Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đặc điểm định danh trường thực vật trong tiếng thái (đối chiếu với tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.42 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÒ THỊ KHOA

ĐỐI CHIẾU TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA
TÊN GỌI THỰC VẬT TRONG TIẾNG THÁI
VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÒ THỊ KHOA

ĐỐI CHIẾU TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA
TÊN GỌI THỰC VẬT TRONG TIẾNG THÁI
VÀ TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Việt Nam
Mã số: 60.220.102

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN ĐỨC TỒN


SƠN LA, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lò Thị Khoa


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè những người đã giúp đỡ
động viên tôi rất nhiều để hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi rất cảm ơn
GS.TS. Nguyễn Đức Tồn người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lò Thị Khoa


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1

1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 1
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
2.1. Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa - tư duy.................................. 2
2.2. Nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc Thái ..................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5
4. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 5
5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 6
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
8. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài luận văn .......................................... 6
8.1. Về lí luận: ............................................................................................... 6
8.2. Về mặt thực tiễn: . ................................................................................... 6
9. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 7
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN.......................................................................... 8
1.1. Các trường nghĩa ..................................................................................... 8
1.1.1. Trường nghĩa biểu vật........................................................................... 8
1.1.2. Trường nghĩa biểu niệm niệm............................................................. 11
1.1.3. Trường nghĩa tuyến tính ( trường nghĩa ngang) .................................. 16
1.1.4. Trường liên tưởng............................................................................... 16
1.2. Khái niệm định danh và các đặc điểm định danh ................................... 17
1.2.1. Khái niệm định danh .......................................................................... 17
1.2.2. Các đặc điểm của định danh ngôn ngữ................................................ 18


1.2.2.1. Đặc điểm về quy loại khái niệm....................................................... 18
1.2.2.2. Đặc điểm về việc lựa chọn đặc trưng ............................................... 19
1.2.2.3. Các thủ pháp định danh ................................................................... 22
1.3. Đặc điểm dân tộc trong quá trình chuyển nghĩa và nghĩa biểu trưng của từ.. 23
1.4. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 26

1.4.1 Định nghĩa và vai trò của từ điển trong việc tìm hiểu đặc điểm định danh
ngôn ngữ ...................................................................................................... 26
1.4.2. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................. 27
1.4.2.1. Phương pháp đối chiếu trường từ vựng - ngữ nghĩa ......................... 27
1.4.2.2. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa ............................................. 28
1.4.2.3. Phương pháp xác lập ô trống ........................................................... 28
1.4.2.4. Phương pháp thống kê ..................................................................... 29
1.5. Tiểu kết chương 1.................................................................................. 31
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ
NGHĨA TÊN GỌI THỰC VẬT TRONG TIẾNG THÁI .............................. 32
2.1. Người Thái và tiếng Thái ở Việt Nam ................................................... 32
2.2. Đặc điểm định danh của từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Thái................ 34
2.2.1. Nguồn gốc tên gọi thực vật................................................................. 34
2.2.2. Cách thức biểu thị của tên gọi thực vật ............................................... 38
2.2.2.1. Cách thức biểu thị của tên gọi thực vật xét theo đặc điểm cấu tạo hòa
kết hay phân tích .......................................................................................... 38
2.2.2.2. Cách thức biểu thị của tên gọi thực vật xét theo đặc điểm mức độ rõ lí
do của tên gọi ............................................................................................... 42
2.2.2.3 Cách thức biểu thị của tên gọi thực vật xét theo đặc điểm định danh 44
2.3. Tiểu kết chương 2.................................................................................. 56
Chương 3: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA - DÂN TỘC TRONG Ý NGHĨA CỦA
TÊN GỌI THỰC VẬT TRONG NGÔN NGỮ THÁI VÀ VIỆT.................. 59


3.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của trường tên gọi thực vật trong tiếng Thái và tiếng
Việt .............................................................................................................. 59
3.2. Đối chiếu sự chuyển nghĩa của các từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Thái và
tiếng Việt...................................................................................................... 76
3.2.1. Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ............................................ 76
3.2.1.1. Hóan dụ dựa theo quan hệ bộ phận - chỉnh thể, cái chứa và vật được

chứa, sự vật và thuộc tính của nó.................................................................. 76
3.2.1.2 Hoán dụ theo quan hệ giữa loài thực vật và màu sắc tương tự như màu
của thực vật đó ............................................................................................. 78
3.2.2. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ................................................ 80
3.2.2.1. Ẩn dụ dựa theo đặc điểm mùi vị của loài thực vật ........................... 80
3.2.2.2. Ẩn dụ dựa theo đặc điểm hình thức, hình dạng của loài thực vật ..... 81
3.2.2.3. Ẩn dụ theo cách thức sinh sống của loài thực vật............................. 82
3.3. Sự biểu trưng của thực vật trong tiếng Thái qua tên gọi của chúng........ 83
3.4. Tiểu kết chương..................................................................................... 92
KẾT LUẬN.................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………99


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
Mỗi quốc gia, dân tộc đều có những đặc điểm riêng về văn hóa, ngôn
ngữ và tư duy. Để hiểu được sâu sắc văn hóa của dân tộc nào đó cần phải có
ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các
thành viên trong một cộng đồng người. Để hiểu sâu xa ý nghĩa của ngôn ngữ
một quốc gia, một dân tộc chúng ta không chỉ xem xét ý nghĩa hoặc cách
hành chức của từ mà còn phải có sự hiểu biết về phong tục, tập quán, thói
quen.... hay nói cách khác, là sự hiểu biết về văn hóa vật chất cũng như văn
hóa tinh thần của dân tộc đó.
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, hiện thực khách quan là nhân tố đầu
tiên tác động và có ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy con người. Tuy nhiên, con
người phản ánh thế giới khách quan không phải thụ động mà có sự sáng tạo,
"mô hình hóa" thế giới này theo một cách nhất định và phản ánh thế giới
khách quan bằng các phương tiện tâm lí của mình. Cách "mô hình hóa" phụ

thuộc nhiều vào nhu cầu thực tiễn của con người mà trước hết là nhu cầu sản
xuất, nhu cầu xã hội. Các nhu cầu này vốn liên hệ mật thiết với những điều
kiện tồn tại khác nhau ở những tộc người khác nhau đã được hình thành trong
lịch sử. Do vậy, cách thức "mô hình hóa" thế giới khách quan ở các tộc người
này cũng khác nhau ở mức độ nhất định dẫn đến sự khác nhau trong tư duy ngôn ngữ của từng dân tộc.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Tâm lí ngôn ngữ học tộc người là hướng nghiên cứu thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa và tư duy. Đã có nhiều công

1


trình nghiên cứu về đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy
người Việt trong sự đối chiếu với các dân tộc khác.
Với 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ
và đa văn hóa. Trong số 54 dân tộc đó, dân tộc Thái đông thứ ba với dân số
1.550.423 người, (Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm vào tháng 4 năm
2009). Vì vậy, văn hóa Thái là một mảng quan trọng trong tổng thể văn hóa
Việt Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa của dân
tộc Thái. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về định danh trong
tiếng Thái. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài "Đặc điểm định danh
trường thực vật trong tiếng Thái (đối chiếu với tiếng Việt)" làm đối tượng
nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa - tư duy
Trên thế giới vấn đề tâm lí ngôn ngữ học tộc người đã được nghiên cứu
từ lâu. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn
ngữ và tư duy chỉ mới được bắt đầu từ những năm chín mươi của thế kỉ XX,
mở đầu là chuyên khảo của Nguyễn Đức Tồn "Tìm hiểu đặc trưng văn hóa
dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với dân tộc

khác)". Ngoài ra còn có một số bài viết tham gia tại hội thảo khoa học do Hội
Ngôn ngữ học Việt Nam và Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội tổ chức vào
tháng 7 năm 1992.
Trong cuốn "Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt" (Nxb Đại học Sư phạm
2004), tác giả Đỗ Hữu Châu cũng đã dành nhiều trang nói về chức năng định
danh của ngôn ngữ, khẳng định vai trò quan trọng của định danh trong giao
tiếp và tư duy con người.
Tác giả Lý Toàn Thắng đã xuất bản cuốn “ Ngôn ngữ học tri nhận: từ lí
thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt” (Nxb Phương Đông, 2009) là công

2


trình về đại cương Tâm lí ngôn ngữ học và Ngôn ngữ học tri nhận. Ông cũng
trình bày nhiều về lí thuyết định danh, sự phân cắt hiện thực của con người
trong quá trình gọi tên sự vật, hiện tượng.
Tập hợp những công trình nghiên cứu trước đây, bổ sung thêm những
nghiên cứu mới, tác giả Nguyễn Đức Tồn tái bản cuốn sách "Đặc trưng văn
hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy" (Nxb Từ điển Bách khoa, 2010, 635
tr.; Nxb Khoa học xã hội tái bản lần 2, 2015, 792 tr.). Đây là công trình
nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu làm nổi bật những giá trị của
đặc điểm sự tri nhận, phạm trù hóa hiện thực khách quan, đặc điểm quá trình
định danh, cấu trúc ngữ nghĩa, quá trình chuyển nghĩa, đặc điểm sử dụng biểu
trưng của các đối tượng ở người Việt trong sự đối chiếu với người Nga.
Ngoài ra, còn có một số luận án, luận văn nghiên cứu về đặc trưng văn
hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy dân tộc qua những trường từ vựng
khác, chẳng hạn như luận văn của Cao Thị Thu, luận án của Nguyễn Thúy
Khanh, Chămphômmavông (Lào)….
Với dung lượng kiến thức của một luận văn tốt nghiệp Đại học nhưng tác
giả Cao thị Thu (1995) đã cho thấy đặc điểm định danh trường từ vựng tên

gọi thực vật trong tiếng Việt.
Luận án Phó tiến sĩ của Nguyễn Thúy Khanh có tên “Đặc điểm trường
từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu so sánh giữa tiếng
Việt và tiếng Nga)” (1996) đã đi sâu phân tích, đối chiếu, chỉ ra sự tương
đồng và dị biệt trong bức tranh ngôn ngữ, cách thức tư duy và phản ánh thế
giới qua ngôn ngữ của người Việt và người Nga.
Tác giả Chănphômmavông (Lào), với đề tài luận án "Đặc điểm định
danh và hiện tượng chuyển nghĩa trong trường từ vựng tên gọi các bộ phận
cơ thể con người trong tiếng Lào" (1999) đã đối chiếu đặc điểm định danh và
đi sâu vào hiện tượng chuyển nghĩa đã cho thấy sự tương đồng trong hai nền

3


văn hóa “láng giềng” Việt Nam - Lào, đồng thời tác giả cũng cho thấy đặc
điểm riêng biệt, độc đáo của ngôn ngữ, văn hóa mỗi dân tộc.
2.2. Nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc Thái
Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, dân tộc Thái đã tạo nên
một nền văn hóa vừa phong phú, vừa đa dạng, đặc sắc. Đã có nhiều nghiên
cứu về ngôn ngữ và văn hóa Thái cũng như đặc điểm văn hóa Thái ở mỗi địa
phương. Có thể kể đến những nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ Thái tiêu biểu
sau:
“Từ điển Thái - Việt” do Hoàng Trần Nghịch và Tòng Kim Ân biên soạn
(Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội, 1990 ). Cuốn sách cung cấp gần một vạn từ
của tiếng Thái và đối dịch với khoảng hai vạn từ tiếng Việt.
"Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam" ( ĐHQGHN - Chương trình
Thái học VN). Nxb VHDT.H1998.
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia cho ra đời tác phẩm
“Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam” (Nxb Khoa học xã hội,
1994). Cuốn sách đã trình bày những đặc điểm ngôn ngữ đặc sắc của các dân

tộc Việt Nam. Qua đó cuốn sách cho thấy sự phong phú, đặc sắc của ngôn
ngữ Thái nói riêng và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số của Việt Nam nói chung.
Ngọc Thanh (1980), Dân ca Thái, Nxb Văn hoá.
Hoàng Trần Nghịch ( 2005), Lời có vần cha ông truyền lại.
Phan Kiến Giang- Lò Văn Pánh (2010), Thành ngữ, Tục ngữ dân tộc Thái,
Nxb Văn hoá dân tộc .
Ngoài ra, còn có nhiều bài tạp chí nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa có
liên quan đến đề tài này.
Luận văn của chúng tôi có sự kế thừa các thành tựu nghiên cứu trên,
đồng thời tập trung vào việc nghiên cứu đặc điểm định danh cũng như hiện
tượng chuyển nghĩa của trường từ vựng chỉ thực vật trong tiếng Thái qua ngữ

4


liệu do chúng tôi trực tiếp điều tra. Cụ thể là luận văn vận dụng lí luận về định
danh đã có vào việc tìm hiểu đặc điểm định danh cũng như cách thức chuyển
nghĩa, ý nghĩa biểu trưng của trường từ vựng chỉ thực vật trong tiếng Thái và
tiếng Việt. Từ đó luận văn chỉ ra các nét tương đồng, khác biệt trong ngôn
ngữ, văn hóa của hai dân tộc Thái và Việt.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là chỉ ra đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn
ngữ và tư duy người Thái trong sự đối chiếu với người Việt thông qua việc
nghiên cứu có hệ thống đặc điểm định danh, hiện tượng chuyển nghĩa, ý nghĩa
biểu trưng của trường từ vựng chỉ thực vật trong tiếng Thái và tiếng Việt.
4. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi chọn “trường từ vựng chỉ thực vật” trong tiếng Thái làm đối
tượng nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nên chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu các vấn

đề về đặc điểm định danh, ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng
Thái và tiếng Việt. Các tác phẩm sau đã được chọn để thu thập tư liệu nghiên
cứu:
Về tiếng Thái:
- “Từ điển Thái - Việt”, Hoàng Trần Nghịch và Tòng Kim Ân biên soạn
(Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội, 1990 ), gần một vạn từ.
- Thành ngữ,Tục ngữ dân tộc Thái, Phan Kiến Giang- Lò Văn
Pánh(2010), Nxb Văn hoá dân tộc.
- Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam, Nguyễn Văn Huy (2001),
Nxb Giáo dục.
Về tiếng Việt:

5


- “Từ điển tiếng Việt”, Hoàng Phê (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội,
1994 gồm 38.410 từ.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài
- Thống kê các tên gọi thực vật trong tiếng Thái và tiếng Việt
- Đặc điểm định danh của trường thực vật trong tiếng Thái so với tiếng
Việt
- Đặc điểm quá trình chuyển nghĩa của trường thực vật trong thành ngữ,
tục ngữ Thái.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng chủ yếu các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp so sánh- đối chiếu
- Phương pháp phân tích thành tố nghĩa

- Thủ pháp thống kê.
8. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài luận văn
Giải quyết tốt các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là một công việc có ý
nghĩa cả về lí luận và thực tiễn.
8.1. Về lí luận: luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm đặc trưng văn hóa dân tộc nói chung qua hiện tượng định danh và ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ thực
vật trong tiếng Thái và tiếng Việt.
8.2. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể là tài
liệu tham khảo hữu ích giúp tìm hiểu được sâu sắc hơn ngôn ngữ và văn hóa
Thái.
Đề tài này còn giúp cho cá nhân chúng tôi hiểu sâu sắc thêm về tiếng mẹ
đẻ và văn hóa của dân tộc mình.

6


9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận
Chương 2. Đối chiếu đặc điểm định danh trường từ vựng - ngữ nghĩa tên
gọi thực vật trong tiếng Thái và tiếng Việt
Chương 3. Đối chiếu sự chuyển nghĩa của từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng
Thái và tiếng Việt.

7


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Các trường nghĩa

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu , giữa các từ có không ít những sự đồng nhất
về hình thức và về ý nghĩa. Căn cứ vào những cái chung giữa các từ , có thể
phân lập toàn bộ từ vựng của tiếng Việt thành những hệ thống nhỏ hơn và
phát hiện ra những quan hệ giữa các từ trong từ vựng.
Những liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng không hiện ra một cách trực tiếp
giữa các từ lựa chọn một cách ngẫu nhiên .
Tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ
thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ
thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng.
Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những
tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa.
F.de Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương [dẫn theo 4,
Tr171] đã chỉ ra hai dạng quan hệ: quan hệ ngang ( hay quan hệ hình tuyến,
quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc ( hay quan hệ trực
tuyến , quan hệ hệ hình)
Theo hai dạng quan hệ đó có thể có hai loại trường nghĩa: trường nghĩa
ngang ( trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc ( trường nghĩa trực
tuyến). cụ thể như sau:
1.Trường nghĩa biểu vật
2. Trường nghĩa biểu niệm
3. Trường nghĩa tuyến tính ( Trường nghĩa ngang)
4. Trường liên tưởng.
1.1.1. Trường nghĩa biểu vật

8


Một trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu
vật. Để có những căn cứ dựa vào đó mà đưa ra các nghĩa biểu vật của các từ
về trường biểu vật cho thích hợp , chúng ta chọn các danh từ làm gốc. Các

danh từ này phải có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù
biểu vật, như người, động vật , thực vật , vật thể , chất liệu... Các danh từ này
cũng là tên gọi của các nét nghĩa có tác dụng hạn chế các ý nghĩa của các từ
về mặt biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ . Như vậy
chúng ta sẽ đưa một từ và một trường nghĩa biểu vật nào đó khi nét nghĩa
biểu vật của nó trùng với tên gọi của danh từ trên. Thí dụ :
I. Trường biểu vật ( người)
Người nói chung :
1. Người nói chung xét về giới: đàn ông, đàn bà, nam , nữ....
2. Người nói chung xét về tuổi tác: trẻ em , nhi đồng , thiếu niên, thanh
niên, cụ già, trung niên...
3. Người nói chung xét về nghề nghiệp: Thầy giáo, giáo viên , công
nhân, nông dân, học sinh....
4. Người nói chung xét về tổ chức xã hội: Hội viên, đội viên , đoàn viên..
5. Người nói chung xét về chức vụ: Giám đốc , hiệu trưởng, chủ tịch,
chủ nhiệm....
II. Bộ phận con người: Đầu mình , chân , tay, mắt miệng, răng , da...
III. Hoạt động của con người:
1. Hoạt động trí tuệ: nghĩ , suy, suy nghĩ, ngẫm , nghiền ngẫm....
2. Hoạt động của các giác quan để cảm giác: Nhìn, trông, thấy , ngó...
3. Hoạt động của con người tác động đến đối tượng:
a, Hoạt động của tay: Túm, nắm, xé....
b, Hoạt động của đầu: húc , đội
c, Hoạt động của chân: Đá, đạp , xéo...

9


4. Hoạt động rời chỗ: Đi , chạy , nhảy, trườn...
5. Hoạt động thay đổi tư thế: Đứng, ngồi, cúi, lom khom...

IV. Tính chất con người:
1. Tính chất ngoại hình của cơ thể: Cao , thấp , lùn, béo , gầy...
2. Tính chất trí tuệ: Thông minh, nhanh trí...
3. Tính chất tâm lí: Hiền , tốt bụng, độ lượng...
4. Tính chất quan hệ: Hòa thuận, đoàn kết...
5. Tính chất xã hội: Lương thiện , hợp pháp...
V. Trạng thái con người:
1. Trạng thái sinh lí: yếu ớt, mạnh khỏe...
2. Trạng thái trí tuệ: Minh mẫn , mụ mị ...
3. Trạng thái nội tâm: Buồn , vui , giận dữ..
Số lượng các từ ngữ nằm trong trường kia rất nhiều. Thực ra, bất cứ một
danh từ nào trong các trường lớn trên tự mình cũng đủ lập thành một trường
nhỏ có số lượng từ ngữ khá phong phú.
Trong các trường nghĩa biểu vật có điều đáng chú ý sau:
a, So sánh các trường lớn với nhau cũng như so sánh các trường nhỏ
trong một trường lớn (như trường biểu vật của tay so với chân) chúng ta thấy
chúng rất khác nhau về số lượng từ ngữ và cách tổ chức. Nếu lại so sánh
trường cùng một tên gọi ( tức cùng danh từ) trong các ngôn ngữ với nhau thì
sự khác nhau càng rõ hơn.
b, Cần chú ý khi phân lập các trường, chúng ta chú ý đến nghĩa biểu vật
chứ không chú ý đến từ. Nói cụ thể hơn , phân lập trường không phải là phân
loại từ. Không phải một từ đã ở trường này thì không thể ở trường kia được
nữa. Vì từ có tính nhiều nghĩa biểu vật, do đó từ có thể nằm trong nhiều
trường nghĩa biểu vật khác nhau hay trong nhiều trường nhỏ khác nhau tùy
theo số lượng các ý nghĩa biểu vật của nó. Tuy nhiên vì có sự phân biết ý

10


nghĩa biểu vật chính và ý nghĩa biểu vật phụ, cho nên chúng ta có thể phân

biệt các trường nghiã biểu vật chính và phụ của từ. Nếu nghĩa chính của từ
nằm trong trường nào thì trường đó là trường biểu vật chính của nó.
Như thế, chúng ta có thêm một chỉ số nữa để đánh giá các từ : Chỉ số đó
là số lượng các trường mà từ đó có thể đi vào như một thành viên.
c, Do chỗ có các từ đi vào nhiều trường, cho nên các trường biểu vật có
thể " thẩm thấu" vào nhau," giao thoa" với nhau. Hai trương biểu vật giao
thoa với nhau khi một số từ của trường này cũng nằm trong trường kia.
Căn cứ vào số lượng các từ chung cho hai trường nhiều hay ít mà chúng
ta nói đến tính độc lập tương đối nhiều hay ít giữa hai trường.
Thí dụ: Chúng ta nói hai trường "người" và "thực vật" độc lập với nhau
cao hơn là hai trường " người" và " động vật" ( hầu hết các từ ngữ chỉ bộ phận
cơ thể của trương "người ", một số hoạt động của người đều dùng chung cho
động vật , trong khi đó, các từ của trường thực vật như cành, rễ, ngọn, gốc,
..ít dùng cho người).
d, Như thế quan hệ của các từ ngữ đối với một trường biểu vật không
giống nhau. Có những từ gắn rất chặt với trường ( những từ ngữ điển hình),
có những từ gắn bó lỏng lẻo hơn. Căn cứ vào tính chất quan hệ giữa từ ngữ
với trường , chúng ta nói các trường biểu vật có một cái cốt lõi trung tâm quy
định những đặc trưng ngữ nghĩa của trường gồm những từ ngữ điển hình cho
nó. Ngoài cái cốt lõi của trường là các lớp từ khác mỗi lưc một đi xa ra khỏi
lõi, liên hệ với trường mờ nhạt đi.
1.1.2. Trường nghĩa biểu niệm niệm
Căn cứ để phân lập các trường nghĩa biểu niệm là các ý nghĩa biểu niệm
của từ.
Một trường nghĩa biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc
biểu niệm.

11



Cũng như các trường biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể phân chia
thành các trường nhỏ và cũng có những " miền" với mật độ khác nhau.
Do có hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm, cho nên một từ có thể đi vào
những trường biểu niệm ( hay đi vào những trường nhỏ) khác nhau. Vì vậy,
cũng giống như các trường biểu vật , các trường biểu niệm có thể giao thoa
với nhau, thẩm thấu vào nhau và cũng có lõi trung tâm với các từ điển hình và
những từ ở lớp kế cận trung tâm , những từ ở lớp ngoại vi.
Nói tóm lại, vì các ý nghĩa biểu niệm tuy có nguồn gốc ở các khái niệm
nhưng không đồng nhất với khái niệm, cho nên các trường biểu niệm cũng
không đồng nhất với tập hợp các khái niệm, không phải là những sự kiện tư
duy thuần túy mà là những sự kiện ngôn ngữ.
Thí dụ:
1. Trường biểu niệm ( vật thể nhân tạo) ...( thay thế hoặc tăng cường thao
tác lao động) ( cầm tay).
1.1. Dụng cụ để chia , cắt : Dao , cưa, búa , rìu...
1.2. Dụng cụ để soi, đục: Đục , dùi, chàng...
1.3. Dụng cụ để nện, gõ: Búa , vồ, dùi...
1.4. Dụng cụ để đánh bắt: Lưới, nơm, đó...
1.5. Dụng cụ để mài giũa: Giũa, bào , đá mài ...
1.6. Dụng cụ để kìm giữ : Kìm , kẹp, néo..
1.7. Dụng cụ để chém, giết ( vũ khí): Dao , gươm, kiếm...
1.8. Dụng cụ để xới đất: cày, cuốc, thuổng...
1.9. Dụng cụ để lấy, múc: Thìa, đũa , muôi ....
2. Trường biểu niệm (vật thể nhân tạo) .....( phục vụ cho sinh hoạt)
2.1. Dụng cụ để ngồi, nằm: Ghế, giường....
2.2. Dụng cụ để đặt : Bàn, giá, gác..
2.3. Dụng cụ để chứa, đựng: tủ, rương...

12



2.4. Dụng cụ để mặc, che thân: Quần , áo , khăn...
2.5. Dụng cụ để che, phủ: Màn, mùng , khăn...
3. Trường biểu niệm ( Hoạt động tác động đến X)...( Làm cho X có tình
trạng Y)
Với cấu trúc biểu niệm này chúng ta chỉ đưa vào trường những hoạt
động từ chỉ những hoạt động tác động vào những đối tượng khác chủ thể của
hoạt động và gây ra những biến đổi thực sự nào đó ở đối tượng. Đây là một
trường lớn. Căn cứ vào Y mà chia thành những trường nhỏ. Thí dụ :
I. Làm cho X động ( tĩnh - động) hoặc tĩnh ( động - tĩnh) .
3.1. X động hay tĩnh tại chỗ một cách cơ giới : Rung , lay , lúc lắc...
3.2. X rời chỗ hoặc dùng lại một cách cơ giới : Đẩy , xô, ném ...
3.3 X là thiết bị cơ khí : Phát động , khởi động...
3.4. X là trạng thái tâm lí : Thức, đánh thức.....
II. Làm cho X có những biến đổi trong bản thân: Cao, dãn, căng...
3.7. X bị chia cắt , phá vỡ hoặc liền lại , hoặc kết nối với một X khác:
Phân , chia, phân tách...
3.8. X bị chết, mất đi: Giết, ám sát...
Trực tiếp đối lập với trường biểu niệm hoạt động trên là trường:
4. Hoạt động của chủ thể A...( Tự làm cho mình có tình trạng Y)...A
động hay tĩnh.
4.1. A động tại chỗ một cách cơ giới : Đảo , đảo đảo...
4.2.A rời chỗ hoặc dùng lại một cách cơ giới :Đi , chạy ra ...
4.3. A là thiết bị cơ khí : chạy , hoạt động ....
4.4. A là trạng thái tâm lí : Xao xuyến , bồi hồi ...
4.5. A là những biểu hiện bên ngoài ở cá nhân hay xã hội của những
trạng thái tâm lí hay của những biến cố : Nô nức, náo nức...

13



4.6. A bị chia cắt hoặc mất tình trạng chia cắt, phá vỡ , hoặc tự kết hợp
với một A khác: Nứt , nẻ , vỡ.....
4.7. A bị chết, mất đi: Chết, mất , biến , lặn...
5. Trường biểu niệm (hoạt động)...( làm xuất hiện X từ hoặc không từ Y).
Trong cấu trúc biểu niệm này X không phải là đối tượng đã có sẵn như
trong cấu trúc biểu niệm (3). Trước khi hoạt động kết thúc thì chưa có X. Y
thường được gọi là nguyên vật liệu.
5.1. X là đối tượng sinh vật học: đẻ , sinh...
5.2. X là những sản phẩm văn hóa, tinh thần : chế tạo , làm...
5.3. X là những sản phẩm vật chất : Chế tạo , làm...
6. Trường biểu niệm ( có trạng thái tâm lí Y) ...( Hướng tới đối tượng B)
Trong cấu trúc biểu niệm này , B không biến đổi do trạng thái tâm lí Y,
mà có thể là nguyên nhân làm nảy sinh trạng thái đó ở chủ thể yêu, ghét,
thương...
Trực tiếp đối lập với trường này là trường:
7. ( Hoạt động ) ( tác động đến X có trạng thái tâm lí Y).
Trường này chỉ có một trường điển hình thực sự : " phiền" ...và một số
từ khác như ám ảnh, quấy nhiễu.... mà trạng thái chúng gây ra có thể là trạng
thái tâm lí hoặc là trạng thái sinh hoạt .
Cũng đối lập với trường trên là trường:
8. ( Có trạng thái tâm lí Y).
Trường này biểu thị các trạng thái tâm lí " nội tại" , tức những trạng thái
trong lòng chủ thể không có đối tượng trực tiếp tiếp nhận hay gây ra trạng thái
đó: Buồn , vui, phấn khởi....
Tiếp sau là các trường biểu niệm thuộc phạm trù " tính chất "( đặc điểm)
9. Trường biểu niệm( Có tính chất tốt hay xấu)....( có thể gây tác động
tích cực hay tiêu cực cho đối tượng khác): lành, hiền....

14



10. Trường biểu niệm ( Có tính chất tốt hay xấu) ...( xét về mặt đạo đức
hay pháp lí): Vị tha, nhân ái, nhân hậu .....
11.Trường biểu niệm ( Có tính chất tốt hay xấu)...( của các hành động sự
kiện..): Ấp úng, lúng túng.....Ân cần, vốn vã....Dễ , dễ dàng , suôn sẻ....Rời
rạc , lẻ tẻ...
Ngoài việc chia nhỏ các trường biểu niệm lớn, thì còn có thể phân chia
các trường nhỏ thành nhóm.
Khi nói về hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm chúng ta đề cập đến các từ
điển hình cho cấu trúc biểu niệm , các từ điển hình này tạo thành những cái
lõi , thành những trung tâm của các trường biểu niệm, nhờ chúng mà sự tồn
tại của một trường biểu niệm mới được khẳng định. Cũng chính nhờ sự đối
chiếu với chúng mà chúng ta mới biết một từ có thể thuộc về bao nhiêu
trường nghĩa biểu niệm khác nhau.
Sự phân lập từ vựng thành trường biểu vật và trường biểu niệm , như đã
nói, dựa vào, dựa trên sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ . Nó
phản ánh hai cách nhìn từ vựng ở hai góc độ khác nhau . Tuy nhiên hai loại
trường dọc này có liên hệ với nhau : Nếu lấy những nét nghĩa biểu vật trong
cấu trúc biểu niệm làm tiêu chí lớn để tập hợp thì chúng ta có các trường biểu
vật . Nhưng khi cần phân một trường biểu vật thành trường nhỏ thì lại phải
dựa vào các nét nghĩa khác trong cấu trúc biểu niệm .
Trái lại , khi phân lập các trường biểu niệm, chúng ta dựa vào cấu trúc
biểu niệm, song khi phân nhỏ chúng ra đến một lúc nào đó phải sử dụng đến
nét nghĩa biểu vật.
Thí dụ: Để phân nhỏ trường (hoạt động) ( tác động đến X )...( Làm X rời
chỗ), chúng ta phải dùng đến các nét nghĩa biểu vật như ( người) ( động vật ) ,
( phương tiện vận tải) ( nước) ... để phân biệt các từ vác, khiêng , đẩy ... với
tha, quắp...với tải, chở... với cuốn...


15


Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập được các trường. Nhưng,
cũng chính nhờ các trường, nhờ sự định vị được từng từ một trong trường hợp
thích hợp, mà chúng ta hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của từ. Không những vậy
mà chúng ta còn có thể phát hiện ra những quy tắc chi phối sự vận động của
từ trong lịch sử và trong hoạt động thực hiện chức năng.
1.1.3. Trường nghĩa tuyến tính ( trường nghĩa ngang)
Để lập nên các trường tuyến tính , chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm
tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuối tuyến tính ( cụm từ,
câu ) chấp nhận được trong ngôn ngữ.
Thí dụ: Trường tuyến tính của từ tay là búp măng, mềm , ấm , lạnh
...nắm ...Trường tuyến tính của từ đi là nhanh , chậm, tập tễnh ... ra , vào...
Các từ trong một trường tuyến tính là những từ thường xuất hiện với từ
trung tâm trong các loại ngôn bản. Phân tích ý nghĩa của chúng, chúng ta có
thể phát hiện được nhũng nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính
chất của các quan hệ đó.
Cùng với các trường nghĩa dọc, trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa
biểu niệm, các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ
và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những
đặc điểm hoạt động của từ.
1.1.4. Trường liên tưởng
Nhà ngôn ngữ học Pháp Ch. Bally là tác giả đầu tiên đưa ra khái niệm
trường nghĩa liên tưởng. Theo ông , mỗi từ có thể là trung tâm của một trường
liên tưởng như từ chỉ con bò của tiếng Pháp chẳng hạn, có thể gợi ra các từ
ngữ liên tưởng : 1. Bò Cái, bò mộng, bê, sừng...2. Sự cày bừa, cái cày, cái
ách...3. Những ý niệm về tính thụ động mà chúng ta gặp trong các lối so sánh
, trong các thành ngữ Pháp...


16


Dễ dàng nhận thấy rằng các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện
thực hóa, sự cố định bằng các từ ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm.
Các từ trong một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm trong
trường nghĩa biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ
có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm, song
trong trường liên tưởng còn có nhiều từ khác được liên tưởng tới do xuất hiện
đồng thời với từ trung tâm trong nhũng ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng
nhất, lặp đi, lặp lại. Điều này khiến cho các trường liên tưởng có tính dân tộc,
tính thời đại và cá nhân.
Ý nghĩa biểu vật có những từ trong trường liên tưởng giống nhau, nhưng
cũng có những từ khác nhau về nghĩa .
Do những tính chất trên , các trường liên tưởng thường không ổn định ,
nên ít có tác dụng phát hiện những quan hệ cấu trúc về ngữ nghĩa của các từ
và từ vựng.Nhưng trường liên tưởng có hiệu lực lớn giải thích sự dùng từ ,
nhất là sự dùng từ trong các tác phẩm văn học , giải thích các hiện tượng sáo
ngữ, sự ưa thích lựa chọn những từ nào đấy để nói hay viết , sự tránh né đến
kiêng kị những từ nhất định...
Dựa vào những tri thức lí luận về trường từ vựng – ngữ nghĩa được trình
bày trên đây chúng tôi tìm hiểu đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của trường
từ vựng chỉ thực vật trong tiếng Thái trong sự đối chiếu với tiếng Việt.
1.2. Khái niệm định danh và các đặc điểm định danh
1.2.1. Khái niệm định danh
Thuật ngữ "định danh" có nguồn gốc từ tiếng La tinh nghĩa là "tên gọi".
Có nhiều cách hiểu khác nhau về nghĩa của từ định danh. Trong cuốn Từ điển
tiếng Việt (năm 1992 do Hoàng Phê chủ biên), định danh được hiểu là "gọi
tên sự vật, hiện tượng" [35, tr.330]


17


Theo G.V Conssansky định danh là "sự cố định (hay gắn) cho một kí
hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm (signifikat) phản ánh những đặc
trưng nhất định của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính, phẩm chất và
quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần,
nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp
ngôn từ" [dẫn theo 54, tr.162]
Tóm lại, định danh chính là đặt tên cho sự vật, hiện tượng...
1.2.2. Các đặc điểm của định danh ngôn ngữ
Trong cuốn “Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy” (Nxb
Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2010) tác giả Nguyễn Đức Tồn đã chỉ ra các đặc
trưng văn hóa –dân tộc của định danh ngôn ngữ được thể hiện ở các phương
diện như sau:
1.2.2.1. Đặc điểm về quy loại khái niệm
Trong thế giới khách quan có vô vàn sự vật, hiện tượng. Bản thân mỗi sự
vật, hiện tượng lại mang trong mình những thuộc tính, những quan hệ phức
tạp. Vì vậy, sau khi tiếp xúc với sự vật, hiện tượng, con người lựa chọn đặc
trưng tiêu biểu nhất, dễ khu biệt với đối tượng khác để đặt tên gọi. Đây chính
là hành vi phân loại trong quá trình định danh tâm lí. Gak đã chỉ ra: “Quá
trình tâm lí định danh sự vật diễn ra như sau: sau khi tiếp xúc với một khách
thể mới, con người đã tìm hiểu, vạch ra một bộ những đặc trưng nào đó vốn
có trong nó. Nhưng để định danh người ta chỉ chọn đặc trưng nào thấy là tiêu
biểu, dễ khu biệt với đối tượng khác và đặc trưng ấy đã có tên gọi trong ngôn
ngữ” [dẫn theo 54, tr.162].
Ví dụ: Dựa trên đặc tính di chuyển bằng cách kéo gập thân (giống như
khi con người dùng gang tay để đo, cứ đo xong một gang là lại phải di chuyển
ngón cái về ngón trỏ và lặp lại) người Việt Nam đặt tên cho loại sâu này là
Sâu đo.


18


×