Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Thế giới trẻ thơ trong truyện viết cho thiếu nhi của võ quảng luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.88 KB, 98 trang )

Bộ GIáO DụC Và đào TạO
TRờng đại học vinh
-------------------------------

phạm thị minh phúc

thế giới trẻ thơ
trong truyện viết cho thiếu nhi
của võ quảng

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh - 2011


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
----------------------

phạm thị minh phúc

thế giới trẻ thơ

trong truyện viết cho thiếu nhi
của võ quảng
Chuyên ngành: văn học Việt Nam
MÃ số: 60.22.34

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học:



ts. HOàNG MạNH HïNG

Vinh - 2011


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cơ giáo trong chuyên ngành Ngữ văn của trường
Đại học Vinh và bạn bè. Qua đây, tôi xin gửi tới quý thầy cô giáo và
các bạn lời cảm ơn chân thành nhất.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo – TS. Hoàng
Mạnh Hùng, người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên tơi hồn thành
đề tài này. Với sự nhiệt tình giúp đỡ và cách làm việc khoa học, thầy
giáo Hồng Mạnh Hùng đã cho tơi những cơ sở quan trọng để hoàn
thành luận văn này.

Vinh, tháng 12 năm 2011
Học viên
Phạm Thị Minh Phúc


MC LC
Vinh - 2011...................................................................................................................................1

Bộ giáo dục và đào tạo..................................................................................2
Trờng đại häc vinh .......................................................................................2



BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Nxb: Nhà xuất bản
Cách chú thích tài liệu trích dẫn: Gồm thứ tự tài liệu trong thư
mục Tài liệu tham khảo và số thứ tự trang chứa trích dẫn. Ví dụ: kí
hiệu [10,45] tức là số thứ tự của tài liệu trong thư mục Tài liệu tham
khảo là 10, nhận định được trích dẫn nằm ở trang 45 của tài liệu này.
Cịn kí hiệu [20] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong thư mục Tài
liệu tham khảo.


Võ Quảng
(1920-2007)


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cuộc đời con người ai cũng có một tuổi thơ với những
tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ. Lớn thêm chút nữa là những bài
đồng dao, rồi những câu chuyện về cổ tích về các lồi vật, về sự
tích vì sao lại thế này mà không phải là thế kia… Tuổi thơ là giai
đoạn đẹp đẽ và nên thơ nhất của cuộc đời một con người. Và từ
những bài đồng dao, từ những câu chuyện cổ tích đó đã ni
dưỡng tâm hồn chúng ta lớn lên và trưởng thành. Thật đáng quý
biết bao khi có một nhà văn đã dâng hiến trọn cuộc đời mình chỉ
để dành cho thiếu nhi, viết cho thiếu nhi, vun đắp và nuôi dưỡng
những tâm hồn ngây thơ trong sáng. Người đó là nhà văn Võ
Quảng – tác giả của rất nhiều những tác phẩm hay viết cho thế hệ

trẻ, tương lai của đất nước chúng ta.
1.2. Võ Quảng đến với văn học có thể nói là khá muộn, ba
bảy tuổi mới bắt đầu sự nghiệp sáng tác, thế nhưng, như ai đó đã nói,
ơng đã đến là ở lại ln. Ơng sáng tác miệt mài và chăm chỉ như chú
ong thợ cần mẫn. Gần nửa thế kỉ sáng tác, ông đã để lại cho nền văn
học Việt Nam nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng một gia tài
giàu có với rất nhiều những sáng tác ở các thể loại như thơ, truyện
ngắn, truyện dài, thơ đồng dao và kịch. Những sáng tác của ông
không chỉ được các bạn nhỏ rất u thích và đón đợi mà cả những
bạn đọc đã lớn tuổi vẫn rất yêu chuộng. Những trang văn của Võ
Quảng được coi như là một cơng trình sư phạm thực thụ, một cơng
trình sư phạm mang đậm chất Võ Quảng với lời văn ngắn gọn, súc


2
tích, giàu tính triết lý và tình u thương con trẻ. Võ Quảng viết cho
trẻ em bằng niềm say mê và sự hứng thú của người ông rất mực hiền
từ và nhân hậu, với giọng kể ấm áp, pha chút hóm hỉnh, có lúc lại rủ
rỉ tâm tình kể cho các em những câu chuyện về loài vật, về những
bài học tốt, về sự tích vì sao trên lưng hổ lại có vằn, mắt cá Giếc lại
đỏ hoe… Những câu chuyện tưởng như nhỏ bé ấy lại mang trong nó
một tình cảm u thương thật lớn lao. Chính những câu chuyện ấy đã
hun đúc tâm hồn non trẻ của các em sau này trưởng thành sẽ trở
thành những con người sống nhân hậu, biết yêu thương chăm sóc
người khác. Với những cống hiến của ông, nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ
tịch Hội Nhà văn khẳng định, Võ Quảng là người có cơng lao to lớn
trong việc phát triển nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Từ lâu, cái tên Võ Quảng đã trở thành thân thiết với bạn đọc ở
nhiều lứa tuổi khác nhau. Theo tìm hiểu của chúng tơi, về truyện

thiếu nhi Võ Quảng đã có khá nhiều cơng trình, bài viết bàn đến. Sau
đây là những ý kiến tiêu biểu.
Tác giả Bùi Văn Tiếng với Đôi điều về đồng thoại Võ Quảng đã
cho rằng: “Sẽ là thiệt thòi biết mấy cho văn chương nước nhà, trước
hết cho trẻ em Việt Nam nếu như ngày ấy Võ Quảng của chúng ta
vẫn tiếp tục tham gia chính sự tham dự chính trường mà khơng trở
thành một người chuyên sáng tác văn học và nhất là chuyên sáng tác
văn học thiếu nhi. Và cũng sẽ thiệt thòi biết mấy cho văn chương
nước nhà, trước hết cho trẻ em Việt Nam nếu như trong những gì Võ
Quảng viết cho thiếu nhi mà khơng có những đồng thoại thấm đẫm


3
chất dân gian như Bài học tốt, Sự tích những cái vằn, Mắt Giếc đỏ
hoe, Cười, Thêm sức chiến đấu” [55, 2].
Nguyễn Huy Thắng trong bài viết Người dành trọn tâm huyết
cho văn học thiếu nhi ngay từ đầu đã khẳng định: “Hơn 50 năm hoạt
động trong lĩnh vực văn học là chừng đó thời gian ơng dành trọn tâm
huyết cho văn học thiếu nhi. Những tập thơ Gà mái hoa, truyện Quê
nội… đã khắc ghi tên ông - nhà văn Võ Quảng - vào lòng độc giả
thiếu nhi nhiều thế hệ”. Sau đó ơng giới thiệu qua về nhà văn và
hành trình sáng tác của ơng [56, 1].
Tác giả Hà Linh có bài viết Võ Quảng – người hết mình và trọn
đời cho thiếu nhi. Đây là bài viết đã tập hợp các nhận định của một
số tác giả về nhà văn Võ Quảng. Đó là ý kiến của các tác giả: nhà
nghiên cứu Phong Lê, ông Nguyễn Huy Thắng – phó giám đốc Nhà
xuất bản Kim Đồng, nhà thơ Hữu Thỉnh, họa sĩ Ngô Mạnh Lân, nhà
văn Nguyễn Kiên. Nhìn chung, Võ Quảng được đánh giá rất cao về
mặt viết truyện cho thiếu nhi. Tác giả bài viết cũng khẳng định:
“Truyện của ông, với sự quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả chi

tiết, hóm hỉnh, đã làm bật nổi một thế giới tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên,
trong trẻo” [28, 3].
Với bài viết Võ Quảng – nhà văn của thiếu nhi tác giả Phong
Lê đánh giá Quê nội và Tảng sáng là hai tập trong một bộ sách được
xem là hay nhất của văn học thiếu nhi thế kỉ XX. Ơng khẳng định:
“Gắn bó với tuổi thơ, Võ Quảng cũng đã dành hết tâm hồn và tài
năng cho những thiên đồng thoại nhỏ nhắn và xinh xắn, hồn nhiên và
đậm đà sự sống vui, làm gắn bó được nhu cầu ham hiểu biết và
hướng về điều thiện của các lứa tuổi trẻ”. Ơng cịn nhận xét: “Những


4
trang Võ Quảng, cả văn và thơ đều chan chứa một tình yêu thiên
nhiên với cây cỏ, hoa trái, chim muông nơi cảnh sống quanh ta; cùng
là chan chứa một tình yêu quê, nơi những người thân yêu cùng sống,
nơi chứa đầy những kỷ niệm thời thơ ấu, nơi ghi nhận từng bước sự
trưởng thành của đời người. Vườn văn thiếu nhi của ta hơm nay quả
có khơng ít người, thậm chí cịn rất đơng người. Nhưng nhìn vào tất
cả họ lại thấy khơng có ai chun như ơng. Họ cịn làm nhiều việc
khác. Có người chỉ viết bằng tay trái. Cịn ơng, suốt ngót 50 năm
qua, ơng chỉ viết cho thiếu nhi” [27, 2].
Bài viết của tác giả Lê Nhật Kí: Đặc điểm truyện ngắn đồng
thoại của Võ Quảng đã trình bày một số các đặc điểm chính của
trun ngắn đồng thoại Võ Quảng. Đó là các đặc điểm như: Truyện
đồng thoại Võ Quảng mang đậm chất dân gian, mở rộng chức năng
phản ánh hiện thực, mang dáng dấp truyện ngụ ngôn, truyện đồng
thoại Võ Quảng ngắn gọn, ngôn ngữ giàu hình ảnh. Và tác giả triển
khái một cách khái quát các đặc điểm vừa nêu [20, 3].
Ở bài viết Nhà văn Võ Quảng – người bạn lớn của tuổi thơ, nhà
phê bình Nguyên An đã nhận định: “Giữa những năm 1980 ấy cuộc

sống thật khó khăn, có nhà, có nơi gần như mịn mỏi và bế tắc bởi
sinh kế mỗi ngày và hướng đi cho mai sau, thế mà đọc văn thơ Võ
Quảng ta đã quên đi thực tại khó khăn đó. Quên đi, và thấy tin mến,
mà tự nhóm lên trong mình một nguồn sống”. Tiếp đó, tác giả có kể
về một số kỉ niệm với nhà văn và một số quan điểm sáng tác của
ông, chẳng hạn như: ơng say sưa: “Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào
tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự
kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng dáng một cánh


5
cị bay, hình ảnh sóng lúa rợp rờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ đẹp
của núi sơng, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi
tình yêu Tổ quốc” [1, 2].
Ở bài viết: Võ Quảng – những điều kì lạ thú vị, tác giả Sương
Mai đã khẳng định: “Võ Quảng lại dành phần lớn tâm huyết, tài năng
và trái tim cho thơ văn thiếu nhi và chỉ thỉnh thoảng ơng mới viết
cho người lớn. Đó cũng là sự lạ độc đáo khác đời lắm nơi ông” và
“Võ Quảng coi việc làm thơ cho trẻ là công việc giản dị. Một việc
bé nhỏ thôi nhưng cần thiết, làm thơ cho con trẻ là định vị cái đẹp
thơ ca trong hồn trẻ, tạo nên tình yêu cái đẹp nơi con trẻ, góp phần
hồn thiện tâm hồn cho các em, giúp các em lớn lên và hồn thiện
chính mình” [31, 2].
Cho đến nay, đã có rất nhiều những bài viết về Võ Quảng,
về các tác phẩm của ông và sau này chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa.
Ở đây, do khuôn khổ của luận văn, chúng tôi mới chỉ đề cập được
một phần nhỏ. Nhìn chung, các bài viết về Võ Quảng khá phong phú,
ít nhiều chứa đựng những gợi ý quý báu cho chúng tôi trong việc
thực hiện đề tài này.
3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi khảo sát

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thế giới trẻ thơ trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra các vấn đề nghiên cứu sau:


6
- Tìm hiểu những nét chính về sự nghiệp văn học Võ Quảng và
vị trí truyện viết cho thiếu nhi của ơng trong nền văn học Việt Nam
hiện đại.
- Tìm hiểu đặc điểm của thế giới nhân vật trẻ thơ trong sáng
tác của Võ Quảng.
- Tìm hiểu nghệ thuật thể hiện thể giới trẻ thơ trong sáng tác
của Võ Quảng.
3.3. Phạm vi văn bản khảo sát
- Tác phẩm Quê nội và Tảng sáng.
- Tuyển tập Võ Quảng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu, trong đó có các phương pháp chính:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu
5. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn tập trung tìm hiểu và xác định đặc điểm trong những
sáng tác văn xuôi của Võ Quảng viết cho thiếu nhi. Kết quả của luận
văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về sáng tác của
Võ Quảng, về văn học viết cho thiếu nhi.



7

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Sáng tác của Võ Quảng trong bức tranh chung của
văn học thiếu nhi Việt Nam.
Chương 2. Thế giới trẻ thơ trong sáng tác của Võ Quảng.
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện thế giới trẻ thơ trong sáng tác
của Võ Quảng


8

Chương 1
SÁNG TÁC CỦA VÕ QUẢNG TRONG BỨC TRANH CHUNG
CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM

1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi
Có thể nói rằng, trong kho tàng văn học nhân loại từ bước
sang thế kỉ XIX đã có những sáng tác dành cho một lớp đối tượng
riêng, đó là thiếu nhi. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta mặc định
cho nó như vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã thừa nhận và minh chứng
rạch ròi về vấn đề này. Trong một bài viết của mình, Nhã Thun đã
nhận định: "Khơng kể đến nguồn truyện dân gian, huyền thoại,
truyền thuyết, cổ tích… vốn gắn với thời thơ ấu của lồi người và do
đó dễ dàng được lựa chọn cho trẻ em và được trẻ em yêu thích như
nguồn văn học đầu tiên, văn học thiếu nhi với “địa chỉ đơn” (single
address) là thiếu nhi chỉ được hình thành, theo các nhà nghiên cứu,
từ đầu thế kỉ XX, mà “điềm báo” là cuốn sách nổi tiếng của

Carroll: Alice’s Adventures in Wonderland (1865) (Alice ở xứ sở diệu
kì)”. Tuy nhiên, về khái niệm “văn học thiếu nhi”, cho đến nay vẫn
còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất trong giới nghiên cứu.
Cũng chính Nhã Thun đã đặt ra vấn đề này: "Tơi muốn bắt đầu
bằng một câu hỏi, đơn giản mà không dễ trả lời gọn gàng, nhưng có
lẽ cần thiết với người viết Việt Nam hôm nay: Thế nào là văn học
thiếu nhi? Những cuốn sách viết cho trẻ em hoặc bởi trẻ em? Những
cuốn sách cho trẻ em được đọc, thậm chí chỉ được đọc bởi người lớn


9
hoặc những cuốn sách cho người lớn vẫn được trẻ em say mê tiếp
nhận có là văn học thiếu nhi?" [57, 3].
Tuy nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa là chúng ta khơng có
những quan niệm cụ thể. Ở Việt Nam cũng dù văn học thiếu nhi
không sớm được nghiên cứu chuyên biệt như những loại hình văn
học khác nhưng cũng đã được các nhà nghiên cứu xác lập cho nó một
chỗ đứng nhất định với một khái niệm cụ thể.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học – Lê Bá Hán chủ biên, nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000, văn học thiếu nhi được
định nghĩa như sau: “Theo nghĩa hẹp, văn học thiếu nhi gồm những
tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi.
Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một
phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người
lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi, như Đôn Kihôtê của M.
Xecvantecx, Rôbinxơn Cruxô của Đêphô, Gulivơ du ký của Gi.Xuypt,
Xpactac của R.Gôvahihôli, Túp lều bác Tôm của Bichơ Xtâu, v.v..”
[9, 353].
Từ lâu đã có một bộ phận sáng tác dành riêng cho thiếu nhi.
Những cuốn sách đầu tiên thuộc loại này là những cuốn sách có nội

dung giáo khoa, sách về các quy tắc ứng xử trong xã hội, xuất
hiện ở Châu Âu ở các thế kỷ XIV – XVI và đặc biệt phát triển ở thời
Khai sáng. Tính giáo huấn được người ta coi là những đặc điểm quan
trọng của văn học thiếu nhi. Bởi vậy, cho đến giữa thế kỷ XIX,
những tác phẩm viết dành riêng cho thiếu nhi vẫn nằm ngồi phạm vi
của văn học. Trong khi đó, những tác phẩm văn học viết cho người
lớn lại đi vào phạm vi đọc của trẻ em, nhất là các loại truyện viết


10
theo mơtíp phơnclo, loại cổ tích và một số tiểu thuyết và truyện
thuộc thể loại phiêu lưu.
Ở thế kỷ XX, văn học thiếu nhi phát triển khá đa dạng và pha
tạp. Ở nhiều nước phát triển nó ít nhiều cịn bị chi phối bởi xu hướng
thương mại, bị pha trộn với sự bành trướng của văn học đại chúng. Ở
Việt Nam, hầu như đến thế kỷ XX mới xuất hiện văn học thiếu nhi.
Đến nay đã có sự phát triển phân nhánh của thơ cho thiếu nhi (bên
cạnh thơ cho người lớn), hoặc trong văn xuôi cho thiếu nhi đã hình
thành các loại truyện: truyện có chủ đề gắn với những sinh hoạt đời
thường, truyện cổ tích hiện đại (sáng tác hiện đại theo thi pháp cổ
tích cổ tích), truyện về các loài vật, truyện liên quan đến những sự
kiện, những nhân vật lịch sử, v.v..
Nhìn chung, hiện nay chúng ta có nhiều cách tiếp cận khác
nhau nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau về loại hình văn học
thiếu nhi. Từ việc tham khảo, tổng hợp các ý kiến từ các nguồn tài
liệu đã dẫn ở trên, chúng tôi đi đến cách hiểu về khái niệm “văn học
thiếu nhi” như sau: Văn học thiếu nhi là một bộ phận của văn học
nhưng được sáng tác dành riêng cho một lớp đối tượng cụ thể đó
là lứa tuổi thiếu nhi, mảng đề tài tương đối rộng, từ những câu
chuyện gần gũi với cuộc sống con người đến những chuyện hoang

đường viến tưởng để thoả mãn những sở thích khám phá của trẻ thơ.
Như vậy, văn học thiếu nhi hướng tới một loại đối tượng độc giả
nhất định, có tính đặc thù. Tương ứng với đối tượng ấy, mục đích
sáng tác, nội dung, đề tài cũng như hình thức thể hiện của bộ phận
văn học này cũng có tính đặc thù.


11
1.2. Nhìn chung về bộ phận văn học thiếu nhi trong nền văn
học Việt Nam hiện đại
Chúng ta biết rằng, văn học Việt Nam khi bước vào thế kỉ XX
vốn dĩ đã có một khối lượng tương đối đồ sộ với rất nhiều mảng đề
tài, với sự xuất hiện một vài tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề có
liên quan đến trẻ thơ, trong đó hoặc là nhân vật hoặc là những sự
kiện những biến cố ít nhiều xuất hiện dấu ấn trẻ thơ. Thế nhưng để
nói về một mảng văn học chuyên biệt viết riêng cho lớp đối tượng là
thiếu nhi thì cịn khó để gọi tên, vì rằng đề tài vẫn đang rất chung
chung với các dạng đề tài của văn học nói chung, là phản ánh hiện
thực đời sống. Dù là gần gũi nhưng người sáng tác vẫn chưa ý thức
lựa chọn đề tài để hướng đến đối tượng.
Thế nên, có thể nói rằng, trước Cách mạng tháng Tám 1945
ở Việt Nam đã có sách viết cho thiếu nhi nhưng hiện tượng đó
chưa đủ rạch rịi để khẳng định có một dịng văn học cho thiếu
nhi. Sau Cách mạng tháng Tám, nền văn học đã có những hướng đi
cụ thể, đội ngũ sáng tác đã bắt đầu khai thác những mảng đề tài
hướng đến đối tượng thiếu nhi đích thực. Từ đó, nhiều tác phẩm viết
để dành cho đối tượng độc giả là thiếu nhi xuất hiện ngày một nhiều
với các sáng tác của một thế hệ nhà văn như: Tơ Hồi, Sơn Nam,
Trần Hồi Dương, Tạ Duy Anh, Nguyễn Hoành Sơn ... Đến thời
điểm những nhà văn này xuất hiện và sáng tác những tác phẩm dành

riêng cho trẻ thơ thì chúng ta có thể nói rằng văn học Việt Nam đã
có một dịng văn học chuyên biệt với các đề tài độc đáo dành riêng
cho thiếu nhi.


12
Tháng 6 năm 1957 nhà xuất bản Kim Đồng, nhà xuất bản
chuyên cho thiếu nhi được thành lập. Sự ra đời của Nhà xuất bản
Kim Đồng đã mở ra một giai đoạn mới của văn học thiếu nhi. Từ nay
lớp bạn đọc thiếu nhi đã có một nhà xuất bản chuyên cho mình với
nhiều thể loại, đáp ứng cho nhu cầu của nhiều lứa tuổi. Và cho đến
nay, nhà xuất bản Kim Đồng vẫn giữ một vai trò quan trọng trong sự
phát triển của nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
Sự hình thành và phát triển của nền văn học thiếu nhi Việt
Nam 50 năm qua không thể tách rời với sự quan tâm của Đảng
và Chính phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy rất bận nhưng hàng năm
vẫn có thư hoặc thơ viết gửi cho các em vào dịp Tết Trung thu hay
Tết nguyên đán. Làm theo lời Bác Hồ dạy là tập hợp những bài thơ
và những bức thư đó. Năm 1982, nhà xuất bản Kim Đồng đã cho in
một tuyển tập truyện cổ tích và 12 cuốn khác theo khổ nhỏ
về những truyện cổ tích hay trong nước và ngoài nước. Nàng tiên
nhỏ thành ốc, Chuyện hoa chuyện quả của Phạm Hổ cũng được các
em ưa thích.
Rõ ràng, truyện cổ tích là nhu cầu khơng thể thiếu được đối
với các em. Vì ở lĩnh vực này, văn học thiếu nhi có cả một kho
tàng vơ tận cho đề tài, cho sự tưởng tượng, cho sự sáng tạo. Khía
cạnh đáng quan tâm hiện nay là sử dụng kho tàng ấy như thế nào
để từ thế giới cổ tích mà người viết dựng nên những chiếc cầu kì
diệu và vững chắc, kể cả những cầu vồng bẩy sắc để đưa các em
vào thế giới hiện tại.

Đề tài nổi bật trong sáng tác viết cho thiếu nhi vẫn là đề tài
chiến tranh và cách mạng như Hồi đó ở Sa Kỳ của Bùi Minh Quốc,


13
Cát cháy của Thanh Quế, Quê nội, Tảng sáng của Võ Quảng. Có điều
khác trước là đất nước đã thống nhất. Đã đến lúc người viết cảm thấy
cần cho các em biết kĩ hơn sự tàn khốc của chiến tranh. Hồi đó ở Sa
Kỳ, Cát cháy cho thấy hình ảnh cuộc chiến đấu sống còn ở một vùng
địch ta xen kẽ, có chết chóc, có mất mát ,có cả sự phản bội nữa.
Nhưng bao trùm lên tất cả vẫn là tinh thần đấu tranh của nhân
dân, trong đó có các em. Hình ảnh thằng Mỹ trong những tác
phẩm này được mô tả rất chân thực, qua cái mẽ hào hoa, lịch sự
bề ngồi nhưng vơ cùng thâm độc, tàn ác. Những tác phẩm như:
Hồi đó ở Sa Kỳ, Cát cháy, Quê nội, Tảng sáng cũng như Đất rừng
phương Nam, Đội thiếu niên du kích Đình Bảng đều là những tác
phẩm có đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn học thiếu nhi thế
giới nói chung. Nó góp phần tố cáo tội ác của bọn đế quốc Pháp
Mỹ đã reo rắc trên đất nước Việt Nam, gây thảm họa cho biết bao
thế hệ thiếu nhi Việt Nam.
Nhiệm vụ chăm nom, vun đắp cho các mầm non của đất nước
trở thành nhiệm vụ của toàn dân. Trong các phương tiện được sử
dụng, văn học nghệ thuật quả là có khả năng mạnh mẽ in vào tâm
hồn trong trắng của các em những nét sống tốt đẹp của dân tộc, của
nhân dân, của cách mạng, ngay từ thuở ấu thơ, và gắn bó với các em
suốt quá trình trưởng thành. Trong những ngày đầu Cách mạng tháng
Tám và trong kháng chiến chống Pháp , lực lượng viết cho các em
mới chỉ có một số nhà văn chuyên nghiệp thỉnh thoảng có sách cho
thiếu nhi như nhà văn: Nguyễn Huy Tưởng, Tơ Hồi, Nguyễn Tuân,
Nguyên Hồng, Nguyễn Xuân Sanh…



14
Từ sau 1954, trên miền Bắc, đội ngũ viết cho thiếu nhi càng
phát triển nhanh, bên cạnh lớp nhà văn trên, đã có thêm Võ Quảng,
Phạm Hổ, Đồn Giỏi, Thi Ngọc, Trần Thanh Địch, Hồng Anh
Đường, Vũ Ngọc Bình, Vũ Tú Nam, Đào Vũ, Lê Minh, Văn Linh,
Viết Linh, Bắc Thôn, Hà Ân, Hải Hồ, Xuân Sách…
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, đội ngũ
viết cho thiếu nhi càng phát triển nhanh với những cây bút mới:
Xuân Quỳnh, Trần Hoài Dương, Vân Hồng , Nguyễn Thắng Vu,
Quang Huy, Định Hải, Phong Thu, Trần Bình Trọng, Nguyễn
Thị Vân Anh, Lê Phương Liên, Lê Vân…và cây bút thiếu nhi xuất
sắc Trần Đăng Khoa.
Trong đội ngũ viết cho thiếu nhi đã bước đầu có hiện tượng
chun mơn hóa theo lứa tuổi, theo thể loại, hoặc theo đề tài.
Thế nhưng, không phải lúc nào đội ngũ viết cho các em cũng đông
vui, cũng phát triển. Từ sau 1975, đất nước thống nhất, đội ngũ viết
cho thiếu nhi mỗi ngày một mỏng. Do những khó khăn trong tình
hình mới của cách mạng, nhất là khi cuộc sống chuyển sang nền kinh
tế thị trường, chỉ cịn riêng loại truyện cổ tích và truyện tranh là cịn
có khả năng tồn tại được.
Cuối những năm 1980, đội ngũ viết cho các em mới dần dần
khởi sắc với sự xuất hiện của những cây bút mới và trẻ đã trưởng
thành qua những Trại sáng tác cho thiếu nhi hoặc qua những cuộc thi
viết cho các em như Nguyễn Hoàng Sơn, Dương Thuấn, Mai Văn
Hai, Phùng Ngọc Hùng, Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên Hương,
Hoàng Tá, Lê Ngọc Ký...



15
Trong gần 60 năm qua, trong bối cảnh chiến tranh và xây dựng
xã hội mới, dưới sự quan tâm chăm sóc của Đảng và Nhà nước, một
nền văn học thiếu nhi Việt Nam hoàn chỉnh, phong phú về đề tài, về
thể loại, về phong cách viết, viết cho mọi lứa tuổi đã góp phần tích
cực vào việc thỏa mãn các nhu cầu tinh thần và giáo dục, bồi dưỡng
về đạo đức, về lý tưởng cho nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam.

1.3. Nhìn chung về sự nghiệp văn học của Võ Quảng và
truyện viết cho thiếu nhi của ông
1.3.1. Võ Quảng – vài nét về tiểu sử và hành trình sáng tạo
văn học
Võ Quảng (1920 - 2007) lớn lên trong một gia đình nơng dân
ở xã Đại Hịa, huyện Đại Lộc, bên dịng sơng Thu Bồn, tỉnh Quảng
Nam, Đà Nẵng. Cha của ông là một nhà Nho hay ngâm vịnh. Ơng đã
truyền cho con trai mình ngay từ lúc cịn nhỏ lịng u thơ văn. Q
hương Đại Hịa có con sơng xanh, có những bãi dâu bạt ngàn với
nghề trồng dâu ni tằm dệt lụa và mía đường đã gieo vào lịng cậu
bé Võ Quảng một tình u thiết tha đối với thiên nhiên, cây cỏ.
Học xong trường tổng, năm 16 tuổi, Võ Quảng ra học trường
Khải Định ở Huế. Với tư chất ham mê đọc sách, hoạt động trong
tổ chức Thanh niên cộng sản của Đảng. Năm 17 tuổi ông bắt đầu
tham gia cách mạng. Năm 21 tuổi ông bị thực dân Pháp bắt bỏ tù, lần
lượt bị giam ở các nhà lao Phủ Thừa (Huế), nhà lao Hội An, nhà lao
Vĩnh Điện (Quảng Nam – Đà Nẵng). Sau đó, ơng bị đưa về quản chế
ở Đại Hịa cho đến lúc cách mạng tháng Tám bùng nổ. Chính cuộc


16
sống tù tội đó đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách nhìn, cách cảm

nghĩ của ơng, với tư cách là nhà văn. Sau này không chỉ trong một
vài truyện ngắn viết cho đối tượng người lớn, như truyện Cái lỗ cửa
kể chuyện có thật của tù nhân nổi lên la hét phá cửa nhà tù vì bị ngạt
thở, mà cuộc sống đó cịn ảnh hưởng trong nhiều sáng tác của ông
dành cho thiếu nhi.
Võ Quảng đã cùng chung số phận với những người bị giam
hãm cùng một cảnh ngộ với nhân dân bị áp bức, do đó ta cũng
dễ hiểu được niềm vui lớn của Võ Quảng khi cách mạng tháng Tám
thành công. Truyện viết cho thiếu nhi của Võ Quảng thường khai
thác những chủ đề về sự nảy nở hồi sinh của con người sau bão táp
cách mạng; của loài vật, cỏ cây khi mùa xuân về.
Cách mạng tháng Tám thành cơng. Ơng được giao phụ trách
chính quyền Đà Nẵng, rồi phụ trách công tác luật pháp ở các tòa án
quân sự miền Nam Trung Bộ và tòa án nhân dân Liên khu 5. Khi tập
kết ra Bắc, được sự động viên của các bạn bè từng biết anh có làm
thơ, viết văn, ơng xin thơi cơng tác chính quyền, chuyển sang hoạt
động văn học và sau đó ông đi vào văn học thiếu nhi. Con đường đi
vào thế giới các em rất khó khăn và mới lạ, nhưng nhà văn đã làm
việc không mệt mỏi và kết quả của sự lao động nghiêm túc đó đã
mang lại nhiều kết quả tốt và đáng tự hào. Trong 25 năm qua, ngồi
những sáng tác thơ văn ơng cịn đóng góp nhiều bài lý luận, nhiều
phát biểu về văn học cho thiếu nhi. Bằng việc viết sách và dựng
phim cho thiếu nhi (Ông từng phụ trách Nhà xuất bản Kim Đồng và
Xưởng phim hoạt hình), ơng cũng là người góp phần đắc lực vào sự
hình thành và phát triển nền văn học thiếu nhi Việt Nam.


17
Truyện ngắn đầu tay của Võ Quảng có tên là Cái lỗ cửa viết
năm 1955 là truyện ông viết từ chính những trải nghiệm của ơng

– những năm ơng bị tù ở nhà lao Thừa Phủ. Đó là một câu chuyện
vừa nghiêm chỉnh vừa vui hóm, rất hồn nhiên, tự nhiên mà lại gợi
cho người đọc những ý tưởng rất sâu xa về những ứng xử và tâm thế
con người gắn với hành trang, kinh lịch và tính cách của họ.
Từ truyện ngắn này đến trích truyện dài Kinh tuyến – vĩ tuyến
ra đời năm 1993 là một đường dẫn cho ta thấy bút danh Võ Quảng
rất có thể sẽ là một cây truyện khơng xồng, khơng mờ nhạt nếu
khơng muốn nói là quan trọng, là đặc sắc của văn học hiện đại Việt
Nam. Thế nhưng rồi Võ Quảng lại trở thành một người viết chỉ
chuyên cho thiếu nhi và gần như khơng viết gì ngồi viết cho thiếu
nhi. Trong khi những nguời viết cùng thế hệ, hoặc ở cùng vị trí khai
sáng như ơng gồm những nhà văn như Nguyễn Huy Tưởng, Tơ Hồi,
Phạm Hổ, Đồn Giỏi,…đều viết rộng ra nhiều khu vực khác và cho
nhiều đối tượng khác.
Võ Quảng đã đóng góp cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam
một gia tài rất to lớn gồm những sáng tác thơ và văn chỉ viết cho
thiếu nhi. Chủ đề của các sáng tác của ơng thường rất trong sáng,
vì như Võ Quảng quan niệm thơ văn viết cho thiếu nhi khơng
nhằm mục đích nào ngồi giáo dục cho các em. Võ Quảng cũng có
phát biểu thêm: “Giáo dục các em cần thông qua nghệ thuật, và
một sáng tác chân chính cho thiếu nhi ln ln phải mang tính
chất nghệ thuật”. Trong những năm qua, qua việc tìm hiểu một số
dư luận báo chí, dư luận người lớn, và khơng ít độc giả thiếu nhi
thì chúng tơi thấy nhiều sáng tác, đặc biệt là phần văn của Võ


18
Quảng đã cuốn hút các em, và người lớn cũng cảm thấy bị đam mê
bởi những tác phẩm ấy.
Võ Quảng làm thơ và viết truyện. Ở ơng có một sự hài hịa, cả

thơ và truyện đều có một cái dáng riêng, rất dễ nhận. Với thơ, ông
chỉ chuyên viết cho lứa tuổi nhỏ. Qua những bài thơ xinh xắn, nhẹ
nhàng, ông khai thác nhiều chủ đề, nhưng phần trọng yếu ông muốn
truyền đến cho các em lòng yêu thương thế giới cỏ cây loài vật, sự
bừng tỉnh của những mầm non chồi biếc, để từ đó hướng tới một mục
tiêu rộng hơn, lòng yêu điều thiện, yêu cái đẹp. Đặc biệt, thơ của Võ
Quảng rất giàu nhạc điệu. Chính nhạc điệu đó làm cho người đọc dễ
cảm xúc, nhờ đó phát huy được chủ đề tư tưởng. Cũng nhờ nhạc điệu
đó cho nên thơ của ơng, các em có thể vừa hát vừa chơi.
Khác với thơ, truyện của Võ Quảng viết cho nhiều lứa tuổi.
Với lứa tuổi nhỏ, ông viết truyện đồng thoại như: Cái mai, Bài học
tốt. Những chiếc áo ấm… Nhưng phần giàu có nhất cũng là phần tâm
huyết nhất là những truyện ông viết cho lứa tuổi thiếu niên. Phải
chăng với lứa tuổi sắp bước vào đời, lứa tuổi có nhiều hồi bão ước
mơ, ơng muốn nói với các em đầy đủ hơn, và chỉ loại truyện mới có
thể đáp ứng được yêu cầu đó. Bên những truyện ngắn, truyện vừa
như: Cái thăng, Chỗ cây đa làng, hai truyện dài Quê nội và Tảng
sáng cho đến hôm nay, có thể nói đó là niềm tự hào của Võ Quảng
và là niềm vui thích của các em.


19

1.3.2. Vị trí của Quê nội và Tảng sáng trong đời văn Võ
Quảng
Nói đến Võ Quảng là người đọc biết đến ông trước hết với
tư cách là tác giả của hai tập truyện Quê nội (1973) và Tảng sáng
(1978) – hai tập trong cùng một bộ sách theo chúng tôi là hay nhất
trong vườn văn thiếu nhi Việt Nam thế kỉ XX. Tảng sáng ra đời
sau khi Quê nội được bốn tuổi, nhưng để viết nên hai tác phẩm đó

– vốn là một truyện, nhà văn đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Và cái
vốn để viết nên Quê nội và Tảng sáng đó là tất cả tuổi thơ của Võ
Quảng, và khi tuổi thơ ấy luôn luôn sống động, ln ln được
lưu giữ gần như ngun vẹn trong kí ức thì cũng có thể xem như là
cả cuộc đời ông.
Với Quê nội và Tảng sáng, Võ Quảng đưa chúng ta vào trong
cuộc sống sinh hoạt của một làng quê có tên là Hịa Phước, ven con
sơng Thu Bồn, giữa những ngày sôi nổi trong và sau cách mạng
tháng Tám năm 1945. Đằm thắm trong một tình yêu, một nỗi nhớ
thương vừa vời vợi, vừa sâu thẳm, truyện của Võ Quảng dường như
khơng chú ý, hay nói đúng hơn, khơng nhằm lạm dụng cái lạ, cái
riêng của dấu ấn từng vùng. Hòa Phước là quê của tác giả, của một
người con của vùng quê Ngũ Hành Sơn, sông Thu Bồn, Cửa Hàn,
Cửa Đại… nhưng cũng là của anh, của tôi, của tất cả chúng ta. Nghe
chuyện Hòa Phước của tác giả cũng như là nghe kể về quê hương của
chính mình. Rõ ràng, khi Võ Quảng viết “hết mình” trong một tình
yêu “quê nội” thì cũng là khi Võ Quảng đã gặp tất cả chúng ta –
những người hẳn ai cũng khao khát một tình yêu quê hương, và tình
yêu quê hương, như xưa nay vẫn vậy là một tình yêu không biên


×