Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Cơ chế tài chính đối với dịch vụ y tế bệnh viện công ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.82 KB, 12 trang )

Đại học quốc gia hà nội

Tr-ờng đại học kinh tế

Nguyễn Thị xuân mai

Cơ chế tài chính
đối với dịch vụ y tế bệnh viện công
ở Việt Nam

Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị
Mã số: 60 31 01

TóM TắT Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Vũ Đức Thanh

Hà nội - 2008


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, với chính sách cải cách, mở cửa và hội nhập,
Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một điểm sáng về giảm nghèo. Sự
chênh lệch về thu nhập, chi tiêu giữa 20% nhóm giàu nhất và 20 % nhóm nghèo nhất
xét theo 3 tiêu chí mà quốc tế đưa ra (hệ số GINI, tiêu chuẩn 40 của Ngân hàng thế
giới và số lần chênh lệch), Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm nước có chỉ số tương
đối bình đẳng, đang tiệm cận gần với mức bất bình đẳng vừa phải. Thời điểm cuối
năm 2006, tỷ lệ nghèo cả nước khoảng 18,1%, giảm hơn 3% so với giữa năm 2005
(22,2%), năm 2007- theo chuẩn nghèo mới, tỷ lệ nghèo cả nước còn khoảng 14,7 %.
Nhờ những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội, chỉ số về y tế và giáo dục


cũng liên tục được cải thiện, chỉ số phát triển con người (The Human Development
Index - HDI) được tổng hợp từ các chỉ số về kinh tế, giáo dục và sức khỏe, - một
chỉ báo về chất lượng dân số (chỉ số này cao nhất là 1, thấp nhất là 0) không
ngừng tăng lên từ 0,539 năm 1992, đã tăng lên 0,733 năm 2005.
Tuy nhiên, những thành tựu này chưa được phân bổ đều cho mọi bộ phận
dân cư. Chênh lệch giàu nghèo có xu hướng ngày càng doãng ra. Trên thực tế, tình
trạng bất bình đẳng của Việt Nam có thể cao hơn do chưa tính tới những bất bình
đẳng bắt nguồn từ sự chênh lệch về tài sản và thu nhập từ thừa kế, từ đầu cơ đất
đai, chứng khoán, tham nhũng....
Bất bình đẳng về kinh tế gia tăng và nhiều người hiện vẫn sống chỉ ngay trên
mức nghèo. Ngoài ra, sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại trên nhiều mặt như: khả
năng tiếp cận, chất lượng và chi tiêu cho các dịch vụ xã hội, đặc biệt là dịch vụ y
tế.
Trước thực trạng nói trên, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong
việc chuyển đổi cơ chế tài chính cho việc cung cấp và tiếp cận các dịch vụ y tế


(Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, Nghị quyết 05 của Chính phủ “Xã hội
hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá”). Theo hướng này, một mặt chính phủ
giảm dần cơ chế bao cấp bằng cách giao quyền tự chủ cho các cơ sở y tế công (sở
hữu nhà nước), đồng thời khuyến khích sự phát triển hệ thống bảo hiểm y tế, bãi
bỏ chế độ cung cấp không thu tiền và đòi hỏi người dân phải trả tiền khám chữa
bệnh tại các cơ sở y tế công.
Sau một số năm thực hiện, cơ chế mới đã góp phần quan trọng vào việc cải
thiện nguồn kinh phí cho các cơ sở y tế công để nâng cao chất lượng dịch vụ và mở
rộng phạm vi phục vụ. Song thực tiễn cho thấy, các cơ sở y tế công nói chung, các
bệnh viện công nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do không đủ kinh phí cho việc bổ
sung và hiện đại hoá thiết bị và cơ sở vật chất khám chữa bệnh, đồng thời việc này
cũng làm tăng thêm gánh nặng tài chính đối với những người nghèo - những người
dễ bị tổn thương khi tiếp cận dịch vụ y tế.

Trong hoàn cảnh đó, vấn đề “Cơ chế tài chính đối với dịch vụ y tế bệnh
viện công ở Việt Nam” được lựa chọn làm đề tài luận văn nhằm nghiên cứu và
đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế tài chính, cải thiện tình
hình cung cấp và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế tại các bệnh viện công ở
Việt Nam, góp phần nâng cao mức sống dân cư.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, lĩnh vực dịch vụ nói chung, cung cấp dịch vụ công nói riêng ở Việt Nam bắt đầu thu hút sự quan
tâm của các nhà quản lý và giới nghiên cứu. Đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này:

1.

TS. Đặng Đức Đạm: Một số vấn đề về Đổi mới quản lý dịch vụ công ở Việt Nam - Trung tâm Thông tin Tƣ liệu- Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng – 2005.

2.
3.

Lê Chi Mai: Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia 2003.
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng: Tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với các
ngành dịch vụ – Dự án VIE /02/ 009.

Những nghiên cứu trên đây quan tâm chủ yếu đến việc phân tích tổng quan sự phát triển các ngành dịch vụ nói chung, dịch vụ
công nói riêng trong điều kiện Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những nghiên cứu này,
dịch vụ y tế chỉ đƣợc xem xét ở mức độ hạn chế.
Bên cạnh một số nghiên cứu chung về khu vực dịch vụ, có một số tài liệu và nghiên cứu sâu về lĩnh vực dịch vụ y tế, nổi bật
là:


1.
2.

3.
4.
5.

Bộ Y tế - Chiến lƣợc bảo vệ sức khoẻ nhân dân 2001- 2010.
Bộ Y tế - Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu, Hà Nội 2002.
Bộ Y tế - Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển, Nhà xuất bản Y học 2002.
Lê Hùng Lâm. Sức khoẻ công cộng. Trƣờng Cán bộ Quản lý Y tế, Bộ Y tế, 1992.
Đỗ Nguyên Phƣơng. Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới. NXB Y học, 1999.

Những tài liệu và công trình nghiên cứu kể trên đề cập đến chiến lược phát
triển, tập trung đánh giá sự phát triển của ngành y tế và sự nghiệp chăm sóc sức
khoẻ ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế.
Liên quan đến cơ chế tài chính cho việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế, có
thể kể tới một vài nghiên cứu như:
1.

Dƣơng Huy Liệu. Nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cơ sở vùng nông thôn phía Bắc và nguồn tài chính. Luận án PTS Khoa
học y dƣợc. Học viện Quân y. 1996.

2.

Liên Hợp Quốc tại Việt Nam: Phí sử dụng, quyền tự chủ tài chính và khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội ở Việt Nam - Báo cáo
trong khuôn khổ “Chƣơng trình thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ ở Việt Nam”. 2005.

Tuy nhiên cho tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống
và toàn diện việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế, cũng như cơ chế tài chính cho
dịch vụ y tế công ở Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu



Làm rõ khái niệm và những đặc điểm của dịch vụ y tế nói chung, dịch vụ bệnh viện công nói riêng trong nền kinh tế thị
trƣờng.



Luận giải về cơ chế tài chính với việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ bệnh viện công (dịch vụ y tế công).



Tổng quan về tình hình cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế ở một số quốc gia và rút ra bài học cho Việt Nam.



Phân tích nội dung cơ chế tài chính đối với các bệnh viện công, thực trạng cung cấp và tiếp cận dịch vụ bệnh viện công ở
Việt Nam hiện nay, những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra của của cơ chế tài chính hiện hành.



Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính đối với việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế từ
các bệnh viện công ở Việt Nam.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu cơ chế tài chính liên quan đến việc cung cấp và tiếp cận các dịch vụ y tế từ các bệnh viện công
ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, giới hạn từ năm 2000 đến nay và định hƣớng cho những năm tới. Liên quan tới vấn đề này, luận văn cũng đi sâu
tìm hiểu thực tiễn áp dụng cơ chế tài chính trong lĩnh vực y tế của một số quốc gia nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích , tổng hợp, thống kê, so sánh là những


phƣơng pháp cơ bản đƣợc sử dụng trong quá trình triển khai nghiên cứu.

6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn


Làm rõ đặc điểm của dịch vụ bệnh viện công – một loại hình dịch vụ đặc thù trong các dịch vụ y tế.



Khái quát một số kinh nghiệm quốc tế về cung cấp dịch vụ bệnh viện công và rút ra bài học, kinh nghiệm cho Việt Nam.



Đề xuất quan điểm đổi mới và luận giải một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính cho việc cung cấp và tiếp cận dịch
vụ y tế từ các bệnh viện công ở Việt Nam trong những năm tới.

7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ y tế bệnh viện công.
Chương 2: Cơ chế tài chính và thực trạng cung cấp, tiếp cận dịch vụ y tế bệnh viện công ở Việt Nam.
Chương 3: Định hƣớng và giải pháp đổi mới cơ chế tài chính cho việc cung cấp dịch vụ y tế bệnh viện công ở Việt Nam.


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ Y TẾ
BỆNH VIỆN CÔNG

1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH VỤ Y TẾ BỆNH VIỆN CÔNG

1.1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Dịch vụ
Vào những năm cuối của thế kỷ XX, dịch vụ đã trở thành một lĩnh vực kinh
tế quan trọng của các quốc gia và trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học như: kinh tế học, văn hoá học, hành chính học, luật học, khoa học quản
lý.
Với tư cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, dịch vụ là
khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết quả của chúng không tồn tại dưới dạng
hình thái vật thể. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp
cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công”. Theo cách
hiểu trong phân loại ngành nghề của Đại từ điển: “Dịch vụ là các nghề khác phục
vụ sản xuất xã hội và đời sống nhân dân ngoài sản nghiệp I (nông nghiệp) và sản
nghiệp II (công nghiệp). Đặc điểm chủ yếu là phục vụ sản xuất công nghiệp và đời
sống nhân dân, không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm vật chất nên còn gọi theo
nghĩa rộng là “sản nghiệp mang tính phục vụ” hay sản nghiệp thứ III”.
Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Dịch vụ là những hoạt động phục vụ
nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt”. Dịch vụ còn được
hiểu là “một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình
và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn
liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất. Chẳng hạn, khi thuê phòng ở
khách sạn, ghi tên tiền gửi ngân hàng, khám bệnh, xin ý kiến của chuyên gia tư


vấn… trong tất cả các trường hợp này ta đều có được một dịch vụ.” [PT &QL NN
về Kinh tế dịch vụ]
Một cách tổng quát, có thể định nghĩa: Dịch vụ là những hoạt động mang
tính xã hội, tạo ra những sản phẩm hàng hoá không tồn tại dưới hình thái vật
thể nhằm thoả mãn kịp thời, thuận lợi, hiệu quả hơn các nhu cầu trong sản xuất

và đời sống của con người.
Có rất nhiều cách khác nhau để phân loại các dịch vụ, nhưng thông thường
có một số cách phân loại điển hình:
(i) Phân loại theo ngành nghề
Sự phát triển của phân công lao động cũng làm xuất hiện ngày càng nhiều
các loại ngành dịch vụ: dịch vụ phục vụ sản xuất - kinh doanh, dịch vụ phục vụ
sinh hoạt công cộng, dịch vụ cá nhân dưới hình thức những dịch vụ gia đình,
những dịch vụ tinh thần dựa trên những nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn đặc biệt
(nghiên cứu, môi giới, quảng cáo ..), những dịch vụ liên quan đến đời sống sinh
hoạt công cộng (chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, giải trí…), những dịch vụ về chỗ ở,
địa điểm kinh doanh (nhà ở, văn phòng,…). Tuỳ theo trường hợp, dịch vụ có thể
bao gồm một công việc ít nhiều chuyên môn hoá, việc sử dụng hẳn hay tạm thời
một tài sản (máy móc), việc sử dụng một tài sản lâu bền (vận tải, thông tin liên
lạc), và sản phẩm của một công việc cho vay vốn (tài chính, tiền tệ). Dịch vụ
không chỉ bao gồm những lĩnh vực truyền thống như: vận tải, du lịch, thương mại,
ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, truyền thông liên lạc, mà còn lan toả đến các khu
vực rất mới như: bảo vệ môi trường, dịch vụ văn hoá, y tế, dịch vụ hành chính, tư
vấn pháp luật, tư vấn tình cảm…
(ii) Phân loại theo chủ thể cung cấp dịch vụ
- Chủ thể là Nhà nước: Trong quá trình quản lý xã hội và thực hiện các chức
năng của mình, Nhà nước là người cung cấp nhiều loại dịch vụ cho xã hội. Theo
GS. Jim Arstrong, các dịch vụ mà Nhà nước cung ứng bao gồm:




Các dịch vụ hành chính công gắn liền với chức năng của nhà nước, bao
gồm: Các hoạt động lập quy, thi hành pháp luật, chính sách, duy trì các
thể chế dân chủ cơ bản (cảnh sát, cứu hoả…).




Các hoạt động liên chính phủ.



Các hàng hoá công cộng (bao gồm dịch vụ an ninh quốc gia, kết cấu hạ
tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội, các hàng hoá khuyến dụng, …).



Cung ứng phúc lợi xã hội (bệnh viện, trường học…).



Cung cấp thông tin tư vấn và hỗ trợ.

Trong nhiều trường hợp, nhà nước hay người/tổ chức do nhà nước uỷ nhiệm
còn tham gia cung cấp các hàng hoá/dịch vụ trực tiếp phục vụ tiêu dùng cá nhân vì
những lý do khác nhau.
- Chủ thể là các tổ chức phi chính phủ: Các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế
giới, Tổ chức Y tế Thế giới, … ), các đoàn thể xã hội (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh
niên, …), các tổ chức xã hội – nghề nghiệp (Hội Nông dân, Hội Khuyến học, vv)
thường cung cấp các kết quả điều tra, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng, nâng cao dân trí, khuyến nông, các hoạt động từ thiện…
- Chủ thể là các đơn vị kinh doanh: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ
chức tài chính trung gian thực hiện các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ hàng không,
khách sạn, bảo hiểm, tư vấn bất động sản, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị nội thất, tư
vấn tài chính… Phần lớn các dịch vụ này được cung cấp vì mục tiêu lợi nhuận.
(iii) Phân loại theo tính chất tiêu dùng các dịch vụ

Những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất và cung cấp trong xã hội có thể
được chia làm 2 loại chính là hàng hoá/dịch vụ cá nhân (gọi tắt là hàng hoá cá nhân
) và hàng hoá/dịch vụ công cộng (gọi tắt là hàng hoá công cộng).
- HHCN là loại hàng hoá/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình
và các tổ chức (dịch vụ may đo, dịch vụ ăn uống…).
- HHCC là loại hàng hoá/dịch vụ phục vụ nhu cầu chung của cả cộng đồng


(dịch vụ an ninh quốc phòng, cung cấp dịch vụ điện, nước sinh hoạt, dịch vụ xử lý
thoát nước thải, dịch vụ thu gom xử lý rác thải, dịch vụ vận tải công cộng, phòng
chống bão lụt, phòng chống bệnh dịch, phổ cập giáo dục, bảo vệ môi trường, …).
Có nhiều loại dịch vụ về bản chất là tiêu dùng cho cá nhân nhưng trong
nhiều trường hợp cũng được xếp vào nhóm các hàng hoá/dịch vụ công cộng như:
dịch vụ giáo dục, dịch vụ văn hoá thông tin, dịch vụ y tế …
HHCC và HHCN có những sự khác biệt quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc
cung cấp chúng cho hoạt động kinh tế và tiêu dùng xã hội.
Trước hết, các HHCC là những loại hàng hoá và dịch vụ không có tính
cạnh tranh trong tiêu dùng: việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do một
hàng hoá và dịch vụ nào đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng
thời hưởng thụ lợi ích của nó. Nói cách khác, với một lượng hàng hoá công cộng
nhất định được cung cấp, có thể cho phép nhiều người cùng sử dụng một lúc mà
việc sử dụng của người này không làm giảm khối lượng tiêu dùng của người khác.
Ví dụ an ninh quốc phòng, truyền thanh, truyền hình, … đều không có tính cạnh
tranh trong tiêu dùng. Đặc điểm này của HHCC cho phép phân biệt nó với HHCN
là thứ có tính cạnh tranh trong tiêu dùng – người nào tiêu dùng một hàng
hoá/dịch vụ cá nhân thì người khác không còn cơ hội để tiêu dùng hàng hoá/dịch
vụ đó nữa. Điều này dẫn đến việc định giá với những hàng hoá không có tính cạnh
tranh trong tiêu dùng là điều vô nghĩa (không cần thiết) vì việc có thêm một cá
nhân tiêu dùng những hàng hoá này không làm ảnh hưởng đến việc tiêu dùng của
những người khác.

Thứ hai, các HHCC có tính không loại trừ trong tiêu dùng. Tính không
loại trừ trong tiêu dùng của HHCC có nghĩa là không thể loại trừ hoặc sẽ rất tốn
kém nếu muốn cố gắng loại trừ những cá nhân từ chối không chịu trả tiền cho việc
tiêu dùng của mình. Chẳng hạn không có ai có thể ngăn cản những người không
chịu nộp thuế để duy trì bộ máy quốc phòng khỏi việc hưởng thụ an ninh do bộ


máy quốc phòng đem lại, hoặc, cũng không thể cấm ai đó không được sử dụng ánh
sáng đèn đường thành phố nếu họ không muốn trả tiền. Thuộc tính này cũng không
xuất hiện đối với HHCN. Nếu thị trường có thể dễ dàng định giá cho từng chiếc
bánh mỳ thì nó không thể định giá cho từng đơn vị tiêu dùng quốc phòng hay thu
phí đèn đường.
Đây chính là một trong các nguyên nhân quan trọng khiến khu vực tư nhân
không thể cung cấp được HHCC theo nguyên tắc thị trường, và trong điều kiện thị
trường tự do, xã hội thường khan hiếm các HHCC.
HHCC nào mang đầy đủ 2 thuộc tính không có tính cạnh tranh và không có
tính loại trừ trong tiêu dùng là HHCC thuần tuý. HHCN thuần tuý lại là những
hàng hoá vừa có tính cạnh tranh trong tiêu dùng, vừa dễ dàng loại trừ những ai
không sẵn sàng thanh toán theo mức giá thị trường. Trong thực tế, đa số các HHCC
được cung cấp chỉ có một trong hai thuộc tính nói trên và có ở những mức độ khác
nhau. Những HHCC đó được gọi là HHCC không thuần tuý.
1.1.1.2. Dịch vụ y tế bệnh viện công
Dưới góc độ phân loại theo ngành nghề, dịch vụ y tế là một lĩnh vực dịch vụ đặc
biệt trong hàng trăm hàng ngàn các lĩnh vực dịch vụ trong nền kinh tế. Lĩnh vực
này cung cấp những tiện ích (sản phẩm và dịch vụ) về phòng chống bệnh dịch,
khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người dân


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Khoa giáo TW (2002), Viện phí, Bảo hiểm y tế và sử dụng dịch vụ y tế.
2. Bộ Kế hoạch & Đầu tư – UNDP, “Phát triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam –
Chìa khoá cho tăng trưởng bền vững”, Dự án VIE /02/ 009.
3. Bộ y tế (2002), Nghiên cứu điểm về tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế
tại 28 xã nông thôn trong 2 năm 2000 – 2001
4. Bộ Y tế (2002), Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban
đầu, Hà Nội.
5. Bộ Y tế - Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (1999), Phát triển sức
khoẻ ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Bộ Y tế, Chiến lược bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1990-2000.
7. Bộ Y tế, Chiến lược bảo vệ sức khoẻ nhân dân 2001 - 2010.
8. Bộ Y tế, Điều tra Y tế các năm 2001-2003
9. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 38/1996 và TT 562/1998 hướng dẫn định
mức chi thường xuyên cho y tế.
10. Chính phủ Việt Nam (1999), Nghị định 73/NĐ-CP về chính sách khuyến khích
xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, Hà
Nội.
11. Chính phủ Việt Nam - Quy định 58/TTg - Quy định một số vấn đề về tổ chức
và chính sách, chế độ đối với y tế cơ sở.
12. Chính phủ (1996), Nghị quyết 37/CP ngày 20/6/1996, Định hướng công tác
CSSK và BVSK nhân dân 1996-2000.
13. Chính phủ Việt Nam, Nghị định 95-CP và Nghị định 33/CP về việc thu một
phần viện phí.
14. Chính phủ Việt Nam (1998), Nghị định 58/1998/NĐ-CP ban hành Điều lệ
BHYT
15. Chính phủ Việt Nam (1998), Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1998 của Chính phủ
về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn
hoá.



16. Trần Thị Trung Chiến, chủ biên (2002), Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và
phát triển, NXB Y học, Hà nội.
17. Đặng Đức Đạm (2005), Một số vấn đề về Đổi mới quản lý dịch vụ công ở Việt
Nam, Trung tâm Thông tin Tư liệu- Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung
ương.
18. Lê Chi Mai (2003), “Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc
gia.
19. Lê Hùng Lâm (1992), “Sức khoẻ công cộng”, Trường Cán bộ Quản,lý Y tế, Bộ
Y tế.
20. Dương Huy Liệu (1996), “Nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cơ sở vùng
nông thôn phía Bắc và nguồn tài chính”, Luận án PTS Khoa học y dược, Học
viện Quân y,
21. Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2005), “Phí sử dụng, quyền tự chủ tài chính và
khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội ở Việt Nam”, Báo cáo trong khuôn
khổ “Chương trình thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ ở Việt Nam”.
22. Đỗ Nguyên Phương (1999), “Chiến lược phát triển sức khỏe và hệ thống y tế ở
Việt Nam”, Bài phát biểu tại Hội thảo quốc tế nhân tuần lễ sức khỏe tại Hà
Nội, 6/1999.
23. Thông tư số 14/TTLB -BTC-BYT-BLĐTBXH-BVGTW hướng dẫn thực hịên
Nghị định 95 - CP và Nghị định 33 - CP về thu viện phí.
24. Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BCT-BLĐTB&XH.
25. Thông tư liên tịch số 05/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC hướng dẫn việc
thực hiện KCB được miễn nộp một phần viện phí đối với người thuộc diện quá
nghèo qui định tại nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 của chính phủ.
26. Thông tư số 119/2002/TTLT-BTC-BYT hướng dẫn nội dung thu chi và mức
chi thường xuyên của trạm y tế xã.
27. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, “Tăng cường phối hợp giữa
các cơ quan quản lý nhà nước đối với các ngành dịch vụ”, Dự án VIE /02/ 009;




×