Tải bản đầy đủ (.pptx) (12 trang)

cung cầu lao động môn thị trường lao động trường ĐHLĐXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.01 KB, 12 trang )

BÀI LÀM NHÓM 6

Thành viên nhóm
1. Đặng Thùy Linh ( nhóm trưởng)
2. Nguyễn Thị Hồng Nhung (11/1)
3. Trần Trung Lý
4. Ngô Thị Hồng Cẩm
5. Ngụy Thị Tiếp
6. Nguyễn Thế Hoàng
7. Nguyễn Thị Quỳnh Trang
8. Vũ Hoàng Long


Nội dung bài
KHÁI QUÁT NỘI DUNG
1. Khái niệm cầu lao động
2. Khái quát cầu lao động trên thị trường lao động Việt Nam hiện
nay.
3. Tác động các yếu tố
3.1. Tài nguyên thiên nhiên
3.2. Tăng trưởng kinh tế
3.3. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế
3.4. Khuynh hướng tiêu dùng của dân cư và cơ chế phân phối thu
nhập


II. Nội dung chính

1. Khái niệm cầu lao động

• Cầu lao động là nhu cầu sức lao động của nền kinh tế (hoặc


của một ngành, một địa phương, doanh nghiệp…) ở một thời
kì nhất định bao gồm cả mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu và
thường được xác định thông qua chỉ tiêu việc làm.


2. Khái quát cầu lao động trên thị trường lao
động Việt Nam hiện nay
• Hiện nay, cả nước có trên 4,145 triệu cơ sở kinh tế, hành
chính, sự nghiệp, thu hút gần 17 triệu lao động vào làm việc,
trong đó có gần 3,935 triệu cơ sở thuộc khu vực sản xuất kinh
doanh (chiếm 94,9%). Tổng số doanh nghiệp hiện đăng ký
kinh doanh có 300 nghìn (trong đó có trên 200 nghìn doanh
nghiệp hiện đang hoạt động), góp phần thu hút thêm từ 1,2
đến 1,5 triệu lao động vào làm việc/năm. Nhìn chung, so với
năm 2002, số lượng cơ sở tăng nhanh ở tất cả các loại hình,
ngành kinh tế. Cả nước có 219 khu công nghiệp được thành
lập, phân bố trên 54 tỉnh/thành phố, trong đó có 118 khu
công nghiệp đã đi vào hoạt động (thu hút trên 1 triệu lao
động làm việc).


3. Các yếu tố tác động đến cầu lao động
3.1 Tài nguyên thiên nhiên
• Mức độ phong phú, đa dạng, thuận lợi của tài nguyên
thiên nhiên thúc đầy nhiều ngành sản xuất phát triển, kết
quả là tỉ trọng của ngành tăng.
• Đối với các nước đang phát triển, các ngành sản xuất
truyền thống còn có vai trò quan trọng đối với nền kinh
tế, do đó yếu tố tài nguyên thiên nhiên vẫn có tác động
lớn đối với tăng cầu lao động.



• Trong môi trường toàn cầu hóa kinh tế, cường độ di chuyển
vốn, nguyên, nhiên, vật liệu mang tính toàn cầu, phân công
lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ và phát hiện nhiều nguyên
vật liệu nhân tạo mới … thì các yếu tố về tài nguyên thiên
nhiên của quốc gia có tác đông thấp hơn đối với cầu lao
động.


3.2. Tăng trưởng kinh tế
Trong điều kiện các yếu tố đầu vào khác không đổi, thì tác
động của tăng trường kinh tế sẽ làm tăng mức cầu lao động
trên thị trường lao động.


• Xét trong bối cảnh kinh tế, khi mà cố định các yếu tố tác động
như giá cả nguyên vật liệu… thì kinh tế tăng trưởng dẫn đến
môi trường về vốn, về thị trường, mở rộng ngành nghề sẽ
tăng cao dẫn đến phát triển cầu nhân lực để đáp ứng tốc độ
tăng trưởng.
• Trong điều kiện công nghệ cải thiện thì cầu lao động chuyên
môn, kỹ thuật sẽ tăng lên và giảm cầu lao động giản đơn.


3.3. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nền kinh tế
- Quá trình này tác động đến chuyến dịch cơ cấu kinh tế kéo theo
chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng cầu lao động (đặc
biệt là tăng cầu chuyên môn, kỹ thuật) trong các ngành công

nghiệp, xây dưng, dịch vụ và giảm cầu lao động trong ngành nông,
lâm, ngư nghiệp, thủy sản của Việt Nam trong quá trình CNH –
HĐH.
- Ta có thể nhận thấy hiện nay Việt Nam đang phát triển các
ngành công nghiệp, điện tử, kĩ thuật mà để đảm bảo yêu cầu phát
triển hòa nhập với quốc tế đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao
rất lớn. Bên cạnh đó Việt Nam vẫn phát triển các ngành nông
nghiệp, thủy sản.. nhưng theo hướng hiện đại hóa, áp dụng kĩ
thuật vào sản xuất, giảm cầu lao động giản đơn, tăng cầu lao động
kĩ thuật chất lượng trong ngành.


3.4. Khuynh hướng tiêu dùng cảu dân cư và
cơ chế phân phối thu nhập
3.4.1. Khuynh hướng tiêu dùng
• Nếu tiêu dùng của dân cư có xu hướng tăng nhanh thì sẽ dẫn
đến tăng cầu về lao động.
• Dễ nhận thấy nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng nhanh sẽ
dẫn đến tăng trưởng phát triển các mặt hàng sản xuất kinh
doanh, từ đó kéo theo sự tăng trưởng ngành nghề sản xuất…
để đáp ứng nhu cầu dân cư. Khi có sự mở rộng tăng trưởng
sẽ dẫn đến cầu lao động tăng.
• Nếu dân cư tăng thu nhập nhưng lại có khuynh hướng tiết
kiệm tiêu dùng cao thì sẽ dẫn đến giảm cầu lao động.


3.4.2. Phân phối thu nhập
Các hình thức phân phối thu nhập ở Việt Nam:
- Phân phối thu nhập theo lao động
- Phân phối thu nhập theo vốn, tài sản, cổ phần

- Phân phối thông qua phúc lợi, xã hội.



Cảm ơn các bạn đã lắng nghe !



×