Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Câu hỏi ôn tập môn Kinh tế phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.66 KB, 9 trang )

Câu 1 : Phân biệt khái niệm tăng trưởng, phát triển, phát triển bền vững? Tại sao phải phát triển bền
vững? Làm thế nào để phát triển bền vững?
I.
PHÂN BIỆT TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1. Tăng trưởng kinh tế :
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng một cách bền vững sản lượng bình quân đầu người hay sản lượng
trên mỗi công nhân. Tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số.(SGK/18)
2. Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sự thay
đổi cả về lượng và chất, là quá trình hoàn thiện cả kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.
Phát triển kinh tế bao gồm: tăng trưởng kinh tế, cơ cấu chuyển dịch theo hướng hiện đại, đảm bảo công
bằng xã hội
3. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại mà không làm phương hại
đến khả năng đáp ứng của những thế hệ sau với những vấn đề của thế hệ này.(SGK/19)
4. Phân biệt tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi thuần túy về mặt kinh tế, về mặt lượng của nền kinh tế. Trong
khi đó, phát triển kinh tế không chỉ phản ánh sự thay đổi về lượng mà phản ánh cả sự thay đổi về chất của
nền kinh tế; phản ánh không chỉ sự tiến bộ về mặt kinh tế, mà còn phản ánh cả sự thay đổi về xã hội trong
quá trình phát triển của một quốc gia. Do đó tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều
kiện đủ để phát triển kinh tế.
II. TẠI SAO PHẢI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG?
Cuộc cách mạng Khoa học – Công nghệ ở thể kỷ XX bùng nổ làm cho tăng cao NSLĐ cao, nền kinh tế
có sự phát triển vượt bậc làm cho chất lượng sống của người dân được nâng cao. Nhưng, cũng từ chính sự
phát triển ấy đã làm nảy sinh một số vấn đề như: Tăng trưởng dân số quá nhanh, tiêu dùng quá mức của cải,
tài nguyên; thiên tai, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH, làm
giảm chất lượng sống, sự khai thác bừa bãi thiên nhiên dẫn đến sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng
dẫn đến tình trạng quả đất ngày một nóng lên, tầng ozon bị hỏng .. làm đe dọa sự sống trên trái đất, đe dọa
cuộc sống của con người trong hiện tại và tương lai.
Đứng trước nguy cơ do sự tàn phá hủy hoại môi trường, sự giảm sút những cơ hội phát triển của thế hệ
tương lai đã buộc các quốc gia phải xem xét lại nội dung phát triển với yêu cầu là phải gắn vấn đề môi


trường, cuộc sống của các thế hệ tương lai với nội dung phát triển, nhằm khắc phục những hạn chế vừa nảy
sinh mà khái niệm PTKT chưa đề cập đến trong xã hội đương đại. Đó là, môi trường và bền vững môi
trường cũng như cuộc sống của các thế hệ, trách nhiệm của thế hệ trước với thế hệ sau. Từ đó người ta bắt
đầu đưa ra khái niệm Phát triển bền vững.
“Phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự
phát triển, gồm: PTKT(nền tảng là TTKT), phát triển xã hội (mục tiêu là thực hiện tiến bộ, CBXH; XĐGN
và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (mục tiêu là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện
chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự TTKT ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và
CBXH; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi
trường sống.
Nói cách khác, Phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và
tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng
không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển KT-XH mai sau, không làm
giảm chất lượng sống của thế hệ tương lai.
Do đó, phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội
loài người.


III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG?
− Kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa phát triển kinh tế với phát triển xã hội; khai thác hợp lý, sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và
bảo vệ môi trường lâu bền. Từng bước thực hiện nguyên tắc "mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi
trường đều cùng có lợi".
− Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của
quá trình phát triển. Tích cực và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với
môi trường do hoạt động của con người gây ra. Cần áp dụng rộng rãi nguyên tắc "người gây
thiệt hại đối với tài nguyên và môi trường thì phải bồi hoàn". Xây dựng hệ thống pháp luật đồng
bộ và có hiệu lực về công tác bảo vệ môi trường; chủ động gắn kết và có chế tài bắt buộc lồng
ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát

triển kinh tế-xã hội, coi yêu cầu về bảo vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá
phát triển bền vững.
− Quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và
không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai. Tạo lập điều kiện để mọi người và
mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận tới những nguồn
lực chung và được phân phối công bằng những lợi ích công cộng, tạo ra những nền tảng vật
chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau, sử dụng tiết kiệm những tài nguyên
không thể tái tạo lại được, gìn giữ và cải thiện môi trường sống, phát triển hệ thống sản xuất
sạch và thân thiện với môi trường; xây dựng lối sống lành mạnh, hài hoà, gần gũi và yêu quý
thiên nhiên.
− Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy
phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi
trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất, trước mắt cần được đẩy
mạnh sử dụng ở những ngành và lĩnh vực sản xuất có tác dụng lan truyền mạnh, có khả năng
thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản xuất khác.
− Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do quá trình toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế gây ra.
− Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm
quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

















Câu 2: phân tích những hiện tượng tiêu cực trong quá trình thu hút vốn FDI từ các nước phát triển
(NPT) vào các nước đang phát triển (NĐPT).
1. Về chuyển giao công nghệ
Một là phần lớn máy móc, thiết bị được NPT đưa vào NĐPT là lạc hậu, đã qua sử dụng, tiêu hao nhiều
năng lượng.
Hai là, mặt bằng công nghệ và trình độ của lao động của NĐPT chưa tương xứng để có thể tiếp cận công
nghệ mới.
Ba là, các doanh nghiệp FDI đầu tư tại NĐPT có tới phần lớn là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đây là
một hình thức khép kín và hầu như không có sự chuyển giao công nghệ ra bên ngoài.
2. Cơ cấu đầu tư bất hợp lý
Các DN FDI phần lớn chỉ tập trung đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất
động sản nhưng lại khá ít ở một số lĩnh vực quan trọng khác như giáo dục và đào tạo, y tế, hoạt động khoa
học công nghệ... nên sẽ khó có tác động xoay chuyển nền kinh tế trong bối cảnh đất nước đang muốn
chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng suất.
Nhiều doanh nghiệp FDI chủ yếu là gia công, lắp ráp xe máy, ôtô, các linh kiện điện tử, hàng may mặc, giày
da… nên tạo ra giá trị gia tăng thấp trong khi đó lại là những ngành dễ bị tổn thương trước những biến
động của nền kinh tế thế giới, góp rất ít giá trị vào sản phẩm cuối cùng trước khi xuất khẩu ra nước khác.
Còn đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng tạo ra giá trị lớn còn rất ít
Đầu tư FDI chủ yếu tập trung vào khu vực đồng bằng và thành phố, trong khi chúng ta lại cần nhiều vốn hơn
cho nông thôn, miền núi. Do các nhà đầu tư thường lựa chọn những địa điểm có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội thuận lơi. Tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền không đồng đều, làm gia tăng
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
3. Tài nguyên của đất nước bị cạn kiệt, nhiều doanh nghiệp FDI chưa tuân thủ đúng luật bảo vệ môi
trường.
Vốn FDI tập trung vào các ngành khai thác tài nguyên, tận dụng bảo hộ, công nghiệp gây ô nhiễm và bất

động sản. Đây là cơ cấu không mong đợi bởi vì vốn đầu tư vào khai thác tài nguyên thì không có tác dụng
lan tỏa; vốn đầu tư vào các ngành bảo hộ thì không có sức cạnh tranh chỉ làm cho chi phí của nền kinh tế gia
tăng.
Nhiều doanh nghiệp FDI đã không chấp hành nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường như: không tổ chức lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường, không cam kết hoặc không thực hiện đúng cam kết về bảo vệ môi
trường, không đầu tư hệ thống xử lý chất thải hoặc có đầu tư nhưng xử lý không có hiệu quả, vi phạm các
tiêu chuẩn môi trường làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
4. Chi phí của việc thu hút FDI
Để thu hút FDI, các NĐPT phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như là giảm thuế hoặc miễn
thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài. Hoặc việc giảm tiền cho họ cho
việc thuê đất, nhà xưởng và một số các dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước. Hay
trong một số lĩnh vực họ được Nhà nước bảo hộ thuế quan.... Và như vậy đôi khi lợi ích của nhà đầu tư có
thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được
5. Vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI.
Chuyển giá là những giao dịch giữa các công ty mẹ và các chi nhánh công ty con. Toàn bộ quá trình từ
đưa máy móc vào - cung ứng nguyên liệu - tổ chức sản xuất, gia công đến thu xếp đầu ra đều được khép
kín, phía nước nhận đầu tư hầu như không kiểm soát được. Doanh nghiệp FDI thực hiện thủ pháp nâng giá
vật tư, máy móc để nâng giá trị dự án và tăng tỷ lệ góp vốn trong liên doanh, khai khống giá nguyên nhiên
vật liệu đầu vào, tạo giá thành ảo, tạo ra tình trạng “lỗ giả, lãi thật’’ và sử dụng nó như một biện pháp để
tránh đánh thuế chuyển lợi nhuận, thuế nhập khẩu và kiểm soát tỷ giá. Hiện tượng chuyển giá hầu như đều
xảy ra đối với các công ty đa quốc gia.
6. Mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp với người lao động
Người lao động thường xuyên phải làm việc với cường độ cao, thời gian làm kéo dài song thu nhập
không xứng đáng, phần lớn các doanh nghiệp không tăng lương cho người lao động hoặc tăng rất ít. Tình


trạng vi phạm hợp đồng gia tăng. Các tổ chức công đoàn cơ sở tại các DN FDI còn rất yếu kém. Hệ quả của
những vấn đề trên là xu hướng phản ứng của tập thể lao động ngày càng tăng cả về số vụ và quy mô. Mục
tiêu của các vụ phản ứng chủ yếu xoay quanh vấn đề tiền lương, tiền thưởng. Một số ít vụ phản ứng xảy ra
do nguyên nhân người lao động bị đối xử thô bạo, bị xúc phạm nhân phẩm, danh dự, ...

7. Doanh nghiệp FDI bỏ trốn, xù nợ
Chạy theo thành tích thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng mọi giá; ngân hàng dễ dãi cho các ông
chủ ngoại vay tiền bằng tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay... Những nguyên nhân đó, khiến nhiều ngân
hàng ở các NĐPT lao đao vì các doanh nghiệp FDI trốn nợ.
8. Thành lập quá nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế gây tình trạng lãng phí đất đai.
9. Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đước chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia, đã làm nảy sinh nỗi lo
rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế của nước nhận đầu tư vào vốn, kỹ thuật và mạng
lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty xuyên quốc gia
10. Những mặt trái khác.
Trong một số các nhà đầu tư không phải không có trường hợp hoạt động tình báo, gây rối an ninh chính
trị. Thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau theo kiểu “diễn biến hòa bình”. Có thể nói rằng sự tấn công của các
thế lực thù địch nhằm phá hoại ổn định về chính trị của nước nhận đầu tư luôn diễn ra dưới mọi hình thức
tinh vi và xảo quyệt.
FDI cũng có thể gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội.Những người dân bản xứ làm thuê cho các nhà đầu tư
có thể bị mua chuộc, biến chất, thay đổi quan điểm, lối sống và nguy cơ hơn là họ có thể phản bội Tổ Quốc.
Các tệ nãnã hội cũng có thể tăng cường với FDI như mại dâm, nghiện hút....
Sản xuất hàng hóa không thích hợp: Các nhà đầu tư còn bị lên án là sản xuất và bán hàng hóa không
thích hợp cho các nước kém phát triển, thậm chí đôi khi còn lại là những hàng hóa có hại cho khỏe con
người và gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ như khuyến khích dùng thuốclá, thuốc trừ sâu, nước ngọt có ga
thay thế nước hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xà phòng vv...
Thu hút FDI trong thời gian qua đã có kết quả nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu của chiến
lược phát triển KT-XH


3. Phân tích điều kiện tiền đề trong công nghiệp hóa.
Trả lời:
*Tạo vốn cho CNH, HĐH
CNH, HĐH nhằm phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật ngày một hiện đại
do đó đòi hỏi phải có một lượng vốn rất lớn cho quá trình này.Việt Nam từ trước đến nay do chủ yếu trong

nước phát triển các ngành nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp nhẹ là các ngành chủ yếu đòi hỏi lao động lớn
do đó hiệu quả kinh tế không cao. Chính do đặc điểm này mà tích luỹ trong nước của Việt Nam là rất nhỏ
không thể đáp ứng được đầy dủ nhu cầu vốn cho quá trình CNH, HĐH. Do đó để CNH, HĐH trước tiên
chúng ta phải huy động được các nguồn vốn trong nước và thu hút được các nguồn vốn nước ngoài.
Nguồn vốn trong nước gồm : nhân lực, tài sản cố định tích luỹ từ nhiều thế hệ, tài nguyên thiên
nhiên, vị trí địa lý và nhiều loại vốn vô hình, hữu hình khác. Đây là nguồn vốn chủ yếu, đóng vai trò chủ đạo
trong phát triển kinh tế đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp huy động và sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Ngoài ra nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò vô cùng quan trọng nó bổ sung sự thiếu hụt nguồn vốn
trong nước nhất là đối với nước ta đang trong qua trình CNH, HĐH với xuất phát điểm thấp, tích luỹ trong
nước là rất nhỏ, tình trạng thiếu vốn cho CNH, HĐH là vô cùng trầm trọng. Nguồn vốn bên ngoài đuợc thu
hút dưới nhiều hình thức khác nhau: vốn viện trợ của nuớc ngoài, của các tổ chức kinh tế xã hội, vốn vay
ngắn hạn, dài hạn, với các mức lãi suất khác nhau của các nước và các tổ chức kinh tế; vốn đầu tư nước
ngoài và hoạt động sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết...
*Đào tạo nguồn nhân lực về kĩ thuật, khoa học, quản lý cho nền kinh tế
Trong bất kì hoạt động nào yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất và được đặt lên hàng
đầu, trong sự nghiệp CNH, HĐH nước ta muốn thành công thì chúng ta phải có một đội ngũ nguồn nhân lực
không những nhiều về số lượng mà có chất lượng cao hay nói cách khác phải có trình độ chuyên môn, trình
độ kĩ thuật, trình độ quản lý cao để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của khoa học công nghệ hiện
đại và trình độ phát triển của các quan hệ sản xuất trên thế giới. Do đó phải coi việc đầu tư cho giáo dục đào
tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển; giáo dục đào tạo phải thực sự là quốc sách hàng
đầu. Phải có kế hoạch, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nguồn nhân lực, đảm bảo cơ cấu, tốc độ
và quy mô phát triển hợp lý, đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kì trong quá trìmh công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước. Đồng thời phải bố trí sử dụng tốt nguồn nhân đã đào tạo, phải phát huy đầy đủ khả năng sở trường
và nhiệt tình lao động sáng tạo của mỗi người để họ tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao,
đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
* Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ theo yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
KH & CN luôn đổi mới với tốc độ lớn, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. KHCN ngày càng trở
thành lực lượng nòng cốt và trực tiếp của xã hội, là động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế của xã hội.Do
đó, khoa học công nghệ được xác định là động lực của công nghiệp hoá hiện đại hoá. Khoa học công nghệ



có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp hóa hiện đại hóa
nói riêng. Tiềm lực khoa học công nghệ suy cho cùng là tiềm lực trí tuệ, sáng tạo của toàn dân tộc.
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển nên tiềm lực về khoa học
công nghệ còn yếu kém. Muốn tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá thành công với tốc độ nhanh thì phải
xây dựng một tiềm lực khoa học công nghệ thích ứng với đòi hỏi của nhiệm vụ trong từng giai đoạn của quá
trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.
*Xây dựng một hệ thống hạ tầng kĩ thuật đồng bộ và tiên tiến
Hạ tầng kĩ thuật chính là điều kiện tiền đề tạo thuận lợi, phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân.
Một hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật đồng bộ, tiên tiến sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, giảm chi phí trong các
hoạt động kinh tế của nước ta. Nhờ đó, góp phần đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH ở nước ta.
Nắm được tầm quan trọng của hệ thống hạ tầng kĩ thuật nhà nước cần phải có chính sách ưu tiên đầu
tư đồng thời khuyến khích các hoạt động thu hút vốn dầu tư nước ngoài đầu tư cho hạ tầng cơ sở như nguồn
FDI với hình thức BOT, BTO, BT và nguồn ODA từ các tổ chức nước ngoài.
*Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đây chính là một trong những lợi
thế quan trọng của một quốc gia. Tài nguyên thiên nhiên chính là một lợi thế so sánh tĩnh của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã cho Việt nam một nguồn tài nguyên thiên nhiên
khá phong phú do đó chúng ta phải biết khai thác và sử dụng sao cho có hiệu quả nhất đem lại nguồn lợi lớn
nhất cho nền kinh tế nhờ đó tăng tích luỹ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
*Mở rộng quan hệ đối ngoại
Xu thế toàn cầu hoá đang đem lại cho các nước những cơ hội để phát triển kinh tế. Một quốc gia nhất
là các quốc gia đang phát triển muốn phát triển kinh tế của mình không thể chỉ dựa vào nguồn lực trong
nước mà còn phải dựa vào nguồn lực nước ngoài. Lịch sử đã chứng minh những nước phát triển là những
nước phát triển ngoại thương, phát triển quan hệ với các nước khác còn những nước đóng cửa chính là đã tự
cô lập mình và dẫn đến tụt hậu.
Việt Nam trong thời đại ngày nay phải biết mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước khác. Điều đó
chẳng những thu hút được một nguồn vốn nước ngoài lớn cho nền kinh tế mà còn có thể phát triển công
nghệ, trình độ quản lý, tăng cường xuất khẩu...Đây là những yếu tố rất quan trọng trong sự nghiệp CNHHĐH ở nước ta.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là khả năng. Để khả năng đó thành hiện thực đòi hỏi chúng ta phải có đường

lối kinh tế đối ngoại đúng đắn vừa đạt hiệu qủa kinh tế cao, kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại vừa giữ vững được độc lập, chủ quyền dân tộc, xây dựng thành công CNXH ở nước ta.
*Hệ thống luật pháp


Mọi hoạt động trong xã hội đều bị chi phối bởi hệ thống pháp luật. Hoạt động kinh tế cũng vậy luôn
phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Do đó một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, hợp lý sẽ giúp cho các
hoạt động kinh tế phục vụ cho CNH, HĐH diễn ra một cách dễ dàng.
Để đạt được điều đó thì hệ thống pháp luật phải đồng bộ, hợp lý, thống nhất với luật pháp quốc tế,
vừa thông thoáng nhưng lại vừa chặt chẽ cho phép các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động kinh tế mà
pháp luật không cấm tạo ra sự ổn định về kinh tế, tăng cường lòng tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài
nước.
*Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước
Đây là tiền đề quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta. Công cuộc công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta nên đó là một cuộc đấu tranh gian khổ phức tạp. Dĩ nhiên công nghiệp hoá hiện đại hoá là sự nghiệp
của toàn dân.Thế nhưng sự nghiệp đó phải do một Đảng cộng sản tiên phong, dày dạn kinh nghiệm, tự đổi
mới không ngừng lãnh đạo và một nhà nước của dân do dân và vì dân, trong sạch vững mạnh và có hiệu lực
quản lý thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mới có thể hoàn thành tốt đẹp.


Câu 4: Phân tích nhận định sau: “Muốn phát triển sản xuất nông nghiệp phải hiện đại hóa
nông nghiệp, văn minh hóa nông thôn, tri thức hóa nông dân”
Hiện nay, hầu hết các nước đều thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ lệ thuộc nhiều vào nông
nghiệp sang ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, cho đến nay, nông
nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng ở đa số các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong thời buổi
hội nhập, toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức, sản xuất nông nghiệp muốn phát triển thì chúng ta
không thể chỉ dựa vào các phương pháp truyền thống chủ yếu mang tính kinh nghiệm nữa mà còn phải biết
tận dụng những thế mạnh, nguồn lực và công nghệ tiên tiến hiện có. Do vậy, có nhận định cho rằng “Muốn
phát triển sản xuất nông nghiệp phải hiện đại hóa nông nghiệp, văn minh hóa nông thôn, tri thức hóa nông

dân”.
Nhận định trên đang nhấn mạnh đến 3 vấn đề chủ yếu, đó là: nông nghiệp, nông thôn và nông dân_
hay còn được gọi là “tam nông”_ trong đó nông dân giữ vai trò trung tâm. Vấn đề “tam nông” đã được nhắc đến
trong Nghị quyết Trung ương 7 khóa X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” được ban hành ngày 5/8/2008 nhằm hướng tới
xây dựng một nền nông nghiệp hiệu quả, phát triển toàn diện, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nông dân một cách vững chắc.

Đảng ta luôn xác định nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí quan

trọng, chiến lược lâu dài; là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo quốc
phòng, an ninh; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái và coi nhiệm vụ công nghiệp
hoá nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình không ngừng nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, trình độ
tổ chức và sản xuất nông nghiệp. Tại các nước phát triển, dù tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp khá thấp
nhưng doanh thu của họ tạo ra cao cùng với những sản phẩm chất lượng vì nông nghiệp nước họ được đầu
tư với những máy móc hiện đại, với những trang trại chăn nuôi và trồng trọt rộng lớn, tạo nên hiệu quả kinh
tế cao. Trong khi đó, thách thức lớn nhất của nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay là năng suất, chất lượng và
khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp còn thấp. Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp ở nước ta
vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, việc ứng dụng khoa học công nghệ cũng như phát triển công nghiệp
chế biến nông sản như các nước tiên tiến khác. Do vậy, hiện đại hóa nông nghiệp là vấn đề cần thiết. Chúng
ta cần áp dụng công nghệ sinh học nhằm sản xuất ra các nông sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, các
loại phân bón, thuốc trừ sâu có tác động hiệu quả nhưng vẫn thân thiện với con người và môi trường; phát
triển công nghệ chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu; thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp, sử
dụng các loại máy móc hiện đại hoặc cải tiến, đổi mới các loại máy móc hiện có cho vừa phù hợp với điều
kiện sản xuất của vùng, vừa đảm bảo tăng năng suất lao động; áp dụng thủy lợi hóa đảm bảo diện tích tưới
tiêu đầy đủ, hợp lý; phát triển các dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn như dịch vụ thú y, dịch vụ tư vấn về các
phương pháp chăm sóc cây trồng, vật nuôi; các dịch vụ khuyến nông khác.



Bên cạnh đó, muốn phát triển sản xuất nông nghiệp cũng cần văn minh hóa nông thôn. Bất cứ đâu
cũng vậy, có môi trường tốt thì sẽ có sự phát triển. Chính vì vậy, đối với nông nghiêp, nông thôn chính là
môi trường bao quanh họ. Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch;
xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; trình độ dân trí được nâng cao;
môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; đời
sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Việc văn minh hóa nông
thôn giúp người dân ở nông thôn có cơ hội tiếp cận với cuộc sống có chất lượng tốt hơn, tiện nghi, hiện đại
hơn, qua đó giúp người dân nông thôn có thể mở mang tầm nhìn, đón nhận và ứng dụng tốt các phương
pháp trồng trọt, chăn nuôi mới có hiệu quả cao. Nông thôn đổi mới, thu hút nguồn nhân lực có trình độ, sẽ là
cơ sở vững chắc cho sự phát triển nông nghiệp.
Ngoài ra, con người luôn là nguồn gốc của sự phát triển. Nông nghiệp muốn phát triển, thì nhất thiết
phải đầu tư vào con người. Hiện nay, sức hấp dẫn của các ngành công nghiệp và dịch vụ đã làm một bộ phận
nông dân chuyển lên thành thị. Do đó, việc phát triển nông thôn nói chung cũng như trí thức hóa nông dân
nói riêng hết sức quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, giữ nông dân ở lại với nông thôn. Nông
nghiệp ngày càng phát triển, với những KHKT mới, đòi hỏi người nông dân phải không ngừng nỗ lực tìm
hiểu để áp dụng vào sản xuất. Hơn nữa, họ cũng cần những kiến thức về quy trình sản xuất, các giống cây
trồng vật nuôi, An Toàn TP, sử dụng máy móc,… Có như vậy, nông nghiệp mới phát triển vững chắc, từ con
người.



×