Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam trong quá trình hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.21 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------ĐÀO THỊ THU HIỀN

HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hµ Néi - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------ĐÀO THỊ THU HIỀN

HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

Chuyªn ngµnh: KTTG vµ QHKTQT
M· sè: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ XUÂN BÌNH



Hµ Néi – 2008


MC LC
Lời giới thiệu
Chng 1: NHữNG VấN Đề CHUNG về th-ơng mại điện
tử
1.1.

Khỏi nim Thng mi in t:
1.1.1. nh ngha
1.1.2. Cỏc hỡnh thc v c im
1.1.3. Li ich kinh t

1.2.

C s phỏt trin thng mi in
1.2.1. H tng cụng ngh v dch v h tr TMT
1.2.2. H thng phỏp lut
1.2.3. Cỏc mụ hỡnh doanh nghip ỏp dng TMT

1.3.

C s phỏt trin thng mi in t ti Vit Nam
1.3.1. TMT trờn th gii v bi hc cho Vit Nam
1.3.2. Tim nng phỏt trin TMT ti Vit Nam
1.3.3. TMT trong quỏ trỡnh hi nhp

Chng 2: THựC TRạNG áP DụNG THƯƠNG MạI ĐIệN Tử

CủA CáC doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
2.1. H tng c s phỏt trin TMT ti Vit Nam
2.1.1. H tng kinh t, xó hi, phỏp lý
2.1.2. H tng cụng ngh
2.2. Thc trng ỏp dng TMT cỏc doanh nghip XNK Vit Nam
2.2.1. Tỡnh hỡnh ng dng TMT ti cỏc doanh nghip xut nhp
khu Vit Nam phõn theo ngnh hng hoỏ
2.2.2. Hot ng ca cỏc sn giao dch in t
2.2.3. Mt s hỡnh thc ng dng TMT khỏc


2.3. C hi v thỏch thc trong vic phỏt trin TMT Vit Nam
2.3.1. C hi
2.3.2. Thỏch thc
2.3.3. Nhng vn t ra
Chng 3: Một số khuyến nghị giảI pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của TMĐT cho các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
3.1. Nhng khuyn ngh i vi Nh nc:
3.1.1. Nhúm gii phỏp nhm hon thin h thng phỏp lý
3.1.2. Nhúm gii phỏp nhm nõng cao nng lc qun lý ca Nh nc
3.1.3. Nhúm gii phỏp h tr doanh nghip
3.2. i vi doanh nghip
3.2.1. Xỏc nh mụ hỡnh ng dng TMT thớch hp
3.2.2. u t hp lý cho TMT
3.2.3. Ch ng nõng cao nhn thc v TMT
3.2.4. Thỳc y s hỡnh thnh ca cỏc t chc h tr TMT
3.2.5. y mnh cỏc dch v h tr CNTT
3.3. i vi ngi tiờu dựng
3.3.1. Thay i tp quỏn mua sm

3.3.2. Nõng cao ý thc s dng mng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADSL: Đường thuế bao số không đối xứng
AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
APEC: Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương
B2B: Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp
CNTT: Công nghệ thông tin
ECVN: Cổng thương mại điện tử quốc gia
TMĐT: Thương mại điện tử
VCCI: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
WTO: Tổ chức thương mại thế giới


LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại điện tử là phương thức kinh doanh mới của nền kinh tế tri
thức, trong đó, các hoạt động thương mại như trao đổi thông tin, mua bán
hàng hoá, đấu thầu, marketing, … đều được thực hiện thông qua các phương
tiện điện tử, trên cơ sở của hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông. Đông
đảo các doanh nghiệp đã nhận thấy những lợi ích thiết thực của thương mại
điện tử thông qua việc cắt giảm được chi phí giao dịch, tìm được nhiều bạn
hàng mới hơn từ thị trường trong nước và nước ngoài, số lượng khách hàng
và đối tác giao dịch qua thư điện tử nhiều hơn, … Từ năm 2000 đến nay,
thương mại điện tử Việt Nam đã dần hình thành và thu hút được sự quan tâm
của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Vì thương mại điện tử vẫn còn là vấn đề mới, lại có thuận lợi là đang làm
việc trong một công ty chuyên về lĩnh vực thương mại điện tử, tác giả đã mạnh

dạn chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình là: “Hoạt động thương mại
điện tử của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong tiến trình hội
nhập”.
Luận văn được tác giả thực hiện nhằm tìm hiểu có hệ thống và khoa
học các vấn đề của thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử ở
Việt Nam những năm vừa qua. Đây là một đề tài mới, không nhiều tài liệu
tham khảo. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS Ngô Xuân Bình –
Viện Kinh tế Đông Bắc Á và Ban giám đốc, toàn bộ nhân viên Công ty
Truyền thông trực tuyến Việt Nam – nơi tác giả đang làm việc. Qua đây, tác
giả xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới Thầy giáo hướng dẫn, Ban giám đốc
Công ty Truyền thông trực tuyến Việt Nam và các bạn đồng nghiệp.


Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.4.

Khái niệm Thƣơng mại điện tử:

Từ khi Tim Berners-Lee phát minh ra World Wide Web (mạng các
website toàn cầu) vào năm 1990, các tổ chức, cá nhân đã tích cực khai thác,
phát triển thêm World Wide Web, đi đầu là các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh
nghiệp nhận thấy, World Wide Web giúp họ rất nhiều trong việc trưng bày,
cung cấp, chia sẻ thông tin, liên lạc với đối tác… một cách nhanh chóng, tiện
lợi, kinh tế. Từ đó, doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu đã tích cực khai thác
thế mạnh của Internet, World Wide Web để phục vụ việc kinh doanh, hình
thành nên khái niệm Thương mại điện tử (TMĐT).
1.4.1. Định nghĩa
Thương mại điện tử (e-commerce) chỉ việc thực hiện những giao dịch

thương mại dựa trên các công cụ điện tử (electronic) mà cụ thể là mạng
Internet và World Wide Web (những trang web hay website). Hiện nay, có
nhiều quan điểm khác nhau về TMĐT nhưng tựu chung lại, có hai quan điểm
lớn trên thế giới xin được nêu ra dưới đây:
Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về
Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế
(UNCITRAL): Thuật ngữ Thương mại điện tử cần được diễn giải theo nghĩa
rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương
mại dù có hay không có hợp đồng. Các vấn đề mạng tính thương mại bao
gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi
hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại,
uỷ thác hoa hang; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật
công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc
tô nhượng; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường
không, đường sắt hoặc đường bộ. Như vậy, có thể thấy rằng, phạm vi của
TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua


bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một trong rất nhiều lĩnh vực áp dụng của
TMĐT .
Uỷ ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT như sau: TMĐT được hiểu
là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa
trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh.
TMĐT gồm nhiều hành vi, trong đó, hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ
qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng,
chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá
thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mau sắm công cộng, tiếp thị
trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. TMĐT được thực
hiện đối với cả thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ; các hoạt động
thương mại truyền thống và các hoạt động mới (như siêu thị ảo).

Tóm lại, theo nghĩa rộng thì TMĐT có thể được hiểu là các giao dịch tài
chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử,
chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng.
TMĐT theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thương mại được thức
hiện thông qua mạng Internet. Các tổ chức như: Tổ chức thương mại quốc tế
(WTO), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế đưa ra các khái niệm về TMĐT
theo hướng này. TMĐT được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hoá
được bày tại các trang web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ
tín dụng. Có thể nói rằng, TMĐT đang trở thành một cuộc cách mạng về cách thức
mua sắm của con người.
Theo WTO: TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân
phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được
giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như
những thông tin được số hoá thông qua mạng Internet.
Khái niệm TMĐT do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên hợp
quốc đưa ra là: Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch
thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet.


Theo các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu được rằng theo nghĩa hẹp
TMĐT chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua
mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện
thoại, fax, telex, ….
Qua nghiên cứu các khái niệm về TMĐT như trên, hiểu theo nghĩa rộng
thì hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin
liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay và đạt tới doanh số hàng tỷ USD mỗi
ngày. Theo nghĩa hẹp thì TMĐT chỉ mới tồ tại được vài năm nay nhưng đã
đạt được kết quả rất đáng quan tâm, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương
mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính
các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ

TMĐT.
So với thương mại truyền thống, Thương mại điện tử có một số điểm khác
biệt như sau:
 Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với
nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái
niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị
 trường thống nhất toàn cầu. TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường
cạnh tranh toàn cầu.
 Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia ít nhất của ba chủ
thể, trong đó, có một bên không thể thiếu được là nhà cung cấp dịch vụ
mạng, các cơ quan chứng thực.
 Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương
tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin
chính là thị trường.
1.4.2. Các hình thức và đặc điểm


Về hình thức, TMĐT theo bản chất giao dịch, có thể được chia làm ba
loại chính sau: B2B, B2C và C2C.
B2B (Business-to-Business): có nghĩa là giao dịch TMĐT giữa doanh
nghiệp và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dùng mạng Internet, website để
trao đổi thông tin mua bán, tìm kiếm khách hàng, trưng bày sản phẩm, them
chí cho phép đấu giá cung cấp hàng hoá, đấu thầu trên mạng, …
B2C (Business-to-Consumer): là giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và
cá nhân người tiêu dùng. Các doanh nghiệp trưng bày thông tin, sản phẩm,
dịch vụ trên mạng để quảng bá đến với các cá nhân tiêu dùng, dùng mạng
Internet để phục vụ các cá nhân tiêu dùng như cho phép họ thực hiện việc
mua hàng, trả tiền quan mạng, trả lời mọi câu hỏi của khách hàng, …



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anita Rosen, “Hỏi đáp và sử dụng Thương mại điện tử”, Nhà xuất
bản Thống Kê, tháng 9 năm 2004.
2. Constance H. McLaren and Bruce J. Mc Laren, “E-commerce:
business on the Internet”, South – Western Educational Publishing,
2000
3. Chính phủ, “Nghị định Thương mại điện tử”, ngày 09 tháng 6 năm
2006.
4. J. Backer - Đặng Ngọc Dinh, “Internet ở Việt Nam và các nước đang
phát triển”, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội - năm 2000
5. TS Hà Hoàng Hợp, “Thương mại điện tử với phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ”, Nhà xuất bản Thống kê, tháng 10 – 2001.
6. Sayling Wen, “Tương lai của thương mại điện tử”, Nhà xuất bản Bưu
điện”, tháng 12 năm 2002.
7. Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát
triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010”, ngày 15 tháng 9 năm
2005.
8. Trung tâm Thông tin bưu điện - Tổng công ty Bưu chính viễn thông
Việt Nam, “Thương mại điện tử”, Nhà xuất bản Bưu điện, tháng 3
năm 2002.
9. Vụ thương mại điện tử, “Báo cáo Thương mại điện tử năm 2004”,
tháng 4 năm 2005.
10.Vụ thương mại điện tử, “Báo cáo Thương mại điện tử năm 2005”,
tháng 2 năm 2006.
11. Vụ thương mại điện tử, “Báo cáo Thương mại điện tử năm 2006”,
tháng 1 năm 2007.
12.Website Bộ Công thương: .
13. Website Bộ Bưu chính Viễn thông:
14. Website Bộ Kế hoạch và Đầu tư:



15. Website

Phòng

thương

mại



công

nghiệp

Việt

Nam


16. Website Cổng Thương mại điện tử quốc gia
17. Một số website các Hiệp hội: Hiệp hội dệt may Việt Nam, Hiệp hội
Cà phê ca cao Việt Nam, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội Thuỷ sản,

18. Sàn giao dịch điện tử:
19. Sàn giao dịch điện tử:
20. Website Sở Thương mại Hà Nội:




×