Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Xây dựng quỹ đầu tư trong tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.35 KB, 10 trang )

ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI

Tr-ờng đại học KINH Tế
----------------------------

TÔ ANH TUấN

XÂY DựNG Quỹ ĐầU TƯ
TRONG TậP ĐOàN BƯU CHíNH VIễN THÔNG
VIệT NAM

LUậN VĂN THạC Sĩ quản trị kinh doanh

Hà Nội - Năm 2008


ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI

tr-ờng đại học KINH Tế
------------------------

Tô Anh Tuấn

XÂY DựNG Quỹ ĐầU TƯ
TRONG TậP ĐOàN BƯU CHíNH VIễN THôNG
việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05

LUậN VĂN THạC Sĩ quản trị kinh doanh


Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: pgs.ts vũ công ty

Hà Nội - Năm 2008

-1-


LỜI CAM ĐOAN
Trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà
Nội, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong
và ngoài Trường Đại học Kinh tế.
Nhân đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới thầy giáo, cô giáo, bạn
bè, cơ quan và gia đình đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản Luận văn này.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Công Ty, người đã tận tình giúp
đỡ và hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn trên.
Tôi xin cam đoan bản luận văn “Xây dựng Quỹ đầu tư trong Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam” tôi đã thực hiện độc lập dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của PGS.TS Vũ Công Ty. Luận văn không hề sao chép các công trình nghiên cứu
hay đề tài khoa học đã được công bố. Những trường hợp có sử dụng tư liệu trích
dẫn đều có giải thích về nguồn trích dẫn và tác giả.
Với sự giúp đỡ tận tình nói trên, Luận văn của tôi đã đạt được một số kết quả
nhất định. Mặc dù vậy, công trình không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế,
tôi mong nhận được góp ý của thầy cô giáo và các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cám ơn!

Hà Nội, năm 2008
Tô Anh Tuấn

-2-



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

A. Tiếng Việt
BC

Bưu chính

BCVT

Bưu chính Viễn thông

BĐHN

Bưu điện Hà Nội

BĐTp HCM

Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh

CBCNVC

Cán bộ công nhân viên chức

CP

Công ty Cổ phần


CPH

Cổ phần Hoá

CTTV

Công ty thành viên

CtyQLQ

Công ty quản lý quỹ

CtyTC

Công ty tài chính

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

ĐTNN

Các nhà đầu tư nước ngoài

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GPC


Công ty dịch viễn thông Vinaphone

HĐQT

Hội đồng Quản trị

HTĐL

Hạch toán độc lập

HTPT

Hạch toán phụ thuộc

MoU

Biên bản ghi nhớ

NHTM

Ngân hàng thương mại

NVA

Giá trị tài sản thuần

OECD

Tổ chức các nước công nghiệp phát triển


PTF

Công ty tài chính Bưu điện

PTI

Công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu điện

QĐT

Quỹ đầu tư

SCIC

Tổng công ty Đầu Tư và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước

TC

Tài chính

TCTy

Tổng công ty

TKBĐ

Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện

TNHH


Công ty trách nhiệm hữu hạn

TTCK

Thị trường Chứng khoán

UBCKNN

Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước

UBND

Uỷ Ban nhân dân

VCBF

Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán

-3-


Vietcombank
VDC

Công ty điện toán và truyền số liệu

VF1

Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam


VF4

Quỹ Đầu tư doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam

VFM

Công ty Liên doanh quản lý quỹ đầu tư Việt Nam

VIETCOMBANK

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

VINACONEX

Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng

VMS

Công ty dịch vụ viễn thông di động

VNPT

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

VN-Index

Chỉ số chứng khoán Việt Nam

VPF1


Quỹ Thành viên

VPSC
Quỹ tiết kiệm Bưu điện
VT
Viễn thông
VTI
Công ty viễn thông quốc tế
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
B. Tiếng Anh
MEF
Mekong Enterprise Fund
MSCI
Morgan Stanley Capital International
MoU
Biên bản ghi nhớ
NAV
PER
Giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu
SHARE
NVA
Net Value Assets
ODA
Orgnazation of Development Asia
OECD
Orgnazation of Economic Country Development
OTC
Over The Counter

S&P
Standard and Poor’s
SEC
Securities Exchange Committee
SHARE PRICE Giá cổ phiếu
VDF
Vietnam Dragon Fund
VIEL
Vietnam Enterprise Investment Fund
VOF
Vietnam Opportunities Fund
VOF
Vietnam Opportunities Fund
WTO
World Trade Ognization

-4-


LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là Tổng công ty Nhà nước giữ vai
trò chủ đạo của ngành Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin Việt
Nam, được thành lập theo Quyết định số: 06/2006/QĐ-TTg, ngày 09/01/2006
của Thủ tướng Chính phủ; hoạt động theo mô hình Công ty mẹ- Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), theo đó công ty mẹ có tên gọi là
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Tập đoàn là “Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam là Tổng Công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con
dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc
Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ hạch toán

và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; chịu trách nhiệm kế thừa các
quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam”.
Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ; Ngành Bưu
điện Việt Nam đang trong tiến trình tự do hoá thị trường, từng bước mở cửa,
hội nhập kinh tế quốc tế thì VNPT đã và đang phát triển theo hướng trở thành
một Tập đoàn kinh doanh mạnh, hoạt động trên nhiều lĩnh vực (Bưu chính,
Viễn thông, Công nghiệp, nghiên cứu - đào tạo, hoạt động tài chính - tín
dụng, du lịch - lữ hành...) với nhiều loại hình sở hữu đan xen (Nhà nước, liên
doanh, hợp tác kinh doanh, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn),
có phạm vi hoạt động trải rộng toàn quốc và quốc tế. Tập đoàn muốn phát
triển nhanh và bền vững, nhất thiết phải có nhiều vốn đầu tư đặc biệt là vốn
trung và dài hạn. Nhưng làm thế nào để các tổ chức hay cá nhân đang nắm
giữ những nguồn vốn nhàn rỗi và các doanh nghiệp đang có ý tưởng kinh
doanh khả thi có thể gặp và hợp tác với nhau, cùng tìm cơ hội kinh doanh có
lợi nhất. Các nguồn vốn nhàn rỗi riêng lẻ trong Tập đoàn hay ngoài Tập đoàn
do vậy sẽ được tập trung lại thành một nguồn vốn khổng lồ, thông qua Quỹ
đầu tư sẽ được đầu tư vào các dự án trung và dài hạn, đảm bảo được nguồn
vốn phát triển vững chắc cho toàn Tập đoàn. Rõ ràng, việc thiết lập và phát
triển Quỹ đầu tư tại Tập đoàn vừa mang tính cấp bách vừa là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu to lớn về vốn cho mục đích
phát triển thành một Tập đoàn kinh doanh mạnh. Với lý do đó, tôi lựa chọn đề
tài luận văn: “Xây dựng Quỹ đầu tư trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu:
Cùng với một số tài liệu nước ngoài, trong thời gian qua cũng xuất hiện một
số cuốn sách và bài báo của các tác giả như: PGS.TS Trần Thị Thái Hà, PGS.
TSKH Đỗ Kim Sơn, Ths. Bùi Xuân Chung, Peter Rose, Richard A.Brealey &

-5-



Stewart C.Myers, Prederic Mishkin,...đề cập đến những khía cạnh khác nhau
về Quỹ đầu tư.
Tất cả những công trình trên là cơ sở để tôi kế thừa và phát triển trong luận
văn này. Với góc độ tiếp cận mới, xuất phát từ thực tiễn trong VNPT, tôi
mong muốn góp phần làm rõ vai trò và tầm quan trọng của QĐT tại các Tập
đoàn nhà nước tại Việt Nam nói chung và VNPT nói riêng. Trên cơ sở đó,
dưới giác độ nghiên cứu tôi bước đầu xin đưa ra những quan điểm cơ bản
mang tính định hướng và đề xuất xây dựng mô hình QĐT, những kiến nghị
nhằm góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển QĐT trong các Tập đoàn
ở Việt Nam nói chung và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam nói
riêng.
3. Mục đích nghiên cứu của Luận văn.
Một: Khái quát hoá một số lý luận cơ bản về, Quỹ đầu tư trong nền kinh tế thị
trường. Nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm về mô hình hoạt động của Quỹ
đầu tư trong các Tập đoàn kinh doanh ở một số nước trên thế giới.
Hai: Đánh giá thực trạng hoạt động tài chính và các trung gian tài chính trong
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam làm cơ sở đề xuất việc thành lập
Quỹ đầu tư trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Ba: Chứng minh tính tất yếu của việc thành lập Quỹ đầu tư và đề xuất mô
hình quỹ đầu tư và vận hành Quỹ đầu tư trong Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Một: Với tính đa dạng và phức tạp của đề tài, luận văn chỉ tập trung nghiên
cứu các hoạt động tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hai: Để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan, luận văn sẽ
nghiên cứu kinh nghiệm và thực tế hoạt động của một số Quỹ đầu tư trong
các Tập đoàn kinh doanh trên thế giới và một số Quỹ đầu tư trong và ngoài
nước đang hoạt động tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu.

Một: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ
yếu là phương pháp duy vật biện chứng, phân tích tổng hợp, phân tích thống
kê, so sánh.
Hai: Kết hợp nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm của các nước và thực tiễn vận
dụng vào Việt Nam.
6. Đóng góp của luận văn.
Một: Làm rõ mặt lý luận về Quỹ đầu tư hoạt động trong nền kinh tế thị
trường.
Hai: Làm rõ cơ sở của việc thành lập Quỹ đầu tư thông qua phân tích thực
trạng tình hình hoạt động tài chính và các trung gian tài chính của VNPT.
Ba: Đề xuất những giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình Quỹ đầu tư trong
VNPT phù hợp với chiến lược phát triển của VNPT và xu hướng phát triển
của thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn tới.
7. Kết cấu của luận văn.
-6-


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan chung về Quỹ đầu tư.
Chương 2: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông và khả năng ứng dụng mô
hình Quỹ đầu tư.
Chương 3: Xây dựng Quỹ đầu tư trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam.

-7-


1


CHƯƠNG
TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƯ

1

1.1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ.
1.1.1

Sự hình thành, phát triển quỹ đầu tư trên thế giới và Việt

Nam.
1.1.1.1 Sự hình thành và phát triển quỹ đầu tư trên thế giới.

Các Quỹ đầu tư ra đời theo hai xu hướng chính. Xu hướng thứ nhất là để đáp
ứng nhu cầu đầu tư của các cá nhân ở các nước phát triển. Xu hướng thứ hai
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của đất nước trong việc phát triển kinh tế ở các
nước đang phát triển.
Nước Anh Thế kỷ 19, cuộc Cách mạng công nghiệp đã tạo ra một lượng tiền
khổng lồ sẵn sàng để đầu tư. Cung tiền quá cao làm cho lãi suất trên thị
trường giảm xuống. Trong khi đó các nước trên lục địa châu Âu, Nam và Bắc
Mỹ lại đang thiếu tiền trầm trọng: tiền để tiến hành Cách mạng công nghiệp.
Để thu hút những khối lượng tiền lớn, các nước này đã phát hành các trái
phiếu với lãi suất tương đối cao, hấp dẫn so với tỷ lệ lãi suất thấp ở Anh làm
cho các nhà đầu tư lớn nhỏ ở Anh bắt đầu dần dần quan tâm tới các cơ hội
kinh doanh hải ngoại. Mặc dù hứa hẹn thu được lợi nhuận cao nhưng các nhà
đầu tư lại gặp phải những khó khăn đáng kể trong việc nghiên cứu và thực
hiện đầu tư hải ngoại.
Cuối cùng, việc huy động vốn và quản lý vốn đã được trao vào tay các chuyên
gia đầu tư nhằm giảm tối đa rủi ro và tăng tối đa hiệu quả kinh tế. QĐT đầu
tiên được thành lập ở Luân Đôn, Anh vào năm 1868. Quỹ này đưa ra lời hứa

hẹn rằng các nhà đầu tư với số vốn khiêm tốn vẫn có thuận lợi như các nhà tư
bản lớn bằng cách dàn trải đầu tư qua một số các chứng khoán khác nhau.
Cho đến năm 1873, hơn 10 QĐT như vậy đã được thành lập dưới hình thức
công ty đầu tư. Hầu hết các công ty đầu tư lúc bấy giờ ở Anh và ở Mỹ đều
giống hình thức các QĐT dạng đóng ngày nay. Họ bán một số lượng cố định
các chứng chỉ QĐT với giá được xác định bởi cung và cầu. Tuy nhiên, cho
đến những năm 1920, hầu hết những người Mỹ có thu nhập trung bình gửi
tiền của họ vào các ngân hàng hoặc mua các cổ phiếu của một công ty nào đó.
Việc đầu tư vào thị trường vốn vẫn giới hạn rất nhiều vào những nhà đầu tư
giàu nhất.
Từ những năm 1920 trở đi, sự phát triển của Quỹ đầu tư được thể hiện
rõ nét nhất tại Mỹ.
Quỹ tín thác các nhà đầu tư được thành lập năm 1924 với một danh mục đầu
tư khiêm tốn gồm 45 loại cổ phiếu và 50.000 Đô la Mỹ (USD) giá trị tài sản.
Đây là QĐT dạng mở đầu tiên, mở màn cho cuộc cách mạng đối với các công
ty đầu tư và bản thân hoạt động đầu tư: chào bán liên tục các chứng chỉ QĐT

-8-


mới và các chứng chỉ này có thể được mua lại bất kỳ lúc nào dựa trên giá trị
hiện thời của tài sản Quỹ.
Năm 1929, thị trường chứng khoán (TTCK) sụp đổ cùng với cuộc Đại khủng
hoảng đã làm Quốc hội Mỹ phải ban hành các đạo luật chung để bảo vệ các
nhà đầu tư và chỉnh đốn thị trường chứng khoán và thị trường tài chính, trong
đó bao gồm cả ngành QĐT. Hệ thống luật về chứng khoán của Mỹ từ đây
luôn là cơ sở cho việc soạn thảo luật chứng khoán của các nước khác. Đầu
tiên là Luật chứng khoán năm 1933, lần đầu tiên đưa ra yêu cầu về bản cáo
bạch mô tả Quỹ. Luật TTCK năm 1934 buộc các Quỹ phải tuân theo các quy
định của Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) và đặt họ dưới sự quản lý của Hiệp

hội quốc gia các nhà kinh doanh chứng khoán.
Luật quan trọng nhất liên quan đến các QĐT và việc bảo vệ người đầu tư của
Mỹ được ban hành năm 1940: Luật công ty đầu tư và Luật tư vấn đầu tư.
Luật công ty đầu tư 1940 có tác dụng rất đáng kể, điều khoản trung tâm của
đạo luật đòi hỏi tất cả các Quỹ định giá tài sản của mình theo giá thị trường
hàng ngày; các điều khoản nghiêm cấm đối với các giao dịch giữa Quỹ và
người quản lý Quỹ; các hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính và một hệ thống
chỉ dẫn pháp luật riêng- duy nhất đối với ngành QĐT. Đạo luật 1940 đưa ra
các quy định không chỉ cho bản thân các QĐT mà còn cho các nhà bảo lãnh
phát hành chính, người điều hành, các quan chức và nhân viên của Quỹ. Luật
quy định rõ các QĐT dạng mở mua lại cổ phần của mình bất kỳ lúc nào cổ
đông yêu cầu và đòi hỏi các Quỹ thanh toán giá mua lại theo lần tính toán giá
trị tài sản thuần (NAV) của danh mục đầu tư của Quỹ trong vòng 7 ngày sau
khi nhận được yêu cầu mua lại.
Luật tư vấn đầu tư đòi hỏi sự đăng ký của tất cả các nhà tư vấn đối với các
QĐT trừ các ngân hàng. Luật cũng đưa ra một nghĩa vụ uỷ thác chung cho các
nhà tư vấn đầu tư và có một số điều khoản chống gian lận. Đạo luật đòi hỏi
thêm các nhà tư vấn lưu trữ các dữ liệu, báo cáo, công khai và các yêu cầu
khác. Không có gì đáng ngạc nhiên khi một cựu chủ tịch của SEC phát biểu:
"Không có một tổ chức phát hành nào lại bị nhiều quy định điều chỉnh chi tiết
như các QĐT".
Các QĐT dạng mở bắt đầu phát triển trong công chúng từ những năm 1940 và
1950. Năm 1940, có chưa đến 80 Quỹ với tổng tài sản 500 triệu USD. Hai
mươi năm sau, đã có 160 Quỹ với tổng tài sản là 17 tỷ USD. Quỹ cổ phiếu
quốc tế dạng mở đầu tiên ra đời năm 1940. Ngày nay đã có vô số các QĐT cổ
phiếu và trái phiếu toàn cầu.
Sự phức tạp và quy mô của ngành QĐT đã thay đổi rất lớn với việc thêm vào
các sản phẩm và dịch vụ mới. Chẳng hạn trước những năm 1970, hầu hết các
Quỹ là QĐT cổ phiếu và một số QĐT cân đối có bao gồm cả trái phiếu trong
danh mục đầu tư. Năm 1972 đã có 46 QĐT trái phiếu và QĐT lợi tức. Hai

mươi năm sau nữa, con số đã là 1.629 QĐT. Sự đổi mới trong

-9-



×