Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Xây dựng trang web tin tức công nghệ bằng joomla

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 36 trang )

Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Công nghệ thông tin và truyền thông

Bộ môn: Project 2

Đề tài: Xây dựng trang web tin tức công nghệ bằng
joomla
Giảng viên hướng dẫn:

ThS Phạm Hồng Phong

1


Contents

2


1.Khái niệm
1.1.
Khái niệm CMS
CMS là từ viết tắt của:Content Management System (nghĩa: Hệ thống quản lý
nội dung).
Là hệ thống dùng để tạo ra, thay đổi, lưu trữ, xóa, các thông tin , tài nguyên
dựa trên một hệ thống lưu trữ được tổ chức tốt. Ngoài ra nó còn bao gồm các
công cụ giúp cho việc tìm kiếm, quản lý phiên bản và phát hành thông tin, định
dạng thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Thông tin ở đây có thể là
thông tin có cấu trúc (được lưu trong CSDL), hoặc thông tin không cấu trúc như
các file media, file văn bản…. Các tờ báo điện tử hiện nay là một loại CMS, các
cổng thông tin điện tử của chính phủ hiện cũng là CMS. Hãy tưởng tượng một tờ


báo điện tử, phóng viên sẽ tạo một bài báo và được hệ thống quản lý. Bài báo
này sẽ được chuyển tới người biên tập để chỉnh sữa, thay đổi ( tuy nhiên phiên
bản gốc vẫn được bảo lưu ). Có thể có nhiều biên tập viên tham gia vào thay đổi
bài viết này.Tất cả các thay đổi đều được ghi nhận và bảo lưu. Sau đó, bài viết
này sẽ được chuyển tới tổng biên tập, ông này duyệt và ra lệnh xuất lên web, bài
báo này sẽ tự động xuất hiện trên web và tự động mất đi sau một thời gian định
trước. Điều quan trọng là người biên tập này không cần phải biết HTML để có
thể đưa bài báo đó lên web, hệ thống sẽ tự động trình bày và để bài báo đó vào
đúng mục thích hợp. Ở mức độ phức tạp hơn, đối với các cổng thông tin của chíh
phủ, tài liệu không chỉ là các bài viết, nó có thể là công văn, là giấy tờ, quyền sử
dụng đất, giấy đăng ký kết hôn, các văn bản pháp luật,….. Người truy cập có thể
là các bộ ngành, có thể là người dân, các công ty,… hệ thống sẽ quản lý tất cả và
cung cấp đúng thông tin cho đúng người, đúng thời gian với các định dạng,
trình bày thích hợp nhất. Có rất nhiều hệ thống CMS trên thế giới. Một số dạng
phổ thông và đơn giản có thể kể là Mambo, Joomla!, Nuke, … Phức tạp hơn 1 xíu
thì có Typo3, ezpublish,… Tất cả những hệ thống kể trên đều là mã nguồn
mỡ.Các hệ thống lớn hơn thì phải bỏ tiền ra rất nhiều.Để duy trì một trang CMS
cần ít nhất 2 team. 1. team lo về content, team này không biết tí gì về kỹ thuật,
chỉ lo content và các vấn đề về publish content. 2. team lo về tech, team này giúp
hệ thống thông minh hơn, lư trữ được nhiều loại content hơn, trình bày thông
minh hơn, đẹp hơn và chạy nhanh hơn. CMS la xu hướng chung của tất cả các
website ngày nay. Sự phát triển của CMS báo hiệu ngày tàn của các nhà lập
trình web, bởi vì đã có rất nhiều hệ thống thông minh, bạn không cần phải biết
lập trình web để có thể sở hữu một trang web. Ví dụ đơn giản nhất là 02HCB
forum. Nó sử dụng một hệ thống CMS thuộc loại forum và bạn không phải biết
3


quá nhiều về web để có thể cài đặt và duy trì các diễn đàn. Blogger, là một dạng
CMS, Wiki là một dạng CMS…. CMS trong tương lai sẽ được tích hợp vào các hệ

thống ERP của doanh nghiệp. Các dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được publish trực
tiếp lên website mà không cần phải tốn nhiều công sức. Ví dụ một nhà máy, họ
vừa sản xuất ra một sản phẩm, sản phẩm này lập tức xuất hiện trên trang web
về thương mại điện tử của nhà máy đó, thông tin về sản phẩm sẽ được lấy từ dữ
liệu của phòng kỹ thuật, giá cả thì lấy từ phòng kinh doanh, các phương thức
khuyến mãi lại được truy cập trực tiếp từ phòng marketing. Các báo cáo thuế
của doanh nghiệp sẽ được xuất bản và gửi trực tiếp về phòng thuế…. Một hệ
thống CMS là một hệ thống quản lý mọi thứ, bời vì tất cả đều là content. Cái hay
của một hệ thống là làm sao tổ chức và quản lý được những content phi cấu trúc
và quản lý được nhiều loại thông tin. IDG trong những năm vừa rồi có đề ra một
concept mới gọi là EW (Enterprise Workspace / Enterprise Workplace) đây là
một hệ thống tích hợp mọi công cụ cho doanh nghiệp, bao gồm ERP, CRM, CMS,…
Doanh nghiệp sẽ có một công cụ quản lý hết mọi hoạt động của mình.Đây là
những hệ thống rất lớn, tuy nhiên lại rất triệt để.
1.2

Joomla!

Joomla! là một hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở. Joomla!được viết
bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cở sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng
có thể dễ dàng xuất bản các nội dungcủa họ lên Internet hoặc Intranet.
Joomla! có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc
độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin
nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong site và hỗ trợ đa ngôn
ngữ.
Joomla!được phát âm theo tiếng Swahili như là jumla nghĩa là "đồng tâm
hiệp lực".
Joomla!được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới; từ những website cá
nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung
cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla!có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý

và có độ tin cậy cao.
Joomla!có mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla!là hoàn toàn miễn phí
cho tất cả mọi người trên thế giới.

4


Hiện Joomla!có 3 dòng phiên bản chính:
a,Dòng phiên bản 1.0.x
Phiên bản đầu tiên của Joomla! là phiên bản Joomla!1.0 (hay còn gọi là
Joomla!1.0.0 được phát hành vào ngày 15 tháng 09 năm 2005) có nguồn gốc
từ Mambo 4.5.2.3 (đã bao gồm thêm nhiều bản vá bảo mật và sửa lỗi). Các
phiên bản tiếp theo có dạng 1.0.x
Điểm mạnh của Joomla! 1.0.x: Có một số lượng rất lớn các thành phần mở
rộng (module/component); thành phần nhúng (mambot); giao diện (template).
Phiên bản cuối cùng của dòng này là: Joomla! 1.0.15(phát hành vào ngày
21 tháng 02 năm 2008)
Đến nay, Joomla!đã ngừng hỗ trợ và phát triển dòng phiên bản 1.0.x này.
b,Dòng phiên bản 1.5.x
Phiên bản đầu tiên của dòng này (thế hệ thứ 2) là 1.5.0 được phát hành vào
ngày 21 tháng 1 năm 2008.Phiên bản này bắt đầu hỗ trợ bộ ký tự UTF8. Các
phiên bản tiếp theo có dạng 1.5.x
Phiên bản Joomla! 1.5 là phiên bản cải tiến từ Joomla!1.0.x (phần mã
được viết lại hoàn toàn, tuy nhiên vẫn giữ cách hành xử như cũ) được coi như
Mambo 4.6. Joomla!1.5 tiếp tục duy trì một giao diện người sử dụng đơn giản
(nhìn và cảm nhận - look and feel).
Cả Joomla!1.5 vàMambo 4.6 đều hỗ trợ đa ngôn ngữ.Joomla!thì sử dụng
file định dạng "ini" để lưu các thông tin chuyển đổi ngôn ngữ, còn Mambo thì sử
dụng file định dạng " gettext ". Joomla!1.5 hỗ trợ tất cả các ngôn ngữ có tập ký
tự được biểu diễn bằng bảng mã UTF-8.

Joomla!1.5 cũng bao gồm các đặc tính mới như các mô hình chứng thực
(LDAP, Gmail...), hỗ trợ mô hình khách-chủxml-rpc. Nó cũng hỗ trợ các trình
điều khiển cơ sở dữ liệu dành cho MySQL 4.1+ (trên nền PHP 5) và tăng cường
hỗ trợ cho MySQL 5, cũng như hỗ trợ các loại cơ sở dữ liệu khác.
Điểm mạnh của Joomla!1.5: Phần quản trị Website có sử dụng công nghệ Web
2.0, một số tính năng được cải tiến hơn so với Joomla! 1.0.x.
5


Phiên bản mới nhất của dòng này là: Joomla!1.5.26(phát hành vào ngày 27
tháng 03 năm 2012) đã ngừng phát triển và chỉ đang được hỗ trợ cập nhật các
bản vá bảo mật. Bản cài đặt nhanh đã tích hợp tiếng Việt: Joomla!Việt
c,Dòng phiên bản 2.5.x
Phiên bản đầu tiên của dòng này lại bắt đầu từ phiên bản Joomla!
1.6.0 phát hành vào ngày 10 tháng 01 năm 2011. Nhưng chỉ trong vòng 6 tháng
với 4 bản cập nhật liên tục tới phiên bản 1.6.4 vào ngày 27 tháng 06 năm 2011.
Phiên bản 1.6.6 phát hành vào ngày 26 tháng 07 năm 2011 đã đánh dấu sự kết
thúc của dòng 1.6 và chỉ cập nhật vì lý do bảo mật dành cho các trang web
không thể cập nhật lên phiên bản 1.7 vì lý do khách quan.
Theo đó, phiên bản 1.7.0 nhanh chóng được phát hành vào ngày 19 tháng
07 năm 2011. Đến lượt phiên bản 1.7 lại kết thúc chu kỳ sống ngắn ngủi vào
ngày 24 tháng 02 năm 2012 tại phiên bản 1.7.5 và nhường chỗ cho dòng phiên
bản 2.5
Dòng phiên bản 2.5.0 được phát hành vào ngày 24 tháng 01 năm 2012 hứa
hẹn một kỷ nguyên mới của Joomla!với các tính năng cực kỳ vượt trội như: tự
động cập nhật qua nút bấm trong phần quản trị, hỗ trợ seo mạnh hơn và đặc
biệt phân quyền sâu hơn với từng nhóm thành viên.
Phiên bản mới nhất hiện nay của dòng này là 2.5.6 được phát hành vào
ngày 19 tháng 06 năm 2012
d,Dòng phiên bản 3.0.x

Đang ở giai đoạn Joomla! 3.0 Alpha - 1 được phát hành vào ngày 12 tháng
07 năm 2012
 Ý tưởng:dùng Joomla!đểthiết kế website tin tức về công nghệ.
2.
1.

Phân tích thiết kế, mô hình hóa với các biểu đồ UML.
Phân tích thiết kế, mô hình hóa với các biểu đồ UML.
Trang website mà nhóm xây dựng là một website tin tức. Người dùng có thể truy cập để
đọc tin tức, tham gia diễn đàn trên forum của trang. Người dùng có thể thực hiện đăng
kí tài khoản, từ đó đăng nhập vào hệ thống để có thể tạo chủ đề, đăng bài viết trên
forum. Khi đã có tài khoản người dùng hoàn toàn có thể quản lý thông tin cá nhân của
mình, thay đổi usename, password.
6


Nhà quản trị có thể quản trị nội dung bài viết, chủ đề cũng như tài khoản người dùng
trên website. Nhà có thể tạo bài viêt, tin tức mới cho trang webste.
a. Biểu đồ ca sử dụng.
a1. Biểu đồ ca sử dụng mức đỉnh

a2. Biểu đồ ca sử dụng chi tiêt:

7


b. Biểu đồ hoạt động.

b1. Biểu đồ hoạt động- ca đăng kí tài khoản


8


b2. Biểu đồ hoạt động- ca đăng nhập hệ thống

9


b3. Biểu đồ hoạt đông- ca tìm kiếm.

3.Cài đặt và sử dụng sản phẩm.
3.1 Cài đặt joomla (bản 2.5.4)
Hướng dẫn cài đặt Joomla! 2.5

10


Để cài đặt Joomla!, ta cần download mã nguồn Joomla!

tại địa

chỉ: và lưu lại vào một ổ đĩa trên máy tính.
Tiến hành cài đặt trên localhost, xử dụng phần mềmXampp để chạy máy
chủ.
/>Bây giờ ta có thể giải nén file cài đặt Joomla_2.5.4-Stable-Full_Package.zip vào
thư mục (ví dụ joomla25) tạo trong htdocs của xampp.
Phần cài đặt website Joomla! sẽ có thể được thực hiện rất nhanh dựa vào
tiện ích Joomla! web installer chỉ với một vài click chuột. Mở một trình duyệt
web trên máy tính và gõ vào địa chỉ http://localhost/joomla25, trang web
Joomla! Installation sẽ xuất hiện và ta có thể cài đặt Joomla!với 7 bước:


Bước 1: Choose Language (chọn ngôn ngữ)
Choose Language là bước đầu tiên trong tổng số 7 bước cài đặt. Ở đây, ta
chỉ cần chọn một ngôn ngữ phù hợp và click Next để tiếp tục.

11


Bước 2: Pre-Installation Check (kiểm tra trước cài đặt)
Tiếp theo, ta sẽ thấy trang Pre-Installation check. Bước này sẽ để bạn kiểm tra
xem server trên máy tính có đủ điều kiện để cài đặt Joomla!không.

12


Bước 3: Licence (bản quyền)
Bất cứ một phần mềm nào đều có các điều kiện kèm theo. Joomla!dùng bản
quyền GNU/GPL, version 2.0. Sau khi đọc xong bản quyền này, click Next.

13


Bước 4: Database Configuration (cấu hình cơ sở dữ liệu)
Tại bước 4, Database Configuration, các tham số về cơ sở dữ liệu sẽ được yêu
cầu.User này là một MySQL administrator và có thể làm mọi thứ trong hệ thống
MySQL.

14



Các tham số có thể được nhập như mẫu dưới đây:
Host Name: localhost
User Name: root
Password: để trống
Bước 5: FTP Configuration (cấu hình FTP)
FTP là một giao thức truyền file có thể được sử dụng để upload và quản lí
các file trong Joomla!. Tuy nhiên, chức năng này là không cần thiết nếu
Joomla!được cài đặt tại máy tính các nhân với XAMPP. Nhưng nếu Joomla!
được cài đặt trên một server từ một nhà cung cấp, thì ta sẽ có thể nhập vào các
dữ liệu mà nhà cung cấp đó gửi cho tại phần cấu hình FTP này. Có thể click Next
để bỏ qua bước này.

15


Bước 6: Configuration (cấu hình)
Giai đoạn cấu hình chính này được chia làm 3 phần.Tại phần đầu tiên, ta phải
nhập vào tên của website.Tên này sẽ xuất hiện ở phần tiêu đề của trình duyệt khi
có khách ghé thăm website này.Tên của website còn xuất hiện ở những nơi khác
nữa, ví dụ như trong các email xác nhận được gửi cho các thành viên đăng kí.Ở
ví dụ này, ta sẽ chọn tên cho website làjoomla25. Ở phần thứ hai, ta sẽ phải
nhập vào địa chỉ email và password của người quản trị website.

16


Trong phần thứ ba, ta sẽ xác nhận các kiểu dữ liệu sẽ được cài đặt cùng với
Joomla!.
The Install Default Sample Data được chọn bởi mặc định. Trong trường hợp
cài đặt này, ta sẽ click vào nút Install Sample Data. Chương trình cài đặt sẽ

load dữ liệu mẫu của Joomla vào MySQL server.

Bước 7: Completion (hoàn thành)
Tới được bước thứ 7 – bước cài đặt cuối cùng có nghĩa là ta đã cài đặt thành
công một website sử dụng Joomla!. Tại bước này, có một dòng in đậm yêu cầu
17


ta phải xóa thư mụcinstallation. Và Joomla!sẽ không thể hoàn thành cài đặt
nếu thiếu bước này. ClickRemove installation folder để tiếp tục.

Tới bước này, một file tên là configuration.php cũng sẽ được tạo ra tại thư
mục cài đặt. Nếu ta muốn thực hiện lại quá trình cài đặt, ta phải xóa file này đi
trước khi xóa thư mụcinstallation. Sau đó, nếu ta gọi lại địa chỉ URL bao gồm
các file cài đặt của Joomla! thì quá trình cài đặt sẽ được bắt đầu lại từ đầu.Tên
của người quản trị website ban đầu luôn làadmin. Và password chính là phần
ta đã nhập ở bước 6.
Quá trình cài đặt một Joomla! site đến giờ đã hoàn tất và ta có thể chọn một
trong 2 nútSite(để xem trang chủ) và Admin(giao diện người quản trị). Nếu
thư mục installation chưa được xóa, thì có một lời nhắc từ phía Joomla! trước
khi có thể thấy được trang web.

18


3.2. Cài đặt giao diện
3.2.1 Template

19



Quản lý Template Joomla từ trang quản trị
Joomla! Template là một gói bao gồm các file PHP, HTML, CSS, JS
(Javascript)... và các tấm hình, ảnh, biểu tượng, video, flash kèm theo tạo nên
giao diện (bố cục và hình hài) của Website Joomla.
Các Template mặc định của Joomla!
Trong phiên bản Joomla! 1.5 có 3 template được đóng gói sẵn kèm theo: JA
Purity (Joomlart), Rhuk Milkyway(RocketTheme) và Beez (Angie Radtke/Robert
Deutz). Trong đó JA Purity và Rhuk Milkyway là các template được thiết kế bởi
hai công ty hàng đầu về template Joomla! hiện nay.

20


Template Beez, JA Purity và Rhuk Milkyway của Joomla!
Các template này được đặt trong thư mục [Joomla]/templates và nằm
trong các thư mục con tương ứng. Riêng "system" là một template đặc biệt, nó
được sử dụng khi Joomla!không tìm thấy bất cứ template nào khác trên hệ
thống.

Đặc điểm của Template Joomla!


Các template của Joomla!đều có khả năng tùy biến cao thông qua cách
sắp xếp và đặt vị trí các module rất linh động.



Việc thiết kế Template Joomla!khá dễ dàng, thậm chí chỉ cần vài giờ là có
thể chuyển từ một template thuần HTML/CSS hay một template của một

PORTAL / CMS khác sang template Joomla!.

21




Bạn có thể dùng cùng lúc vài template khác nhau trên cùng website.
Chẳng hạn đối với trang HOME bạn gắn nó với template JA Purity, còn
trang DOWNLOAD lại gắn nó với template Rhuk Milkyway...



Số lượng template Joomla!free (template miễn phí) và template Joomla!
commercial (template có phí) được cung cấp trên mạng hiện nay là một
con số mà nhiều PORTAL / CMS / BLOG khác phải kính nể. Có tới hàng
nghìn thậm chí hàng chục nghìn template..

Cài đặt Template Joomla!

Cài đặt một Joomla Template từ trang quản trị
Giống như các thành phần mở rộng khác (component, module, plugin,
language...), để cài đặt một Joomla Template, chúng ta mở trang quản trị và sử
dụng
Menu ->Extensions >> Install / Unistall.
Có 3 kiểu cài đặt khác nhau:


Upload từ máy tính của bạn




Cài đặt từ một thư mục trên Hosting



Cài đặt từ một liên kết bên ngoài Webssite của bạn

22


3.2.2. Module

Quản lý các Module Joomla!từ trang quản trị
Joomla! Module là một trong các thành phần mở rộng của Joomla!, nó là
một ứng dụng nhỏ (thường chỉ có vài file và phần lập trình cũng không nhiều)
được sử dụng chủ yếu để lấy dữ liệu và hiển thị thông tin. Module thường được
dùng kết hợp kèm với các component nhằm mở rộng, cũng như thể hiện rõ
ràng hơn các chức năng của component.
Không giống như component, một module có thể được đặt ở bất kỳ vị trí nào
trên template hoặc vị trí do người dùng tự định nghĩa. Ngoài ra một module có
thể được nhân bản, nghĩa là cùng lúc có thể xuất hiện tại một vị trí hoặc các vị
trí khác nhau.
Vị trí của Module Joomla!?
Vị trí của module (module position) là nơi mà module có thể được đặt vào
đó. Mỗi vị trí đều được xác định thông qua một định danh duy nhất (một cái
tên), chẳng hạn như: left, right, top, bottom, user1, user2... Tên và số lượng các vị
trí này được quy định bởi template.Các template khác nhau thì số lượng vị trí
module cũng như tên của chúng có thể khác nhau.Ngoài ra, trong quá trình sử
dụng người dùng cũng có thể tự định nghĩa các vị trí mới sao cho phù hợp với

yêu cầu của mình.

23


Các Module mặc định của Joomla!
Trong phiên bản Joomla! 1.5 có tất cả 20 module mặc định được cung cấp
kèm theo. Các module này được đặt trong thư mục [Joomla]/modules và nằm
trong các thư mục con tương ứng với ký hiệu là "mod_xyz".

Danh sách các Module mặc định của Joomla!
Danh sách các module Joomla!được cung cấp theo mặc định


mod_archive: Module hiển thị các bài viết đã được đánh dấu "lưu trữ"



mod_banners: Module hiển thị các quảng cáo



mod_breadcrumbs: Module hiển thị thanh điều hướng



mod_custom: Module hiển thị một đoạn mã HTML bất kỳ




mod_feed: Module hiển thị tin lấy từ các website khác



mod_footer: Module hiển thị dòng bản quyền ở cuối Website



mod_latestnews: Module hiển thị các bài viết mới nhất



mod_login: Module hiển thị form đăng nhập



mod_mainmenu: Module hiển thị menu điều khiển



mod_mostread: Moudle hiển thị các bài viết được đọc nhiều nhất



mod_newsflash: Module hiển thị tin vắn / tin nhanh



mod_poll: Module hiển thị bình chọn




mod_random_image: Module hiển thị ảnh ngẫu nhiên
24




mod_related_items: Module hiển thị các bài viết liên quan



mod_search: Module hiển thị form tìm kiếm



mod_sections: Module hiển thị danh sách các mục của Website



mod_stats: Module hiển thị các thông số thống kê của Website



mod_syndicate: Module cấp tin cho các website khác



mod_whoisonline: Module hiện danh tính và số người trực tuyến




mod_wrapper: Mudule hiển thị một trang web bất kỳ được nhúng vào
website Joomla

Lưu ý: Một số module chỉ thực hiện đúng chức năng khi nó được cài đặt kèm
theo một component tương ứng. Do vậy bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của
module đó.
Cài đặt Joomla! Module

Cài đặt một Module Joomla! từ trang quản trị
Giống như các thành phần mở rộng khác (component, plugin, template,
language...), để cài đặt một Joomla!Module, chúng ta mở trang quản trị và sử
dụng Menu ->Extensions >> Install / Unistall
3.2.3.Component.
Joomla Component là một trong các thành phần mở rộng của Joomla!, thực
chất nó là một ứng dụng trong hệ thống Joomla!. Component được sử dụng để
25


×