Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.69 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐINH THỊ NƢƠNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐƯỜNG
MÍA VIỆT NAM

Hà Nội, 2

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài:
Cạnh tranh là qui luật của nền kinh tế thị trường, là động lực cho sự phát triển.
Trong cơ chế thị trường, các chủ thể kinh tế không những phải chấp nhận cạnh tranh
trên thị trường nội địa mà còn phải chấp nhận cạnh tranh trên thị trường thế giới. Sức
ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt khi nền
kinh tế của nước ta thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, rộng hơn.
Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và của hàng hoá
Việt Nam trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta và doanh
nghiệp, khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đang vào giai đoạn mới.
Nâng cao sức cạnh tranh cũng có nghĩa là khắc phục được nguy cơ tụt hậu, tạo
ra động lực cho phát triển, sử dụng tốt nhất nguồn lực của đất nước và làm cho hoạt
động kinh tế của mỗi doanh nghiệp, của cả quốc gia có hiệu quả cao nhất. Sau hai
mươi năm đổi mới kinh tế và hơn mười năm hội nhập kinh tế quốc tế, ở Việt Nam
hiện nay đã có một số ngành, một số lĩnh vực đã có thể cạnh tranh được với hàng
ngoại nhập, nhiều loại hàng hoá dịch vụ của nước ta chiếm được thị phần đáng kể ở
hàng trăm nước trên thế giới. Bên cạnh đó, còn nhiều ngành hàng chưa đủ sức cạnh


tranh trên thị trường trong đó có ngành công nghiệp đường mía.
Ngành công nghiệp đường mía Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất
gay gắt trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy có rất nhiều nhà máy đường,
nhưng lại chỉ có rất ít nhà máy tầm cỡ có đủ năng lực cạnh tranh trong điều kiện mới,
phần lớn các nhà máy có qui mô nhỏ, thiết bị và công nghệ Trung Quốc, (năng suất
thiết bị, năng suất lao động, hiệu quả chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao). Vùng
nguyên liệu qui mô nhỏ bé, phân tán, năng suất nông nghiệp và năng suất công
nghiệp chế biến thấp, chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu sản xuất công
nghiệp, diện tích trồng mía ở nhiều đang có chiều hướng thu hẹp dần, các nhà máy
thiếu mía nguyên liệu để sản xuất. Công nghiệp đường mía Việt Nam đang phát triển
trong tình trạng mâu thuẫn: công suất sản xuất thừa đáp ứng nhu cầu trong nước
nhưng năm 2005 và năm 2006 nước ta lại luôn trong tình trạng thiếu đường. Hàng
năm, nhà nước phải chi ra một lượng ngoại tệ khá lớn để nhập khẩu đường (năm
2005 là 100.000 tấn, năm 2006 là 250.000 tấn). (Chưa kể đến lượng đường nhập lậu
ước tính vài trăm ngàn tấn /năm). Sự sa sút của công nghiệp đường mía đã tác động
xấu đến sự phát triển các vùng nông thôn.

2


Là một nước có tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp với sự
phát triển cây mía - cây mía đã được chọn là một trong những cây công nghiệp có vị
trí quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương- Việt Nam
hoàn toàn có khả năng phát triển ngành công nghiệp đường mía. Việc phát triển và
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía được coi là một
trong những mũi nhọn chiến lược nhằm khai thác tiềm năng đất đai, giải quyết công
ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu người lao động và những người ăn theo, góp
phần xoá đói giảm nghèo nhiều vùng ở nông thôn Việt Nam; đồng thời có sản phẩm
đường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Thực tiễn đó là đang vấn đề cấp bách không chỉ trước mắt mà còn là vấn đề

lâu dài để phát triển ngành công nghiệp đường mía Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ tình hình ấy, chủ đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
công nghiệp đường mía Việt Nam" được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn
này. Thông qua nghiên cứu này, luận văn hy vọng đưa ra được những giải pháp nâng
thiết thực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp đường mía, khai thác
được tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam, góp phần vào sự phát triển bền vững của
ngành công nghiệp quan trọng này.
2- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
* Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.
- Adam Leetham, Trade Review of Sugar Trade, presetation at Asia
International Sugar Conference, 24-25 Sep.2003
- Andy Duff, Finace Avaiability for Sugar, a presetation at Asia International
Sugar Conference, 24-25 Sep.2003
- Bryce Wenham, Competitiveness in today, s sugar Markets, presetation at Asia
International Sugar Conference, 24-25 Sep.2003.
* Những nghiên cứu trong nước:.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Cơ hội và
thách thức của ngành Mía Đường trong quá trình hội nhập quốc tế”. Hà Nội
8/2005.
- Cục Chế biến Nông sản và Ngành nghề Nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn: Báo cáo thị trường Đường. Hà Nội 2002/2003

3


- Cục Chế biến nông sản và Ngành nghề nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn: Khả năng cạnh tranh ngành Mía Đường Việt Nam. Hà Nội
8/2005.
- Cục Chế biến nông sản và Ngành nghề nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn: Các báo cáo tổng kết về các niên vụ sản xuất đường mía từ
năm 1994 đến nay.
- Cục Quản lý giá - Bộ Tài Chính “Báo cáo kết quả điều tra chi phí sản xuất và
giá thành mía, đường”. Năm 2005.
Những nghiên cứu trên đây hướng vào việc phân tích, đánh giá một số khía
cạnh trong năng lực cạnh tranh của sản phẩm Mía Đường Việt Nam trong điều kiện
hội nhập quốc tế, hoặc là những báo cáo đánh giá tình hình sản xuất và thị trường
mía đường nhằm phục vụ công tác quản lý ngành. Bên cạnh đó, trên các trang báo và
tạp chí cũng không ít các bài báo phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của các nhà
máy đường trong nước.
Luận văn này kế thừa kết quả phân tích của các nghiên cứu và tài liệu trên
đây, kết hợp với việc phân tích tình hình hiện nay, đưa ra những đánh giá mới mang
tính tổng thể về thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía,
đồng thời đề xuất các quan điểm và giải pháp cho sự phát triển và nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía phù hợp với yêu cầu mới của hội nhập
kinh tế quốc tế.
3- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về cạnh tranh, phân tích thực trạng sản
xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía Việt
Nam, đưa ra quan điểm và những giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành công nghiệp đường mía Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Một số lý luận chung về cạnh tranh để nhằm làm rõ một số vấn đề cơ bản của
cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp. Sự cần thiết phải
nâng cao sức cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía Việt Nam.
- Khảo sát ngành công nghiệp đường mía ở một số quốc gia và rút ra bài học
kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp đường mía cho
Việt Nam.

4


- Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của công nghiệp đường mía Việt
Nam, chỉ ra những điểm yếu và hạn chế vê năng lực cạnh tranh của công
nghiệp đường mía hiện nay.
- Đề xuất quan điểm và những giải pháp cơ bản nhằm phát huy lợi thế so sánh,
nâng cao sức cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía Việt Nam trên thị
trường khu vực và thế giới.
4- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công nghiệp đường mía Việt
Nam dưới góc độ Kinh tế chính trị. Do đó, luận văn đặc biệt quan tâm phân tích
năng lực cạnh tranh của công nghiệp đường mía dưới sự tác động của môi trường
thể chế, các chính sách của nhà nước…
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu công nghiệp đường mía Việt Nam lấy thời điểm từ năm
1994 (thời điểm này Chương trình phát triển mía đường ở Việt Nam ra đời và được
Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt vào tháng 10-1994 với mục tiêu “đến năm 2000
sản xuất 1 triệu tấn đường”) đến nay.
5- Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, Tác giả sử dụng những phương
pháp luận trong nghiên cứu kinh tế chính trị là: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Nhưng phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là: phương pháp lôgic
kết hợp với lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, kết hợp phân tích
với tổng hợp…
Đặc biệt luận văn có tham khảo và kế thừa những công trình khoa học có liên
quan, các báo cáo tổng kết của các bộ liên quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Bộ Tài chính, Hiệp Hội Mía đường Việt Nam...

6- Đóng góp mới của Luận văn
Thứ nhất: Làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành đường mía Việt
Nam, trên cơ sở đó chỉ ra những ưu điểm, những tồn tại và hạn chế, những vấn đề
đặt ra trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía
Việt Nam.
Thứ hai: Đề xuất quan điểm và những giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía Việt Nam trong thời gian tới.
5


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phần Phụ lục,
luận văn cấu trúc thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành công nghiệp đường mía Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía
Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Quan điểm và những giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành công nghiệp đường mía Việt Nam.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐƢỜNG MÍA
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.1 Một số khái niệm:
- Cạnh tranh.
Khái niệm về cạnh tranh đã được các nhà nghiên cứu của các trường phái kinh

tế khác nhau nghiên cứu, xem xét và phân tích dưới nhiều góc độ, cấp độ khác nhau.
Các nhà nghiên cứu kinh tế tư sản Cổ điển cho rằng: "Cạnh tranh là một quá trình
bao gồm các hành vi phản ứng;... nó mang lại cho mỗi thành viên trong thị trường
một phần xứng đáng so với khả năng của mình...". C.Mác là người nghiên cứu chủ
nghĩa tư bản trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường cũng cho rằng, "cạnh tranh
tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành
được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi
nhuận siêu ngạch"...
Trong nền kinh tế thị trường, thuật ngữ cạnh tranh được dùng để chỉ cuộc đấu
tranh quyết liệt, sống còn giữa các nhà sản xuất, cung cấp các chủng loại hàng hóa,
dịch vụ với nhau; không phân biệt hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất (nhà nước,
tập thể hay tư nhân...) với mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành lấy phần thuận
lợi hơn cho mình.
Theo từ điển Cornu (Pháp), cạnh tranh được hiểu là "Chạy đua trong kinh tế;
hành vi của các doanh nghiệp độc lập với nhau và là đối thủ của nhau cung ứng hàng
hóa, dịch vụ nhằm làm thỏa mãn nhu cầu giống nhau với sự may rủi của mỗi bên, thể
hiện qua việc lôi kéo được hoặc để bị mất đi một lượng khách hàng thường xuyên".
"Chạy đua trên một thị trường mà cấu trúc và sự vận hành của thị trường đó
đáp ứng các điều kiện của quy luật cung cầu giữa một bên là các nhà cung cấp với
bên kia là những người sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ; các hàng hóa,
dịch vụ này được tự do tiếp cận trong điều kiện các điều kiện kinh doanh không phải
là hệ quả của áp lực hoặc ưu đãi do pháp luật mang lại".
Trong Đại từ điển Kinh tế Thị trường (Trung Quốc) khái niệm về cạnh tranh
được đề cập đến với thuật ngữ "cạnh tranh hữu hiệu", "cạnh tranh có hiệu quả",
"cạnh tranh giá cả", "cạnh tranh phi giá cả" và "cạnh tranh tiềm tàng".

7


Trong Đại từ điển Tiếng Việt, cạnh tranh được định nghĩa là sự "tranh đua giữa

các cá nhân, tập thể có chức năng như nhau nhằm giành phần hơn, phần thắng về
mình"; "cạnh tranh quốc tế" được hiểu là "cạnh tranh giành nguồn nguyên liệu và thị
trường tiêu thụ của sản phẩm trên thế giới". Cũng về khái niệm này, Từ điển Thuật
ngữ Kinh tế cho rằng: "cạnh tranh - sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn
hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ
mà không phải ai cũng có thể giành được". Vì mục tiêu lợi nhuận, các nhà sản xuất
nhất thiết phải chiến thắng trong cạnh tranh hoặc chí ít là cùng phân chia một thị
trường có giới hạn với các đối thủ cạnh tranh của mình. Như vậy, rõ ràng là bản chất
của cạnh tranh là nhằm tới tối ưu hóa đầu vào (hạ thấp tối đa chi phí sản xuất) và tối
đa hoá đầu ra (thu lợi nhuận cao nhất có thể). Một số nhà nghiên cứu kinh tế Việt
Nam quan niệm rằng: Cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa, dịch vụ
và đó là con đường, phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế...
Tóm lại, còn có nhiều nhìn nhận chưa thật sự thống nhất về khái niệm cạnh
tranh, song, xét về bản chất của nó thì cạnh tranh luôn được phân tích, nhìn nhận,
đánh giá trong trạng thái động và được ràng buộc trong mối quan hệ so sánh một
cách tương đối. Theo cách nhìn nhận đó thì mọi nỗ lực mà các bên tham gia nhằm
tìm kiếm, dành giật những lợi thế về mình đều được thống nhất diễn tả trong các khái
niệm khác nhau về cạnh tranh. Cạnh tranh bao hàm hai mặt: Tích cực và tiêu cực. Về
mặt tích cực thì cạnh tranh đã tạo động lực để các chủ thể vươn tới, đạt tới trạng thái
tiến bộ hơn (năng suất cao hơn, mẫu mã đẹp hơn, chất lượng tốt hơn...) nhằm mang
lại hiệu quả tốt nhất có thể. Tuy nhiên, nếu cạnh tranh được tiến hành bằng các động
thái tiêu cực thì sẽ trở nên kìm hãm sự hình thành và phát triển cái mới, mang lại một
thực trạng cực đoan hơn và kết quả lại trái ngược so với tích cực. Ngày nay, khái
niệm cạnh tranh đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhìn nhận dưới khía cạnh
tích cực nhiều hơn. Mặc dù đã nói tới cạnh tranh là có người thắng, kẻ bại và mục
đích kích thích sự phát triển không phải là mục tiêu của các bên tham gia cạnh tranh
song bản thân nó đã khuyến khích sự phát triển của nền sản xuất xã hội.
- Năng lực cạnh tranh.
"Năng lực" được Đại Từ điển Tiếng Việt định nghĩa là: "Những điều kiện đủ
hoặc vốn có để làm một việc gì" hay "khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc".

Cũng trong tài liệu này, "năng lực cạnh tranh" được hiểu là: "Khả năng giành thắng
lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trên cùng một thị trường tiêu
thụ". Một số nhà nghiên cứu cho rằng năng lực cạnh tranh chỉ có ý nghĩa trong quan
hệ thương mại và nó được mô tả qua các chỉ số đánh giá khác nhau. Trong khi đó,
8


một số nhà nghiên cứu khác lại xem năng lực cạnh tranh bao gồm cả các điều kiện để
triển khai hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh tới điểm cuối cùng của quá trình
cung ứng hàng hóa, dịch vụ, là đảm bảo nâng cao mức sống cho người dân. ở Việt
Nam, trong quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, năng lực cạnh tranh hay
khả năng cạnh tranh được đề cập đến dưới nhiều góc độ; sử dụng nhiều thuật ngữ để
diễn tả khác nhau.
Fafchamps cho rằng, khả năng cạnh tranh chính là khả năng của một doanh
nghiệp có thể sản xuất ra một sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá
của sản phẩm ấy trên thị trường. Theo đó, các doanh nghiệp có đủ điều kiện và khả
năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự với doanh nghiệp khác nhưng chi
phí thấp hơn thì được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao hơn (Peters.G.H "Khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp" - Dartmouch, 1995 tr 343). Trong khi Randall
cho rằng khả năng cạnh tranh chính là khả năng giành được và duy trì thị phần trên
thị trường với lợi nhuận nhất định thì Dunning lại đứng trên quan điểm vể khả năng
cung ứng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để nhìn nhận về năng lực cạnh tranh khi
nêu ra: Khả năng cạnh tranh là khả năng cung sản phẩm của chính doanh nghiệp trên
các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp
đó... Nhìn chung, hiện nay, các nhà nghiên cứu kinh tế đều cho rằng: Năng lực cạnh
tranh hay khả năng cạnh tranh là trình độ của công nghiệp có thể sản xuất sản phẩm
theo đúng yêu cầu của thị trường và duy trì được mức độ thu nhập thực tế của mình.
Tuy xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận, đánh giá và xem xét
song các quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh đều
liên quan đến hai khía cạnh là khả năng chiếm lĩnh thị trường và có lợi nhuận. Từ đó,

chúng ta có thể hiểu một cách tổng quan rằng năng lực cạnh tranh là khả năng nắm
giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được.
1.1.2. Các cấp độ cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
- Cạnh tranh quốc gia.
Cạnh tranh ở cấp quốc gia được đánh giá chính là năng lực cạnh tranh của nó
và bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành từ các yếu tố vĩ mô đến năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp hoạt động trên quốc gia đó cũng như khả năng cạnh tranh của
các sản phẩm, dịch vụ có xuất xứ từ quốc gia đó trên thị trường quốc tế. Theo đó,
năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt
được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội và
nâng cao đời sống của người dân. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã đưa ra định
nghĩa về năng lực cạnh tranh quốc gia là "khả năng đạt và duy trì được mức tăng
9


trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng
kinh tế khác" (WEF, 1997). WEF cũng đưa ra tám nhóm yếu tố (bao gồm hơn 200
chỉ số) để xác định năng lực cạnh tranh tổng thể của một quốc gia (trọng số của mỗi
nhóm chỉ số có sự thay đổi nhất định qua các thời kỳ). Tám nhóm chỉ số đó là: (1)
Độ mở của nền kinh tế; (2) Các chỉ số liên quan đến vai trò và hoạt động của Chính
phủ; (3) Các yếu tố về tài chính; (4) Các yếu tố về công nghệ; (5) Các yếu tố về kết
cấu hạ tầng; (6) Quản trị; (7) Các yếu tố về lao động; (8) Và các yếu tố về thể chế.
Theo M.Porter "chỉ có chỉ số năng suất là có ý nghĩa cho khái niệm về năng lực
cạnh tranh quốc gia bởi vì đây là nhân tố xác định cơ bản cho việc nâng cao sức sống
của một quốc gia xét về dài hạn" (M.Porter, 1990). Cũng theo ông, chỉ số năng suất
đến lượt mình lại phụ thuộc vào trình độ phát triển và tính năng động của các công
ty. Do vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia lại phụ thuộc vào các yếu tố trong nền kinh
tế quốc dân giữ vai trò quyết định cho phép các công ty sáng tạo và duy trì lợi thế
cạnh tranh trong một lĩnh vực cụ thể. Ông đưa ra bốn nhóm các yếu tố tác động tới
năng lực cạnh tranh quốc gia là: (1) Nhóm các điều kiện về nhân tố sản xuất (nguồn

lao động, tay nghề lao động, tài nguyên, vốn, tiềm năng về khoa học - công nghệ, hạ
tầng cơ sở...). (2) Nhóm các điều kiện về cầu phản ánh bản chất của nhu cầu thị
trường trong nước đối với sản phẩm, dịch vụ của một ngành. (3) Nhóm các yếu tố về
các ngành phụ trợ và các ngành có liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế. (4)
Nhóm các yếu tố liên quan đến cơ cấu, chiến lược của công ty và của các đối thủ
cạnh tranh.
Với các đánh giá như vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia là một chỉ số luôn
được các nhà đầu tư quốc tế quan tâm, xem xét trong quá trình lựa chọn địa điểm,
lĩnh vực đầu tư. Hơn thế nữa, bản xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia còn có có ý
nghĩa quan trọng đối với các chính phủ cũng như doanh nghiệp...
- Cạnh tranh ngành.
Năng lực cạnh tranh của ngành được định nghĩa là khả năng bù đắp chi phí, duy trì
lợi nhuận và được đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ của nó trên thị trường.
Theo M.Porter, các yếu tố sau ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của một ngành:
(1) Những yếu tố sản xuất là các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất,
giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh; bao gồm các yếu tố
sản xuất cơ bản (khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý) và các yếu tố sản xuất
mới (cơ sở hạ tầng, thông tin, trình độ lao động, khả năng nghiên cứu phát triển, bí
quyết công nghệ...) Các yếu tố sản xuất cơ bản quyết định rất lớn đến khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong ngành song các yếu tố sản xuất mới còn quan trọng
10


hơn trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh để nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi
doanh nghiệp cũng như toàn ngành. Không giống như yếu tố sản xuất cơ bản, các yếu
tố sản xuất mới có được thông qua đầu tư của chính phủ, các ngành, các công ty....
Bên cạnh đó, những yếu tố sản xuất cơ bản thì mọi công ty đều có thể sở hữu và do đó
rất khó tạo nên lợi thế cạnh tranh trong dài hạn; trong khi đó, những yếu tố sản xuất
mới cần phải được đầu tư và duy trì thế mạnh nếu muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh trong
dài hạn (vì chúng khó có thể sao chép, rập khuôn).

(2) Điều kiện của cầu: Các doanh nghiệp trong một ngành sản xuất luôn phải
cạnh tranh với các ngành sản xuất các sản phẩm thay thế khác. Các sản phẩm thay
thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt ngưỡng tối đa
cho mức giá mà các doanh nghiệp trong ngành có thể kinh doanh có lãi. Khả năng
lựa chọn về giá cả của các sản phẩm thay thế càng hấp dẫn thì ngưỡng chặn trên đối
với lợi nhuận của ngành càng cứng nhắc hơn. Người mua tranh đua với ngành bằng
cách bắt ép giá giảm xuống, chất lượng và các dịch vụ tốt hơn; làm cho các đối thủ
cạnh tranh chống lại nhau. Điều đó buộc các doanh nghiệp trong ngành phải coi các
yêu cầu của khách hàng là trên hết và phải tìm mọi cách để đáp ứng tối đa có thể nhu
cầu của họ thì mới thu được lợi nhuận. Vì vậy, nhu cầu đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo ra động lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp và toàn
ngành. Có thể khẳng định rằng, đặc tính của cầu giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc hình thành các đặc tính của sản phẩm và tạo ra những áp lực để nâng cao chất
lượng, gia tăng giá trị sử dụng và phát triển sản phẩm mới.
(3) Các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ: Với mỗi ngành sản xuất, sự
hình thành và phát triển cũng như năng lực cạnh tranh của nó luôn có sự phụ thuộc
rất lớn vào các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ; không có ngành nào phát
triển một cách độc lập, riêng biệt hoàn toàn (nông nghiệp phụ thuộc vào các ngành
sản xuất hoá học, thuốc bảo vệ thực vật...; công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự
phát triển của các ngành như: nguồn nguyên, nhiên liệu, công nghiệp chế tạo máy
móc...). Nếu những ngành liên quan và phụ trợ này phát triển mạnh mẽ thì sự phát
triển của ngành cũng thuận lợi; khả năng cạnh tranh mới cao; nếu ngược lại sẽ có tác
động tiêu cực tới khả năng cạnh tranh cũng như sự phát triển của ngành. Như vậy, sự
phát triển của một ngành còn bị tác động của rất nhiều ngành khác; giữa các ngành
có sự liên quan tới nhau, sản phẩm của ngành này là yếu tố đầu vào của ngành kia và
ngược lại.
Bên cạnh các nhóm yếu tố trên, cấu trúc thị trường, mức độ cạnh tranh, chiến
lược của các chủ thể trong nội bộ ngành, của đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là vai trò
11



của nhà nước cũng là những yếu tố có tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của
ngành. Các nhóm yếu tố này sẽ có tác dụng tích cực trong việc tạo ra khả năng cạnh
tranh cho một ngành và chính phủ có ảnh hưởng lớn đến các nhóm yếu tố đó. Các
nhóm yếu tố này cũng là thước đo về năng lực cạnh tranh cho một ngành, một doanh
nghiệp: Doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần tập trung sản xuất
các sản phẩm mà các yếu tố trên là thuận lợi hơn cả. Năng lực cạnh tranh của một
ngành sẽ được nâng cao nếu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành
được cải thiện.
- Cạnh tranh doanh nghiệp và sản phẩm.
Có nhiều quan điểm khoa học cũng như cách tiếp cận khác nhau về năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp; trong đó, tiêu biểu nhất có M.Porter, Oral Singer,
Kettani... M.Porter cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa vào các yếu
tố sau: Những đối thủ trong ngành, các đối thủ tiềm năng, các sản phẩm thay thế, nhà
cung cấp và khách hàng. Ông đã đồ thị hóa mối liên kết giữa các yếu tố cấu thành
này để tạo nên Mô hình hình thoi để chỉ ra các yếu tố chính tác động tới năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp và mối liên hệ giữa chúng (M.Porter (1998), "The
compatitive Advantage of Nation", Macmilian Business, Tr 146). Trong khi đó, Oral
Singer và Tettani lại cho rằng: Có ba yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là: Sự thành thạo về kỹ năng công nghiệp, chi phí liên quan tới kỹ
năng và môi trường kinh tế của công ty...
Tuy vậy, nhìn chung các nhà nghiên cứu kinh tế đều cho rằng: Năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi
nhận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước. Một
doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm dịch vụ vì vậy còn có thể
phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh của các sản
phẩm dịch vụ. Nói cách khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được
hiểu là tổng hòa năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ấy;
hay năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp được đo lường qua lợi nhuận của doanh nghiệp, thị phần của

doanh nghiệp đó trên thị trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đó. Với
tư cách là tế bào cấu thành nên nền kinh tế thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
tạo sở sỡ vững chắc và hình thành nên năng lực cạnh tranh của quốc gia và năng lực
cạnh tranh quốc gia cũng chi phối tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ưu thế cạnh tranh của một doanh nghiệp sản xuất so với đối thủ cạnh tranh của
mình được thể hiện qua lợi thế về chi phí và lợi thế về sự khác biệt. Trong đó, lợi thế
12


về chi phí thể hiện qua việc doanh nghiệp có khả năng tạo ra sản phẩm với chi phí
thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Lợi thế về sự khác biệt lại phụ thuộc vào mức độ khác
biệt của sản phẩm làm tăng giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng
sản phẩm hay nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép
thị trường có thể chấp nhận mức giá cao hơn của đối thủ...
Tóm lại, năng lực cạnh tranh của một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được hiểu là
tất cả các đặc điểm, yếu tố, tiềm năng mà sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó có thể duy

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TRONG NƢỚC

1- Thanh Bình (2005), “Gánh nặng đầu vào- nỗi lo của các doanh nghiệp”, Tạp
chí Thông tin Tài chính, (số 12), trang 4-5.

2- Bộ Kế Hoạch & Đầu Tƣ, Trung tâm Thông tin Kinh tế Xã hội Quốc Gia (2004),
“Doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề thương hiệu trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế”, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
3- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế- một số sản

phẩm và dịch vụ có khả năng cạnh tranh”- Báo cáo tháng 4-2002.
4- Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn: “Báo cáo tình hình thực hiện các giải pháp


tháo gỡ khó khăn “Chương trình mía đường” – Tháng 8/2003.
5- Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn: Dự thảo Quy chế phối hợp sản xuất, tiêu

thụ mía đường”. Hà Nội 2005.
6- Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn và Cơ quan Phát triển Pháp: Nghiên cứu

ngành mía đường Việt Nam đến 2010-2020. Hà Nội 1999.
7- Bộ Tài Chính (2005), “Yêu cầu khắt khe của chất lượng tăng trưởng”, trang tin
điệntử .
8- Bộ Tài chính: “Những điều cần biết về năng lực cạnh tranh của một số hàng

hóa dịch vụ khi Hiệp định Thương mại Việt Mỹ có hiệu lực”- NXB Tài
Chính, tháng 7-2002.
9- Chu Văn Cấp (2003): “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. NXB Chính Trị Quốc Gia.

13


10- Bạch Thụ Cƣờng (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, nhà xuất bản Thông Tấn,
Hà Nội.
11- Chính phủ: quyết định 28/QĐ-TTg ngày 04/03/2004 về “Tổ chức lại sản xuất
và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy và công ty
đƣờng”. Hà Nội 2004.
12- Công ty Tư vấn Phát triển bền vững (SDC): “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và
tác động xã hội của ngành công nghiệp đường mía trong bối cảnh hội nhập quốc
tế”. Hà Nội 2004.
13- Lê Đăng Doanh (2005), bài dịch “Đánh giá của diễn đần kinh tế thế giớivề
năng lực cạnh tranh của Việt nam”, Vietnam Economic Review, (số 72),

trang 43-44
14- Nguyễn Quốc Dũng (2000), “Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam”, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
15- Trang Đan (2003), “Yếu tố nào hạn chế khả năng cạnh tranh khi hội nhập”, tạp
chí Đầu tư chứng khoán, (số 186), trang 19.

16- Bùi Hữu Đạo (2003), “Hệ thống Quản lý Chất Lượng- Công cụ để nâng cao
sức cạnh tranh của doanh nghiệp”,tạp chí Thương Mại, (số 17), trang 6-7.

17- PGS.TS. Võ Văn Đức: “Phát huy lợi thế so sánh để đẩy mạnh tăng trưởng
xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay”- NXBCTQG- 2004.
18- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Khoa Kinh tế Chính trị): “Nâng

cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập của khu
vực và quốc tế”. Đề tài KH cấp Bộ- QĐ số 11/QĐ-QLKH tháng 6-2000-62001. Chủ nhiệm- GS.TS Chu Văn Cấp.
19- Hoàng Nguyên Học (2004), “Cơ chế và giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả
và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp”, tạp chí Tài Chính, (số 1), trang 4850.

14


20- Hội đồng Liên minh Châu Âu: “Báo cáo phân tích tác động chuyên sâu
nhằm tiến tới cải tổ chính sách về mía đƣờng của Liên minh Châu Âu”.
2002.
21- Nguyễn Thị Hƣờng (2004), “Phân biệt sức cạnh tranh của hàng hóa, của doanh
nghiệp và của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, tạp chí kinh
tế và phát triển, (số 83),trang 41-43.
22- Đoàn Khải (2005), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam trước khi gia nhập WTO”, Tạp chí Giáo Dục Lý Luận,

23- Đặng Thành Lê (2003), “Tác động của rào cản trong cạnh tranh đối với
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Kinh
tế,(số 9), trang 32-48.
24- Vũ Tiến Lộc (2003), “Về chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản , (số 12),trang 24-28.

25- TS. Nguyễn Đình Long “Phân tích sơ bộ khả năng cạnh tranh của ngành nông
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh ASEAN và AFTA”- Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn. Hà Nội 2000.
26- Michael-Eporter: “Chiến lược cạnh tranh”- NXB KHKT Hà Nội 1996.
27- C. Mac (2004), “Mac – Angghen tuyển tập”, tập 2, Nhà xuất bản Chính Trị
Quốc Gia, Hà Nội.
28- Nguyễn Thị Hoa Nhài (2003), “Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Nhà Nước Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA”, Tạp chí Kinh tế –Châu á Thái Bình Dương, (số3), trang 1-11.
29- An Thị Thanh Nhàn (2004),” Giảm chi phí đầu vào và nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp”, Tạp chí Thuế Nhà Nước, (số 6), trang 43-45.
30- Nguyễn Hồng Thái (2005), “Nhân tố ảnh hưởng khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp”, tạp chí Giao Thông Vận Tải, (số 6), trang 23, 26-28.
31- Nguyễn Vĩnh Thanh (2006), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, tạp chí Giáo Dục Lý Luận, (số 2),
trang 30-34. (số 150),trang 15,16.

15


32. Lê Anh Tuấn (2005), “Một số quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh
theo luật cạnh tranh Việt Nam”, tạp chí Nhà Nước và Pháp Luật, số 10, trang
30-34.
33- Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế – Lợi thế cạnh tranh quốc gia
và chiến lược cạnh tranh của công ty, NXB Thế giới.

34- Lương Văn Tự: “Cơ hội và thách thức với Việt Nam trong tiến trình gia nhập

Tổ chức thương mại thế giới (WTO)- Tạp chí Cộng sản số 27- tháng 9-2003.
35- Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế (CIES): “ Chương trình Mía Đường

Việt Nam – Tương lai đi về đâu”. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2001.
36- Trung tâm Thông tin Thương mại – Bộ thương mại: “Thị trường đường thế
giới và khả năng cạnh tranh của mía đường Việt Nam”. Hà Nội 2005
37- Lê Danh Vĩnh (2003), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam trong quá trình hội nhập”, Tạp chí Thương mại, (số 16)
38- Viện Nghiên cứu Mía Đường: “ Báo cáo kết quả nghiên cứu năm 2000”. Bình
Dương – 2001.

39- Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn: “Báo cáo rà soát quy hoạch vùng mía nguyên liệu của 43 NMĐ
trên toàn quốc”. Hà Nội 2005.
40- Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn: “Tổng quan Mía Đường Việt Nam”. Hà Nội 2004.
TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI

1- Adam Leetham, Trade Review of Sugar Trade, presetation at Asia
International Sugar Conference, 24-25 Sep.2003
2- Andy Duff, Finace Avaiability for Sugar, a presetation at Asia International
Sugar Conference, 24-25 Sep.2003

16


3- Bryce Wenham, Competitiveness in today, s sugar Markets, presetation at Asia


International Sugar Conference, 24-25 Sep.2003
4- Watanabe Sadanori (2003), “Các doanh nghiệp Việt Nam đối phó như thế
nào với cơn lốc cạnh tranh toàn cầu”, Thông tin khoa học – Xã hội, (số 9),
trang29-34.

Các trang WEB:
.
.

.
.
/> /> />
17


NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ

1- Giá mía đường đang tăng giải pháp nào bình ổn? Thời báo tài chính Việt Nam
số 42 (1096) thứ tư ngày 7/4/2004.
2- Giá đường trong nước tăng cao- nguyên nhân và các giải pháp bình ổn? Tạp
chí - Thị trường -Giá cả số 206 tháng 5/2004.
3- Giải pháp bình ổn giá đường những tháng cuối năm? Tạp chí Thị trường –
Giá cả số 209 tháng 8/2004.
4- Vụ mía đường 2004/05 dự báo và giải pháp bình ổn? Tạp chí Thị trường –Giá
cả số 211 tháng 10/2004.
5- Giá mía đường – Các giải pháp bình ổn những cuối năm? Thời báo Tài chính
Việt Nam số 134 (1188) ngày 8/11/2004.
6- Dự báo thị trường mía đường niên vụ 2004/2005? Tạp chí Thị trường – Giá cả

số 213 tháng 12/2004.
7- Dự báo cung , cầu thị trường mía đường? Thời báo Tài chính Việt Nam số
140 (1194) ngày 22/11/2004.
8- Giá mía đường năm 2004 và dự báo năm 2005? Tạp chí Thị trường – Giá cả
số 215+216 tháng 2+3/2005.
9- Năm 2005: Giá mía đường vẫn ở mức cao? Thời báo Tài chính Việt Nam số
26 ( 1237) thứ tư ngày 2/3/2005.
10- Giá đường trong nước tăng cao- nguyên nhân và giải pháp bình ổn? Tạp chí
Thị trường – Giá cả số 206 tháng 5/2005.
11- Dự báo cung cầu giá cả thị trường mía đường niên vụ 2005/2006? Tạp chí
Thị trường – Giá cả số 223 tháng 10/2005.
12- Thị trường đường niên vụ 2005/2006 và dự báo niên vụ 2006/07? Tạp chí
Thị trường – Giá cả số 234 tháng 9/2006.
13- Dự báo thị trường đường niên vụ 2007? Tạp chí thị trường -Giá cả số 236
ngày 5/11/2006.

18


14- Ngành mía đường đứng trước mối đe dọa lớn. - Thời báo tài chính Việt Nam
số 4 (1527) thứ hai ngày 8/1/2007.
15- Năm 2007: Dự báo giá đường tiếp tục giảm? Tạp chí Thị trường giá cả số
239-240 tháng 2&3 năm 2007.
16-16- Dự báo thị trường mía đường những cuối năm 2007? Tạp chí Thị trường –
Giá cả số 244 tháng 7/2007.

19




×