Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Vẫn đề chấn thương trong tiểu thuyết của philippe claudel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.46 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

THÁI THỊ CẨM THƠ

VẤN ĐỀ CHẤN THƢƠNG TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA PHILIPPE CLAUDEL

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

THÁI THỊ CẨM THƠ

VẤN ĐỀ CHẤN THƢƠNG TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA PHILIPPE CLAUDEL

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 01 45

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Thùy Linh

Hà Nội – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thùy Linh. Tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm về nội dung của luận văn.
Học viên

Thái Thị Cẩm Thơ


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Vấn đề chấn thương trong tiểu thuyết của Philippe
Claudel" được hoàn thành tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học quốc gia Hà Nội.
Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin
gửi lời cám ơn đến các thầy, cô giáo trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ trong quá trình học
tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến dịch giả Nguyễn Duy
Bình, người đã cung cấp các bản dịch tác phẩm và các tài liệu nghiên cứu cần
thiết liên quan tới đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ
Nguyễn Thùy Linh, người đã dành nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho tác giả trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn chỉnh luận văn.
Vì thời gian, kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế nên luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô, các bạn và những người quan tâm đến nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015


Thái Thị Cẩm Thơ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................7
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 7
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................. Error! Bookmark not defined.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................... Error! Bookmark not defined.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................. Error! Bookmark not defined.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn ....................... Error! Bookmark not defined.
7. Cấu trúc của luận văn ....................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ CỦA VĂN HỌC CHẤN THƢƠNG ..Error!
Bookmark not defined.
1.1 Khái niệm văn học chấn thƣơng ................. Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Văn học chấn thương - Traumatic literature Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Vấn đề chấn thương trong văn học Pháp đương đại Error!

Bookmark

not

defined.
1.2 Cơ sở của vấn đề chấn thƣơng trong tiểu thuyết của Philippe Claudel.....Error!
Bookmark not defined.
1.2.1 Cơ sở lịch sử - xã hội .................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Philippe Claudel Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA PHILIPPE
CLAUDEL ................................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1 Chấn thƣơng trong không gian thời chiến và hậu chiếnError! Bookmark not

defined.
2.1.1 Chiến tranh và biểu tượng về sự vụn vỡ trong hình khối không gian Error!
Bookmark not defined.


2.1.2 Chiến tranh và biểu tượng về sự xám lạnh của sắc màu Error! Bookmark not
defined.
2.2 Chấn thƣơng trong tâm hồn con ngƣời ....... Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Rạn vỡ trong quan hệ giữa con người và cộng đồng Error!

Bookmark

not

defined.
2.2.2 Rạn vỡ trong chính tâm hồn mỗi người .... Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Tình yêu thời chiến - Một ví dụ về trải nghiệm chấn thương tâm hồn Error!
Bookmark not defined.
Tiểu kết ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: VẤN ĐỀ CHẤN THƢƠNG QUA CÁC KIỂU NHÂN VẬT Error!
Bookmark not defined.
3.1 Các dạng thức nhân vật chấn thƣơng ........ Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Nhân vật mất niềm tin .................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Nhân vật cô đơn, ám ảnh ............................. Error! Bookmark not defined.
3.1.3 Nhân vật sống trong mặc cảm ..................... Error! Bookmark not defined.
3.1.4 Nhân vật hàn gắn sự chấn thương ............. Error! Bookmark not defined.
3.2 Nghệ thuật phân tích nhân vật chấn thƣơng Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Nhân vật và các hình thức diễn ngôn ........ Error! Bookmark not defined.
3.2.1.1 Độc thoại – âm vang của cái tôi đầy thương tích Error! Bookmark not
defined.

3.2.1.2 Đối thoại – giao tiếp dạng mảnh vỡ .. Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Nhân vật và hệ thống hành động ................ Error! Bookmark not defined.
3.2.2.1 Hát – hành động an ủi chính mình .. Error! Bookmark not defined.
3.2.2.2 Viết - như một sự giải tỏa .................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................................................ Error! Bookmark not defined.


TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 129


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Văn học Pháp là bộ phận văn học nước ngoài có mối liên hệ lâu dài và sâu
sắc với văn học Việt Nam, được minh chứng qua những đóng góp của nền văn học
Pháp đối với những thành tựu của văn học Việt Nam hiện đại ngay từ những năm
đầu của thế kỷ XX. Trải qua một chặng dài du nhập, tiếp nhận và giao lưu, cho đến
nay, văn học Pháp đã không còn xa lạ với bạn đọc Việt. Từ Gargăngchuya và
Păngtagruyen của Rabelair thời kì Văn học Phục hưng đến Molière với các vở hài
kịch nổi tiếng, Trường học làm vợ, Trưởng giả học làm sang, Lão hà tiện ở thế kỉ
XVII. Đặc biệt, bộ tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari và Những người khốn khổ của
Victor Hugo, bộ Tấn trò đời của Honoré de Balzac đã im đậm dấu ấn trong lòng
bạn đọc Việt. Bước sang thế kỷ XX, kịch phi lí của Samuel Beckett cũng như tiểu
thuyết của Albert Camus cũng là những thành tựu lớn của văn học Pháp được bạn
đọc Việt Nam đón nhận nồng nhiệt.
Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XXI trở đi, bạn đọc Việt ít có cơ hội được tiếp cận với
những thành tựu mới của văn học Pháp đương đại. Bên cạnh những lí do về thị
hiếu bạn đọc thì vấn đề dịch thuật và quảng bá tác phẩm còn chưa thực sự được
chú trọng. Từ sau thế kỷ XX, nền văn học Pháp vẫn duy trì phong độ với các giải
thưởng văn học uy tín hằng năm tôn vinh các tác giả, tác phẩm có giá trị. Được
giới thiệu và dịch ở Việt Nam mới chỉ là một phần nhỏ so với thành tựu mà văn

học Pháp đạt được trong thế kỉ XXI. Điều này thúc đẩy việc nghiên cứu và giới
thiệu rộng rãi những thành tựu mới của văn học Pháp đến với bạn đọc và giới
nghiên cứu văn học Việt Nam.
1.2 Tác giả Philippe Claudel sinh năm 1962 là nhà văn, nhà viết kịch, đạo diễn,
đồng thời là giáo sư giảng dạy văn chương tại Đại học Nancy (Pháp). Ông là một
tác giả viết tiểu thuyết nổi tiếng ở Pháp trong thế kỉ XXI, được các giải thưởng văn


học danh giá như France, Goncourt, Renaudot vinh danh. Một số tác phẩm của ông
đã được dịch ra tiếng Việt như: Cháu gái ông Linh (La pentite fille de Monsieur
Linh), Thế giới không trẻ em (Le Monde sans les enfants), Báo cáo của Brodeck
(Le rapport de Brodeck), Những linh hồn xám (Les Âmes grises)… Ngoài ra còn có
các tác phẩm nổi tiếng khác như: Quelques-uns des cent regrets; J'abandonne; Au
revoir Monsieur Friant; Les Petites mécaniques… Những sáng tác của ông được
nhiều nhà phê bình nhận định là đưa lại làn gió mới cho tiểu thuyết Pháp với cách
nhìn mới về hiện thực và nghệ thuật ngôn từ thể hiện đầy sức hút. Tìm hiểu về
Philippe Claudel sẽ đưa lại những hiểu biết bước đầu về một tác giả Pháp có phong
cách độc đáo, đồng thời, góp phần quảng bá và giới thiệu một thành tựu văn học
xuất sắc của nước Pháp tới bạn đọc Việt Nam.
1.3 Khảo sát những sáng tác mang đề tài chiến tranh của tác giả Philippe
Claudel, chúng tôi nhận thấy, việc đưa lý thuyết phê bình chấn thương vào áp dụng
nghiên cứu trong công trình này là một cách tiếp cận khả thi, khơi mở những vấn
đề cốt lõi của đề tài. Bởi con người là chủ thể của thời đại, và cũng là đối tượng
phải gánh chịu những va chạm tinh thần trong những bối cảnh bất ổn như chiến
tranh, nên tất yếu sẽ xuất hiện dạng nhân vật chấn thương. Việc tìm hiểu nhân vật
chấn thương sẽ đưa đến những khám phá mới về bản chất con người, trong mối
tương quan với những nỗi đau từ bản thể, từ hoàn cảnh tồn tại và đặc trưng thời
đại. Mặt khác, trong bối cảnh tình hình nghiên cứu lý luận – phê bình văn học ở
Việt Nam còn chưa chú trọng đến văn học chấn thương, thì việc làm này sẽ giúp
bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình một lần nữa hệ thống lại lý thuyết về văn học

chấn thương, đồng thời đưa ra những nhận định “nới rộng” thêm chiều kích của lý
thuyết này.
Với những lý do trên đây, chúng tôi cho rằng, vấn đề Chấn thương trong tiểu
thuyết của Philippe Claudel hội tụ các điều kiện cần và đủ để có thể nghiên cứu


sâu, rộng và chứa đựng hàm lượng khoa học cao. Thực hiện đề tài này, chúng tôi hi
vọng sẽ có được những đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu một tác giả xuất
sắc của văn học Pháp đương đại chưa được giới thiệu nhiều ở Việt Nam, cũng như
đóng góp cho việc nghiên cứu dòng văn học chấn thương vốn vẫn chảy bền bỉ
xuyên qua nhiều thời đại, nhiều nền văn học trên thế giới.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu văn học chấn thƣơng
Chấn thương là dòng chảy cảm thức để lại dấn ấn ở nhiều nền văn học, nhiều
trào lưu văn học và sáng tác của nhiều tác giả nổi tiếng.
Ở Trung Quốc, văn học chấn thương được xác định rõ với hẳn một trào lưu
phát triển rầm rộ vào thời điểm sau Cách mạng Văn hóa (1966 - 1976) – trào lưu
văn học vết thương, với những tác phẩm nặng về phơi bày nỗi đau khổ trong thời
động loạn. Mở đầu là dòng văn học vết thương tố cáo tính vô nhân đạo của Đại
Cách mạng Văn hóa, được đánh dấu bằng sự xuất hiện của truyện ngắn Vết thương
của nhà văn Tân Hoa. Sau đó là sự xuất hiện của hàng loạt các tác phẩm viết về
những vết thương thể xác lẫn vết thương tinh thần trong mười năm “động loạn”
như: Ôi (Phùng Ký Tài), Tôi phải làm thế nào (Trần Quốc Khải), Mãi mãi là mùa
xuân (Thẩm Dung)… Trong đó, truyện ngắn Chủ nhiệm lớp của Lưu Tâm Vũ có
thể nói là tác phẩm tiêu biểu nhất của dòng văn học vết thương ở Trung Quốc. Tác
phẩm là lời tố cáo bọn phản động trong “Đại Cách mạng Văn hóa” đã làm hư hỏng
tâm hồn lớp thanh niên và kêu gọi “hãy cứu lấy những đứa trẻ” bị hại. Văn học vết
thương ở Trung Quốc kéo dài cho tới giữa những năm 80 của thế kỷ XX thì kết
thúc sứ mệnh lịch sử của nó và nhường chỗ cho trào lưu văn học tầm căn (tìm
nguồn). Sau này, không còn những tác phẩm viết về Cách mạng văn hóa theo như

“tiêu chí” của văn học vết thương nữa, và những tác phẩm ấy cũng không được gọi
là văn học vết thương.


Ở các nền văn học khác, cảm thức chấn thương xuất hiện ở nhiều sáng tác của
các tác giả, đôi khi xuất hiện một cách có hệ thống. Chẳng hạn như các tác phẩm
của E.Hemingway với cảm thức “the lost generation” (thế hệ mất mát) cũng thuộc
dòng văn học chấn thương. Tiêu biểu như Mặt trời vẫn mọc (The sun also rises),
Giã từ vũ khí (A farewell to arms), Chuông nguyện hồn ai (For whom the bell
tolls)… Một hệ thống các tác phẩm của nhiều tác giả xuất hiện trong và sau các
cuộc chiến tranh thế giới như Chiến tranh và hòa bình của Lev Nikolayevich
Tolstoy, Phía Tây không có gì lạ của Erich Maria Remarque… Đặc biệt, không thể
không kể đến các tác phẩm hậu hiện đại của Franz Kafka, dường như những thay
đổi chóng mặt của công nghệ khiến đời sống sinh hoạt và lao động của con người
thay đổi đã trở thành tác nhân khiến đời sống tinh thần của con người trở nên mong
manh, dễ vỡ…
Tác giả Vương Trí Nhàn đã hệ thống lại những chấn thương tâm lý thời hiện
đại trong cuốn phiếm đàm Những chấn thương tâm lý hiện đại xuất bản năm 2009,
cuốn sách cho thấy rất nhiều những “căn bệnh tinh thần” đang lây lan nhanh trong
đời sống hiện đại. Trong tập phiếm luận này, nhà nghiên cứu đã đưa ra một số biểu
hiện của chấn thương như: Cái vội của người mình, dục vọng và tai nạn, sống trên
đường, tiếng ồn đáng sợ, hỗn loạn trong giao thông, hàng giả vẫn đang được ưa
thích, mệt mỏi, bừa bãi, buông thả; ngày một hung hãn; bế tắc nên sinh cờ bạc; nối
lễ hội vào trụy lạc; tình trạng mất thiêng; từ tham lam, nông nổi đến càn rỡ, bất
lương; tội làm hư dân; tâm lý ô sin; khổ vì lắm tiền… Tuy nhiên, các biểu hiện
chấn thương này mang tính xã hội bề mặt, được diễn giải dưới hình thức phiếm
đàm nên chỉ thực sự có ý nghĩa về mặt thông tin báo chí.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Xuân An, Văn chương về các “vết thương” chiến tranh, hậu chiến & Ánh
sáng mới, tham luận Đại hội Hội Nhà văn TP.HCM, khoá VI (5-2010)
2. Tâm

Anh,

“10

vụ

khủng

bố

đẫm

máu

nhất

lịch

sử

Pháp”,

15/11/2015
3. Lê Tú Anh (2013), “Từ trường hợp Đoàn Minh Phượng, nghĩ về văn học chấn
thương ở Việt Nam và quan điểm nghiên cứu”, Lý thuyết phê bình văn học hiện
đại, tiếp nhận và ứng dụng, Nxb ĐH Vinh, Nghệ An

4. Nguyễn Hoàng Tuệ Anh (2012), “Không gian mảnh vỡ trong tiểu thuyết Thành
phố Quốc tế của Don Delilio”, Tạp chí Khoa học, đại học Huế, tập 72A (số 3),
tr.19-25
5. Thái Phan Vàng Anh (2011), “Nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết Nỗi cô
đơn của các số nguyên tố (Paolo Giordano)”, Kỷ yếu hội thảo khoa học "Văn
học hậu hiện đại - Lý luận và tiếp nhận", khoa Ngữ Văn, Đại học Khoa học
Huế, tr.12-21
6. Arnaudo.M (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, Nxb Văn học, Hà Nội
7. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội,
Hà Nội
8. Bakhtin.M (1998), Những vấn đề thi pháp của Dostoevsky, Trần Đình Sử,
Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội
9. Bakhtin.M (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội
10. Barthes, Roland (1998), Độ không của lối viết, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội
11. Lê Huy Bắc (2015), Văn học hậu hiện đại, lý thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học
sư phạm, Hà Nội


12. Nguyễn Duy Bình (2014), Lưng chừng Babel, Tiểu luận văn chương và dịch
thuật, Nxb Đại học Vinh, Nghệ An
13. Caruth, Cathy, Vết thương và giọng nói, Hải Ngọc dịch, Hải Ngọc’s weblog,
, 8/12/2012
14. Caruth, Cathy, Kinh nghiệm không được khẳng định: Chấn thương và những
khả

năng

của


lịch

sử,

Hải

Ngọc

dịch,

Hải

Ngọc’s

weblog,

, 8/12/2012
15. Nguyễn Minh Châu (1978), “Viết về chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ quân đội
(số 11), tr.23-25
16. Chevalier, Jean-, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế
giới, Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Xuân Giao, Lưu Huy Khánh, Nguyên Ngọc, Vũ
Đình Phòng, Nguyễn Văn Vỹ dịch, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng
17. Cirlot, Juan Eduardo, “Tính biểu tượng của màu sắc”, Đoàn Khương Duy dịch,
, 7/10/2015
18. Claudel, Philippe (2009), Báo cáo của Brodeck, Trịnh Thu Hồng dịch, Nxb
Phụ nữ, Hà Nội
19. Claudel, Philippe (2009), Cháu gái ông Linh, Trịnh Thu Hồng dịch, Nxb Phụ
nữ, Hà Nội
20. Claudel, Philippe (2003), Những linh hồn xám, Nguyễn Duy Bình dịch, Nxb
Phụ nữ, Hà Nội

21. Nguyễn Vân Dung (2009), “Tìm hiểu xã hội Pháp nửa cuối thế kỷ XX đầu thế
kỷ XXI”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN (số 25), tr.86-96
22. Duras, Marguerite (2014), Người tình, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội
23. Đoàn Ánh Dương (2014)¸ Không gian văn học đương đại, Nxb Phụ nữ, Hà Nội
24. Đặng Anh Đào, (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại,
Nxb Giáo dục, Hà Nội


25. Đặng Anh Đào (1997), Văn học Phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội
26. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
27. Freud, Sigmund (2002), Phân tâm học nhập môn, Nguyễn Xuân Hiến dịch,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội
28. Golbberg.A, “Chấn thương, tự sự và hai hình thức của cái chết”, Hải Ngọc
dịch, , 10/11/2010
29. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2010), Từ điển
thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
30. Đặng Thị Hạnh (chủ biên) (2005), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX (Tập III),
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
31. Hemingway, Ernest (2001), Giã từ vũ khí, Giang Hà Vỵ dịch, Nxb Văn hoá
thông tin, Hà Nội
32. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, Nxb Giáo dục,
Hà Nội
33. Lê Văn Hiệp (2012), Đặc trưng mỹ học của văn học vết thương trong văn xuôi
Việt Nam thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
34. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2000), Từ điển văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
35. Tạ Quang Hùng, Bs. Phạm Ngọc Trí (chủ biên) (2007), Từ điển thuật ngữ Y
khoa, Anh – Anh - Việt, Nxb Tổng hợp, Hồ Chí Minh
36. Hoàng Hường, “Văn học vết thương cần được rộng đường hơn”,
, 09/01/2010

37. Dương Hướng (2014), Bến không chồng, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội
38. Kafka, Franz, Tuyển tập tác phẩm (2003), Nxb Hội nhà văn – Trung tâm Văn
hoá & Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội
39. Levy, Marc (2006), Những đứa con của tự do, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội


40. Phương Lựu (chủ biên) (1997), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, La Khắc
Hòa, Thành Thế Thái Bình, Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
41. Lê Thanh Nga (2012), “Chấn thương trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp”, Tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến nay, Nxb Đại học
Vinh, Nghệ An
42. Vương Trí Nhàn (2009), Những chấn thương tâm lý hiện đại, Nxb Trẻ, Hồ Chí
Minh
43. Bảo Ninh (2011), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh
44. Hoàng Phê (chủ biên) (2011), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà
Nội
45. Đoàn Minh Phượng (2007), Và khi tro bụi, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh
46. Remarque, Erich Maria (2002), Phía Tây không có gì lạ, Lê Huy dịch, Nxb
Văn học, Hà Nội
47. Solokhov, Mikhail (2007), Sông Đông êm đềm, Nguyễn Thụy Ứng dịch, Nxb
Văn học, Hà Nội
48. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
49. Bùi Việt Thắng, Phan Thắng, “Đối thoại về văn học hậu chiến tranh Việt
Nam”, , 15/6/2015
50. Nguyễn Thành Thi (2010), “Tiếng nói của cái tôi bị chấn thương và tính khả
dụng của yếu tố nhật ký, trinh thám trong tiểu thuyết”, Những lằn ranh văn
học, Nxb ĐHSP TP.HCM, Hồ Chí Minh
51. Ngô Nhạc Thiêm, “Hành trình thế kỷ văn học Pháp với 14 giải Nobel”, Đoàn
Đức Thanh dịch, , 25/11/2014
52. Nguyễn Thị Kim Tiến (2010), “Con người trong tiểu thuyết thời hậu chiến viết

về chiến tranh”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP.HCM (số 23), tr.18-25


53. Tolstoy, Lev Nikolayevich (2001), Chiến tranh và hòa bình, Hoàng Thiếu Sơn,
Trường Xuyên, Cao Xuân Hạo, Nhữ Thành dịch, Nxb Văn học, Hà Nội
54. Hoàng Ngọc Tuấn (1998), “Vấn đề cái mới trong tiểu thuyết thế kỷ XX”, Việt
7, Australia
55. Hoàng Phong Tuấn, “Văn học vết thương: Những nỗi đau thức tỉnh”,
, 25/08/2011
56. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia – Viện ngôn ngữ học
(2003), Từ điển Anh – Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
57. Nhiều tác giả (2004), Từ điển Văn học: Bộ mới, Nxb Thế giới, Hà Nội
58. Nhiều tác giả (2005), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội



×