28 × 0,675 = 18,9( g )

4. Củng cố:
Để làm được các bài tập về hợp chất polime cần nắm được các tính chất vật lí và hóa học
của các polime.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học phần lí thuyết và làm các bài tập của bài 15: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME.
- Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học ở chương 3 và 4, để sau tiết ôn tập sẽ kiểm tra 1 tiết
GV hướng dẫn

Phan Thanh Định


SV thực tập

Trần Thị Ánh Ngọc



×