Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Sự thâm nhập của các công ty xuyên quốc gia vào việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.64 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------

LÊ TUẤN ANH

SỰ THÂM NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
VÀO VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS.NGUYỄN NGỌC HỒI

Hà Nội - 2007


MỤC LỤC
Bảng các ký hiệu viết tắt
Danh mục bảng biểu và biểu đồ
Mở đầu

6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG

10


CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
1.1. Tổng quan về Công ty xuyên quốc gia

10

1.1.1. Bản chất Công ty xuyên quốc gia.

10

1.1.2. Nguồn gốc hình thành của Công ty xuyên quốc gia

12

1.1.3. Các dấu hiệu nhận biết Công ty xuyên quốc gia

14

1.1.4.Vai trò của Công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới

15

1.2.Thâm nhập thị trường thế giới - Chiến lược toàn cầu hoá của các

24

Công ty xuyên quốc gia
1.2.1. Thâm nhập và hình thức thâm nhập thị trường của các Công ty

24


xuyên quốc gia
1.2.2. Các hình thức thực hiện chiến lược toàn cầu hóa của các Công ty

29

xuyên quốc gia
1.3. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á thu hút sự thâm nhập của

35

các Công ty xuyên quốc gia
1.3.1. Kinh nghiệm của Malaixia

36

1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

41

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC

49

GIA VÀO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.1. Tiền đề cho sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam

49

2.1.1. Những thuận lợi cho sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia


49

2.1.2. Những khó khăn cho sự thâm nhập của Công ty xuyên quốc gia

51

2.2. Quá trình thâm nhập của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam

54

2.2.1. Nguồn gốc và quá trình thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia
ở Việt Nam

54


2.2.2. Loại hình của các Công ty xuyên quốc gia hoạt động tại Việt Nam

61

2.2.3. Lĩnh vực thâm nhập thị trường của các Công ty xuyên quốc gia tại

62

Việt Nam
2.2.4. Hình thức thâm nhập thị trường của các Công ty xuyên quốc gia

66


tại Việt Nam
2.3. Đánh giá quá trình thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào

69

nền kinh tế Việt Nam
2.3.1. Những tác động cơ bản của quá trình thâm nhập

69

2.3.2. Sự chuyển biến của nền kinh tế để thích ứng sự thâm nhập của các

84

Công ty xuyên quốc gia
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ SỰ

96

THÂM NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẰM THÚC
ĐẨY NỀN KINH TẾ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Quan điểm định hướng nhằm khai thác có hiệu quả sự thâm nhập

96

của các Công ty xuyên quốc gia
3.1.1. Chủ động thu hút các Công ty xuyên quốc gia.

97


3.1.2. Vừa hợp tác, vừa đấu tranh để đảm bảo nguyên tắc giữ vững độc

97

lập tự chủ, cùng có lợi
3.1.3. Cần có sự nỗ lực chung của cả Nhà nước và các doanh nghiệp

98

3.1.4. Phải nội sinh hoá ngoại lực, hiện đại hoá nội lực để phát triển bền

99

vững lâu dài
3.2. Các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả sự thâm nhập của các

100

Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam
3.2.1. Giải pháp giải pháp phát huy tính tích cực từ sự thâm nhập của

100

các Công ty xuyên quốc gia
3.2.2.Giải pháp chung nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực từ sự thâm nhập của

113

các Công ty xuyên quốc gia

Kết luận

116

Danh mục tài liệu tham khảo

117

Phụ lục

121


BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Việt

AFTA

Khu vực tự do thương mại ASEAN

APEC

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


BITs

Hiệp định xúc tiến và bảo vệ đầu tư song phương

BOT

Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao

BTA

Hiệp định Thương mại song phương (Việt - Mỹ)

CNH, HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

EU

Liên minh châu Âu

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

JETRO

Cơ quan thương mại quốc tế Nhật Bản

JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

M&A

Mua bán & sáp nhập

MECOSUR

Khối thị trường chung Nam Mỹ

NIEs

Các nền kinh tế công nghiệp mới

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức


OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

R&D

Nghiên cứu và phát triển

TNCs

Các công ty xuyên quốc gia

UNCTAD

Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển

USD

Đô la Mỹ

WB

Ngân hàng Thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ


Bảng 1:Tỷ trọng xuất khẩu của chi nhánh nước ngoài của TNCs trong kim

17

ngạch xuất khẩu của một số nước
Bảng 2 : Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đăng ký, giai đoạn 1989

59

- 2006 (đối tác trên 1 tỷ USD)

Bảng 3: TNCs đăng ký hoạt động trong lĩnh vực ôtô tại Việt Nam

63

Hình 1: Tình hình thực hiện vốn đăng ký của TNCs với mức trung bình

71

trong cả nước, giai đoạn 2000 - 2006
Bảng 4: Những đóng góp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào

72

Việt Nam
Hình 2: Tỷ lệ % cơ cấu các ngành kinh tế qua các mốc thời gian

73


Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 1991-2006

74

Bảng 6: Đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách Nhà nước giai đoạn 1996-2006

76

Bảng 7: Những thay đổi trong chính sách quốc gia nhằm thu hút TNCs

121

Bảng 8: So sánh mức lương trung bình của công nhân Việt Nam với công 121
nhân một số nước khác
Bảng 9: FDI trên thế giới giai đoạn 2001-2010

122

Bảng 10: Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam theo giá so sánh năm 1994

122


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, cách mạng
khoa học - công nghệ, hoạt động của các công ty xuyên quốc gia (Transnational
Coporations - TNCs) đang và sẽ là lực lượng chủ đạo thúc đẩy quá trình toàn cầu
hoá, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi quốc tế. Chúng là
lực lượng chủ chốt trong truyền tải khoa học, kỹ thuật và công nghệ, cơ cấu lại nền

kinh tế thế giới và là mẫu hình thực hiện kiểu tổ chức sản xuất hàng hoá hiện đại.
Chính vì thế, hiện nay TNCs đang tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, đang
thâm nhập mạnh mẽ vào tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh
tế chuyển đổi như Việt Nam.
Việt Nam hiện đang trong quá trình đổi mới, thực hiện phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Theo đó, sự thâm nhập của TNCs ngày càng nhiều vào nền kinh tế Việt Nam là
một xu hướng tất yếu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; đồng
thời, cũng đặt nền kinh tế Việt Nam trước nhiều thách thức. Với các câu hỏi đặt
ra như: Quá trình thâm nhập của TNCs tác động tới nền kinh tế Việt Nam như
thế nào? Chúng ta cần có giải pháp gì để hạn chế những tác động tiêu cực và
khai thác có hiệu quả tác động tích cực từ TNCs? Làm rõ được những nội dung
này thực sự là vấn đề quan trọng và cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn. Đó cũng là lý do khiến học viên chọn đề tài: “Sự thâm nhập của các Công
ty xuyên quốc gia vào Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam trong những năm trước đây, đã có một số công trình nghiên
cứu tiêu biểu về TNCs. Tuy nhiên, mỗi công trình lại nghiên cứu một vài khía
cạnh nhất định :
- Ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế các nước
ASEAN: Luận án Phó tiến sĩ khoa học Kinh tế của Nguyễn Khắc Thân - Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1991. Luận án tập trung nghiên cứu đặc
trưng cắm nhánh của TNCs và ảnh hưởng do sự cắm nhánh của chúng đối với
những nền kinh tế thuộc ASEAN.


- Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát
triển do Nguyễn Ngọc Diên, Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hương đồng chủ
biên, Nxb Chính trị Quốc gia, 1996. Nhóm tác giả nghiên cứu tình hình đầu tư
trực tiếp đối với các nước đang phát triển, qua đó đề xuất một số giải pháp chung,

cơ bản nhằm thu hút vốn đầu tư của TNCs vào các quốc gia này.
- Các công ty xuyên quốc gia của một số nền kinh tế công nghiệp mới
(NIEs) châu Á: Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Hoàng Bích Loan - Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000. Luận án tập trung nghiên cứu quá trình hình
thành và phát triển TNCs của Nies Châu Á; đồng thời, đưa kinh nghiệm của
NIEs Châu Á trong việc hình thành và phát triển TNCs, qua đó nêu một số gợi ý
cho Việt Nam.
- Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia và tác động của nó đối với
các nước đang phát triển, Nguyễn Văn Lan, Tạp chí “Những vấn đề Kinh Tế
Thế Giới”, 2002. Bài viết tập trung nghiên cứu hoạt động của TNCs; đồng thời,
chỉ ra thời cơ và thách thức cho các nước đang phát triển trong quá trình hoạt
động của TNCs đem lại.
- Các công ty xuyên quốc gia – Khái niệm, đặc trưng và những biểu hiện
mới do Nguyễn Thiết Sơn chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 2003. Đây là cuốn
sách tập trung nghiên cứu về khái niệm, nguồn gốc của TNCs và chỉ rõ một số
hoạt động của TNCs Mỹ, Nhật, Tây Âu và NIEs châu Á.
- Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt Nam do Đỗ Đức
Bình chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, 2005. Cuốn sách tập trung nghiên cứu
thực trạng thu hút FDI từ TNCs tại Việt Nam và đặc biệt quan tâm tới giải pháp
tăng cường thu hút đầu tư của TNCs.
Có thể nói rằng, chưa công trình nghiên cứu nào bàn cụ thể về quá trình
thâm nhập của TNCs và tác động của chúng đến nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu nêu trên sẽ là nguồn tài liệu tham
khảo quan trọng đối với học viên trong quá trình nghiên cứu đề tài.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu :
Góp phần làm rõ sự thâm nhập của TNCs và tác động của chúng đến nền
kinh tế Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu

quả tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực từ TNCs đối với nền kinh tế
Việt Nam hiện nay.
*Nhiệm vụ nghiên cứu :
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là :
- Hệ thống hóa lý luận về TNCs và vai trò của nó đối với sự phát kinh tế.
- Nghiên cứu quá trình thâm nhập của TNCs và tác động của chúng đối
với nền kinh tế Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tác động tích cực và
hạn chế tác động tiêu cực từ TNCs đối với nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu :
- Đề tài nghiên cứu quá trình thâm nhập và tác động của TNCs đối với
nền kinh tế Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu :
- Luận văn giới hạn nghiên cứu ở sự thâm nhập của TNCs đến nền kinh tế
Việt Nam chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
đồng thời, kết hợp sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, logíc
kết hợp với lịch sử để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá lý luận về TNCs và vai trò của chúng.
- Góp phần phân tích và làm rõ quá trình thâm nhập của TNCs và tác
động của chúng đến nền kinh tế Việt Nam.
- Bước đầu khuyến nghị một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả sự
thâm nhập của TNCs để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.


7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm ba chương, 8 tiết.
Chương 1: Những vấn đề chung và thực tiễn hoạt động của Các công ty
xuyên quốc gia
Chương 2: Quá trình thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt
Nam và một số vấn đề đặt ra
Chương 3: Một số giải pháp khai thác có hiệu quả sự thâm nhập của các
Công ty xuyên quốc gia nhằm thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển trong
thời gian tới


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
1.1.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

1.1.1.Bản chất Công ty xuyên quốc gia.
* Các quan niệm về Công ty xuyên quốc gia
Trong các tài liệu về công ty xuyên quốc gia, có nhiều thuật ngữ được sử
dụng như: công ty quốc tế (International Enterprise/Firm), công ty đa quốc gia
(Multinational Corporations/Enterprises – MNCs/MNEs), công ty xuyên quốc
gia (Transnational Corporations - TNCs), gần đây lại xuất hiện thuật ngữ công
ty toàn cầu (Global Firm). Vậy giữa các thuật ngữ này có gì khác biệt? thuật ngữ
nào được sử dụng là hợp lý nhất ?
Trong những năm 60 của thế kỷ XX, thuật ngữ công ty quốc tế
(International Enterprise/Firm) và công ty đa quốc gia (MNEs) được sử dụng
với ý nghĩa như nhau, nhưng thuật ngữ công ty quốc tế được sử dụng phổ biến.
Các thuật ngữ này nói đến sự lớn mạnh của công ty đã vượt ra khỏi phạm vi một

quốc gia và có hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới. Mặc
dù hai thuật ngữ trên có ý nghĩa như nhau, nhưng xét ở cách tiếp cận, thuật ngữ
thứ nhất xem xét công ty từ giác độ kinh doanh quốc tế; trong khi, thuật ngữ thứ
hai đề cập đến tính sở hữu đa quốc gia của công ty.
Đến đầu thập kỷ 70, thuật ngữ công ty đa quốc gia (MNEs) được sử dụng
nhiều hơn thuật ngữ công ty quốc tế và có ý nghĩa phân biệt với khái niệm “công
ty quốc tế”. Trong thời kỳ này, cơ cấu tổ chức và hoạt động của MNEs chuyển
sang cơ chế phi tập trung, đa doanh hơn trước. Quá trình ra quyết định các hoạt
động của công ty không còn độc quyền từ một chủ sở hữu chính quốc, mà người
nước ngoài cũng được tham gia quản lý thông qua các chi nhánh ở nước họ.
Hơn nữa, họ có quyền điều chỉnh tỷ lệ góp vốn, ra quyết định hình thức hợp tác
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với MNEs của nước chủ sở hữu. Bởi vậy, cơ
cấu tổ chức và hoạt động của MNEs không chỉ có tính quốc tế mà còn mang
đậm nét đa quốc gia.


Tuy nhiên, các tiêu chí để nhận diện một công ty đa quốc gia (MNEs) còn
chưa thống nhất giữa các học giả. Các học giả Mỹ thường căn cứ vào phạm vi
kiểm soát và quản lý các hoạt động sản xuất ít nhất từ hai nước trở lên; hơn nữa,
họ nhấn mạnh đến mức độ kiểm soát và quản lý trực tiếp các hoạt động của công
ty ở nước ngoài. Một số học giả khác lại nhấn mạnh về đặc điểm quy mô tài sản
của công ty phải đạt đến mức 100 triệu USD (Raymond Vernon, 1971) hoặc
được xếp vào danh sách 500 công ty lớn nhất về tài sản trên thế giới được công
bố hàng năm mới được gọi là MNEs. Có tài liệu còn dựa trên tiêu chuẩn như số
lao động sử dụng ở nước ngoài hoặc tỷ lệ tài sản ở nước ngoài trên tổng giá trị
tài sản công ty.
Đến cuối thập kỷ 80, do sự nới lỏng các quy chế đầu tư nước ngoài ở các
nước đang phát triển và xu hướng tự do hoá thị trường vốn quốc tế, MNEs đã
tăng trưởng mạnh mẽ. Trào lưu các công ty mẹ (parent firms) mở rộng chi
nhánh ra nhiều nước (transnationals) đã trở thành đặc điểm nổi bật những năm

cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Bởi vậy, thuật ngữ công ty xuyên quốc gia
(TNCs) được sử dụng rộng rãi.
Năm 2003, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển
(UNCTAD) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: TNCs là các công ty liên
doanh hoặc độc lập bao gồm các công ty mẹ và các chi nhánh nước ngoài của
chúng. Công ty mẹ là công ty thực hiện quyền kiểm soát toàn bộ tài sản của các
thực thể kinh tế khác ở nước ngoài thuộc quyền quản lý của chúng thông qua
hình thức sở hữu vốn tư bản cổ phần. Có tỷ lệ góp vốn cổ phần là 10% so với cổ
phần gốc hoặc cao hơn, hay mức cổ phần khống chế đối với các công ty liên
doanh, hoặc tương ứng đối với các công ty độc lập, thường được xem là ngưỡng
để giành quyền kiểm soát tài sản của các công ty khác.
Trước xu thế toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ, nhiều quốc gia đã mở cửa
thu hút TNCs; các hoạt động của TNCs không còn giới hạn ở số ít lĩnh vực
chuyên doanh mà đã chuyển sang đa doanh, có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu. Bởi
thế, đã xuất hiện thuật ngữ công ty toàn cầu. Thực ra, thuật ngữ này chỉ phản
ánh đặc điểm của TNCs trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, còn về bản chất


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Việt Anh, “Thăng trầm R&D”, Tạp chí tia sáng, số 8, 2007
2. Lê Xuân Bá, Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuât, Hà Nội, 2006
3. Đỗ Đức Bình, Đầu tư các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt Nam,
NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
4. Hồ Châu, Công ty xuyên quốc gia và nền kinh tế không biên giới, Tạp chí
Ngân hàng, số 3/1994.
5. Bùi Ngọc Diên, Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia ở các
nước đang phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
6. Đại từ điển kinh tế thị trường, Nxb Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức

bách khoa, Hà Nội 1998.
7. Nguyễn Văn Hồng, Trung Quốc cải cách mở cửa - Những bài học kinh
nghiệm, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2003
8. Dương Phú Hiệp, Toàn cầu hoá kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.
9. Nguyễn Văn Lan, Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia và tác động
của nó đối với các nước đang phát triển, Tạp chí Những vấn đề Kinh Tế
Thế Giới, số 3/2002.
10.Trần Quang Lâm, TOYOTA - Một mẫu hình của các công ty xuyên quốc
gia thực hiện chiến lược nhất thể hoá sản xuất quốc tế, Tạp chí Nghiên
cứu Nhật Bản, số 4/1996.
11. Hoàng Bích Loan, Các công ty xuyên quốc gia của một số nền kinh tế
công nghiệp mới (Nies) châu Á, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
12. Hoàng Bích Loan, Các công ty xuyên quốc gia với vai trò tạo việc làm ở
các nước đang phát triển, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 1/2005.
13. Nguyễn Thị Mơ, Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về
dịch vụ thương mại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005
14. Phùng Xuân Nhạ, Đầu tư quốc tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001


15. Phùng Xuân Nhạ, Giá chuyển giao giữa các chi nhánh của công ty đa
quốc gia, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 283/1996.
16. Việt Nga, Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế
giới, Tạp chí tài chính quốc tế, số 17 tháng 9/2002.
17. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX,
Nxb CTQG, 2004.
18. Nghị quyết về chiến lược biển đến năm 2020 do Hội nghị lần 4 Ban chấp
hành Trung ương Đảng khoá X đầu năm 2007.
19. Tạ Văn Ngọ, Chính sách thương mại của các công ty xuyên quốc gia và sự
tác động đến thương mại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5/ 1999.
20. Nguyễn Đông Phong, Kinh doanh toàn cầu ngày nay, Nxb Thống kê, Hà

nội, 2001
21. Đoàn Ngọc Phúc, Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Thực
trạng, những vấn đề đặt ra và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số
315/2004.
22. Lê Văn Sang, Các công ty xuyên quốc gia trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
23. Nguyễn Thiết Sơn, Những công ty hang đầu thế giới - So sánh các công
ty Mỹ với các nước khác, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 6/1996.
24. Nguyễn Thiết Sơn, Các công ty xuyên quốc gia – khái niệm, đặc trưng và
những biểu hiện mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.
25. Đinh Vinh Sường, Toàn cầu hoá kinh tế - Cơ hội và thách thức với các
nước đang phát triển, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2004.
26. Nguyễn Văn Thanh, Quản trị tài chính công ty đa quốc gia, Nxb Tài
chính, Hà Nội, 2003.
27. Nguyễn Ngọc Thanh, Định giá chuyển giao và thủ thuật chuyển giá của các
công ty đa quốc gia ở Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2001.
28. Vũ Phương Thảo, Cải tổ các Chaebol Hàn Quốc và những bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2005


29. Nguyễn Khắc Thân, Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền
kinh tế các nước ASEAN, Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1992.
30. Nguyễn Khắc Thân, Công ty xuyên quốc gia hiện đại, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1995.
31. Nguyễn Khắc Thân, Công ty xuyên quốc gia Tây Âu, Tạp chí Nghiên cứu
Châu Âu, số 2/1995.
32. Nguyễn Khắc Thân, Vài nét về các công ty xuyên quốc gia Mỹ, Tạp chí
Châu Mỹ ngày nay, số 2/1995.
33. Nguyễn Khắc Thân, Vài nét về các công ty xuyên quốc gia của Đức, Tạp
chí Nghiên cứu Châu Âu, số 4&5/1995.

34. Trần Đình Thiên, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, 2002.
35. Thời báo kinh tế, Kinh tế Việt Nam và thế giới 2006 – 2007
36. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Kinh tế học phát triển
- những vấn đề đương đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003
37. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, 2006
38. Viện Nghiên cứu và quản lý Kinh tế Trung ương, Báo cáo Kinh tế Việt
Nam năm 2004 và 2005, 2006
39. Viện Nghiên cứu và quản lý Kinh tế Trung ương, Chính sách phát triển
kinh tế - Kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc, tập II, Nxb Giao thông
vận tải, 2004
40. Bùi Vũ, Các công ty xuyên quốc gia công nghệ và sự phát triển, Tạp chí
thông tin kinh tế kế hoạch, số 2/1995.
41. Nguyễn Trọng Xuân, Nhìn lại động thái mười năm thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế Thế giới, số 5,
2004
Anh
42. Axele Grioud, Vietnam in the regional and Global TNC Value Chain,
Paper perared for the DFID Workshop on Globalisation and poverty in
Vietnam, Ha Noi, 9/ 2002


43. UNTACD, Prospective for FDI Flows, TNC Strategies and Policy
Development: 2004 – 2007, Eleventh session, Sao Paulo, 2004
44. UNTACD, Investment Brief, The locations most favoured by the largest
TNCs, 2005
Các trang Web
45. Bộ Kế hoạch và đầu tư: www.mpi.gov.vn
46. Bộ công thương:www.mot.gov.vn
47. Đảng cộng sản Việt Nam: www.cpv.org.vn

48. Tổng cục thống kê:www.gso.gov.vn
49. www.doanhnghiep24g.com.vn/cms/detail.php
50. www.wto.org
51. www.thongtindubao.gov.vn
52. www.vinastock.com.vn/index/news.asp
53. www.khucongnghiep.com.vn/news
54. www.en.wikipedia.org/wiki/Market_penetration 25
55. www.vnexpress.net
56.www.tiasang.com.vn



×