Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phát triển làng nghề ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.9 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ HOA LÝ

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT
NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

1


HÀ NỘI - 2007

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ HOA LÝ

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT
NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ

Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số



: 60 31 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

2


1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 20 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, cơ cấu
GDP đã nghiêng hẳn về công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn
dưới 30%. Tuy vậy, bộ phận dân cư sống ở nông thôn vẫn chiếm trên 70%.
Do đó, phát triển kinh tế nông thôn vẫn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, trong
đó, phát triển làng nghề đóng vai trò đòn bẩy quan trọng.
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới thông qua các định
chế quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Khu vực Thương mại
tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
và nhiều thỏa thuận thương mại tự do song phương và đa phương khác. Thực
tế này đặt ra yêu cầu hội nhập cấp bách đối với khu vực kinh tế nông thôn nói
chung và làng nghề nói riêng.
Nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế cho làng nghề sẽ có tác dụng
gia tăng chất lượng bền vững cho phát triển kinh tế nông thôn, tạo thêm nhiều
việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân. Ngoài ra, nếu có
được khả năng hội nhập quốc tế tốt, khu vực kinh tế làng nghề sẽ tạo nguồn
hàng hóa xuất khẩu quan trọng, đóng góp đáng kể cho thương mại cả nước.
Phát triển làng nghề trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc là yêu cầu cấp
thiết cần được nghiên cứu để đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng
như các giải pháp. Do đó, vấn đề “Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề làng nghề và phát triển làng nghề đã được các nhà kinh tế nghiên
cứu dưới nhiều góc độ và đã đạt được những kết quả nhất định. Một số công
trình nghiên cứu đáng chú ý như:

3


- Trần Minh Yến (2003), “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn
Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Viện Kinh tế học
Hà Nội.
- Mai Thế Hởn (2000), “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình
công nghiệp hóa , hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội”, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2003), “Con đường công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”.
- Nguyễn Ty (1991), “Một số vấn đề cơ bản về phát triển TTCN ở nông
thôn Hà Bắc”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
- Một số công trình của GS.TS Nguyễn Đình Phan, PGS.TS Hoàng Kim
Giao, PGS.TS Nguyễn Kế Tuấn, TS Phạm Viết Muôn, TS Dương Bá Phương,
TS Trần Văn Luận...
Những công trình này chủ yếu đưa ra bức tranh tổng quát về thực trạng
và một số giải pháp phát triển làng nghề mà chưa nghiên cứu kỹ về khả năng
hội nhập của bộ phận kinh tế làng nghề. Vì vậy, “Phát triển làng nghề ở Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là đề tài nghiên cứu cần thiết
và có ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Làm rõ vai trò, thực trạng của làng nghề ở Việt Nam hiện
nay. Từ đó, đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển làng nghề trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.

- Nhiệm vụ:
+ Luận văn làm rõ phạm trù làng nghề, đặc điểm hình thành, vị trí và vai
trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển của làng nghề kể từ khi đất
nước tiến hành công cuộc hội nhập kinh tế thế giới.

4


+ Đề xuất các giải pháp thúc đẩy làng nghề phát triển theo hướng hội
nhập kinh tế thế giới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thông qua một số làng nghề điển hình, chủ yếu là các ngành nghề có khả
năng tham gia xuất khẩu, luận văn tập trung nghiên cứu tình hình phát triển và
mức độ hội nhập quốc tế của làng nghề Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học kinh tế và phép
biện chứng duy vật.
- Ngoài ra, đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp luận như điều
tra, khảo sát, thống kê, phân tích tổng hợp.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ thực trạng và yêu cầu cấp thiết của việc phát triển làng nghề đặt
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
- Đưa ra phương hướng và giải pháp để thúc đẩy phát triển làng nghề, hỗ
trợ cho quá trình hội nhập kinh tế.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 9 tiết.


5


Chương 1
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
VÀ YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM

1.1.1. Khái niệm làng nghề
Lịch sử phát triển Việt Nam gắn liền với đơn vị hành chính làng xã, cũng
là nơi sinh sống và làm việc của người dân. Trong lũy tre làng là cả xã hội thu
nhỏ với các mối liên kết đan xen cuộc sống và công việc. Trong quá trình phát
triển, một bộ phận dân cư tách ra và làm nghề khác, dần hình thành các tổ
chức nghề nghiệp theo mô hình phường hội: Ví dụ, phường gốm sứ, phường
dệt vải, phường rèn, phường đúc.... Ở các đô thị, làng nghề cũng tồn tại thành
các phố riêng rẽ. Điều đó thể hiện rất rõ ở kinh thành Thăng Long xưa với 36
phố phường, tương ứng với 36 nghề khác nhau.
Ban đầu, các làng nghề hay phố nghề xuất hiện ở một số hộ gia đình,
nhưng rồi trong quá trình phát triển và chuyên môn hóa sản xuất, số hộ gia
đình và số người làm nghề tăng lên, dần chiếm đa số. Lúc này, làng nghề
được hình thành, trở thành tên gọi , thậm chí là “thương hiệu” trong vùng và
cả nước. Ví dụ như “Gạch Bát Tràng”, “Giấy Yên Thái”, “Vàng bạc Châu
Khê”, “Đúc đồng Đại Bái”... với trình độ tinh xảo và phân công lao động khá
cao. Do đó, quá trình phát triển làng nghề ở Việt Nam chính là quá trình phát
triển kinh tế nông thôn, đồng thời là lịch sử phát triển của nền tiểu thủ công
nghiệp Việt Nam.
Khái niệm về làng nghề hiện có rất nhiều. Dưới đây là một số khái niệm
về làng nghề được tổng hợp từ các nguồn tài liệu 18, tr. 6-8, 8, tr. 16 :
Khái niệm thứ nhất


6


Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động cho
nghề ấy và lấy nghề đó làm nghề sống chủ yếu.
Nếu dựa trên khái niệm phân loại này, số lượng làng nghề ở Việt Nam
hiện còn rất ít. Ví dụ như làng gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) rất nổi tiếng nhưng
số người làm nghề cũng chỉ chiếm hơn 50%, số còn lại làm nhiều nghề khác.
Vài năm trở lại đây, số người dân Bát Tràng chuyển sang làm nghề thương
mại và dịch vụ tăng mạnh.
Khái niệm thứ hai
Làng nghề là làng làm nghề thủ công, nhưng không nhất thiết là đa số
dân làng. Thợ thủ công cũng làm nghề nông nhưng do yêu cầu chuyên môn
hóa đã trở thành thợ chuyên sản xuất hàng thủ công.
Khái niệm này có thể dẫn tới việc hiểu tiêu chí đánh giá làng nghề quá
đơn giản. Làng nghề được công nhận phải được xem xét dưới góc độ vai trò
của nghề đó đối với sự phát triển kinh tế của làng với những tiêu chí cụ thể về
số lao động tham gia và tỷ trọng thu nhập từ nghề đó.
Khái niệm thứ ba
Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và
nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, có liên kết trong sản
xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và
nhỏ và có cùng tổ nghề.
Khái niệm này đã khái quát rất tốt về khía cạnh nghề nghiệp trong cách
hiểu về làng nghề nhưng cái thiếu là chưa phản ánh được hết tính chất của
làng nghề với vai trò là một thực thể sản xuất kinh doanh có ý nghĩa đối với
các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.
Khái niệm thứ tư

7



Làng nghề là cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một
số nghề được tách khỏi nông nghiệp để sản xuất, kinh doanh độc lập. Thu nhập
từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của cả làng.
Khái niệm này mặc dù rất đơn giản về tiêu chí nhưng phản ánh được
thực chất làng nghề trên góc độ kinh tế. Việc xác định làng nghề chỉ nên dựa
chủ yếu vào tiêu chí kinh tế bởi làng nghề thực chất là một mô hình phát triển
kinh tế đặc thù. Mặc dù nghệ nhân là quan trọng nhưng công nhận làng nghề
không nên dựa vào tiêu chí phải có nghệ nhân bởi chính khái niệm nghệ nhân
cũng không rõ ràng, mang tính chất cảm tính, nhất là trong các nghề thủ công.
Hơn nữa, một số nghề không nên có danh hiệu nghệ nhân, ví dụ trong lĩnh
vực xây dựng, thực phẩm... Danh hiệu nghệ nhân chỉ nên phong tặng cho
những người thợ thủ công trong những lĩnh vực mang tính chất văn hóa, nghệ
thuật...
Trước đây, làng nghề chỉ dùng bao hàm các nghề thủ công nghiệp, tên
làng gắn liền với tên nghề. Nhưng hiện nay, trong xu hướng lĩnh vực thương
mại và dịch vụ đóng vai trò quan trọng thì các nghề thương mại, dịch vụ ở
nông thôn cũng được gọi là làng nghề. Tóm lại, việc xem xét tiêu chí làng
nghề chỉ nên ở góc độ mô hình phát triển kinh tế.
Khái niệm thứ năm
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm
khác nhau.
Qua một số khái niệm nói trên, ta có thể thấy rằng:
Làng nghề là một không gian kinh tế nhất định, được cấu thành bởi hai
yếu tố làng và nghề, chủ yếu liên quan tới các nghề thủ công và một số dịch
vụ, trong đó lao động và thu nhập từ nghề này chiếm tỷ trọng lớn.


8


Làng nghề có thể được xem xét dưới nhiều góc độ, với nhiều cách hiểu
khác nhau và cũng như phù hợp với sự phát triển hiện nay. Do đó, để làm rõ
khái niệm về làng nghề, Thông tư số 116/2006/TT- BNN của Bộ NN&PTNT,
ngày 18/12/2006 đưa những tiêu chí cụ thể sau:
- Số hộ làm nghề đó chiếm từ 25%.
- Thu nhập từ nghề đó chiếm trên 50%.
- Giá trị sản lượng của nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của làng.
- Thời gian phát triển ổn định từ 2 năm trở lên. 1
1.1.2. Đặc điểm làng nghề ở Việt Nam
Do đặc điểm tập trung chủ yếu tại nông thôn, nơi có cơ sở hạ tầng hạn
chế, đã ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các làng nghề. Do giao thông
không thuận lợi nên hầu hết làng nghề gặp khó khăn trong vận tải nguyên liệu
và hàng hóa. Vài năm gần đây, giao thông nông thôn được cải thiện nhiều
nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải, đặc biệt là trong xuất khẩu
bằng xe container. Vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa chỉ trông chờ vào các
phương tiện nhỏ, thậm chí là thô sơ ở nhiều nơi, dẫn tới chi phí cao, khả năng
đáp ứng đơn hàng chậm và trở ngại cho quá trình tiến lên sản xuất lớn.
Làng nghề Việt Nam có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất: Làng nghề Việt Nam đa dạng cơ cấu ngành hàng và chủng
loại mặt hàng. Đặc điểm này xuất phát chính cơ sở hình thành ban đầu của
làng nghề là khai thác lợi thế tại chỗ và phục vụ nhu cầu dân cư trong vùng.
Ngoài ra, trong bối cảnh nền sản xuất nhỏ, nặng về tự cung tự cấp nên làng
nghề là nguồn cung cấp nhiều loại hàng hóa thiết yếu cho dân cư trong nhiều
thế kỷ. Do đó, cơ cấu mặt hàng của làng nghề Việt Nam rất đa dạng, phong
phú. Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện tại, 2.017 làng nghề với hơn
40 nhóm nghề chính, sản xuất ra hàng trăm nghìn chủng loại sản phẩm.
Trong điều kiện kinh tế phát triển, tăng cường hội nhập quốc tế và nhất là

xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làng nghề có cơ hội mở rộng ngành hàng,

9


lĩnh vực mới. Hiện nay, làng nghề không chỉ còn bó gọn trong một số ngành
hàng được cha ông để lại mà mở thêm nhiều lĩnh vực mới như công nghiệp,
thương mại, dịch vụ...
Theo số liệu của Hiệp hội Đúc Ý Yên (Nam Định), hiện tại, tỷ lệ mặt hàng
phục vụ nông nghiệp và tiêu dùng chỉ chiếm 20% năng lực sản xuất so với 70%
của 15 năm trước và thay vào đó là các mặt hàng mới phục vụ cho ngành công
nghiệp xi măng, cơ khí... với tỷ lệ 60%. Bắc Ninh là một ví dụ nữa cho thấy sự
gia tăng nhiều mặt hàng mới của làng nghề hiện nay. Tỷ trọng các ngành cơ
khí, vật liệu xây dựng, thực phẩm tăng rõ rệt so với 5 năm trước đây. 15, tr 9
Thứ hai: Làng nghề thường gắn với nông nghiệp, nông thôn. Ở một đất
nước mà tỷ lệ dân nông thôn chiếm đa số tất yếu dẫn tới tình trạng nền kinh tế
quốc gia nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng phụ thuộc vào sản xuất
nông nghiệp và những người làm nông nghiệp. Làng nghề còn gắn với nông
nghiệp, nông thôn bởi nông nghiệp, nông thôn là nguồn cung cấp nguyên liệu,
lao động và thị trường tiêu thụ chủ yếu.
Các làng nghề nông sản, thực phẩm, TCMN... lấy nguyên liệu chủ yếu
là các sản phẩm nông nghiệp. Điều đó thể hiện rõ ở sự phân bố làng nghề ở
Việt Nam, thường gắn với vùng nguyên liệu. Nga Sơn (Thanh Hóa), Kim
Sơn (Ninh Bình) nổi tiếng về các làng nghề chiếu cói là nhờ có vùng
nguyên liệu cói.
Về nhân lực, làng nghề phụ thuộc hoàn toàn vào lao động nông nghiệp.
Hiện 100% lao động làng nghề xuất thân từ nông thôn với hình thức làm việc
bán thời gian là chủ yếu. Thu hút lao động nông nhàn là thế mạnh (cho phép
giảm chi phí tối đa) và cũng là điểm yếu của làng nghề bởi khi nhận được đơn
hàng lớn hoặc vào nông vụ, các làng nghề không có đủ lao động để đáp ứng

tiến độ giao hàng.

10


Sản phẩm làng nghề được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nông thôn và
khách hàng chủ chốt là người làm nông nghiệp. Đa số làng nghề có đích
nhắm tiêu thụ sản phẩm là thị trường trong vùng. Điều này có thể thấy rất rõ ở
đa số ngành hàng như từ thực phẩm chế biến đến cơ khí...
Thứ ba: Quy mô sản xuất ở các làng nghề hiện còn nhỏ bé, thể hiện ở
quy mô sử dụng lao động, doanh thu... Việt Nam có khoảng 11 triệu người
thuộc hơn 1,4 triệu hộ gia đình làm việc ở các làng nghề. Trong đó, mô hình
tổ chức gia đình là chủ yếu. Năm 2005, tại đồng bằng sông Hồng, hình thức
sản xuất hộ gia đình chiếm 99% các loại hình tổ chức sản xuất (Thái Bình,
Hải Dương là 99,1%, Hà Tây là 99,6%...). Các hình thức tổ chức sản xuất
HTX, tổ hợp, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần không
đáng kể... 14, tr.20
Quy mô nhỏ của sản xuất làng nghề còn thể hiện ở tiêu chí vốn. Điều tra
của Bộ NN&PTNT cho thấy, chỉ 4% số cơ sở làng nghề có vốn hơn 5 tỷ
đồng, 21,9% cơ sở có vốn dưới 50 triệu đồng, 40% số hộ có vốn kinh doanh
dưới 10 triệu đồng. Vốn sản xuất bình quân mỗi hộ là 25,73 triệu đồng.23,
tr.6
Trung bình mỗi cơ sở sản xuất làng nghề chỉ có 5 - 6 lao động. Tương
ứng với quy mô sử dụng lao động là doanh thu thấp. Quy mô sản xuất nhỏ có
thể thấy qua con số đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu của làng nghề. Năm
2006, xuất khẩu của làng nghề chỉ đạt 650 triệu USD, tính trung bình mỗi lao
động ở làng nghề chỉ đóng góp cho xuất khẩu 60 USD/năm, cho thấy năng
lực sản xuất làng nghề còn hạn chế.
Khu vực làng nghề Bình Định có 5.500 cơ sở sản xuất, thu hút gần
15.000 lao động, chiếm 18% tổng số lao động của khu vực kinh tế ngoài quốc


11


doanh, tổng doanh thu 215 tỉ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 10%
giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh toàn tỉnh.
Làng nghề Yên Ninh (Nam Định) có 100% số dân làm nghề mộc mỹ
nghệ với 25 công ty, 30 doanh nghiệp tư nhân và trên 1.600 hộ gia đình, tổng
số lao động là 12.000, doanh thu 100 tỷ đồng/năm. Như vậy tính trung bình,
mỗi cơ sở sản xuất làng nghề ở đây chỉ có 7 lao động và đóng góp trên 60
triệu đồng doanh thu/năm. Trong khi mộc mỹ nghệ là mặt hàng giá trị cao,
nhiều sản phẩm có giá hàng trăm triệu đồng.15
Quy mô sản xuất nhỏ còn thấy ở ngay một số địa phương được đánh giá
phát triển làng nghề tương đối tốt qua bảng dưới đây.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Thông tư số 116/2006/TT – BNN
ngày 18/12/2006 hướng dẫn Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày
07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn. Website Bộ
NN&PTNT www.mard.gov.vn.
2. Bộ Tư pháp (2007), Cẩm nang pháp luật kinh doanh dành cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ, Hà Nội.
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày
07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn, Website Chính phủ
www.chinhphu.vn.
4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg
ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành

nghề nông thôn, Website Chính phủ www.chinhphu.vn.
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg về phát
triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, Website
Chính phủ www.chinhphu.vn.
6. TS. Nguyễn Xuân Chính (2007), “Làng nghề Hà Tây thực trạng và giải pháp
phát triển bền vững”, Tạp chí Công nghiệp, tháng 6/2007, Hà Nội.
7. Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2003).
8. Nguyễn Văn Công (2005), Vốn cho phát triển làng nghề ở Hà Tây, Luận
văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
9. Cục Công nghiệp địa phương - Bộ công nghiệp (2005), Báo cáo tổng kết
giai đoạn 2001 –2005, Hà Nội.

13


10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2001- 2010, Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết 07- NQ/TW của Bộ Chính
trị, ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế, Website Đảng cộng
sản Việt Nam www.cpv.gov.vn.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14.Doanh nghiệp, làng nghề với quá trình hội nhập, cơ hội, thách thức và
giải pháp, Kết quả hội thảo tổ chức bởi Trung tâm Kinh tế châu Á Thái Bình Dương - VAPEC (2007).
15. Hiệp hội làng nghề Ý Yên, Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2005,
2006, Ý Yên (Nam Định).

16. Trần Minh Huân - Phạm Thanh Tùng , “Kinh nghiệm phát triển làng nghề
truyền thống ở một số nước châu Á”, Tạp chí Công nghiệp, kì I tháng
6/2007.
17. TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2007), “Mô hình hợp tác xã kiểu mới phát triển
nghề thủ công mỹ nghệ”, Tạp chí Công nghiệp, tháng 6/2007, Hà Nội.
18. Mai Thế Hởn (2000), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội, Luận án tiến
sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
19. Phạm Thị Khanh (2004), Huy động vốn trong nước phát triển nông
nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. “Làng nghề nông thôn và vấn đề môi trường” , Tạp chí Hoạt động khoa
học, tháng 1.2002, Hà Nội.

14


21. Liên Bộ Tài chính và Lao động thương binh và xã hội, Thông tư số
06/2006/TTLT ngày 19/01/2006, hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ
trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Website Bộ Tài chính
www.mof.gov.vn.
22. “Môi trường trong các làng nghề sản xuất vật liệu kim loại - Vấn đề và
giải pháp”, Tạp chí Hoạt động khoa học, tháng 8.2002, Hà Nội.
23. PGS. TS. Phan Đăng Tuất (2007), “Một số định hướng và giải pháp phát
triển làng nghề Việt Nam”, Tạp chí Công nghiệp, tháng 6/2007,
Hà Nội.
24. “Phát triển làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh”, Tạp chí Quản lý Nhà
nước, tháng 8/2004.
25. Phát triển du lịch làng nghề - Giải pháp hữu hiệu để bảo tồn truyền thống
và xoá đói giảm nghèo tại nông thôn, , Kết quả hội thảo tổ chức bởi
Tổng cục Du lịch và Tổ chức JICA – Nhật Bản (2005).

26. Phát triển bền vững làng nghề Hà Tây - Thực trạng và giải pháp, Kết quả
hội thảo tổ chức bởi Tạp chí Nhà quản lý (2006).
27. Phòng Thống kê tỉnh huyện Bình Giang, Số liệu thống kê năm 2003,
2004, 2005, Bình Giang (Hải Dương).
28.Phòng Thống kê tỉnh huyện Cẩm Giàng, Số liệu thống kê năm 2003, 2004,
2005, Cẩm Giàng (Hải Dương).
29. T.S Chu Tiến Quang (2003), Môi trường kinh doanh ở nông thôn Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Hợp tác xã, Hà Nội.
31.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
32. Sở Công nghiệp Hà Tây (2005), Báo cáo tình hình công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề nông thôn của tỉnh Hà Tây thời kỳ 2001 –
2004, Hà Tây.

15


33. Sở Công nghiệp Hải Dương (2004), Đề án phát triển thủ công mỹ nghệ
đến năm 2010, Hải Dương.
34. Sở Công nghiệp Thái Bình, Báo cáo tình hình phát triển công nghiệp các
năm 2003, 2004, 2005, Thái Bình.
35.Sở Công nghiệp Bắc Ninh, Báo cáo tình hình phát triển công nghiệp các
năm 2003, 2004, 2005, Bắc Ninh.
36.Nguyễn Ty (1991), Một số vấn đề cơ bản về phát triển TTCN ở nông thôn
Hà Bắc, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
37. Ủy ban Quốc gia về Hội nhập kinh tế quốc tế (2007), Việt Nam – WTO:
Những cam kết liên quan tới nông dân, nông nghiệp và doanh nghiệp,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Văn hóa làng nghề, trao dổi kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu sản vật
làng nghề Việt Nam, Kết quả hội thảo tổ chức tại Hội chợ sản vật làng

nghề truyền thống và quà tặng Việt Nam (2006).
39. Việt Hùng (2007), “Phát triển du lịch làng nghề cần giải pháp đồng bộ”,
Tạp chí Công nghiệp, tháng 6/2007, Hà Nội.
40. Trần Minh Yến (2003), Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn
Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến
sĩ kinh tế, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Hà Nội.

16



×