Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án nuôi tôm tại huyện thái thụy tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.39 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------*****-------

QUÁCH THỊ LAN ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
ĐẦU TƢ CỦA DỰ ÁN NUÔI TÔM TẠI
HUYỆN THÁI THỤY TỈNH THÁI BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ:
60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THIÊN SƠN

Hà Nội - 2007


LỜI NÓI ĐẦU
Ngay từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII năm
1993, thuỷ sản đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
trong nền kinh tế của đất nước. Từ năm 1996 đến nay, ngành thuỷ sản Việt Nam
đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi
trồng, chế biến và xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5%/năm về tổng
sản lượng thuỷ sản, 20%/năm về giá trị xuất khẩu thuỷ sản, Việt Nam đã lọt vào
danh sách 10 quốc gia đứng đầu có giá trị xuất khẩu thuỷ sản cao nhất của thế
giới.
Thuỷ sản Việt Nam đã góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tham gia tích cực vào chương


trình xoá đói giảm nghèo ở nông thôn trên phạm vi cả nước.
Những thành tựu của ngành thuỷ sản đã có đóng góp vào sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và quá trình công nghiệp hoá- hiện
đại hoá nói riêng. Hiệu quả nuôi trồng thủy sản hiện nay đã đóng một vai trò là
động lực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản ở nước ta đã phát triển rất
nhanh chóng và đã tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế
biến thuỷ sản xuất khẩu. Thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã bước đầu đáp ứng
được các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là các nước có
dung lượng thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan... Do vậy, tăng
trưởng xuất khẩu thuỷ sản đã đạt được tốc độ cao và bền vững.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế hơn, trong những năm gần đây, sản
lượng khai thác thủy sản có xu hướng giảm do nguồn lợi ngày càng cạn kiệt, và
vì vậy nuôi trồng thủy sản trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất
thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của ngành.

1


Nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay chủ yếu là nghề nuôi tôm sú
chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 30% sản lượng) trong tổng sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản. Tuy nhiên trong lúc nuôi tôm sú phát triển một cách nhanh chóng như
hiện nay thì một bài toán đặt ra là tính hiệu quả của nó như thế nào thì chưa thấy
có một nghiên cứu nào đề cập về vấn đề này.
Thực tế đã chỉ rõ để tiếp cận với việc đánh giá hiệu quả của các dự án
nuôi tôm đòi hỏi phải có thời gian cũng như nguồn lực rất lớn, trong khuôn khổ
và năng lực của mình tác giả đã chọn một dự án để nghiên cứu thí điểm là dự án
nuôi tôm huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: "Đánh giá hiệu quả đầu tư của dự

án nuôi tôm tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình" làm đề tài luận văn, từ đó
rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả đầu tư của dự án nuôi tôm tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình nói riêng và
các dự án đầu tư nuôi tôm nói chung.
1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích chung
Đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm
góp phần đưa nghề nuôi tôm huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình phát triển theo
hướng hiệu quả và bền vững:
- Hiệu quả kinh tế.
- Phát triển kinh tế - xã hội.
- Bảo vệ nguồn lợi sinh thái và môi trường
Mục đích cụ thể
Đánh giá được hiệu quả của việc phát triển dự án nuôi tôm ở huyện Thái
Thụy tỉnh Thái Bình.

2


Xác định được những vấn đề còn tồn tại trong nuôi tôm ở huyện Thái
Thụy tỉnh Thái Bình.
Đề xuất được một số giải pháp định hướng cho nghề nuôi tôm ở huyện
Thái Thụy tỉnh Thái Bình phát triển hiệu quả và bền vững.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng nuôi tôm của dự án và tập trung vào nghiên cứu về các mặt:
hiệu quả kinh tế, kinh tế - xã hội (lao động, việc làm, thu nhập, phân hóa giàu
nghèo, giao thông, giáo dục…), bảo vệ tài nguyên sinh thái và môi trường.
Dự kiến điều tra 80 mẫu (hộ gia đình nuôi tôm) về hiệu quả nuôi tôm.
Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu dự án điển hình là Dự án nuôi tôm huyện Thái Thụy tỉnh Thái
Bình, bao gồm:
- Các hộ tham gia nuôi tôm trong vùng dự án tại huyện Thái Thụy tỉnh
Thái Bình.
- Biểu mẫu, số liệu điều tra hộ nuôi tôm năm 2005.
- Tổng quan hiện trạng phát triển thủy sản của huyện từ năm 2002 đến
nay.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp chung:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp nghiên cứu hệ thống, tư
duy trừu tượng, phương pháp thống kê, qui nạp.
Phương pháp tiến hành cụ thể :

3


- Kết hợp với Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản - Bộ Thủy sản để thực
hiện nghiên cứu.
- Thừa kế các tư liệu đã có liên quan
+ Thu thập và phân tích số liệu hiện có
+ Đánh giá nguồn tài liệu thứ cấp
+ Thừa kế các kết quả nghiên cứu, điều tra, thống kê đã có từ trước tới
nay của các cơ quan trong và ngoài ngành thủy sản của các dự án nghiên
cứu để đánh giá về điều kiện tự nhiên, tiềm năng nguồn lợi, môi trường
nuôi tôm.
- Phương pháp điều tra khảo sát
+ Phỏng vấn hộ nuôi tôm điền vào biểu mẫu điều tra
+ Phương pháp phỏng vấn nhanh có sự tham gia của người dân (PRA)
+ Tham quan các đầm nuôi tôm

- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
+ Xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, phần mềm SPSS…
+ Sử dụng phương pháp phân tích:
- Phân tích hồi quy để xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả dự án đầu tư nuôi tôm.
- Phương pháp thống kê mô tả: chỉ số trung bình, lớn nhất nhỏ nhất,
sai số trung bình, phần trăm tỷ lệ.
Luận văn có sự kết hợp giữa kết quả nghiên cứu cơ bản, vận dụng toán
học vào kinh tế và kinh tế học thực chứng trong điều kiện không gian và thời
gian cụ thể để định lượng sự đóng góp của dự án nuôi tôm đối với phát triển
kinh tế hộ.

4


4. Dự kiến những đóng góp mới của Luận văn
Hệ thống hoá những lý luận, quan điểm, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế hộ
nuôi tôm, kinh tế - xã hội, môi trường tác động lên hiệu quả đầu tư của dự án
góp phần phát triển kinh tế bền vững vùng nông thôn.
Đánh giá sự đóng góp của dự án đầu tư nuôi tôm đối với việc phát triển
kinh tế, kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, từ đó thấy rõ những mặt được và
chưa được của dự án đầu tư nuôi tôm góp phần phát triển kinh tế bền vững vùng
nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế.
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chính sách quản lý nhằm khai thác
tối đa hiệu quả đầu tư dự án nuôi tôm, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
5. Kết cấu của luận văn
Tên luận văn: Đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án nuôi tôm tại huyện
Thái Thụy tỉnh Thái Bình
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung Luận văn gồm 3 chương:

Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tƣ và hiệu quả đầu tƣ nuôi tôm
Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả của dự án đầu tƣ nuôi tôm
Chƣơng 3: Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ dự án
đầu tƣ nuôi tôm

5


CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ NUÔI TÔM
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÕ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƢ NUÔI TRỒNG THỦY
SẢN

1.1.1 Khái niệm về đầu tƣ và dự án đầu tƣ
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần
thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh. Hoạt động này được thể hiện tập
trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư.
Dự án đầu tư có thể được xem xét trên nhiều góc độ.
- Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập trình bày một cách chi tiết và
có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết
quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật
tư, lao động để tạo ra kết quả kinh tế, tài chính trong một thời gian dài.
- Trên góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch
chi tiết của công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm
tiền đề cho quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế
riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nói chung.
- Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan
với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo
ra kết quả cụ thể trong thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn

lực nhất định.
Như vậy, một dự án đầu tư bao gồm 4 phần chính:
* Mục tiêu của dự án đầu tư thể hiện ở hai mức: 1) Mục tiêu phát triển là
những lợi ích kinh tế – xã hội do thực hiện các dự án mang lại và 2) Mục tiêu
trước mắt là những mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.
6


* Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có định lượng, được tạo ra từ các
hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục
tiêu của dự án.
* Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong
dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này
cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo
thành kế hoạch làm việc của dự án.
* Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành
các hoạt động của dự án.
1.1.2 Đặc điểm của các dự án nuôi tôm
Thường các dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản được xây dựng với diện tích
rất lớn (lớn hơn 100 ha), tập trung chủ yếu ở những vùng ven biển, diện tích của
các dự án chủ yếu được hình thành từ diện tích chuyển đổi làm nông nghiệp
(trồng cói, lúa) kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.
Lượng vốn đầu tư ban đầu cho các dự án nuôi trồng thủy sản rất lớn, vốn
đầu tư ban đầu của dự án nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung vào các mục:
đầu tư xây dựng ao nuôi, cơ sở hạ tầng (hệ thống cấp thoát nước, điện, đường).
Chi phí biến động bình quân hàng năm của dự án đi vào hoạt động không
cao (bình quân 350 triệu đồng/ha/năm), chủ yếu tập trung vào các mục chi phí:
con giống, thức ăn, thuốc, hoá chất, phân đạm, năng lượng, công lao động…
Khác với các dự án đầu tư khác, dự án nuôi trồng thuỷ sản đối tượng của
dự án có nguồn gốc động vật sống, chu kỳ sản xuất của dự án mang tính mùa vụ

trong năm, chịu ảnh hưởng lớn vào thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, do đó mà mức
thu nhập của các dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản không ổn định, có độ rủi ro
cao.
Thông thường đối với các dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản chu kỳ vòng quay
sản phẩm được tính là 1 năm.
7


1.1.3 Vai trò của việc đánh giá hiệu quả đầu tƣ của các dự án nuôi tôm
Để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nói chung và ngành nuôi
trồng thủy sản (NTTS) nói riêng cần phải đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án
đầu tư để:
- Triển khai thực hiện nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu của Nhà nước đã
thông qua.
- Khai thác được thế mạnh của NTTS dựa trên vị trí địa lý thuận lợi, điều
kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, nguồn lao động dồi dào…
- Đảm bảo tính thống nhất về quản lý từ trên xuống dưới, giữa các ngành
và các địa phương về cơ sở hạ tầng, bố trí cán bộ, quyền và nghĩa vụ đối với
Nhà nước.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi sang những loài có
giá trị kinh tế cao.
- Xác định đúng vị trí và vai trò của từng loại vật nuôi đối với từng vùng,
từng đối tượng, xác định được nguồn vốn đầu tư sao cho có hiệu quả nhất.
- Đảm bảo lợi ích cao nhất cho người nuôi, trách được những rủi ro do
những điều kiện bất thường gây ra làm tổn hại đến sản lượng NTTS.
- Đảm bảo thu nhập ổn định cho các chủ nuôi và người lao động do các
biến động thị trường, giá cả, tỷ giá, chính sách…
- Đảm bảo về an ninh lương thực và quan trọng là bảo vệ môi trường sinh
thái.
Các dự án đầu tư NTTS có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công

nghiệp hoá hiện đại hoá của cả nước nói chung và của ngành thủy sản nói riêng.
Nó khơi dậy các nguồn lực của đất nước và khai thác được nguồn lực tài chính
cũng như công nghệ nước ngoài để tăng nhanh chủng loại sản phẩm, nâng cao

8


năng suất, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước, quốc tế và tăng thu
nhập cho người dân.
Tuy nhiên, phát triển các dự án NTTS phải đi đôi với việc quản lý theo
một chu trình thống nhất vì hoạt động đầu tư NTTS có nhiều loại hình sở hữu
khác nhau: Sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp… Các hình thức
sở hữu đều có mức độ chiến lược khác nhau, mục tiêu khác nhau, nhưng để có
thể tận dụng được mọi ưu thế, phát triển theo hướng bền vững thì những yêu cầu
cơ bản của quá trình đầu tư, vận hành và kết thúc dự án đều phải được theo dõi
một cách chặt chẽ. Có như vậy thì các dự án đầu tư NTTS mới mang lại hiệu
quả kinh tế – xã hội cao nhất.

1.2 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ CỦA CÁC DỰ ÁN NUÔI TÔM

1.2.1 Hiệu quả kinh tế
1.2.1.1 Các chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp
* Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (hệ số thu hồi vốn đầu tư):
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ lợi nhuận thuần thu được từ một đơn vị vốn
đầu tư được thực hiện ký hiệu là RR, công thức chỉ tiêu này có dạng:
- Nếu công thức cho từng năm hoạt động, thì:
RRi 

WiPV
I VO


Trong đó:
WiPV là lợi nhuận thuần thu được năm i tính theo mặt bằng giá trị khi các
kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng.
IVO là tổng số vốn đầu tư thực hiện tính đến thời điểm các kết quả đầu tư
bắt đầu phát huy tác dụng.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Thủy sản, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội ngành thủy
sản đến năm 2010, Hà Nội, 2003.
2. Bộ thủy sản, Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững góp phần xóa đói
giảm nghèo chiến lược & biện pháp triển khai, Nxb Nông nghiệp, 2004
3. Chalor Limsuwan, Nguyễn Văn Hảo; Thông tin hội thảo kỹ thuật nuôi
tôm sú: Aquahealth Cere 2004; Nxb Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh,
2005
4. Chương trình hỗ trợ ngành Thủy sản Việt Nam Danida (năm 2003). Dự
án nghiên cứu thị trường và tín dụng thủy sản tại Việt Nam. Trung tâm
thông tin Thủy sản.
5. Cơ quan phát triển quốc tế Australia, Kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh: Tài
liệu huấn luyện cho người nuôi tôm sú, Nxb Hà Nội, 2001.
6. David Begg, Kinh tế học, nhà xuất bản thống kê, 1995
7. Vũ Cao Đàm, Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nxb khoa học kỹ thuật,
2003.
8. Trần Thiết Giáp. “Thiết kế chi tiết dự án nuôi tôm công nghiệp Kiến Thụy
Hải Phòng“ (Năm1999)
9. Nguyễn Văn Hảo, Một số vấn đề về kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp –

Nxb Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, 2005.
10.Hồ Công Hường, Đánh giá hiện trạng nuôi tôm trên vùng bãi bồi ven biển
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, luận văn Thạc sỹ nuôi trồng thủy sản,
mã số 606270, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, 2005.
11.PGS, PTS Nguyễn Ngọc Mai, Giáo trình Kinh tế Đầu tư, Trường đại học
Kinh tế quốc dân. Nxb giáo dục, Hà Nội, 1997.
12.Lê Xuân Nhật. Đề tài: “Đánh giá tác động của khoa học công nghệ vào
nuôi trồng Thủy sản”, 2001.

10


13.Những điều cần biết về luật khuyến khích đầu tư trong nước – Nhà xuất
bản Tài chính, Hà Nội 01/2000.
14.Lê Hồng Phúc. Khoa học công nghệ đối với phát triển nuôi trồng thủy sản
Việt Nam, thực trạng và giải pháp. Đại học kinh tế quốc dân, 2005.
15.Bùi Quang Tề, Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị, Nxb.Nông
nghiệp, 2003
16.PGS TS Hà Xuân Thông, Thủy sản ngành kinh tế mũi nhọn, 2004.
17.PGS TS Hà Xuân Thông, Đánh giá tác động của ngành thủy sản đối với
nền kinh tế quốc dân, 2004
18.PGS TS Hà Xuân Thông, “Cơ sở lý luận chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong
ngành thủy sản”, 2000
19.Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 224/1999/QĐ -TTg phê duyệt chương
trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010.
20.Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội,
2006
21.Tổng cục Thống kê, Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển 1986-2005,
Nxb Thống kê, Hà Nội, 2006
22.Phạm Văn Trang, Nguyễn Diệu Phương, Nguyễn Trung Thành, Kỹ thuật

nuôi một số loài tôm phổ biến ở Việt Nam, Tái bản lần thứ 2, Nxb Nông
nghiệp, 2006.
23.Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội tỉnh Thái Bình, 2003.
24.Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản – Bộ Thủy sản. Đề tài: “Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh - tế xã hội ngành thủy sản”, 1999
25.Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản. Đề tài: “Quy hoạch tổng thể phát
triển nuôi trồng thủy sản vùng cát ven biển Miền Trung”, 2004
26.Hoàng Việt, Giáo trình lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông
thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001
CÁC TRANG WEB
11


1. Bản tin điện tử Viện nghiên cứu hải sản
www.rimf.org.vn
2. Bộ tài nguyên và môi trường
www.monre.gov.vn
3. Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản –NAFIQAVED
www.nafiqaved.gov.vn
4. Thông tin thương mại Việt Nam
www.tinthuongmai.vn
5. Trung tâm tin học thủy sản
www.ficen.org.vn
6. Trung tâm khuyến ngư Việt Nam
www.nafec.gov.vn
7. Trung tâm KHTT thủy sản
www.fistenet.gov.vn
8. Viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản
www.ria1.org


12



×