Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Hỏi và câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng học trên cứ liệu tiếng pháp, có so sánh với tiếng việ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.75 KB, 36 trang )

đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn

nguyễn việt tiến

Hỏi và câu hỏi
theo quan điểm ngữ dụng học
(Trên cứ liệu tiếng Pháp, có so sánh với tiếng Việt)

Chuyên ngành : lý luận ngôn ngữ
Mã số : 5.04.08
luận án tiến sĩ ngữ văn

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học :
GS. TS. Nguyễn Minh Thuyết
PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Thanh

Hà nội - 2002


Lêi cam ®oan

T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh cña riªng t«i ; c¸c sè liÖu, kÕt qu¶
nªu trong luËn ¸n lµ trung thùc vµ ch-a ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú
c«ng tr×nh nµo kh¸c

NguyÔn ViÖt TiÕn


Mục lục


Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

7

2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

9

3. Mục đích, đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu

12

4. Ph-ơng pháp và t- liệu nghiên cứu

13

5. Bố cục của luận án

16

phần nội dung

ch-ơng 1
mối quan hệ giữa câu hỏi và hành vi hỏi, giữa câu hỏi và
câu trả lời, giữa câu hỏi và các thông số tình huống

1.1. Từ câu nghi vấn đến cặp câu hỏi-trả lời

22


1.2. Cặp câu hỏi - trả lời và các ph-ơng châm hội thoại

32

1.3. Câu hỏi và các thông số tình huống

44

1.4. Mối quan hệ giữa câu hỏi và hành vi hỏi

47

Tiểu kết 1

58

ch-ơng 2
vấn đề phân loạI câu hỏi : về một số cách phân loại
truyền thống và một cách phân loại mới theo quan
điểm ngữ dụng
2.1. Về một số cách phân loại truyền thống

60


2.1.1. Câu hỏi với est-ce que, câu hỏi ngữ điệu, câu hỏi đảo chủ ngữ

60


2.1.2. Câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp

70

2.1.3. Câu hỏi toàn bộ và câu hỏi bộ phận

73

2.2. Một cách phân loại mới theo quan điểm ngữ dụng

78

2.2.1. Câu hỏi - yêu cầu thông tin

80

2.2.2. Câu hỏi - đáp

80

2.2.3. Câu hỏi kiểm tra

86

2.2.4. Câu hỏi - yêu cầu xác nhận

92

2.2.5. Câu hỏi - yêu cầu hành động


102

2.2.6. Câu hỏi tu từ

106

2.2.7. Câu hỏi điều tiết

111

Tiểu kết 2

120

Ch-ơng 3
ứng dụng của việc nghiên cứu hành vi hỏi và câu hỏi
theo quan đIểm ngữ dụng

3.1. Một h-ớng tiếp cận mới của việc dạy câu hỏi trong việc dạy
tiếng Pháp cho ng-ời Việt Nam
3.2. Một số kiến giải, nhận xét và đề xuất trong lĩnh vực dịch thuật

125
141

3.3. Phân tích sự khác biệt giữa câu hỏi-ph-ơng tiện giao tiếp hàng ngày và
câu hỏi-công cụ làm việc

146


3.3.1. Giới thiệu cứ liệu

147

3.3.2. Phân tích và nhận xét

150

3.3.2.1. Về mặt hình thức

150

3.3.2.2. Về mặt nội dung

150

Corpus : Caroline sait elle raconter des histoires ?

161

Tiểu kết 3

182


Phần kết luận

1. Những kết quả đã đạt đ-ợc và đóng góp của luận án

186


2. Những vấn đề liên quan đến đề tài của luận án cần đ-ợc
tiếp tục nghiên cứu

189

những công trình của tác giả liên quan đến luận án 192
tài liệu tham khảo

193


Một số ký hiệu đ-ợc sử dụng trong luận án

*X

:

X () X :

Dạng thức sai hoặc không chuẩn mực.
Chỗ ng-ng, nghỉ. Số l-ợng (), ()(), ()()() chỉ độ
dài chỗ ng-ng nghỉ.

X=X:

Chỗ luyến âm hoặc kéo dài.

X (,) :


Yếu tố đ-ợc nhấn mạnh.

X :

Ngữ điệu thăng.

X

Ngữ điệu giáng.

:

X
( Y) :

Yếu tố đan chen nh-ng không ảnh h-ởng đến
l-ợt lời.


phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu :
1.1. Về vị trí, vai trò của câu hỏi trong thực tế giao tiếp hàng ngày,
Goffman đã nói : ô Mỗi khi mọi ng-ời nói chuyện với nhau, ng-ời ta đều có
thể nghe thấy những câu hỏi và những câu trả lời ằ [GOFFMAN, 1987 :11].
Tr-ớc Goffman, Benveniste cũng đã nói : ô ở mọi nơi ng-ời ta đều thừa nhận
rằng có các mệnh đề xác tín, các mệnh đề nghi vấn, các mệnh đề cầu khiến,
đ-ợc phân biệt bằng những nét đặc thù về cú pháp và ngữ pháp (...). Vậy mà
ba ph-ơng thức này chỉ nhằm phản ánh ba cách ứng xử cơ bản của con ng-ời
khi nói và tác động đến ng-ời đối thoại với mình thông qua diễn ngôn : ng-ời
nói muốn chuyển đến ng-ời nghe một yếu tố nhận thức, muốn nhận đ-ợc từ

ng-ời nghe một thông tin, hoặc muốn ra một mệnh lệnh cho ng-ời nghe. Đó là
ba chức năng liên nhân của diễn ngôn, đ-ợc thể hiện thông qua ba ph-ơng
thức là những đơn vị câu (unitộ de phrase), mỗi đơn vị câu t-ơng ứng với một
thái độ của ng-ời nói ằ. [BENVENISTE, 1966 : 130]1. Chúng ta có thể diễn
giải ý kiến trên của Benveniste một cách khác nh- sau :

1

Khi nói ô ở mọi nơi... ằ, có lẽ Benveniste muốn đề cập tới một hiện t-ợng mang tính phổ
quát đối với nhiều, nếu không muốn nói là với tất cảc các ngôn ngữ. Xem thêm KerbratOrecchioni [1991 :5] đối với tiếng Pháp, Levinson [1983 :183,184] đối với tiếng Anh và
Cao Xuân Hạo [1991 : 199] đối với tiếng Việt.


ý đồ giao tiếp của
ng-ời nói

Loại câu sử dụng

Chức năng của câu

Truyền đạt một thông tin

Câu xác tín

Mô tả thế giới hiện thực
khách quan

Nhận một thông tin

Câu nghi vấn


Hỏi về thế giới hiện thực
khách quan

Ra một mệnh lệnh

Câu cầu khiến

Tác động nhằm làm thay
đổi thế giới hiện thực
khách quan

Nh- vậy, câu hỏi là một trong ba phạm trù câu cơ bản nhằm thực hiện
một trong ba ô chức năng liên nhân của diễn ngôn ằ. Mà đã nói đến chức
năng liên nhân thì không thể không nghiên cứu các giá trị ngữ dụng (valeurs
pragmatiques) của câu, nghĩa là không thể không nghiên cứu hoạt động hành
chức cụ thể của nó trong mối quan hệ t-ơng tác với các thông số tình huống.
1.2. Cho đến nay, theo những nguồn t- liệu mà chúng tôi có đ-ợc, các
công trình nghiên cứu về câu hỏi trong tiếng Pháp đều tập trung chủ yếu
nghiên cứu câu hỏi nh- một cấu trúc ngôn ngữ và các tiêu chí phân loại câu
hỏi cũng đều tập trung chủ yếu trên bình diện cú pháp (GREVISSE [1969],
DUBOIS và LAGANE [1973], GREVISSE [1975], GARDES-TAMINE
[1988]...) hoặc ngữ âm (GRUNDSTROM [1973], FONTANEY [1987],
[1991]...). Một số công trình có đề cập đến giá trị của câu hỏi nh-ng hoặc chỉ
đi sâu nghiên cứu một loại câu hỏi cụ thể nào đó (MOIGNET [1966],
SZMIDT [1968], FONAGY và BERARD [1973], BORILLO [1978],
BERRENDONNER [1981], CORNULIER [1982] ...) hoặc có đề cập đến các


giá trị ngữ dụng nh-ng chỉ dừng ở mức độ sơ l-ợc và cũng chỉ ở một khía

cạnh nào đó (ANSCOMBRE và DUCROT [1981], APOSTEL [1981],
FAUCONNIER [1981],

JACQUES [1981], BOISSAT [1991], DE

GAULMYN [1991], TRAVERSO [1991] ...). Theo chúng tôi, việc mô tả,
phân tích, phân loại câu hỏi theo các tiêu chí ngôn ngữ (ngữ âm, ngữ pháp) là
cần thiết nh-ng việc mô tả, phân tích và phân loại theo các tiêu chí dụng học,
đặc biệt đối với câu hỏi là việc làm không thể bỏ qua.
1.3. Trong thực tế, đã có những tr-ờng hợp ng-ời học Việt nam, khi gặp
một ng-ời Pháp, dùng câu ô Oự allez - vous ? ằ, một câu hỏi hoàn toàn đúng
trên bình diện ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, cú pháp), thay cho lời chào thì
ng-ời Pháp đó đã tỏ thái độ rất khó chịu. Nếu nh- trong tiếng Việt, cơ chế
chào-hỏi, hay nói một cách chính xác hơn là hỏi để chào là phổ biến thì trong
tiếng Pháp, ngoại trừ ô Comment allez - vous ? ằ và một vài biến thể của nó,
các câu hỏi không đ-ợc dùng thay cho lời chào, nếu ng-ời nói không muốn bị
coi là tò mò, bất lịch sự 2. Sở dĩ nh- vậy là vì, tuy hành vi hỏi và câu hỏi là
những hiện t-ợng phổ quát tồn tại trong mọi ngôn ngữ nh-ng các giá trị của
câu hỏi và các ph-ơng thức thực hiện hành vi hỏi trong từng ngôn ngữ, do chịu
tác động của các yếu tố văn hoá - xã hội, lại rất khác nhau.

2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án :

2.1. Về mặt lý luận, điểm xuất phát của việc tiếp cận câu hỏi theo quan
điểm ngữ dụng học, theo chúng tôi, là việc phân biệt câu hỏi (la question) với

2

Điều này cũng đã đ-ợc một giáo s- Pháp nhận thấy sau hai chuyến thỉnh giảng tại Việt
nam (xem KERBRAT-ORECCHIONI [1994 : 53]).



hành vi hỏi (lacte dinterrogation) 3 và từ đó ô tìm kiếm xem có mối quan hệ
nào giữa hành động đặt một câu hỏi với việc sử dụng một phát ngôn có hình
thức nghi vấn ằ (DILLER [1984] ). Nh- đã biết, hành vi hỏi là hành vi mà
ng-ời nói thực hiện nhằm thu đ-ợc thông tin về một điều ch-a biết cần biết,
còn câu hỏi là một cấu trúc ngôn ngữ, một trong những công cụ để thực hiện
hành vi đó. Tuy nhiên, trên thực tế, câu hỏi, với t- cách là công cụ ngôn ngữ
chủ yếu để thực hiện hành vi hỏi, còn đ-ợc sử dụng để thực hiện một số hành
động lời nói khác, đúng nh- nhận định của Searle, ô mọi câu có nghĩa đều có
thể, nhờ vào chính nghĩa của nó, đ-ợc sử dụng để thực hiện một hoặc một loạt
các hành vi ngôn ngữ cụ thể ằ [SEARLE 1972 : 54]. Ng-ợc lại, để thực hiện
hành vi hỏi, ng-ời nói có thể sử dụng một số cấu trúc ngôn ngữ khác ngoài
câu hỏi. Việc tiếp cận câu hỏi trên bình diện dụng học theo h-ớng của luận án
sẽ cho phép chúng ta nghiên cứu đầy đủ hơn tính l-ỡng diện của câu hỏi cũng
nh- của hành vi hỏi. Đó chính là ý nghĩa lý luận của luận án.
2.2. Trong quá trình giảng dạy tiếng Pháp cho ng-ời Việt Nam và tiếng
Việt cho ng-ời nói tiếng Pháp và trong quá trình làm công tác phiên dịch ở
3

Về mặt thuật ngữ việc làm này cũng là cần thiết vì hai lý do sau :
Trong tiếng Pháp, riêng từ ô interrogation ằ đã có thể chỉ câu hỏi và hành vi hỏi. Từ
điển Le Petit Robert (1996) giải thích nghĩa của từ ô interrogation ằ nh- sau :
1. Action de questionner, dinterroger (qqn) (Hành vi).
2. Type de phrase logiquement incomplốte qui a pour objet de poser une question
ou qui implique un doute. (Câu).
Do vậy, trên thực tế nhiều tác giả đã không phân biệt rõ ràng dẫn đến tình trạng mập mờ
hoặc sử dụng lẫn lộn giữa hai nghĩa trên. Xem Dubois et Lagane [đã dẫn] hoặc Trần Hùng
[1991] và một số tác giả khác.
2. Tình trạng trên lại trở nên mập mờ hơn vì danh từ ô question ằ không có tính từ t-ơng

ứng, do vậy ta buộc phải dùng tính từ ô interrogatif ằ của danh từ ô interrogation ằtrong
các kết hợp kiểu ô phrase interrogative ằ nh- Dubois et Lagane [đã dẫn], Trần Hùng [đã
dẫn] và nhiều tác giả khác, hoặc ô proposition interrogative ằ nh- Benveniste[đã dẫn],
hoặc ô structure interrogative ằ nh- Diller [đã dẫn].
1.

Trong luận án này, cũng nh- trong các bài viết tr-ớc đây, chúng tôi dùng question để chỉ
câu hỏi và interrogation hoặc acte dinterrogation để chỉ hành vi hỏi.


nhiều cấp độ khác nhau, chúng tôi đã có dịp thấy đ-ợc các khiếm khuyết của
việc tiếp cận, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc mô tả câu hỏi nh- một cấu trúc
ngôn ngữ đồng thời cũng thấy đ-ợc sự cần thiết phải nghiên cứu câu hỏi trong
các hoạt động hành chức cụ thể của nó. Một cái nhìn tổng quan về các giá trị
dụng học của câu hỏi sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu sâu từng loại câu hỏi cụ
thể trong tiếng Pháp và đối chiếu câu hỏi trong tiếng Pháp và tiếng Việt.
Do vậy, có thể nói rằng việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng tôi có
thêm những hiểu biết cần thiết nhằm thiết thực góp phần nâng cao hơn nữa
chất l-ợng công tác giảng dạy và dịch thuật.
Ngoài ra, chúng tôi còn hy vọng ph-ơng pháp tiếp cận (theo quan điểm
dụng học) của luận án sẽ đ-ợc áp dụng vào việc nghiên cứu các loại hình câu
khác (vd : câu cầu khiến) hoặc một số hành động lời nói khác (vd : mời, từ
chối...). Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể đ-ợc sử dụng ở một số
lĩnh vực khác trong đó câu hỏi là công cụ chủ yếu và đóng một vai trò quy ết
định, ví dụ nh- việc xây dựng các phiếu thăm dò, hệ thống câu hỏi điều tra,
trong các hoạt động phỏng vấn, điều tra xét hỏi, lấy cung...
Cách tiếp cận của chúng tôi, nh- vừa trình bày ở trên, là hoàn toàn phù
hợp - tuy ở một mức độ hết sức khiêm tốn và ở một phạm vi rất hẹp - với quan
điểm của V.A. Xmirnov và V.K. Phin : ô Cần phải xếp hỏi vào số những khái
niệm có ý nghĩa chung đối với toàn bộ khoa học và toàn bộ văn hoá. Việc

nghiên cứu nó có ý nghĩa cả trên quan điểm nhận thức luận, lẫn trên quan
điểm sử dụng nó vào các mục đích khác ằ (dẫn theo lê đông [1996 : 3]).


3. Mục đích, đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu :
3.1. Luận án này nghiên cứu câu hỏi trong tiếng Pháp theo quan điểm
ngữ dụng học, nghĩa là nghiên cứu câu hỏi trong các hoạt động hàn h chức cụ
thể để qua đó nêu đ-ợc các giá trị cơ bản của câu hỏi trong tiếng Pháp.
Nh- vậy, đối t-ợng nghiên cứu của luận án là câu hỏi, có nghĩa là
những câu mang một trong những dấu hiệu hình thức sau :
1- Est-ce que...,
2 - Đảo trật tự Chủ ngữ - Động từ,
3 - Có ngữ điệu lên ở cuối câu (ở dạng nói),
4 - Kết thúc bằng dấu ? (ở dạng viết).
Những dấu hiệu này có thể tồn tại một cách độc lập với nhau để tạo
thành câu hỏi 4 nh-ng trên thực tế [1] hoặc [2] có thể kết hợp với [3] ở dạng
nói và với [4] ở dạng viết. Tuy nhiên, nh- đã nói ở trên, chúng tôi không đi
sâu vào nghiên cứu cấu tạo của câu hỏi về mặt hình thái - cú pháp mà chúng
tôi chỉ sử dụng những dấu hiệu trên nh- những dấu hiệu hình thức để phân
biệt câu hỏi với những câu không mang hình thức hỏi để từ đó nghiên cứu và
nêu ra :
1. Các giá trị ngữ dụng khác nhau của câu hỏi thông qua các hoạt động hành
chức cụ thể trong mối quan hệ t-ơng tác giữa câu hỏi và câu trả lời, giữa
câu hỏi và ng-ời hỏi, giữa câu hỏi và ng-ời đ-ợc hỏi, giữa câu hỏi và các
thông số tình huống khác.
Từ đây trở đi, để giản tiện, khi chúng tôi nói ô câu hỏi ằ có nghĩa là câu hỏi trong tiếng
Pháp. Khi so sánh hoặc đề cập đến câu hỏi trong tiếng Việt, chúng tôi sẽ nói rõ ô câu hỏi
trong tiếng Việt ằ.
4



2. Trong những điều kiện nào, những câu không mang hình thức hỏi có thể
tham gia thực hiện hành vi hỏi. Hay nói một cách khác, hành vi hỏi trong
tiếng Pháp có thể đ-ợc thực hiện thông qua các cấu trúc ngôn ngữ khác,
ngoài câu hỏi, nh- thế nào.
Nh- vậy, đề tài này không phải là một chuyên khảo về một loại câu hỏi
cụ thể mà sẽ là một nghiên cứu tổng quan về câu hỏi trên bình diện ngữ dụng.
Và đây cũng chính là khoảng trống trong các nghiên cứu về câu hỏi trong
tiếng Pháp hiện nay.
Tuy nhiên, do phạm vi hoạt động của câu hỏi trong thực tế giao tiếp là
quá rộng (ô Quan hệ của chúng ta ở trên đời thông qua một tiến trình hỏi ằ5),
và khả năng của tác giả còn hạn chế, trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi
chỉ giới hạn việc nghiên cứu ở những giá trị dụng học mà chúng tôi cho là chủ
yếu nhất, những chức năng giao tiếp mà chúng tôi cho là cơ bản nhất của câu
hỏi. Dẫu sao cũng hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của luận án này sẽ là cơ
sở để sau này chúng tôi có thể nghiên cứu các giá trị khác nhau của câu hỏi
trong tiếng Pháp một cách đầy đủ hơn và triệt để hơn.
4. Ph-ơng pháp và t- liệu nghiên cứu :
4.1. Khác với các quan điểm ngữ pháp học hoặc ngôn ngữ học nội tại
truyền thống theo đó, các nhà nghiên cứu chỉ tập trung và giới hạn việc mô tả,
phân tích câu hỏi nh- một phạm trù câu trong một hệ thống ngôn ngữ khép
kín theo một tập hợp các tiêu chí ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ nghĩa) nhmô hình câu, các thành phần câu, các qui tắc kết hợp v.v., việc nghiên cứu câu
5

ô Notre rapport au monde passe par un processus dinterrogation ằ. [JACQUES ; 1985 :

322]


hỏi theo quan điểm ngữ dụng buộc ng-ời nghiên cứu phải quan sát câu hỏi

trong các tình huống phát ngôn cụ thể. Tình huống ở đây đ-ợc hiểu theo 2
nghĩa :
- theo nghĩa rộng, là chu cảnh (contexte) : bao gồm tất cả những gì
liên quan đến ng-ời nói, ng-ời nghe, quan hệ giữa ng-ời nói và
ng-ời nghe và các yếu tố thuộc môi tr-ờng giao tiếp nh- : thời gian,
địa điểm, lý do và ý đồ giao tiếp...
- theo nghĩa hẹp, là ngữ cảnh (cotexte) : môi tr-ờng ngôn ngữ trực tiếp
của câu hỏi ; có thể là môi tr-ờng không gian, nếu là ngôn ngữ viết
hoặc thời gian, nếu là ngôn ngữ nói.
D-ới ánh sáng của lý thuyết dụng học nói chung và lý thuyết hành vi
ngôn ngữ nói riêng, chúng tôi sẽ sử dụng chủ yếu ph-ơng pháp phân tích tình
huống phát ngôn để qua đó thấy đ-ợc các giá trị của câu hỏi và các cơ chế cho
phép những câu không mang hình thức hỏi có thể thực hiện hành vi hỏi. Việc
nghiên cứu câu hỏi trong mối quan hệ đa chiều của nó với ng-ời hỏi, ng-ời
đ-ợc hỏi, với các thông số tình huống (chu cảnh, ngữ cảnh) sẽ cho phép chúng
ta, thông qua các thao tác t- duy (suy luận, lập luận, phép tiền giả định...) của
ng-ời hỏi và ng-ời đ-ợc hỏi, bóc đ-ợc các ý đồ giao tiếp và điều quan trọng
hơn là tìm đ-ợc các mối quan hệ giữa ý đồ giao tiếp (Hỏi để làm gì ?) và
ph-ơng tiện để thực hiện các ý đồ đó (Hỏi nh- thế nào ?). Đây chính là con
đ-ờng để chúng tôi tiếp cận các giá trị tại ngôn khác nhau của câu hỏi.
4.2. Tuy nhiên, việc quan sát, phân tích câu hỏi trong các tình huống
giao tiếp thực, cụ thể không loại trừ việc sử dụng các thủ pháp nghiên cứu
ngôn ngữ học có tính chất truyền thống nh- cải biến, thay thế..., kết hợp với


việc xây dựng các giả thiết (tình huống giao tiếp, phát ngôn cụ thể...). Cách
làm này sẽ cho phép chúng tôi thử nghiệm, kiểm chứng để từ đó, loại trừ các
yếu tố mang tính ngẫu nhiên, cá nhân, rút ra những đặc tr-ng bản chất của đối
t-ợng nghiên cứu.
4.3. Vì một trong những mục đích cuối cùng của luận án là tìm ra đ-ợc

các giá trị dụng học, hay có thể nói một cách khác là các chức năng giao tiếp
cơ bản của câu hỏi trong tiếng Pháp nên việc tổng hợp, khái quát hoá các kết
quả phân tích thực tế là một việc làm thiết yếu. Chính việc tổng hợp, khái quát
hoá các thuộc tính, đặc tr-ng của đối t-ợng nghiên cứu thu đ-ợc qua quá trình
quan sát, phân tích thực tế trong các tình huống giao tiếp thực, cụ thể sẽ cho
phép, một mặt, rút ra đ-ợc các qui luật hoạt động chung của từng loại câu
hỏi ; mặt khác, xác lập đ-ợc các qui tắc điều chỉnh hành vi hỏi.
4.4. Nh- trên đã nói, việc nghiên cứu câu hỏi và các chức năng giao tiếp
cơ bản của nó có thể cho phép đối chiếu, so sánh câu hỏi, không chỉ trên bình
diện cấu trúc ngôn ngữ mà trong các hoạt động hành chức cụ thể của nó trong
các ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, do dung l-ợng của luận án và khả năng
của chúng tôi ch-a cho phép, trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi khô ng
tiến hành so sánh, đối chiếu một cách hệ thống các câu hỏi trong tiếng Pháp
và tiếng Việt. Mặc dù vậy, khi phân tích các cứ liệu bằng tiếng Pháp đã đ-ợc
dịch và xuất bản bằng tiếng Việt và các cứ liệu bằng tiếng Việt đã đ-ợc dịch
và xuất bản bằng tiếng Pháp, chúng tôi sẽ đ-a ra các kiến giải, nhận xét về các
sự t-ơng đồng và khác biệt giữa câu hỏi trong tiếng Pháp và tiếng Việt. Những
kiến giải và nhận xét này sẽ giúp, trong khuôn khổ luận án này, làm rõ thêm
các đặc tr-ng của câu hỏi trong tiếng Pháp và sẽ là tiền đề cho một công trình
so sánh, đối chiếu một cách hệ thống, toàn diện hơn về câu hỏi và hành vi hỏi
trong tiếng Pháp và tiếng Việt.


4.5. Xuất phát từ mục đích và ph-ơng pháp nghiên cứu của luận án, cứ
liệu của luận án sẽ đ-ợc xây dựng từ những t- liệu thực (documents
authentiques). Xuất phát từ bản chất của đối t-ợng nghiên cứu, nguồn t- liệu
của luận án sẽ là các bài hội thoại thuộc các loại hình và các cấp độ ngôn ngữ
khác nhau. Tuy nhiên, do điều kiện ch-a cho phép, chúng tôi không thể sử
dụng các t- liệu nghe-nhìn, do vậy toàn bộ mảng các yếu tố kèm lời và phi lời
sẽ rất ít đ-ợc đề cập tới trong luận án. Chúng tôi hi vọng, khi điều kiện cho

phép, có thể tiếp tục mở rộng và nghiên cứu sâu hơn theo h-ớng này để có cái
nhìn đầy đủ hơn về câu hỏi và hành vi hỏi trong tiếng Pháp.
5. Bố cục của luận án :
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án đ-ợc chia thành 3
ch-ơng :
Ch-ơng 1 : Mối quan hệ giữa câu hỏi và hành vi hỏi, giữa câu hỏi và câu trả
lời, giữa câu hỏi và các thông số tình huống.
Nội dung chính của ch-ơng này là xác định khung lý thuyết của luận án
và xây dựng các công cụ lý thuyết để giải quyết những vấn đề cụ thể ở những
phần sau. ở ch-ơng này, chúng tôi sẽ tập trung giải quyết những vấn đề sau :
Từ câu nghi vấn đến cặp câu hỏi - trả lời.
Cặp câu hỏi - trả lời và các qui tắc hội thoại.
Câu hỏi và các thông số tình huống.
Câu hỏi và hành vi hỏi :


- Về các giá trị khác nhau của câu hỏi : Nh- đã đề cập đến trong phần
[2.1], ngoài chức năng là công cụ để thực hiện hành vi hỏi (giá trị tại
ngôn trực tiếp), câu hỏi, thông qua các giá trị tại ngôn gián tiếp khác
nhau, còn có thể làm công cụ để thực hiện một số hành vi khác. Nhvậy, nếu coi cấu trúc hỏi (la structure interrogative) là cái biểu đạt
(le signifiant) và các giá trị tại ngôn khác nhau của câu hỏi nh- cái
đ-ợc biểu đạt (les signifiộs), thì chúng ta có thể gọi đây là hiện
t-ợng đa nghĩa ngữ dụng hay đa nghĩa tại ngôn (la polysộmie
illocutoire).
- Về các công cụ khác nhau để thực hiện hành vi hỏi : Hành vi hỏi
đ-ợc thực hiện qua công cụ thứ nhất của nó là câu hỏi. Nh-ng hành
vi này còn có thể đ-ợc thực hiện thông qua một số cấu trúc ngôn ngữ
không mang hình thức hỏi nh-ng cũng có hiệu lực tại ngôn nh- câu
hỏi. Các cấu trúc ngôn ngữ khác nhau ấy đ-ợc coi là đồng nghĩa ngữ
dụng hoặc đồng nghĩa tại ngôn (les synonymes illocutoires).

Ch-ơng 2 : Vấn đề phân loại câu hỏi : Về một số cách phân loại câu hỏi
truyền thống và một cách phân loại mới theo quan điểm ngữ
dụng.
Mục đích của ch-ơng này, nh- tiêu đề đã chỉ rõ, là nhằm đ -a ra một
cách phân loại câu hỏi theo các giá trị dụng học của chúng. Chúng tôi sẽ sử
dụng các công cụ đã đ-ợc xây dựng ở ch-ơng 1 để phân tích, đánh giá một số
cách phân loại truyền thống phổ biến nhất để từ đó đ-a ra một cách phân loại
mới. Nội dung chính của ch-ơng này sẽ gồm các phần nh- sau :
Về một số cách phân loại truyền thống :


1. Câu hỏi với ô Est-ce que ằ / câu hỏi ngữ điệu / câu hỏi đảo chủ ngữ.
2. Câu hỏi trực tiếp / câu hỏi gián tiếp.
3. Câu hỏi tổng thể / câu hỏi bộ phận.
4. Câu hỏi đóng / câu hỏi mở.
Một số nhận xét tổng quát về các cách phân loại truyền thống :
- Mỗi cách phân loại nói trên dựa trên một bộ tiêu chí phân loại riêng :
trong cách phân loại thứ nhất là các tiêu chí thuần tuý hình thức (các
ph-ơng thức để tạo câu hỏi) ; trong cách phân loại thứ hai là các tiêu
chí cú pháp (mệnh đề độc lập / mệnh đề phụ) ; ở cách phân loại thứ
ba là phạm vi hỏi của câu hỏi (cho cả mệnh đề / cho một thành tố
của mệnh đề) và ở cách phân loại thứ t- là khả năng trả lời (tập hợp
đóng / tập hợp mở). Tình hình trên dẫn đến chỗ có sự giằng chéo
giữa các kết quả phân loại : một câu hỏi với est-ce que có thể là trực
tiếp - tổng thể - đóng hoặc trực tiếp - bộ phận - mở ...
- Trong lĩnh vực dạy và học tiếng Pháp nh- một ngoại ngữ, các cách
phân loại truyền thống có thể giúp ng-ời học đặt đ-ợc các câu hỏi
đúng, điều kiện cần nh-ng ch-a đủ để có thể sử dụng câu hỏi nhmột công cụ giao tiếp vì các cách phân loại trên đều chỉ dừng ở việc
mô tả câu hỏi ở các góc độ khác nhau mà không hề đề cập đến các
giá trị khác nhau của chúng.

Về một cách phân loại mới :
Nh- chúng ta đã thấy trong các cách phân loại truyền thống, ph-ơng
pháp phổ biến cho đến nay trong cách phân loại câu hỏi trong tiếng Pháp là


phân loại l-ỡng phân. Ưu điểm của ph-ơng pháp này là cho ta một bảng phân
loại rõ ràng, mạch lạc nh-ng nh-ợc điểm lớn nhất của nó là không đầy đủ vì
không bao gồm đ-ợc tất cả các loại câu hỏi khác nhau. Để có đ-ợc một hệ
thống phân loại triệt để theo ph-ơng pháp l-ỡng phân, chúng ta sẽ buộc phải
tiến hành phân chiết theo tầng bậc và ở mỗi tầng bậc, chúng ta sẽ phải sử dụng
các tiêu chí khác nhau. Nh- vậy, chúng ta sẽ lại rơi vào tình trạng nh- đã nêu
trong các nhận xét ở trên (tiêu chí phân loại không thống nhất, dẫn đến tình
trạng giằng chéo giữa các tiểu loại ...).
Xuất phát từ định nghĩa câu hỏi nh- một yêu cầu thông tin mà ng-ời
nói ch-a biết và muốn biết, chúng tôi đ-a ra một cách phân loại câu hỏi theo
các thang giá trị của chúng trên một trục phân bố nh- sau :
Câu hỏi thực
1.

Câu hỏi - yêu cầu thông tin

2.

Câu hỏi - đáp

3.

Câu hỏi kiểm tra

4.


Câu hỏi - yêu cầu xác nhận

5.

Câu hỏi - yêu cầu hành động

6.

Câu hỏi tu từ

7.

Câu hỏi điều tiết (Questions rộgulatrices)

Câu hỏi giả


Nh- vậy, căn cứ theo định nghĩa câu hỏi vừa nêu trên, bảng phân loại
này sẽ đi từ loại câu hỏi thực nhất (câu hỏi - yêu cầu thông tin) cho đến loại
câu hỏi giả nhất (câu hỏi điều tiết).

Ch-ơng 3 : ứng dụng của việc nghiên cứu hành vi hỏi và câu hỏi theo quan
điểm ngữ dụng
Ch-ơng này sẽ đề cập đến ứng dụng của việc nghiên cứu câu hỏi theo
quan điểm ngữ dụng thông qua các ví dụ cụ thể. Nh- đã trình bày trong phần
ý nghĩa khoa học và thực tiễn (xem phần 2.2), ba mảng ứng dụng quan trọng
của luận án là giảng dạy, dịch thuật và một số lĩnh vực khác trong đó câu hỏi
là công cụ chủ yếu và đóng vai trò quyết định nh- việc xây dựng các phiếu
thăm dò, hệ thống câu hỏi điều tra, trong các hoạt động phỏng vấn, điều tra

xét hỏi, lấy cung... Khi phân tích các cứ liệu bằng tiếng Pháp đã đ-ợc dịch và
xuất bản bằng tiếng Việt hoặc những cứ liệu bằng tiếng Việt đã đ-ợc dịch và
xuất bản bằng tiếng Pháp, chúng tôi sẽ có dịp đ-a ra các kiến giải và nhận xét
trong lĩnh vực dịch thuật. ở ch-ơng này, chúng tôi sẽ vận dụng việc nghiên
cứu các giá trị dụng học của câu hỏi đã đ-ợc trình bày ở ch-ơng 1 và ch-ơng
2 để :
1. Đ-a ra một h-ớng tiếp cận mới của việc dạy câu hỏi trong giáo học
pháp ngoại ngữ, cụ thể là trong việc dạy tiếng Pháp cho ng-ời Việt
Nam ;
2. Đ-a ra một số kiến giải, nhận xét và đề xuất liên quan đến câu hỏi
trong lĩnh vực dịch thuật ;


3. Phân tích sự khác biệt giữa câu hỏi-ph-ơng tiện giao tiếp hàng ngày
và câu hỏi-công cụ làm việc trong các hoạt động mà ở đó câu hỏi là
công cụ chủ yếu và đóng vai trò quyết định để đánh giá lại kết quả
một cuộc điều tra thăm dò (enquờte) về khả năng kể chuyện của trẻ
em ở lứa tuổi tiền học đ-ờng.
Đây sẽ là những ví dụ cụ thể cho thấy việc nghiên cứu hành vi hỏi và
câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng không chỉ cho phép chúng ta tiếp cận và tìm
hiểu câu hỏi trong hoạt động hành chức cụ thể của nó mà qua đó còn cung cấp
cho chúng ta một công cụ nghiên cứu trong một số lĩnh vực liên quan.


những công trình của tác giả liên quan đến luận án

1. NGUYEN Viet Tien (1988), De linteraction dans linterrogation en
franỗais, Mộmoire de D.E.A. de Sciences du langage, Universitộ LumiốreLyon II, Lyon.
2. NGUYEN Viet Tien (1993), ô Traduire ? Oui, mais quoi et comment ? ằ
Communication au Colloque Franco Vietnamien : ô La langue franỗaise

dans la coopộration entre la France et le Vietnam ằ, Hanoù.
3. Nguyễn Việt Tiến (1993), "Vấn đề dụng học trong dịch thuật", Những vấn
đề ngôn ngữ và dịch thuật, Hội ngôn ngữ học Việt Nam - Tr-ờng
ĐHSPNN, Hà Nội, tr. 90-92.
4. Nguyễn Việt Tiến (1998), "Bàn về đào tạo biên phiên dịch tại tr-ờng
ĐHNN - ĐHQG Hà Nội", Đặc san ĐHNN - ĐHQG Hà Nội, Số 1 - 1998,
tr. 7-9.
5. Nguyễn Việt Tiến (1998), "Để có một cách nhìn tổng quan về đào tạo biên
- phiên dịch tại tr-ờng ĐHNN-ĐHQG Hà Nội", Kỷ yếu Hội nghị khoa học
"Ph-ơng pháp dạy - học bộ môn theo tinh thần đổi mới đào tạo đại học",
ĐHNN-ĐHQG, Hà Nội, tr. 168-175.
6. Nguyễn Việt Tiến (1999), "Về hiện t-ợng đồng nghĩa ngữ dụng, một ví dụ
trong tiếng Pháp", Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Ngữ dụng học" lần thứ nhất,
Hội Ngôn ngữ học Việt Nam -Tr-ờng ĐHNN-ĐHQG, Hà Nội, tr. 220-223.
7. Nguyễn Việt Tiến (1999), "Về ph-ơng pháp và thủ pháp nghiên cứu trong
ngôn ngữ học đối chiếu", Kỷ yếu Hội nghị khoa học "Ngôn ngữ và đối
chiếu ngôn ngữ", ĐHNN-ĐHQG, Hà Nội, tr. 77-83.
8. Nguyễn Việt Tiến (2000), "Nghĩa dụng học của câu hỏi", Đặc san Ngoại
ngữ, ĐHNN-ĐHQG Hà Nội, Số 5- 2000, tr. 10-11.
9. Nguyễn Việt Tiến (2002), "Phân tích hội thoại d-ới góc độ văn hoá", Tạp
chí Ngôn ngữ, Số 13, tr. 62-66.


TµI liÖu tham kh¶o chÝnh
TiÕng n-íc ngoµI
1. ANDRE-LAROCHEBOUVY D. (1984), La conversation quotidienne –
Introduction à l’analyse sémio-linguistique de la conversation, Didier –
Crédif, Paris.
2. ANSCOMBRE J.C.


et DUCROT

O. (1981), « Interrogation et

argumentation », Langue Française, N°52.
3. APOSTEL L. (1981), « De l’interrogation en tant qu’action », Langue
Française, N°52.
4. AUCHLIN A. (1988), « Dialogue et stratégies : propositions pour une
analyse dynamique de la conversation », Echanges sur la conversation,
COSNIER J., GELAS N. et KERBRAT-ORECCHIONI C. (Sous la
direction de), Ed. du CNRS, Paris.
5. AUSTIN J.L. (1970), Quand dire, c’est faire, Seuil, Paris.
6. BACHMANN C., LINDENFELD J. et SIMONIN J. (1991), Langage et
communications sociales, Didier, Paris.
7. BANGE P. (1992), Analyse conversationnelle et théorie de l’action,
Didier, Paris.
8. BENVENISTE E. (1966), Problèmes de linguistique générale, Tome I,
Gallimard.
9. BERRENDONNER A. (1981), Éléments de pragmatique linguistique,
Minuit, Paris.
10. BERRENDONNER A. (1981), « Zéro pour la question – Syntaxe et
sémantique des interrogations directes », Cahiers de Linguistique
Française, N°2.


11. BLANCHET Ph. (1995), La pragmatique D’Austin à Goffman, Bertrand –
Lacoste, Paris.
12. BOISSAT D. (1991), « Questions de classe : question de mise en scène,
question de mise en demeure », La Question, KERBRAT-ORECCHIONI
(Sous la direction de), PUL, Lyon.

13. BORILLO A. (1978), Structure et valeur énonciative de l’interrogation
totale en français, Thèse de Doctorat d’Etat, Université de Provence.
14. CALLEBAUT B. (1989), La négation en français contemporain. Une
approche pragmatico – discursive, Thèse de Doctorat, Rijkuniversiteit
Gand.
15. CHARAUDEAU P. (1992), Grammaire du sens et de l’expression,
Hachette Education, Paris.
16. CORNULIER B. (1982), « Sur le sens des questions totales et
alternatives », Langages, N°67.
17. DE GAULMYN M.-M. (1987), « Les régulateurs verbaux : contrôle des
récepteurs », Décrire la conversation, COSNIER J. et KERBRATORECCHIONI C., PUL.
18. DE GAULMYN M.-M. et GÜLICH E. (1988), Notes du Cours commun
Bielfeld – Lumière - Lyon II, Lyon.
19. DE GAULMYN M.-M. (1991), « La question dans tous ses états. Les cinq
types de questions de l’explication conversationnelle », La Question,
KERBRAT-ORECCHIONI C. (Sous la direction de), PUL, Lyon, 1991.
20. DESSAINTES M. (1971), Recherche linguistique et Enseignement, Ed. J.
Duculot, S.A., Gembloux.
21. DILLER A.M. (1980), Etude des actes de langage indirects dans le couple
question-réponse en français, Thèse de Doctorat de 3ème cycle, Université
de Paris VIII, Paris.


22. DILLER A.M. (1984), La pragmatique des questions et des réponses,
Türbingen : Gunter Narr Verlag.
23. DUBOIS J. et LAGANE R. (1973), Nouvelle grammaire du français,
Larousse, Paris.
24. DUCROT O. (1972), Dire et ne pas dire, Hermann, Paris.
25. DUCROT O. et TODOROV T. (1972), Dictionnaire encyclopédique des
sciences du langage, Seuil, Paris.

26. DUCROT

O.

(1983),

« La valeur argumentative de la phrase

interrogative », Logique, argumentation, conversation, Peter Lang, Berne.
27. DUCROT O. (1984), Le dire et le dit, Minuit, Paris.
28. DURAND J. (1981), Les formes de la communication, Dunod, Paris.
29. ELUERD R. (1985), La pragmatique linguistique, Nathan, Paris.
30. ERPICUM D. et PAGE M. (1988), « L’activité de converser », Echanges
sur la conversation, COSNIER J., GELAS N. et KERBRATORECCHIONI C. (Sous la direction de), Ed. du CNRS, Paris.
31. FAUCONNIER G. (1981), « Questions et actes indirects », Langue
Française, N°52.
32. FAYOL M. (1983), « Note de synthèse », Revue française de pédagogie,
N°62.
33. FAYOL M. (1985), Le récit et sa construction, Delachaux et Niestlé.
34. FLAHAULT F. (1978), La parole intermédiaire, Seuil, Paris.
35. FLORIN A. (1989), Pratique du langage à l’école maternelle : Les
conversations maîtresse – élèves, Thèse de Doctorat, Université de
Poitiers.
36. FONAGY I. et BERARD D. (1973), « Questions totales simples et
implicatives

en

français


parisien »,

Interrogation

GRUNDGSTROM A. et LEON P., Didier, Paris.

et

Intonation,


×