Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng ngoại thương việt nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.14 KB, 13 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Kinh tế

Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
Ngoại thƣơng Việt Nam trong điều kiện
mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế

Vũ Thu Giang

Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế

Hà Nội 2008


MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong
việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Vì vậy, trong giai đoạn tiến hành công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay, việc đẩy mạnh huy động vốn qua hệ thống ngân hàng là một tất yếu.
Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra cho các ngân hàng không chỉ là việc tăng khối lượng vốn huy động để
phục vụ cho nhu cầu mở rộng cho vay và đầu tư mà quan trọng hơn là việc đảm bảo tính hiệu quả và sự
an toàn trong kinh doanh, đồng thời góp phần thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN, ổn định tình hình
tiền tệ trong nước.
Cùng với việc gia nhập WTO, ngành tài chính – ngân hàng của Việt Nam đứng trước một vận
mệnh mới, đó là sự tự do hoá thương mại trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Mức độ cạnh tranh ngày
một cao sẽ khiến cho các ngân hàng phải tìm cách phát huy lợi thế so sánh của mình để tồn tại và phát
triển. Để đối mặt với những ngân hàng nước ngoài với tiềm lực kinh tế cùng với các kinh nghiệm quản lý
và khả năng cung cấp dịch vụ tốt hơn và chuyên nghiệp hơn, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt
Nam không còn con đường nào khác là phải xây dựng được cho mình một mô hình ngân hàng hoạt động
theo chuẩn mực quốc tế nhưng vẫn phát huy được bản sắc của mình.
Là một trong số các ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đang


phấn đấu trở thành một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang nỗ lực
để khẳng định vị thế của mình. Để đạt được mục tiêu này, trước tiên, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
phải chuẩn bị cho mình một nền tảng vốn vững mạnh, từ đó làm điểm tựa để Ngân hàng triển khai các
hoạt động nhằm tăng sức cạnh tranh của mình. Nền tảng vốn vững mạnh không chỉ được xem xét dưới
góc độ quy mô mà cần phải quan tâm hơn nữa đến mặt chất lượng của nguồn vốn huy động.
Trên cơ sở lý luận về huy động vốn và chất lượng huy động vốn của hệ thống ngân hàng thương
mại trong nền kinh tế thị trường và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc phân tích thực
trạng hoạt động huy động vốn của Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn từ 2002 –
nay, luận văn này xin được đề cập đến “Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế”.


CHƢƠNG 1
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN HUY
ĐỘNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1. Vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động của các ngân hàng
thƣơng mại
1.1.1 Khái niệm, vai trò và các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại
trong nền kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm
Sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải có một tổ chức kinh doanh
đặc biệt – chuyên kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ trong quan hệ vay mượn – đó
là ngân hàng thương mại, một trung gian tài chính được hình thành lâu đời nhất.
Có thể hiểu, ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với chức
năng cơ bản:
- Nhận tiền gửi và chi trả hộ cho khách hàng;
- Sử dụng số tiền của khách hàng gửi để cho vay;
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngân
hàng đã thực hiện thêm những dịch vụ như: chiết khấu thương phiếu, tài trợ cho các hoạt động của chính

phủ, cung cấp các dịch vụ tài khoản tiền gửi, và cung cấp các dịch vụ khác như thanh toán quốc tế, môi
giới đầu tư, các dịch vụ ngân hàng điện tử, các dịch vụ ngân hàng tự động, ...
Ở Việt Nam, khái niệm về ngân hàng thương mại được định nghĩa trong Pháp lệnh Ngân hàng về
ngân hàng thương mại, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ban hành tháng 5/1990 như sau “Ngân
hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi
của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết
khấu và làm phương tiện thanh toán”. Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua tháng 12/1997
xác định: “Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan” trong đó “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh


doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dụng thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để
cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”
Như vậy, ngân hàng thương mại được khẳng định là một loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực tiền tệ, thực hiện hai nghiệp vụ cơ bản:
-

Một là, nhận tiền gửi của khách hàng (cá nhân, tổ chức) với trách nhiệm hoàn trả lại;

-

Hai là, sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và thực hiện các nghiệp vụ khác. Ngân hàng
thương mại cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết
kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ
chức kinh doanh nào trong lĩnh vực kinh tế.

Về nghiệp vụ thu hút vốn, ngân hàng thương mại thu hút vốn bằng cách
nhận tiền gửi thanh toán (tiền gửi có thể phát séc), tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn (tiền gửi có thể thanh toán ngay nhưng không cho phép người
gửi viết séc), tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Nguồn vốn từ tiền gửi là nguồn vốn

chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Nó
phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi để cho vay. Bên
cạnh đó, ngân hàng thương mại còn huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như
vay từ Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính hoặc các tổ chức tín dụng khác.
1.1.1.2. Vai trò của ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế
Là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hoá, ngân hàng trở thành yếu tố không thể thiếu
và ngày gắn bó mật thiết với sự phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Dù trình độ phát
triển của các hệ thống tài chính ở các nước khác nhau nhưng các ngân hàng thương mại đã và sẽ còn
chiếm giữ vị trí thống trị trong số các trung gian tài chính của các nền kinh tế. Ngân hàng có được tầm
quan trọng như vậy là do bản thân nó đóng vai trò không thế thay thế được đối với sự vận hành của nền
kinh tế. Có thể kể đến những vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế như sau:
Thứ nhất, ngân hàng thương mại với hoạt động huy động vốn và cho vay đã đảm bảo được nhu
cầu về vốn cho nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất, kinh doanh.
Ngân hàng thương mại ra đời đã trở thành nơi tích tụ tập trung vốn, là nơi khơi dậy và thu hút
mọi tiềm năng xã hội, làm cho sản phẩm xã hội tăng lên. Giữa ngân hàng và các thành phần kinh tế có
mối quan hệ kinh tế với nhau. Nhờ vào việc thu gom những khoản tiền nhỏ, rải rác ngân hàng có thể cung


cấp cho doanh nghiệp những khoản tiền lớn trong thời gian ngắn. Đồng thời, những cá nhân, những tổ
chức có tiền nhàn rỗi tạm thời có thể gửi vào ngân hàng để vừa có thu nhập và vừa bảo quản số tiền một
cách an toàn và hiệu quả nhất. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và đầu tư, ngân hàng đã huy
động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, cho vay dưới các hình thức khác nhau đối với các ngành, các
vùng, các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Thứ hai, hoạt động cả các ngân hàng thương mại góp phần tăng cường hiệu quả kinh tế của các
doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại với chức năng là một trung gian tài chính – là chiếc cầu nối giữa cung và
cầu vốn trên thị trường, giúp cho sản xuất kinh doanh, đồng thời vận dụng các dịch vụ đa dạng của ngân
hàng để đẩy nhanh hoạt động kinh doanh của mình. Thêm vào đó, hoạt động tín dụng của ngân hàng là sự
vận dụng cơ sở hoàn trả và lợi tức. Qua lãi suất tín dụng, ngân hàng thúc đẩy các doanh nghiệp phải tăng
cường công tác hạch toán, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí, tăng khả năng sinh lời,… để có

thể hoàn trả lãi vay và hoàn vốn cho ngân hàng mà vẫn thu được lợi nhuận.
Ngoài ra, công tác thẩm định, chỉ định cho vay hoặc đầu tư với những dự án có hiệu quả của ngân
hàng đã buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm phương án sản xuất tối ưu, bố trí sản xuất hợp lý, hiệu quả
để có cơ hội vay vốn ngân hàng và đây là điều kiện để các doanh nghiệp sử dụng vốn vay một cách tối
ưu.
Thứ ba, ngân hàng thương mại bằng hoạt động của mình đã thực hiện việc phân bổ vốn giữa các
vùng, qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng trong một quốc gia.
Giữa các vùng trên một lãnh thổ có sự phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều mà nguyên nhân
chính là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, nguồn huy động vốn tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu.
Ngân hàng sẽ đứng ra điều hoà vốn đảm bảo thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng, xoá dần sự khác biệt
về kinh tế - xã hội giữa các vùng trên lãnh thổ.
Thứ tư, tích luỹ vốn từ các ngân hàng tạo tiềm lực tài chính cho những bước đột phá về công
nghệ và đời sống xã hội.
Đối với các nước đang phát triển, vốn chính là chìa khoá để giải quyết bài toán tăng trưởng kinh
tế. Muốn tăng trưởng và phát triển, mỗi quốc gia phải khai thác tối đa các nguồn lực, trong đó không thể
thiếu vốn đầu tư. Vốn không chỉ đóng vai trò là một yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh
doanh mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ nhiều chiều giữa các chủ thể kinh tế. Cùng với nguồn vốn
ngân sách, nguồn vốn ngân hàng đã góp phần thực hiện thành công nhiều dự án lớn, nhiều chương trình
trọng điểm của quốc gia. Đây là những chương trình, dự án có tác dụng không nhỏ đến việc dịch chuyển
cơ cấu kinh tế trong cả nước. Đồng thời, căn cứ vào định hướng phát triển của nền kinh tế và của từng


ngân hàng mà mỗi ngân hàng đã thực thi các chính sách tín dụng riêng của mình góp phần đáng kể vào
việc phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ năm, hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả góp phần thực hiện các mục tiêu của chính
sách tiền tệ quốc gia như ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế.
Hệ thống ngân hàng thương mại thường có các phản ứng phù hợp với sự điều chỉnh của Ngân
hàng Trung ương và Chính phủ, góp phần dẫn truyền sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô đến
nền kinh tế.


Khi thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Trung ương phải sử
dụng nhiều phương thức để điều hoà lượng tiền trong lưu thông nhằm một mặt để
cung ứng đủ phương tiện thanh toán, mặt khác để giữ ổn định đồng tiền quốc gia.
Khi đó, dưới tác dụng của các công cụ của chính sách tiền tệ như tái cấp vốn, dữ
trự bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, tỷ giá, lãi suất, … ngân hàng thương mại
với chức năng tạo tiền và là một trong các chủ thể tham gia chủ yếu vào quá trình
cung ứng tiền tệ sẽ có phản ứng tích cực nhằm điều tiết lượng tiền trong lưu thông.
Mặc dù, phát hành tiền và điều tiết lượng tiền cung ứng là đặc quyền của Ngân
hàng Trung ương nhưng phần lớn các công cụ của chính sách tiền tệ chỉ được thực
thi có hiệu quả với sự hợp tác tích cực của các ngân hàng thương mại và các trung
gian tài chính khác như việc chấp hành quy định về dữ trự bắt buộc, quy chế thanh
toán không dùng tiền mặt và việc nâng cao hiệu quả cho vay và đầu tư.
Nhìn chung, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, ngân hàng thương mại ngày càng có vị trí,
vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ luân
chuyển vốn trong nền kinh tế, góp phần ổn định và phát triển toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia.
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong suốt thời gian 20 năm đổi mới vừa qua đã đóng
vai trò quan trọng trong đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định của giá trị đồng tiền
và tỷ giá, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, tín dụng
ngân hàng góp phần vào tạo việc làm cho người lao động, tăng trưởng kinh tế, góp phần dịch chuyển cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.


1.1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ thực hiện các hoạt động cơ bản sau đây:
Hoạt động huy động vốn (nhận tiền gửi)
Đây là hoạt động đầu tiên và quan trọng của một ngân hàng vì nhờ đó mà ngân hàng tạo ra nguồn
vốn cho hoạt động kinh doanh của mình.
Nhận tiền gửi là hoạt động tạo điều kiện cho những hoạt động khác của ngân hàng và theo suốt
quá trình tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng thương mại. Nền kinh tế càng phát triển, các khoản tiền
nhàn rỗi phát sinh trong nền kinh tế ngày càng gia tăng và phong phú. Thông qua hoạt động nhận tiền gửi,

ngân hàng tập hợp được một số tiền tạm thời chưa sử dụng của các chủ sở hữu để rồi sử dụng lượng tiền
đó để tài trợ cho nền kinh tế.
Với tư cách là trung gian tài chính, ngân hàng thương mại huy động vốn thông qua nhiều nguồn
và bằng nhiều biện pháp khác nhau như nhận gửi từ khách hàng, vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng
khác, phát hành các loại giấy tờ có giá, …
Đứng trên góc độ kinh doanh thì vốn huy động được càng nhiều thì khả năng cho vay càng lớn,
tác dụng và kiểm soát đồng tiền càng được phát huy mạnh mẽ.
Ở Việt Nam, trong vòng mười lăm năm trở lại đây, huy động vốn qua ngân hàng là một trong
những hoạt động cơ bản nằm đáp ứng nhu cầu vốn cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây
cũng là một trọng trách của hệ thống ngân hàng thương mại nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Hoạt động sử dụng vốn
Đây là hoạt động mà ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để cung cấp cho các đối
tượng có nhu cầu phục vụ đầu tư sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng cá nhân với những điều kiện nhất định
mà hai bên thoả thuận.
Khi đã huy động được nguồn vốn, để có thể tạo ra lợi nhuận ngân hàng thương mại phải tiến hành
“tài

trợ”

cho

nền

kinh

tế.

Hoạt

động


này

bao

gồm:

a, Cho vay (tín dụng)
Tín dụng ngân hàng là quan hệ giao dịch giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong đó ngân hàng
cho chủ thể sử dụng một lượng tiền tệ trong một khoảng thời gian được xác định trước và đổi lại, ngân
hàng sẽ được nhận lại lượng tiền đó kèm theo một mức lợi tức tương ứng với mức độ sinh lãi mong đợi
và các rủi ro có thể phát sinh. Nguồn vốn để cho vay là các khoản mà ngân hàng huy động được cùng với
số vốn tự có của ngân hàng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2002, 2003, 2004, 2005,
2006 và 2007.

2.

David Begg (1995), Kinh tế học (sách dịch của Trường Đại học Kinh tế quốc dân), Hà Nội.

3.

Lê Vinh Danh (1997), Tiền và hoạt động ngân hàng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


4.

Trịnh Thị Hoa Mai (1999), Giáo trình Kinh tế học tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia, Hà Nội.

5.

Frederic S. Mishkin (1994), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính (bản dịch của Nguyễn
Quang Cư, Nguyễn Đức Dỵ), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

6.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên 2002, 2003, 2004, 2005 và 2006.

7.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2003), Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8.

Paul A. Samuelson (1989), Kinh tế học, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.

9.

Pháp lệnh Ngân hàng về Ngân hàng thương mại, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính năm
1990.

10. Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX năm 1997.
11. Tạp chí Ngân hàng các năm 2003, 2004, 2005, 2006 và 2007.

12. Tạp chí Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam các năm 2003, 2004, 2005, 2006 và 2007.
13. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2003), Tự do hoá tài chính và hội nhập quốc
tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Cục Xuất bản - Bộ Văn hoá Thông tin.
14. Viện nghiên cứu Khoa học Ngân hàng (2003), Những thách thức của Ngân hàng thương mại
Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 2
CHƢƠNG 1 ................................................................................................... 3
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN HUY
ĐỘNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI . 3
1.1. Vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động của các ngân hàng
thƣơng mại ..................................................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm, vai trò và các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại
trong nền kinh tế ......................................................................................... 3
1.1.1.1. Khái niệm ................................................................................... 3
1.1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế ................ 4
1.1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại ................... 7
1.1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mạiError! Bookmark
not defined.
1.1.2.1. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại . Error!
Bookmark not defined.
1.1.2.2. Vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động của ngân hàng
thương mại ............................................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Chất lƣợng huy động vốn của ngân hàng thƣơng mạiError! Bookmark not
defined.
1.2.1. Quan niệm về chất lượng huy động vốn của ngân hàng thương mạiError!
Bookmark not defined.
1.2.2. Các chỉ tiêu biểu hiện chất lượng huy động vốn của ngân hàng thương mại

................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.1. Tính ổn định của quy mô và cơ cấu của nguồn vốn huy độngError!
Bookmark not defined.


1.2.2.2. Sự đa dạng của các hình thức huy động vốnError! Bookmark not
defined.
1.2.2.3. Tính thanh khoản của nguồn vốn huy độngError! Bookmark not
defined.
1.2.2.4. Chi phí huy động vốn ............... Error! Bookmark not defined.
1.3. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động huy động vốn của
ngân hàng thƣơng mại .................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng
thương mại ................................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động huy động vốn của
ngân hàng thương mại ............................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2 .................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1.Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam
........................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNTVNError! Bookmark not
defined.
2.1.2.1. Nguồn vốn ................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2.2. Cho vay và đầu tư .................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.3. Các hoạt động khác .................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt
Nam trong thời gian qua ................................ Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Quy mô và cơ cấu của nguồn vốn huy động.. Error! Bookmark not
defined.


2.2.2. Độ đa dạng của các hình thức huy động vốn: Error! Bookmark not
defined.
2.2.2.1 Độ đa dạng của các công cụ và đối tượng huy động vốn .. Error!
Bookmark not defined.
2.2.2.2. Sự đa dạng về kỳ hạn và lãi suấtError! Bookmark not defined.
2.2.2.3. Sự đa dạng về các loại tiền tệ... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Tính thanh khoản và sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốnError!
Bookmark not defined.
2.2.4. Chi phí huy động vốn và khả năng tiết kiệm chi phíError! Bookmark not
defined.
2.3. Đánh giá về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt
Nam................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Kết quả đạt được ............................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2.1. Hạn chế .................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2.2. Nguyên nhân: ........................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3 .................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM.......... ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam trong thời
gian tới .............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Chiến lược phát triển chung của Ngân hàng Ngoại thương .... Error!
Bookmark not defined.
3.1.2. Chiến lược huy động vốn ................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thƣơng

Việt Nam .......................................................... Error! Bookmark not defined.


3.2.1. Nhóm giải pháp đối với sản phẩm .. Error! Bookmark not defined.
3.2.1.1. Đối với khách hàng thể nhân ... Error! Bookmark not defined.
3.2.1.2. Đối với khách hàng là tổ chức . Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Nhóm giải pháp về dịch vụ và công nghệError! Bookmark not defined.
3.2.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức và phát triển mạng lưới ....... Error!
Bookmark not defined.
3.2.2.2. Đầu tư phát triển công nghệ ..... Error! Bookmark not defined.
3.2.2.3. Tăng cường công tác Marketing và quảng bá sản phẩm dịch vụError!
Bookmark not defined.
3.2.2.4. Thực hiện tốt chính sách khách hàngError! Bookmark not defined.
3.2.2.5. Phát triển đội ngũ nhân sự ....... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Các giải pháp khác .......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3.1. Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt .. Error! Bookmark not
defined.
3.2.3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốnError! Bookmark not
defined.
3.2.3.3. Nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường
............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3.4. Cải thiện cơ cấu nguồn vốn ..... Error! Bookmark not defined.
3.2.3.5. Xây dựng được hệ thống thu thập và xử lý thông tin hiệu quảError!
Bookmark not defined.
3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc và Ngân hàng Nhà nƣớc .... Error!
Bookmark not defined.
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước............ Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nướcError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... ERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.



×