Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thơ viết cho thiếu nhi của phạm hổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.73 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lí luận Văn học

Hà Nội-2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lí luận Văn học
Mã số: 60220120

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Diêu Thị Lan Phƣơng

Hà Nội-2016



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU… …................................................................................................. 2
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 2
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 7
5. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: PHẠM HỔ - TỪ CUỘC ĐỜI ĐẾN QUAN NIỆM SÁNG
TÁC CHO THIẾU NHI.................................................................................. 9
1.1. Thơ viết cho thiếu nhi trong dòng chảy văn học ............................. 9
1.1.1. Vị trí và quá trình phát triển của thơ viết cho thiếu nhi ................ 9
1.1.2. Đặc điểm của thơ thiếu nhi ......................................................... .13
1.2. Phạm Hổ và thơ thiếu nhi ................................................................ 16
1.2.1 Quá trình sáng tác của Phạm Hổ ..................................................... 16
1.2.2 Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi .................................................... 19
CHƢƠNG 2. CẢM HỨNG VÀ HÌNH TƢỢNG TRONG THƠ PHẠM
HỔ

............................................................................................... 22

2.1. Cảm hứng trong thơ Phạm Hổ........................................................ 22
2.1.1. Cảm hứng về thiên nhiên ............................................................. 22
2.1.2. Cảm hứng về tình cảm gia đình ................................................... 34
2.2. Hình tƣợng trong thơ Phạm Hổ ...................................................... 38
2.2.1. Những em bé đáng yêu ................................................................. 38
2.2.2. Thế giới loài vật ........................................................................... 46
2.2.3 Thế giới đồ vật .................................................................................. 61


CHƢƠNG 3. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ PHẠM HỔ .... 71

3.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ......................................................... 71
3.1.1. Ngôn ngữ giàu nhạc tính .............................................................. 71
3.1.2. Ngôn ngữ mang tính tạo hình cao................................................ 75
3.1.3. Ngôn ngữ mang đậm tính dân gian.............................................. 78
3.1.4 Các biện pháp tu từ ........................................................................... 82
3.2. Cách tổ chức bài thơ ........................................................................ 89
3.2.1. Hình thức đối thoại ...................................................................... 90
3.2.2. Hình thức mô phỏng ..................................................................... 92
3.2.3. Hình thức trích dẫn ...................................................................... 95
KẾT LUẬN ................................................................................................... 98
Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 100

1


PHẦN MỜ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn chương khơi dậy cảm xúc cho con người, làm cho người ta biết
khóc, biết cười, biết vui, biết buồn, biết yêu, biết ghét… nó bồi đắp cho con
người nhiều hơn về mặt tình cảm. Thật khó có thể hình dung một người sống
mà không có cảm xúc, không có tình cảm. Sự nhạy cảm, tinh tế của tâm hồn
được hình thành từ thời thơ ấu. Trên thực tế, không ai không thừa nhận vai trò
của văn học thiếu nhi đối với việc bồi dưỡng tâm hồn, cao hơn là cách xây dựng
nhân cách cho các thế hệ trẻ thơ.
Nhắc đến dòng văn học thiếu nhi chúng ta không thể không nhắc tới
những nhà thơ nổi tiếng như: Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Trần Đăng Khoa,
Võ Quảng và đặc biệt là nhà thơ, nhà văn Phạm Hổ - một cái tên đã trở nên khá
quen thuộc đối với trẻ thơ. Phạm Hổ được biết đến với những vần thơ ngộ
nghĩnh, cách định nghĩa sự vật hiện tượng xung quanh đáng yêu và với khát
vọng cháy lòng là mãi được làm bạn với trẻ thơ.

Trước thực trạng tiếp cận văn hóa một cách ồ ạt như hiện nay, internet,
truyện tranh đã thực sự chiếm ưu thế, những vần thơ được các em tìm đọc ngày
một ít đi. Với sự xuất hiện của internet việc tiếp cận thông tin đã trở nên vô
cùng dễ dàng, việc học, đọc và biết được nội dung chính của những tác phẩm
văn học đã không còn là chuyện khó khăn với một thao tác click chuột. Đó là
những lợi ích mà internet mang lại song bên cạnh đó nó cũng có mặt trái khôn
lường. Trẻ em không được chủ động sáng tạo, tự tìm hiểu nội dung theo cách
hiểu của chúng nữa mà hiểu theo cái khuôn mẫu sẵn có trên mạng. Đọc được
thông tin mà không hiểu nó hay vì sao? Quan trọng hơn là sẽ thật khó và thiệt
thòi với các em nếu không hiểu biết được cái hay từ mặt nghệ thuật trong bài.

2


Đã ít sự quan tâm, nay lại còn bị giảm đi sự chú ý, nền văn học thiếu nhi
Việt Nam hiện nay đang dần bị khô cạn. Để có thêm cái nhìn mới, tìm tòi thêm
những phát hiện, sự cách tân và điểm mới lạ về thơ viết cho thiếu nhi, chúng tôi
đi sâu vào tìm hiểu Thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ. Chúng tôi hi vọng
thông qua luận văn này sẽ tìm được những cái mới về mặt nghệ thuật trong thơ
của Phạm Hổ và đặc biệt là hướng đi mới cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam
trong khi những cây bút gạo cội chưa tìm thêm cái mới và những cây bút trẻ sẽ
thêm yêu và dành nhiều tâm huyết cho nên văn học này hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Phạm Hổ là một trong số ít nhà văn chuyên tâm viết cho thiếu nhi. Trải
qua hơn 50 năm miệt mài sáng tác, Phạm Hổ đã để lại cho nền văn học thiếu nhi
Việt Nam khoảng 25 tập thơ, 10 kịch bản sân khấu, hoạt hình… với những đóng
góp lớn lao ấy, các sáng tác của ông đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của
giới phê bình và bạn đọc. Nhiều nhà nghiên cứu đã thể hiện sự ưu ái, ngưỡng
mộ, cảm phục trước một tấm lòng vì tuổi thơ của Phạm Hổ trong những công
trình nghiên cứu, bài báo, luận văn, luận án…

Các công trình trên báo và tạp chí: Trên báo Văn nghệ số 373 Võ
Quảng đã viết bài Một cái nhìn kì thú yêu thương khi đọc tập Chú bò tìm bạn.
Ông nhận định “Với mùi thơm của hoa trái với tiếng “ậm ò” của chú bò tìm
bạn, trong tiếng gà “chiếp chiếp” tập thơ đưa các em về thế giới chính thức của
mình. Và cũng đưa những người lớn về những màu sắc, cảm xúc tươi mát từ lâu
bị quên đi, nhưng mỗi lần nhớ lại trong lòng không khỏi chút bâng khuâng nhớ
tiếc.” [25,tr 24]
Trên Tạp chí văn học số 6 năm 1964, Trần Thanh Địch có bài “Những
người bạn nhỏ, Một tập thơ đáng yêu của các em” ông đã viết: “Những người
bạn nhỏ còn có nhiều bài thơ nói về những con vật nhỏ, bạn hàng ngày của các
em. Những người “bạn nhỏ” ấy thường hay có sự chạm trán trái cựa gây ra

3


từng chút kịch tính”. Không đơn thuần là miêu tả, Phạm Hổ còn tạo dựng tính
kịch cho chính tác phẩm của mình để thêm phần độc đáo và hấp dẫn.
Cũng nhận định giống Vũ Duy Thông nhưng có phần mở rộng hơn, nhà
thơ Trần Đăng Khoa có những khám phá rất thú vị: “Phạm Hổ đã hiến dâng
trọn vẹn cái phần tinh túy nhất của đời mình, của tâm hồn mình cho con trẻ.
Đọc thơ ông ta thấy ông yêu trẻ con. Mà không chỉ yêu, ông còn sùng bái
chúng. Vì thế nói đến ông ta vẫn quen nghĩ đó là thi sĩ chuyên viết cho thiếu nhi,
viết bằng nhiều thể loại: thơ, truyện, kịch, thần thoại, rồi kịch bản hoạt hình…”
[17, tr 950]
Trong bài viết Mười lăm năm viết cho thiếu nhi nhà thơ Đinh Hải đã viết:
“Thơ Phạm Hổ nặng về khai thác những khía cạnh tình cảm của nhi đồng, Thơ
anh giàu nhạc điệu, gần gũi với đồng dao. Bạn đọc thường nhắc những bài thơ
hay của anh như – Xe cứu hỏa, Bắp cải xanh, Chú bò tìm bạn”.[15, 638]
Trên Tạp chí văn học số tháng 3 năm 1989, phó giáo sư Vân Thanh có
bài viết Phạm Hổ với tuổi thơ cũng có nhận định: “Không phải ngẫu nhiên, thơ

Phạm Hổ tươi mát và rất trẻ. Ông là một trong những nhà thơ thường xuyên có
những buổi gặp gỡ, trò chuyện trao đổi với các em – Ông thường nói: người
sáng tác cho thiếu nhi phải có tâm hồn tươi trẻ, phải hiểu trẻ, biết cách thâm
nhập vào cuộc sống trẻ thơ”.[17,tr 1017]
Trong cuộc hội thảo về các tác giả viết cho thiếu nhi, nhà văn Nguyên
Ngọc đã phát biểu: “Bạn (Phạm Hổ) vừa mở thêm ra một cánh cửa nữa và theo
chân anh, bước ra cánh cửa ấy, ta bỗng gặp một chân trời hứa hẹn và mênh
mông hơn, vừa gần gũi vừa mới lạ, vừa quen thuộc vừa mỗi bước khiến ta lại
ngạc nhiên”[17, tr 153].
Công trình nghiên cứu đƣợc in thành sách: phó giáo sư Vân Thanh đã
tập hợp được rất nhiều bài viết phê bình về văn học thiếu nhi in thành tập Văn
học thiếu nhi Việt Nam do nhà xuất bản Kim Đồng năm 2002. Nhà thơ Vũ Duy
Thông cũng có bài Con đường đến với trẻ thơ ông phát biểu: “Đọc thơ Phạm
4


Hổ viết cho các em, ấn tượng đầu tiên để lại: đây là con người yêu trẻ thơ đến
mức đắm đuối, không bao giờ no chán, một người luôn luôn khao khát tìm đến
trẻ để hiểu và yêu quý chúng hơn nữa, một người muốn – không phải là đóng
vai một người thầy giáo nghiêm nghị cất lời răn dạy phải trái mà là một người
bạn chân thành của trẻ”. [29,tr 16]
Về luận văn, khóa luận: nghiên cứu về những sáng tác của Phạm Hổ,
năm 2008 có luận văn của thạc sĩ Ngô Đình Vân Nhi với đề tài Đặc điểm viết
truyện cho thiếu nhi của Phạm Hổ. Công trình đã có đóng góp đáng kể vào việc
hình thành những đặc điểm riêng trong sáng tác truyện nói riêng và trong các
sáng tác của Phạm Hổ nói chung.
Năm 2009 sinh viên Nguyễn Thúy Hằng trường Đại học Sư phạm Hà Nội
khoa Giáo dục tiểu học, đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài Nghệ thuật
tập thơ chú bò tìm bạn của Phạm Hổ. Khóa luận đã tập trung tìm hiểu nghệ
thuật tập thơ Chú bò tìm bạn và đưa ra hướng thiết kế giáo án giảng dạy tác

phẩm thơ của Phạm Hổ.
Năm 2012 có khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Thanh Nga
trường Đại học Sư phạm Hà Nội với công trình Thế giới hình tượng trong thơ
Phạm Hổ viết cho thiếu nhi. Khóa luận đã hệ thống các hình tượng có trong
sáng tác của Phạm Hổ một cách khá khoa học.
Chúng ta thấy rằng những lời nhận xét, đánh giá hay nghiên cứu của các
nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ cảm nhận thể hiện tình cảm với tập
thơ Chú bò tìm bạn hoặc tìm hiểu nội dung của một vài bài thơ cụ thể chứ chưa
có bài viết nào đi khai thác góc độ nghệ thuật của cả tập thơ. Một hi vọng của
người viết là được khai thác sâu hơn về thơ viết cho thiếu nhi của nhà thơ Phạm
Hổ được in trong 2 tập thơ đó là Những người bạn im lặng, (NCB Kim Đồng,
1984) và Tuyển tập tác phẩm Chú bò tìm bạn (NXB Kim Đồng, 2002).
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
5


Trong khuôn khổ của luận văn, người viết đi sâu vào nghiên cứu hai tập
thơ của nhà thơ Phạm Hổ, đó là tập Những người bạn im lặng, (NXB Kim
Đồng, 1984) và Tuyển tập tác phẩm Chú bò tìm bạn (NXB Kim Đồng, 2002).
- Phạm vi nghiên cứu
Để có thể tìm hiểu được phong cách nghệ thuật, đặc điểm sáng tác về thơ
viết cho thiếu nhi của thơ Phạm Hổ, chúng tôi thấy rằng phải xem xét đầy đủ
các bài thơ trong gia tài thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ và có sự so sánh với
các nhà thơ khác cùng thời.
- Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu những nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật và sự
độc đáo trong việc khai thác nội dung thơ của Phạm Hổ viết cho thiếu nhi, qua
đó khẳng định những đóng góp to lớn của ông đối với sự phát triển của Văn học
thiếu nhi Việt Nam.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thống kê
Khi thực hiện luận văn này, người viết sẽ thống kê để xác định những
hiện tượng mang tính phổ biến, thường xuất hiện trong hai tập thơ của Phạm Hổ
là tập Những người bạn im lặng, (NXB Kim Đồng, 1984) và Tuyển tập tác
phẩm Chú bò tìm bạn (NXB Kim Đồng, 2002).
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích như một công cụ để tìm hiểu cụ
thể một đặc điểm nào đó về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm thơ của
Phạm Hổ.
Tuy nhiên, phân tích cần đi liền với tổng hợp để các kết luận không mang
tính ngẫu nhiên vun vặt mà thể hiện sự đánh giá mang tính khái quát và thuyết
phục hơn.
- Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh
6


Chúng tôi so sánh các tác phẩm thơ của Phạm Hổ với các tác phẩm của
những nhà thơ khác cùng viết về thể loại thơ cho thiếu nhi như: Trần Đăng
Khoa, Võ Quảng, Xuân Quỳnh, Đinh Hải, Huy Cận…
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung được chia làm ba
chương như sau:
Chương 1: Phạm Hổ - Từ cuộc đời đến quan niệm sáng tác cho thiếu nhi
Chương 2: Cảm hứng và hình tượng trong thơ Phạm Hổ
Chương 3: Những đặc sắc nghệ thuật trong thơ Phạm Hổ

7



Tài liệu tham khảo
1. Lê Bá Hán (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội.
2. Phạm Hổ(1958), Em thích em yêu, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
3. Phạm Hổ (1961), Những người bạn nhỏ, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
4. Phạm Hổ (1984), Những người bạn im lặng, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
5. Phạm Hổ (2002), Tuyển tập tác phẩm Chú bò tìm bạn, Nxb Kim Đồng,
Hà Nội.
6. Phạm Hổ (1977), Đọc một số bài thơ gần đây của các em, Văn học (số 2),
tr40.
7. Phạm Hổ (1981), Viết cho các em về nhân dân và về Đảng của chúng ta,
Văn học (số 6), tr109.
8. Phạm Hổ (1983), Thêm mấy suy nghĩ về việc làm thơ cho nhi đồng, Bàn
về văn học thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
9. Trần Thu Hiền (1972), Một dòng suy nghĩ mới, Báo văn nghệ (số 468), tr
251 - 254.
10. Trần Đăng Khoa (1998), Góc sân và khoảng trời, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
11.Lã Bắc Lý (2006), Giáo trình Văn học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
12.Phong Lê (1993), Đi tìm đặc trưng cho văn học thiếu nhi, Văn học thiếu
nhi, tr 25 - 35.
13.Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Những bài giảng về tác giả văn học hiện
đại, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
14.Lê Thị Hoài Nam (2005), Bài giảng văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Đà
Nẵng.
15.Trần Đức Ngôn (1995), Văn học thiếu nhi, Nxb Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
16.Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
8



17.Võ Quảng (1998), Tuyển tập Võ Quảng, Tập II, N xb Văn học, Hà Nội.
18. Võ Quảng (1980), Một số ý kiến về văn học thiếu nhi, Báo văn nghệ (số 42).
19.Võ Quảng (1970), Một cái nhìn kì thú yêu thương, Chú bò tìm bạn của
Phạm Hổ, Văn nghệ (số 373),tr 23 - 28.
20.Xuân Quỳnh (1983), Làm thơ cho thiếu nhi, Bàn về văn học thiếu nhi,
Nxb Kim Đồng, Hà Nội, tr 14.
21.Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật trong thơ, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
22. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội
23.Chu Văn Sơn (2007), Thơ điệu hồn cấu trúc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Vân Thanh (1999), Phác thảo văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
25.Vân Thanh (2002), Văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
26.Trần Thị Thắng (1997), Người dẫn dắt tuổi thơ vào cổ tích. Báo văn
nghệ (số 22), tr 37 – 41.
27.Vân Thanh (2002), Thiếu nhi Việt Nam, Văn học (số 618), tr 50 - 62.
28.Đặng Kim Thanh (1964), Những người bạn nhỏ, Một tập thơ đáng yêu,
Văn học (số 6), tr 82 - 86.
29.Vũ Duy Thông (1983), Con đường đến với trẻ thơ, Bàn về văn học thiếu
nhi, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
30.Bùi Thanh Truyền (2006), Thi pháp trong văn học thiếu nhi, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
31.TS. Bùi Thanh Truyền - ThS. Trần Quỳnh Nga (1986), Đặc trưng thơ
viết cho thiếu nhi
cho thieunhi-sau-1986.html.

9



32.Viện chiến lược phát triển chương trình giáo dục mầm non (2006),Tuyển
tập thơ ca, truyện, câu đố, bài hát cho trẻ mẫu giáo bé, nhỡ, lớn, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.

10



×