Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu, đánh giá hiệu suất một số thuật toán quản trị tài nguyên trong mạng không dây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.14 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

GIÁP THỊ HƢỜNG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT
MỘT SỐ THUẬT TOÁN QUẢN TRỊ TÀI NGUYÊN
TRONG MẠNG KHÔNG DÂY

Ngành: Công nghệ thông tin
Mã số : 1.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Duy Lợi

Hà Nội - 2007


2

Mục lục
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. 4
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ MẠNG DI ĐỘNG TẾ BÀO ................. 6
1.1 Lịch sử phát triển của mạng di động ...................................................... 6
1.2 Kiến trúc mạng di động tế bào ................................................................ 9
1.3 Vấn đề gán kênh ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1 Các chiến lược gán kênh .............. Error! Bookmark not defined.
1.3.2 Tiêu chí đánh giá các chiến lược gán kênhError! Bookmark not defined.


CHƢƠNG 2 - CHIẾN LƢỢC MƢỢN KÊNH CÓ CHỌN LỌC
TRÊN CƠ SỞ CÂN BẰNG TẢI ĐỘNG ........ Error! Bookmark not defined.
2.1 Mô hình mạng và các định nghĩa .............. Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Lược đồ phân phối cố định sử dụng mô hình mẫuError! Bookmark not defined.
2.1.2 Chiến lược thuê kênh .................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Lược đồ phân phối tần số có cân bằng tảiError! Bookmark not defined.
2.2 Kiến trúc cân bằng tải ................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Phân lớp tế bào .............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Phân lớp các thuê bao bên trong một tế bàoError! Bookmark not defined.
2.3 Nguyên tắc mƣợn kênh có chọn lọc (LBSB)Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Chiến lược thuê kênh .................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Nguyên tắc của chiến lược mượn kênhError! Bookmark not defined.
2.3.3 Chiến lược gán kênh ..................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3.1 Phân lớp yêu cầu kênh ... Error! Bookmark not defined.
2.3.3.2 Thuật toán gán kênh ....... Error! Bookmark not defined.
2.4 Đánh giá hiệu suất hoạt động của chiến lƣợc mƣợn kênhError! Bookmark not defined.
2.4.1 Mô hình Markov............................ Error! Bookmark not defined.
2.4.2 Tính toán thông số h ..................... Error! Bookmark not defined.
2.4.3 Kết quả thực nghiệm ..................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3 - CHIẾN LƢỢC GÁN KÊNH ĐỘNGError! Bookmark not defined.
3.1 Đặt vấn đề ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2 Phƣơng thức trao đổi thông tin di động ... Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Cấu trúc dữ liệu............................. Error! Bookmark not defined.


3

3.2.2 Kiểu thông điệp và hàm hệ thống . Error! Bookmark not defined.
3.2.3 Các thủ tục và hàm cơ bản ........... Error! Bookmark not defined.
3.3 Thuật toán gán kênh thích nghi ................ Error! Bookmark not defined.

3.3.1 Mô tả thuật toán ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3.2 Tính đúng đắn của thuật toán ...... Error! Bookmark not defined.
3.3.3 Hiệu suất của thuật toán ............... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ....................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 11


4

MỞ ĐẦU
Ngày nay, các dịch vụ không dây đang là một trong những lĩnh vực
truyền thông phát triển mạnh mẽ nhất. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam,
số lượng các thiết bị không dây sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên mạng
đang tăng lên nhanh chóng về số lượng, như vậy, đồng hành với số lượng,
các nhà nghiên cứu đang tìm các thuật toán, giải pháp tối ưu để sử dụng các
nguồn tài nguyên mạng hiệu quả nhất.
Các lược đồ phân phối kênh động đã và đang thu hút sự quan tâm đặc
biệt của các nhà nghiên cứu, ví dụ như các phương pháp để khai thác hiệu
quả nhất các nguồn tài nguyên sẵn có trong mạng không dây. Sự kết hợp
rộng rãi của các thành phần như: nhiệm vụ kênh cố định, mượn kênh, chia sẻ
kênh, điều hành kênh, phân bố lại nhiệm vụ của kênh, và điều chỉnh động
các tham số yêu cầu. Các chính sách phân phối kênh động giúp chúng ta mở
rộng các khái niệm nêu trên đối với các dịch vụ tích hợp các hệ thống không
dây trong tương lai.
Nghiên cứu các vấn đề về phân phối nguồn tài nguyên tối ưu trong
mạng không dây, trong đó có những tài nguyên quý giá (băng thông) phải
được sử dụng hiệu quả nhất và chia sẻ công bằng giữa những người sử dụng.
So với mạng có dây truyền thống, những tính chất đặc trưng của mạng
không dây đặt ra cho chúng ta nhiều thử thách mới, và ngăn chặn ứng dụng
lặp của các phương pháp phân phối nguồn tài nguyên sẵn có.

Nghiên cứu sự phân loại các lược đồ phân phối kênh động trong phạm
vi luận văn này là trả lời 3 câu hỏi:
o Khi nào có thể chấp nhận một tín hiệu truy nhập?
o Kênh nào có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu truy nhập?
o Khi nào và làm cách nào để phân lại nhiệm vụ cho các kênh
mới đối với các tín hiệu truy nhập đang tồn tại?
Luận văn chia làm ba phần tương ứng với ba chương:
 Chƣơng 1- Tổng quan về Mạng di động tế bào: Chương này trình
bày lịch sử phát triển, giới thiệu một số hệ thống mạng di động đã
và đang được ứng dụng trên thế giới. Các khái niệm cơ bản về
mạng di động tế bào, trong đó quan trọng nhất là khái niệm tái sử


5

dụng tần số, giới thiệu một số chiến lược cấp phát kênh và các tiêu
chí đánh giá hiệu suất của các chiến lược cấp phát.
 Chƣơng 2 - Chiến lược mượn kênh có chọn lọc trên cơ sở cân
bằng tải động: Chương này trình bày các kỹ thuật cân bằng tải đơn
giản trong môi trường tế bào di động để giải quyết bài toán lưu
lượng quá tải tại các điểm nóng. Mục tiêu quan trọng mà ta cần đạt
được là làm giảm bớt nhu cầu kênh tại các tế bào nóng bằng cách
thuê kênh từ các tế bào lạnh thích hợp và có sự phân phối hợp lý
của các kênh đang hoạt động giữa một số lượng thuê bao khổng lồ.
Lược đồ phân phối kênh cố định thuận lợi để khởi đầu, thuật toán
cân bằng tải chạy định kỳ hoặc theo yêu cầu phục thuộc vào tính
toán tải hệ thống. Một mô hình chuỗi Markov cho một tế bào trong
hệ thống và giải pháp để đánh giá ngưỡng nhằm xác định tế bào là
nóng hay lạnh. Các ví dụ mô phỏng để đánh giá hiệu quả các chiến
lược cho thấy lược đồ gán kênh làm giảm đáng kể số lượng các

cuộc gọi bị khoá trong hệ thống quá tải với một lượng lớn các tế
bào nóng.
 Chƣơng 3 - Chiến lược gán kênh động. Các lược đồ cấp phát kênh
động hỗ trợ tốt hơn dưới các điều kiện lưu lượng quá tải dù thời
gian thu nhận kênh lớn hơn và phải bổ sung các thông điệp điều
khiển. Chương này trình bày một lược đồ gán kênh với các trạm
chuyển mạch làm cân bằng lưu lượng mà không phụ thuộc vào các
trạm khác trong vùng giao thoa, mục tiêu là làm giảm thiểu tỷ lệ
các cuộc gọi bị rớt, tại cùng một thời điểm duy trì thời gian thu
kênh trung bình và độ phức tạp thông điệp là nhỏ nhất.
Ngoài ba chương chính, bố cục luận văn còn có các phần Mở đầu, Kết
luận và Tài liệu tham khảo. Phần kết luận nêu tóm tắt các vấn đề đã trình
bày trong các chương, đánh giá các kết quả đã đạt được và chưa đạt được,
đồng thời đưa ra các định hướng nghiên cứu, phát triển tiếp theo.
Mặc dù đã rất cố gắng, song do khuôn khổ thời gian có hạn nên luận
văn còn những hạn chế nhất định, tác giả rất mong nhận được những góp ý
để vấn đề nghiên cứu này ngày càng được hoàn thiện hơn.


6

CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ MẠNG DI ĐỘNG TẾ BÀO
1.1 Lịch sử phát triển của mạng di động
Năm 1974, FCC đã cấp một dải băng 40 MHz trong dải tần 800-900
MHz cho lĩnh vực truyền thông tế bào. Chuẩn AMPS (Advance Mobile
Phone Systems) cũng được giới thiệu vào năm 1979 và được FCC công
nhận, lĩnh vực hoạt động chia làm 2 dải: dải A và dải B. Truyền thông tế bào
là song công và băng tần chia làm 2 đường truyền: 25MHz được cấp cho
đường định hướng hoặc đường downlink, đây là đường truyền từ máy phát
tín hiệu ban đầu tới trạm thu tín hiệu đầu cuối. Đường truyền thứ hai chủ yếu

là đường uplink hoặc đường đổi chiều theo chiều ngược lại với đường thứ
nhất. Hai đường truyền này chia nhau dải băng an toàn 45MHz để tránh hiện
tượng giao thoa giữa các kênh phát và thu. Hình 1.1 mô tả giới hạn dải phổ
do AMPS quản lý.

Hình 1.1: Phân bố dải tế bào
Mỗi dải A và B chiếm giữ 12.5MHz, trong đó 10MHz là phổ không
mở rộng (NES) và 2.5MHz là phổ mở rộng ES. Mỗi dải 12.5MHz này được
chia thành các kênh 30kHz, tạo thành tổng số 416 kênh/dải. 21 kênh trong số
đó được sử dụng cho các thủ tục riêng như là: phân phối kênh, xác định vị
trí, gửi thông điệp,… chúng được gọi là các kênh điều khiển. Các kênh còn
lại được dùng để giao tiếp và gọi là kênh hội thoại.
Trong AMPS, mỗi kênh tần tương đương với một sóng mang tần số
(sóng tần) và mỗi trạm di động được phân phối một kênh. Do đó, AMPS chỉ
là FDMA (truy nhập đa tần) và là 1 hệ thống tế bào tương tự.
Hệ thống tế bào được sử dụng phổ biến ở Châu âu là TACS (Hệ thống
viễn thông truy nhập tổng) và NMT (hãng điện thoại di động Nordic). TACS
được giới thiệu ở Anh vàp năm 1982, hệ thống này hoạt động với dải
900MHz, mỗi đường truyền có dải băng 25MHz và băng thông kênh là


7

25KHz. Tại Ả Rập, Tây Ban Nha đã xây dựng hệ thống NMT hoạt động với
dải 450MHz và 900MHz, tổng băng thông là 10MHz với băng thông kênh là
25KHz và 200 kênh. Cả 2 hệ thống này đều có khả năng chuyển giao và
roaming. Tuy nhiên, các mạng tế bào ở các quốc gia không tương thích với
nhau vì mỗi quốc gia được phân phối 1 dải tần khác nhau. Trong tương lai,
hạn chế này của dịch vụ mạng tế bào sẽ được khắc phục và phải xây dựng
được một hệ thống mạng tế bào đa quốc gia.

Tại Nhật, tập đoàn NTT đã phát triển hệ thống ở dải 800MHz tương
tự như AMPS. Tokyo đã xây dựng được hệ thống điện thoại di động đầu tiên
vào năm 1979. Năm 1985, hệ thống này đã hoạt động ở dải 30MHz với 600
kênh và băng thông kênh là 25kHz.
Hệ thống viễn thông di động thế hệ thứ 2, là hệ thống tế bào số phát
triển mạnh mẽ vào những năm 1990. Tại Bắc Mỹ, các chuẩn mở được giới
thiệu cho các hệ thống tế bào số có sử dụng cùng một dải tần như AMPS.
Những chuẩn này được tích hợp thêm các kỹ thuật đa truy nhập và tạo thành
FDMA.
NA-TDMA hoặc D-AMPS là các chuẩn IS-54 đã được tích hợp kỹ
thuật TDMA, trong đó sử dụng bộ chia thời gian có thể chia sẻ cho 6 thuê
bao di động (thực tế chỉ có 3 thuê bao)
Năm 1994, chuẩn IS-95 giới thiệu kỹ thuật CDMA. Kỹ thuật này dựa
trên sự điều biến trải phổ cho phép nhiều thuê bao có thể truy nhập tới cùng
một dải băng. Mỗi thuê bao di động được phân phối một mã trực giao duy
nhất gọi là mã Walsh. Dải băng 12.5MHz được chia thành 10 dải băng
CDMA, mỗi dải 1.25MHz. Mỗi dải CDMA hỗ trợ 64 mã Walsh. Mỗi dải
CDMA có thể cung cấp gấp 8 lần so với khả năng của hệ thống tương tự
[Gar00].
Tại Châu Âu, hệ thống viễn thông di động toàn cầu GSM, chuẩn hệ
thống điện thoại di động số Pan-European do Viện tiêu chuẩn viễn thông
Châu Âu (ETSI) xác lập, được giới thiệu vào năm 1982. Đây là một hệ
thống TDMA và hoạt động ở dải 890 - 915 MHz với đường uplink và 935 960 MHz với đường downlink. Băng thông tần số sóng mang là 200MHz và
có thể chia sẻ cho 8 thuê bao di động có sử dụng bộ chia thời gian.


8

Hệ thống tế bào số cá nhân (PDC: Personal Digital Cellular) là một
chuẩn hệ thống tế bào số của Nhật, đây là hệ thống TDMA hoạt động ở dải

800MHz và 1.5GHz. Nhìn chung, hệ thống PDC rất giống với hệ thống NATDMA, 3 thuê bao di động có thể chia sẻ cùng một tần số sóng mang. Với
giới hạn dải 800MHz, băng thông của đường uplink nằm giữa 810 và
826MHz và đường downlink nằm giữa 940 – 956MHz.
Thành công của công nghệ tế bào thế hệ thứ 2 là giá thành giảm rất
nhiều, dẫn đến sự bão hoà về khả năng và dịch vụ. Không chỉ các hệ thống
tế bào phát triển mà khách hàng còn được sử dụng các dịch vụ thu phát đa
ứng dụng, hỗ trợ âm thanh, dữ liệu và đa phương tiện. Để hỗ trợ cho các nhu
cầu cá nhân của các thuê bao di động, hệ thống vệ tinh đã bắt đầu khởi động.
Năm 1989, mạng viễn thông cá nhân (PCN: Personal Communication
Network) đưa vào hoạt động ở dải 1.8GHz. PCN là phiên bản của GSM, đó
là DCS-1800 (Digital Cellular System 1800) và ngày nay gọi là GSM-1800.
Năm 1991, FCC cung cấp 120MHz quang phổ, chia thành 7 dải băng và gọi
là dịch vụ viễn thông cá nhân băng rộng (PCS) với dải băng 1.85GHz và
dịch vụ viễn thông cá nhân băng hẹp với dải băng 900MHz.
Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống viễn thông di động phục vụ cộng
đồng và thương mại càng thúc đẩy nhanh việc tích hợp các mạng di động và
cố định. Ngày nay, mạng di động hoàn toàn có khả năng đáp ứng các dịch
vụ đa dạng cả về chất lượng và bảo mật. Hệ thống di động phải có tính mềm
dẻo để tích hợp các loại hệ thống viễn thông khác đang sử dụng hiện nay
như hệ thống tế bào chung và riêng, các hệ thống sóng vô tuyến và vệ tinh.
Những yêu cầu này đang vượt quá khả năng công nghệ của hệ thống viễn
thông di động thế hệ thứ 2. Những đòi hỏi này trong công nghệ thành phần,
quản trị mạng và kỹ thuật dịch vụ làm cho sự ra đời của hệ thống viễn thông
di động thế hệ thứ 3 là tất yếu. Mục đích chính của hệ thống này là cung cấp
các dịch vụ viễn thông từ bất kỳ thuê bao nào tới bất kỳ thuê bao khác, tại
bất kỳ địa điểm nào, vào bất kỳ thời điểm nào, qua bất kỳ môi trường nào,
bằng cách sử dụng các thiết bị đầu cuối gọn nhẹ với chất lượng dịch vụ đảm
bảo và bảo mật an toàn.
Hai hệ thống đang được phát triển đó là: UMTS và FPLMTS, được
gọi chung là hệ thống viễn thông di động toàn cầu, hoạt động với dải băng

2000 MHz (IMT-2000: International Mobile Telecommunications). Sự phát


9

triển vượt trội của 2 hệ thống này sẽ là bệ phóng trong suốt thập kỷ đầu của
những năm 2000.
UMTS sẽ xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta như ở nhà, cơ quan,
trên ôtô, tàu hoả, máy bay hay đi bộ. UMTS tích hợp tất cả các dịch vụ trong
một dịch vụ bởi các hệ thống viễn thông di động khác nhau, ví dụ như: điện
thoại di động, điện thoại không dây, vô tuyến công cộng, vô tuyến vệ tinh,…
Nó cho phép người sử dụng di chuyển trong suốt quá trình kết nối giữa các
mạng viễn thông khác nhau. UMTS cung cấp các dịch vụ băng rộng, tức là
khả năng truyền âm thanh, văn bản, dữ liệu và hình ảnh qua một kết nối.
FPLMTS bao gồm các tính năng như UMTS, tuy nhiên nó còn có khả
năng phân bố tần số đều trên toàn cầu. FPLMTS định rõ 4 ranh giới trong
không gian nhằm phân chia nhu cầu khác nhau của các vùng dân cư đông
đúc hoặc thưa thớt.
Một trong những yêu cầu chính của UMTS/FPLMTS là phải có hiệu
suất quang phổ cao, và để đạt được yêu cầu này thì cần phải có cơ chế quản
lý tần số linh hoạt, mềm dẻo đối với các nguồn tài nguyên vô tuyến. Quản lý
tần số hiện vẫn đang là đề tài nóng hổi từ cách đây 20 năm và các giải pháp
đề xuất cho đến nay vẫn đang được nghiên cứu, cải tiến để các hệ thống viễn
thông đạt hiệu suất cao nhất.
1.2 Kiến trúc mạng di động tế bào
Khái niệm tế bào xuất phát từ các hệ thống của Bell nằm trong dịch vụ
điện thoại di động tiên tiến, là một kiến trúc mạng được tổ hợp từ các tế bào
hình lục lăng. Các tế bào đại diện cho các vùng địa lý. Bên trong các tế bào,
người sử dụng được gọi là các trạm di động có khả năng thiết lập hoặc nhận
các cuộc liên lạc trong khi di chuyển bên trong mạng tế bào. Mỗi tế bào có

một trạm điều khiển cung cấp các kênh tần số cho các trạm di động. Mỗi
trạm điều khiển trong dịch vụ điện thoại di động tiên tiến (AMPS) coi là một
tế bào. Mỗi tế bào được liên kết với trung tâm chuyển mạch di động (MSC)
còn được gọi là cơ vụ điện thoại di động (MTSO) có vai trò điều khiển các
cuộc gọi và hoạt động như là một cổng để kết nối với mạng khác. Khi người
sử dụng di chuyển (ví dụ trạm di động đang sử dụng một kênh tần số) tới
gần biên của tế bào, nó cần phải thay đổi kênh tần số hiện thời sang tần số
khác của tế bào lân cận. Quá trình này gọi là chuyển vùng. Kiến trúc của hệ


10

thống di động tiên tiến AMPS được minh hoạ như hình 1. Mục tiêu của
AMPS là cung cấp dịch vụ điện thoại di động có khả năng: (a) Dung lượng
thuê bao lớn; (b) Sử dụng hiệu quả phổ; (c) Đảm bảo tính tương thích, tiện
lợi, dễ thích ứng với mật độ lưu lượng cao; ...

Hình 1.2: Kiến trúc mạng di động tế bào
Để có thể tạo ra các khả năng trên, người ta sử dụng các đặc trưng của
hệ thống tế bào là việc tái sử dụng tần số và phân chia tế bào.
Tái sử dụng tần số là việc sử dụng cùng tần số mang ở những vùng
khác nhau mà khoảng cách vừa đủ để nhiễu do việc sử dụng cùng tần số
mang gây ra không ảnh hưởng đến chất lượng liên lạc. Phân chia tế bào là
việc cấu hình lại một tế bào thành các tế bào nhỏ hơn.
Tái sử dụng tần số
Phân phối các kênh tần số trong mạng tế bào phụ thuộc vào rất nhiều
tham số, chẳng hạn như kiến trúc hình học của tế bào, các đặc tính truyền tín
hiệu và nhiễu tín hiệu. Gán các kênh tần số là việc cấp phát tĩnh kênh tần số
cho các thuê bao trong tế bào. Cùng tập hợp tần số này được sử dụng lại
trong tế bào khác với khoảng cách đủ để cho phép sử dụng các kênh tần số

này với nhiễu tín hiệu gây ra là chấp nhận được. Các tế bào mà sử dụng cùng
tập hợp kênh tần số được gọi là các tế bào đồng kênh và khoảng cách giữa
chúng gọi là khoảng cách tái sử dụng đồng kênh. Tổng số tần số mang cấp
phát cho mạng được phân chia thành các tập hợp và mỗi tập được gán cho
một tế bào bên trong một cụm các tế bào. Một cụm các tế bào hình thành
một mẫu (pattern). Mẫu được tái sử dụng tuỳ thuộc vào khoảng cách tái sử


11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Scott Jordan, Resource Allocation in Wireless Networks, Department of
Electrical Engineering & Computer Science, Northwestern University,
3/1999.
[2] D. C. Cox and D. O. Reudink, Dynamic channel assignment in twodimensional large-scale mobile radio system, Bell System Technical
Journal, 9/1972 .
[3] L. G. Anderson, A simulation study of some dynamic channel
assignment algorithms in a high capacity mobile telecommunications
system, IEEE Transactions on vehicular Technology, 10/1982.
[4] S. M. Elnoubi, R. Singh, and S. C. Gupta, A new frequency channel
assignment algorithm in high capacity mobile telecommunications
system, IEEE Transactions on vehicular Technology, 8/1982.
[5] D. Everitt and D. Manfield, Performance analysis of cellular mobile
communication systems with dynamic channel assignment, IEEE
Journal on Selected Areas in Communications, 10/1989.
[6] P. A. Raymond, Performance analysis of cellular Networks, IEEE
Transactions on communications, 12/1991.
[7] L. Cimini, G. Foschini, and C. L. I, Call blocking performance of
distributed algorithms for dynamic channel allocation in microcells, In
conference record of the International conference on Communications

(ICC), IEEE, 1992.
[8] D. D. Dimitrijevic and J. Vucetic, Design and Performance analysis of
the algorithms for channel allocation in cellular networks, IEEE
Transactions on vehicular Technology, 11/1993.
[Gar00] Vijay K. Garg. IS-95 CDMA and CDMA 2000, Cellular/PCS
Systems Implementation
[Ekl86] Berth Eklundl, Channel Utilisation and Blocking Probability in a
Cellular Mobile Telephone System with Directed Retry, IEEE
Transactions on Communications, 4/1986


12

[KE89] Johan Karlsson and Berth Eklundh, A Cellular Mobile Telephone
System with load sharing – an enhancement of directed retry. IEEE
Transactions and Communications, 5/1989
[TJ91]
Sirin Tekinay and Bijan Jabbari, Handover and Channel
Assignment in Mobile Cellular Networks. IEEE Communications
Magazine, 11/1991.
[ZY89] Ming Zhang and Tak Shing P. Yum., Compasisons of channel
Assignment Strategies in Cellular Mobile Telephone Systems, IEEE
Transactions on vehicular Technology, 11/1989
[DSJ97] Sajal K.Das, Sanjoy K.Sen and Rajeev Jayaram, A dynamic load
balancing strategy for channel assignment using selective borrowing in
cellular mobile environment. Wireless Networks, 1997
[DSJA97]
K.Das, Sanjoy K.Sen and Rajeev Jayaram and Prathima
Agrawal, A distributed Load balancing Algorithm for the hot cell
problem in a cellular mobile networks. 8/1997




×