ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN VIẾT LỘC
VĂN HÓA KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI - 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN VIẾT LỘC
VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHÙNG XUÂN NHẠ
HÀ NỘI, 2008
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, cạnh tranh quốc tế ngày càng trở
nên gay gắt, đòi hỏi các DN phải biết khai thác các thế mạnh riêng có, trong đó
khai thác các nhân tố văn hóa là một điển hình. Nền kinh tế toàn cầu làm cho môi
trường kinh doanh biến đổi nhanh hơn, tác động làm nâng các chuẩn mực văn hóa
lên cao khiến các DN phải xây dựng được VHKD có tính thích nghi tốt.
Ở Việt Nam, sau hơn 20 năm đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đầu
tư nước ngoài ngày càng gia tăng. Tính đến nay đã có 78 quốc gia và vùng lãnh thổ
đầu tư vốn làm ăn tại Việt Nam. Dẫn đầu các quốc gia là Hàn Quốc với hơn 12,7 tỷ
USD (chiếm 15% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là 78
tỷ USD). Hàn Quốc cũng là nước có số dự án đầu tư vào Việt Nam lớn nhất, với
trên 8.400 dự án [30].
Với tỷ trọng vốn đầu tư lớn, các DN Hàn Quốc đóng vai trò hết sức quan
trọng và có tác động ảnh hưởng không chỉ đến phát triển kinh tế mà còn đối với
cả văn hóa, xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực, một
thực tế đang đặt ra hiện nay là xung đột xẩy ra nhiều trong các DN có vốn đầu tư
Hàn Quốc tại Việt Nam: hiện tượng sa thải nhân viên tùy tiện, đối xử không công
bằng với người làm công, hành vi bạo lực với nhân công, lừa đảo, làm hàng giả...
ngày càng gia tăng dẫn đến khiếu kiện, biểu tình... [12, tr.3].
Hiện trạng trên đã đặt ra các câu hỏi: Có phải các ông chủ Hàn Quốc không
đối xử có văn hóa với lao động người Việt Nam hay không ? Hay là do sự khác
biệt về VHKD của Hàn Quốc và Việt Nam ? Hoặc là cả hai lý do này ? Các câu
hỏi này đang trở thành vấn đề lớn, gây trở ngại không chỉ đối với việc phát triển
kinh doanh của các DN Hàn Quốc ở Việt Nam mà còn tạo ra những hình ảnh xấu,
ảnh hưởng đến mối quan hệ bang giao giữa hai nước.
Nhằm tìm lời giải cho các câu hỏi đã nêu, luận văn sẽ phân tích, tìm hiểu thực
tiễn các khía cạnh của VHKD trong các DN Hàn Quốc ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
A. Trong nước
Vấn đề VHKD nói chung và VHKD của các DN có vốn đầu tư nước ngoài
ngoài nói riêng đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam quan tâm. Có khá nhiều
công trình nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề
chính: Cơ sở lý luận về văn hóa và VHKD; Nghiên cứu, phân tích thực trạng
VHKD của các DN ở một số vùng miền hoặc cũng có một số nghiên cứu về
VHKD của tập đoàn, công ty nước ngoài hay VHKD đặc trưng của một quốc gia
cụ thể; Phân tích ảnh hưởng của cơ chế, chính sách, môi trường văn hóa xã hội đối
với VHKD; Một số nghiên cứu nêu ra một số giải pháp, gợi ý chính sách để xây
dựng và phát triển VHKD ở Việt Nam.
Về cơ sở lý luận của VHKD, các tác giả (Phạm Xuân Nam - 1996; Đỗ Minh
Cương - 2001; Nguyễn Hoàng Anh - 2002; Dương Thị Liễu và các đồng sự - 2004)
đã nghiên cứu khá sâu sắc về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, kinh doanh;
tổng quan khá đầy đủ các quan niệm về triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, về
văn hóa doanh nhân..., các yếu tố cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng tới chúng.
Tuy nhiên, các tác giả cũng có các quan điểm khác nhau về một số vấn đề, chẳng hạn
như về các yếu tố cấu thành VHKD, văn hoá DN. Nguyên nhân chủ yếu của tình
trạng bất đồng này là chưa có sự thống nhất về khái niệm, đặc trưng của VHKD.
Về nghiên cứu VHKD của DN có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và của DN
Hàn Quốc ở Việt Nam nói riêng, đã có một số công trình nghiên cứu về VHKD của
một tập đoàn, doanh nghiệp cụ thể và chủ yếu là nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố
văn hóa đến hoạt động kinh doanh của DN, hay văn hoá ứng xử đặc trưng của các
quốc gia (Mai Thanh Lan - 2007; Nguyễn Văn Dân - 2006; Phạm Mai Hương - 2005).
Một số nghiên cứu khác như: Về sự khác biệt tính cách giữa văn hóa Hàn Quốc so với
văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm -2007); Văn hóa giao tiếp của người Hàn Quốc,
so sánh với Việt Nam (của Phan Thu Hiền - 2007).
Có một số tác giả tập trung phân tích ảnh hưởng của cơ chế, chính sách, môi
trường kinh tế, văn hoá, xã hội đối với các DN Việt Nam nói chung cũng như DN
nước ngoài nói riêng, hay phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ở góc độ
thu hút vốn đầu tư nước ngoài (Phùng Xuân Nhạ - 2006; Đỗ Huy - 1996; Nguyễn
Anh Dũng - 2000; Vũ Quốc Tuấn - 2001; Nguyễn Quang Vinh - 2002; Lê Quý
Đức - 2005). Các nghiên cứu này đã giới thiệu và đề xuất được một số giải pháp
cải thiện môi trường kinh doanh, phát huy vai trò các nhân tố của VHKD, nhưng
chủ yếu mới dừng ở dạng các kiến nghị riêng lẻ mà chưa được xây dựng thành một
hệ thống cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể.
B- Ngoài nước
Vấn đề VHKD đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm từ những
năm 70 của thế kỷ XX. Trong các giáo trình giảng dạy về kinh doanh của Mỹ và
các nước phương Tây đã đề cập nhiều đến văn hóa như là một nhân tố không thể
thiếu của hoạt động kinh doanh.
Một số công trình nổi tiếng về VHKD (G.Hofstede - 1994; John Kotter 1992); về Đạo đức kinh doanh (Farrell, O.C, Fraedrich, J. & Farrell, L. - 2002)
như là những nền tảng lý luận vững chắc để nghiên cứu sâu về VHKD. Đã có
những công trình nghiên cứu về vai trò của các nhân tố văn hoá (như lễ hội, tập
quán, truyền thống, hệ thống các giá trị của công ty, tinh thần doanh nghiệp, các
chuẩn mực đạo đức, triết lý công ty, văn hoá công ty, văn hóa của người lãnh đạo
doanh nghiệp...) trong hoạt động kinh doanh (P.Drucke -1989; T.Peter & R.
Waterman - 1996). Một số tác giả Trung quốc đã có nghiên cứu bước đầu về tinh
thần doanh nghiệp, trong đó nhấn mạnh vai trò của các nhân tố văn hoá (Quách
Thái - 1995; Lưu Vĩnh Thuỵ - 2000), hay nghiên cứu về kinh doanh trong môi
trường văn hóa đa dạng, VHKD trong bối cảnh toàn cầu hóa (Thomas L. Friedmen
- 2007; Fons Trompenaars & Charles Hampden - Turner - 2006); Lịch sử và văn
hóa Hàn Quốc, so sánh với Việt Nam (của Lee Chul Hee - 2007).
Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về
VHKD của các DN có vốn đầu tư nước ngoài đang làm ăn ở Việt Nam nói chung
và VHKD của các DN Hàn Quốc nói riêng. Có chăng mới chí là các nghiên cứu
nhỏ lẻ về một số khía cạnh, đặc điểm mang tính văn hóa về phong cách quản lý,
điều hành, về văn hóa ứng xử... của các ông chủ Hàn Quốc. Đặc biệt chưa có
nghiên cứu nào phân tích về thực trạng VHKD của các DN Hàn Quốc ở Việt Nam
và đưa ra các lý giải cho thực tiễn xung đột thường xẩy ra trong các DN Hàn Quốc
hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở khái quát các vấn đề lý luận và thực tiễn về VHKD, đề tài góp
phần làm sáng tỏ thực trạng VHKD trong các DN Hàn Quốc ở Việt Nam nhằm tìm
câu trả lời thuyết phục cho các câu hỏi nêu ở phần trên.
Để thực hiện mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ sau:
- Hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn VHKD trong các DN Hàn Quốc ở
Việt Nam.
- Phân tích thực trạng VHKD trong các DN Hàn Quốc ở Việt Nam.
- Đưa ra một số gợi ý giải pháp nhằm cải thiện VHKD trong các DN Hàn
Quốc ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là VHKD của các DN Hàn Quốc ở Việt
Nam.
Đối tượng khảo sát là các DN Hàn Quốc ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là VHKD được nghiên cứu dưới góc độ nghĩa rộng, tức
là toàn bộ các nhân tố văn hóa trong hoạt động kinh doanh của DN.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp kế thừa: Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ
các nghiên cứu trước, kế thừa có chọn lọc những tài liệu này.
- Khảo sát thực tiễn: Do một số vấn đề nghiên cứu của đề tài còn khá mới mẻ,
do đó cần phải khảo sát thực tế ở một số DN Hàn Quốc điển hình trên cả nước.
Phương pháp chọn mẫu sẽ được sử dụng khi tiến hành khảo sát, điều tra xã hội học
để các đánh giá được sát thực.
- Nghiên cứu liên ngành: Nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến nhiều
lĩnh vực khoa học chuyên ngành như: Xã hội học, Tâm lý học, Triết học, Ngôn
ngữ học, Văn hóa học, Kinh tế học, v.v…nên trong quá trình triển khai, các
phương pháp nghiên cứu liên ngành trên được áp dụng.
- Phương pháp luận phép biện chứng duy vật: Quan điểm lịch sử cụ thể luôn
được quán triệt trong quá trình khảo sát, đánh giá, phân tích tình hình thực tiễn.
- Phương pháp phân tích - so sánh: Đề tài nghiên cứu, phân tích, so sánh văn
hóa và VHKD của Hàn Quốc với Việt Nam để tìm lời giải cho các mâu thuẫn,
xung đột cũng như đưa ra gợi ý các giải pháp cho xây dựng VHKD trong các DN
Hàn Quốc phù hợp với văn hóa Việt Nam.
6. Dự kiến những đóng góp của luận văn
- Hệ thống được lý luận và thực tiễn VHKD trong các DN Hàn Quốc ở Việt
Nam.
- Làm rõ thực trạng VHKD trong các DN Hàn Quốc ở Việt Nam.
- Gợi ý một số giải pháp nhằm cải thiện VHKD trong các DN Hàn Quốc ở
Việt Nam.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, các phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của VHKD trong các DN Hàn
Quốc ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng VHKD của các DN Hàn Quốc ở Việt Nam.
Chương 3: Một số gợi ý giải pháp cải thiện VHKD của các DN Hàn Quốc ở
Việt Nam.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
VĂN HÓA KINH DOANH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Văn hoá kinh doanh
Văn hóa hiện diện và thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống con người
như một yếu tố không thể thiếu được của tổng thể xã hội. Tuy vậy, điều này không
có nghĩa là con người nhận thức được một cách rõ ràng kiến trúc của văn hóa trong
mỗi hoạt động hoặc có thể định liệu được những liên hệ mật thiết có tính chất văn
hóa trước khi đi đến những quyết định. Người ta ngày càng nhận ra rằng văn hóa
tham gia vào mọi quá trình hoạt động của con người. Và đã đi sâu tìm hiểu những
sắc thái văn hóa của các hoạt động của con người như: văn hóa chính trị, văn hóa
pháp luật, văn hóa giáo dục, văn hóa gia đình... Kinh doanh là một hoạt động đặc
thù của con người, do vậy nó cũng là một phạm trù của văn hóa.
Có khá nhiều quan niệm, định nghĩa về VHKD. Trước khi đi đến một định
nghĩa mang tính khái quát cao, chúng ta khảo sát một số định nghĩa điển hình:
- Theo các nhà nghiên cứu của Viện Kinh doanh Nhật Bản - Hòa Kỳ (JABA),
"VHKD có thể được định nghĩa như ảnh hưởng của những mô hình văn hóa của
một xã hội đến những thiết chế và thông lệ kinh doanh của xã hội đó" [5, tr.13].
- Theo Vern Terspstra và Kenneth David (Trường Đại học Michigan - Hoa
Kỳ), "VHKD bao gồm những nguyên tắc điều chỉnh việc kinh doanh, việc ấn định
ranh giới giữa hành vi cạnh tranh và các ứng xử vô đạo đức, những quy tắc phải
tuân theo trong các thỏa thuận kinh doanh" [5, tr.14].
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số định nghĩa về VHKD như
sau:
- GS.TS Nguyễn Duy Quý: "Trong hoạt động kinh doanh có một nền VHKD
thể hiện sự vận động khoa học và kỹ thuật, tổ chức và quản lý kinh doanh, ở những
cách thức giao tiếp và ứng xử trong kinh doanh thương mại" [22, tr.16].
- GS Hoàng Trinh: "VHKD (hay kinh doanh có văn hóa) có nghĩa là hoạt
động kinh tế có hiệu quả, đạt năng suất, sản lượng, giá trị cao, giá thành thấp, sản
phẩm đạt chất lượng cao, tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường trong nước và
ngoài nước, làm đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước" [2, tr.99].
- GS Phạm Xuân Nam: "VHKD là phương pháp kinh doanh bằng nắm bắt
thông tin, ra sức cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu,
quan tâm thích đáng đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, bồi
dưỡng và phát huy tiềm năng sáng tạo của họ trong việc tạo ra những hàng hóa
và dịch vụ có chất lượng tốt, hình thức đẹp, giá cả hợp lý, đáp ứng được nhu cầu
của thị trường, giữ được chữ tín với người tiêu dùng" [22, tr.15].
Với cách tiếp nhận như trên dẫn đến cách hiểu VHKD là sự vận dụng các
nhân tố văn hóa vào hoạt động sản xuất - kinh doanh. Cụ thể đó là các nhân tố về
khoa học kỹ thuật, công nghệ, phương thức tổ chức và quản lý, giao tiếp và ứng
xử... Và nhấn mạnh biểu hiện của VHKD như là tính hiệu quả, chất lượng sản
phẩm, chữ tín, đạo đức.
Một định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu chú ý là của TS. Đỗ Minh Cương:
"VHKD là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào trong hoạt động kinh doanh của
chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ra
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Nguyễn Hoàng Ánh (2002), Giải pháp để xây dựng văn hóa DN tại Việt Nam
trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, Đề tài cấp Bộ, Mã số 2002-40-17,
Hà Nội.
2. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin, Viện Quản trị
Kinh doanh (2001), Văn hoá và kinh doanh, Nxb Lao động, Hà Nội.
3. Báo Nhân dân số ra ngày 26/10/2004.
4. Bettina Buchel - Gillbert Probst Christiane Prange - Charles Clemens ruling
(Biên dịch: Nguyễn Mĩnh Hạnh - Minh Đức), (2002), Liên doanh và Quản lý
liên doanh, Nxb Trẻ, Hà Nội.
5. Bộ môn VHKD - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2004), VHKD trong các
DN ở Hà Nội, Đề tài cấp Bộ, Mã số B2004-38-81.
6. Bộ môn VHKD - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2006), Bài giảng VHKD,
Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
7. Bộ môn VHKD - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2007), Văn hoá doanh
nhân của doanh nhân trên địa bàn Hà Nội, Đề tài cấp Bộ, Mã số B2006-06-18.
8. Đỗ Minh Cương (2000), Văn hóa và triết lý kinh doanh, Trường Đại học
Thương mại, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hóa và Phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Fons Trompenaars - Charle Hampden - Turner (2006), Chinh phục các làn
sáng văn hóa, Nxb Trí thức, Hà Nội.
11. Fredr David (2006), Khái luận về Quản trị chiến lược, Nxb Thống kê, Hà Nội.
12. Thái Hà (2008), Cuối năm đình công lại nóng, Báo Phụ nữ Thủ đô, số 3 (892),
ngày 23/1/2008, trang 3.
13. Vương Quân Hoàng (2007), Văn minh làm giàu - Nguồn gốc của cải, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Đỗ Huy (1996), VHKD ở nước ta - Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Triết học,
số 2.
15. Phạm Mai Hương (2005), Nghệ thuật kinh doanh ứng xử văn hóa một số nước
trên thế giới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
16. W.Chan Kim - Renée Mauborgae (2006), Chiến lược đại dương xanh (Làm thế
nào để tạo khoảng trống thị trường và vô hình hóa cạnh tranh), Nxb Tri thức,
Hà Nội.
17. Mai Thanh Lan (2007), VHKD của Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải TRACO
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
18. Hoa Hữu Lân (2002), Hàn Quốc - Câu chuyện kinh tế về một con rồng. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Dương Thị Liễu (2004), Vai trò văn hoá trong phát triển kinh tế, Tạp chí Triết
học, số 6.
20. Dương Thị Liễu (2005), VHKD và một số giải pháp xây dựng VHKD Việt
Nam, Tạp chí Triết học, số 6 (196).
21. Lucinda Watson (2006), Vì sao họ thành công, Nxb Trẻ, Hà Nội.
22. Phạm Xuân Nam (1996), Văn hoá và Kinh doanh, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
23. Phạm Xuân Nam (1999), Văn hoá, đạo đức trong kinh doanh, Tạp chí Cộng
sản, số 3 (561).
24. Đỗ Hoài Nam, Ngô Xuân Bình, Sung-Yeal Koo, (2005), Hợp tác kinh tế Việt
Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á. Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
25. Phùng Xuân Nhạ và nhóm tác giả (MUTRAP II - Dự án hỗ trợ thương mại đa
biên), (2007), Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức Thương mại thế
giới trong hệ thống thương mại đa phương, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
26. Nguyễn Đức Nhuận (2007), Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn
1992 đến nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN.
27. Trần Hữu Quang - Nguyễn Công Thắng (2007), VHKD - Những góc nhìn, Nxb
Trẻ, Hà Nội.
28. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Nxb Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh.
29. Thomas L. Friedman (2007), Thế giới phẳng, Nxb trẻ, Hà Nội.
30. Thanh Trường (2007), Tạo thêm kênh thông tin để thu hút vốn FDI, VOV
News - Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, ngày 22/12/2007.
31. Lâm Quốc Tuấn (2006), Nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo quản
lý ở nước ta hiện nay, Nxb Văn hóa thông tin và Viện Văn hóa.
32. Http://kinhdoanh.sky.vn/archives/121.
33. Http://irv.moi.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=13726.
Tiếng Anh
34. Phùng
Xuân
Nhạ,
Jonathan
Ortmans,
Dexaix
Anderson
(2007),
Entrepreneurship in Vietnam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
35. Trompenars, F. and Wooliams, (2004), Business across cultures, Published by
Capstone publisher.