ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM
––––––––––––––
LÃ THỊ THU HOÀI
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG "CÂN BẰNG VÀ
CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN" TRONG CHƢƠNG TRÌNH
SÁCH GIÁO KHOA VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO TIẾP CẬN HỆ THỐNG.
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÝ
HÀ NỘI, 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM
––––––––––––––
LÃ THỊ THU HOÀI
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG "CÂN
BẰNG
VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN" TRONG CHƢƠNG
TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC
PHỔ THƠNG THEO TIẾP CẬN HỆ THỐNG
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT
LÝ
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học
(Bộ môn Vật lý)
Mã số: 60 14 10
HÀ NỘI, 2008
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, việc đổi
mới nội dung, phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học để chuẩn bị
cho thế hệ trẻ có đủ khả năng làm chủ được nền khoa học kĩ thuật hiện đại
là vấn đề cấp thiết. Nền giáo dục nước ta đang từng bước đổi mới về mọi
mặt để có thể đào tạo được những người lao động có hiệu quả cao, đáp ứng
được mục tiêu hiện đại hóa đất nước. Cũng như trên tồn thế giới, mục đích
giáo dục ở nước ta không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những
kiến thức, kỹ năng mà loài người đã tích lũy được trước đây, mà cịn đặc
biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết
vấn đề. Để có thể đạt được mục tiêu đó, ngành giáo dục và đào tạo phải
thực hiện đổi mới đồng bộ về nhiều mặt. Riêng về phương pháp và phương
tiện dạy học, cần khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy
sáng tạo cho người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian
tự học, tự nghiên cứu cho học sinh... Tóm lại, dạy học hiện nay là dạy học
giải quyết vấn đề, bản chất của quá trình dạy học là quá trình tổ chức hoạt
động tự chủ chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Phương pháp giáo dục phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta đã thu được
những thành tựu đáng kể, quá trình dạy học ngày càng phù hợp với tiến
trình nhận thức khoa học, học sinh có thể tham gia vào hoạt động tìm tòi,
sáng tạo giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, để người giáo viên có thể kích thích
hứng thú học tập của học sinh, hay để rèn luyện cho học sinh phong cách
làm việc khoa học, lối tư duy logic sáng tạo hay tạo cho học sinh thói quen
tự suy nghĩ, tìm tịi tri thức,... khơng phải điều đơn giản. Quá trình dạy và
học là một quá trình phức tạp, phải qua một thời gian dài học sinh mới tích
lũy đủ những tri thức về một vấn đề nào đó hay những kĩ năng làm việc
khoa học. Do đó phương pháp giảng dạy phải linh hoạt, phù hợp với từng
bài học, từng giai đoạn phát triển nhận thức của học sinh. Vận dụng những
phương pháp dạy học mới, tích cực hơn trong q trình nhận thức khoa học
của học sinh sẽ giúp học sinh hình thành từ sớm một phong cách học tập
tích cực, tự chủ và sáng tạo. Đối với môn vật lý, điều này càng có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng. Trên thực tế, ở nhiều nơi, việc dạy và học môn này vẫn
theo kiểu cũ, giáo viên cung cấp kiến thức, học sinh tiếp nhận một cách thụ
động. Nhất là phần bài tập vật lý, nhiều khi đã không được chú trọng đúng
mức. Người giáo viên vật lý cần ý thức được rằng dạy bài tập chính là một
trong những cách để kiến thức vật lý được đào sâu, mở rộng cũng như vận
dụng linh hoạt trong trí óc của học sinh, hơn nữa cịn là một cơng cụ để tìm
kiến thức mới cũng như phát triển tư duy sáng tạo. Đó là con đường để
những định luật, những hiện tượng hay khái niệm vật lý in dấu rõ nét nhất
lên não bộ người học. Vì vậy, để q trình dạy học nói chung, và q trình
dạy học bài tập nói riêng của chương "Cân bằng và chuyển động của vật rắn"
trong sách giáo khoa lớp 10, được trình bày theo quan điểm dạy học hiện đại,
sử dụng phương pháp dạy học tích cực rèn luyện cho học sinh tính tự chủ, sáng
tạo, tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: Xây dựng hệ thống bài tập chƣơng
"Cân bằng và chuyển động của vật rắn" trong chƣơng trình sách giáo
khoa Vật lý 10 trung học phổ thơng theo tiếp cận hệ thống.
2. Mục đích của đề tài
Vận dụng lý luận dạy học hiện đại vào việc xây dựng hệ thống bài tập
chương "Cân bằng và chuyển động của vật rắn" lớp 10 THPT theo tiếp cận
hệ thống và điều khiển, nhằm tăng cường hoạt động, nhận thức tự chủ sáng
tạo và góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích của đề tài, trong quá trình nghiên cứu cần thực
hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lý luận dạy học hiện đại về việc tổ chức hoạt động nhận
thức của học sinh trong dạy học vật lý.
- Nghiên cứu lý luận về bài tập vật lý, dạy học thông qua bài tập vật
lý.
- Nghiên cứu lý luận về lý thuyết hệ thống, tiếp cận hệ thống và điều
khiển. Tổng quan các kiến thức chương "Cân bằng và chuyển động của vật
rắn".
- Nghiên cứu xây dựng và triển khai hệ thống bài tập chương "Cân
bằng và chuyển động của vật rắn".
- Khảo sất trên thực tế nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy
bài tập theo tiếp cận hệ thống và điều khiển từ đó rút kinh nghiệm để hoàn
chỉnh, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng qui trình dạy bài tập các phần
khác theo tiếp cận hệ thống và điều khiển.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận
- Khảo sát thực tiễn
- Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy
học vật lí nói chung và dạy bài tập vật lí nói riêng.
5. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Tiếp cận hệ thống và điều khiển trong dạy học.
- Đối tượng nghiên cứu: quá trình dạy bài tập vật lý chương "Cân
bằng và chuyển động của vật rắn".
6. Phạm vi nghiên cứu
Việc dạy học bài tập chương "Cân bằng và chuyển động của vật rắn"
(Vật lý 10 THPT) một số lớp 10 Trường THPT DL Lômônôxốp và một số
trường THPT ở Hà Nội.
7.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận
Góp phần kiểm chứng và phản chiếu lại các lý luận về tổ chức hoạt
động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý nói chung và dạy bài tập
vật lý nói riêng.
Minh họa khả năng vận dụng lý thuyết hệ thống và tiếp cận hệ thống,
tiếp cận điều khiển trong dạy học vật lý.
Ý nghĩa thực tiễn
Vận dụng tiếp cận HT&ĐK vào quá trình dạy học, cải tiến cũng như
đề xuất PPDH theo tiếp cận HT&ĐK nhằm tích cực hóa hoạt động dạy và
học của giáo viên và học sinh. Từ đó nâng cao chất lượng của hoạt động
dạy học, bám sát mục tiêu của chương trình.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Giới thiệu một số tiếp cận cơ bản trong lý luận dạy học
Chƣơng 2: Thực tiễn dạy học phần BT chƣơng "Cân bằng và chuyển
động của vật rắn" ở lớp 10 nhà trƣờng THPT
Chƣơng 3: Một số đề xuất cải tiến việc xây dựng và DH phần BT
chƣơng theo quan điểm của TCHT&ĐK
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ TIẾP CẬN CƠ BẢN
TRONG LÝ LUẬN DẠY HỌC
1.1. Tiếp cận hoạt động và tiếp cận tâm lý nhận thức trong DH
1.1.1. Dạy và học theo tiếp cận HĐ
Hoạt động dạy học dưới góc nhìn của tiếp cận hoạt động là một hoạt
động tích hợp 2 hoạt động thành phần thâm nhập vào nhau sinh thành ra
nhau chi phối lẫn nhau đó là hoạt động dạy và hoạt động học. Tuy hai hoạt
động này cộng tác chặt chẽ với nhau tạo nên bản chất toàn diện của q
trình dạy học nhưng có thể tách ra xem xét từng hoạt động có tính độc lập
tương đối có mục đích, nội dung, cách thức tiến hành… đó là hoạt động
giảng dạy và hoạt động học tập. Tuy nhiên cả hai hoạt động này đều hướng
vào việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu dạy học. Từ "hoạt động" trong tiếp
cận hoạt động chủ yếu nhằm vào hoạt động học tập của học sinh nhằm đạt
hiệu quả cao trong học tập nhưng cũng không loại trừ hoạt động dạy của
giáo viên. Bởi vì chỉ khi người dạy có hoạt động đa dạng, tích cực và phù
hợp với từng cá thể học thì mới có thể phát huy được những hoạt động tích
cực của người học.
1.1.1.1. Các thành tố của hoạt động dạy theo tiếp cận hoạt động
Với người giáo viên hai thành tố chính theo tiếp cận hoạt động chính
là hai hoạt động: hoạt động truyền thụ kiến thức và hoạt động điều khiển sư
phạm. Hoạt động điều khiển sư phạm quyết định chủ yếu chất lượng của
hoạt động dạy. Mặc dù bất kỳ việc làm nào của giáo viên cũng là sự tích
hợp cả hai dạng hoạt động này. Như vậy trong hoạt động của giáo viên,
hoạt động truyền thụ và hoạt động điều khiển sư phạm luôn luôn tồn tại
thống nhất, biện chứng với nhau. Sự tiết chế của mỗi dạng hoạt động này
trong từng tình huống cụ thể phụ thuộc vào mục tiêu và nội dung dạy học
của tình huống đó.
1.1.1.2. Các thành tố của hoạt động học theo tiếp cận hoạt động
Với việc học tập của người học thì hai thành tố chính là hoạt động lĩnh
hội và hoạt động tự điều khiển nhận thức. Trong đó hoạt động tự điều khiển
nhận thức là quan trọng nhất. Chính hoạt động đó mới giúp cho học sinh
khơng chỉ lĩnh hội được kiến thức mà cịn hình thành được phương pháp
hoạt động trí óc - hay cịn gọi là phương pháp tư duy. Kiến thức có thể mất
đi nhưng phương pháp tư duy thì cịn mãi và giúp họ vững vàng trong mọi
việc của cuộc sống, khi áp dụng nó.
1.1.1.3. Tính thống nhất hai mặt khi tiếp cận HĐ trong dạy học
Tính thống nhất hai mặt thể hiện ở ba ý: thứ nhất là thống nhất giữa
truyền thụ và điều khiển sư phạm của HĐ dạy, thứ hai là thống nhất giữa
lĩnh hội và tự điều khiển nhận thức của HS, và cuối cùng là sự thống nhất,
cộng tác qua lại và chi phối lẫn nhau giữa HĐ dạy và HĐ học. Tất cả
những sự thống nhất đó có nguyên nhân là chúng xuất phát từ một mục tiêu
và nội dung dạy học duy nhất. Đồng thời chúng cùng có một định hướng là
sao cho đạt được mục tiêu dạy học cao nhất. Chính xuất phát điểm cũng
như cái đích chung buộc các thành tố của QTDH phải có sự thống nhất và
cộng tác tối đa liên tục trong suốt quá trình.
1.1.2. Dạy và học theo tiếp cận tâm lý nhận thức
1.1.2.1. Bộ máy học - trung tâm HĐ nhận thức
Trong quá trình dạy học, người giáo viên là người quyết định trực tiếp
NDDH. Thông qua các phương pháp sư phạm khác nhau, giáo viên sẽ cố
gắng chuyển tải tốt nhất những NDDH đó tới học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả
thực sự của việc học lại phụ thuộc chủ yếu vào năng lực xử lý, chọn lọc
thông tin của học sinh mà ta còn gọi là tâm lý nhận thức. Mỗi học sinh có
một tâm lý nhận thức khác nhau. Chính vì vậy mà với cùng một giáo viên,
cùng một NDDH, cùng một phương pháp truyền đạt nhưng kết quả ở
mỗi học sinh khơng giống nhau. Do đó trong QTDH, người dạy cần đặc
biệt lưu ý tới tâm lý nhận thức của lứa tuổi cũng như của từng đối tượng
học sinh. Từ đó có thể sử dụng những phương pháp tác động đặc thù với
từng em, sao cho hiệu quả truyền đạt là cao nhất. Dạy và học là như vậy,
gọi là dạy và học theo tiếp cận tâm lý nhận thức.
Theo tiếp cận này, người ta khẳng định trung tâm của hoạt động nhận
thức chính là bộ máy học. Khi bộ máy học hoạt động đúng qui tắc của nó,
kết quả học sẽ cao và ngược lại. Bộ máy học là một hệ thống đặc biệt, bao
gồm hệ thần kinh và các giác quan.
Kích thích
Giác quan thu nhận
Thơng
tin
Nơron nhận truyền
Vùng limpic: hứng thú
Bán cầu phải tập hợp dữ liệu
Trạng thái T
Bán cầu trái định danh tri thức
Tri thức được định hướng và tiếp nhận
Hình 1.1: Quy tắc hoạt động của bộ máy học
Thơng tin được truyền tới người học sẽ biến thành kích thích đối với
người học. Đương nhiên giáo viên phải lưu ý không phải bất cứ thông tin
(hay vấn đề) nào cũng có tác dụng kích thích. Mà đó phải là những vấn đề
đặt ra cho học sinh, khơng q khó, nhưng nếu chỉ dùng những tri thức đã
biết thì khơng thể giải quyết được. u cầu học sinh từ những kiến thức sẵn
có, cộng thêm sự tìm tịi lý giải mới để giải quyết vấn đề.
Những kích thích này có thể tác động lên nhiều giác quan (mắt - thị
giác, tai - thính giác...) sau đó được các nơron thần kinh nhận truyền lên
não bộ, cụ thể ở đây là truyền đến vùng limbic - gây hứng thú. Từ đó bán
cầu phải sẽ tập hợp các dữ liệu, trong đó có những dữ liệu có từ trước khi
học và cả những dữ liệu xuất hiện ngay ở trong thông tin vừa nhận (dữ liệu
hỗn hợp).
Tập hợp dữ liệu sẽ được phân tích, so sánh, tổng hợp, liên hệ,... (các
thao tác tư duy) hay nói cách khác, não bộ sẽ xử lý các dữ liệu để định danh
được tri thức mới. Cuối cùng tri thức mới được tiếp nhận.
Nói một cách khác, q trình xử lý thơng tin trong não người được
diễn ra như sau: thông tin sau khi được đón nhận bởi giác quan nó được các
nơron dẫn truyền tới hệ thần kinh trung ương. Tại đây, sau khi vượt qua rào
cản thứ nhất (limbic) nó được truyền tới bán cầu não phải, nơi tiếp nhận và
chứa đựng các thông tin hỗn hợp: bao gồm thông tin nhận được từ bên
ngồi (cảm giác về những kích thích bên ngồi) và thơng tin đã được lưu
giữ (những trải nghiệm, kinh nghiệm - cái mà người học đã có). Sau khi
thông tin tới bán cầu não phải, muốn tới được bán cầu não trái (chuyển từ
cái không đồng nhất sang cái đồng nhất), chúng phải vượt qua "rào cản thứ
hai" đó là trạng thái "T". Trạng thái "T" chỉ xuất hiện khi thông tin đưa vào
bán cầu phải được đầy đủ, và người học tìm ra được mối liên hệ với những
gì chủ thể đã biết. Cuối cùng khi đã vượt qua trạng thái "T", thông tin sẽ
được bán cầu não trái xử lý (đọc tên hoặc đưa ra kiến thức mới).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Dƣơng Trọng Bái, Tô Giang. Bài tập cơ học. Nxb Giáo dục.
2.
Dƣơng Trọng Bái. Tuyển tập bài tập vật lý nâng cao THPT, tập 1
cơ học. Nxb Giáo dục, 2004.
3.
Dƣơng Trọng Bái - Tô Giang - Nguyễn Đức Thâm - Bùi Gia
Thịnh. Sách BTVL10. Nxb Giáo dục, 2005.
4.
Lƣơng Duyên Bình (Tổng chủ biên). SGK Vật lý 10. Nxb Giáo dục
2006.
5.
Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội, 1998
6.
David Halliday. Cơ sở vật lý, tập 2 cơ học II. Nxb Giáo dục, 1998.
7.
[x]: PGS.TS Đặng Xuân Hải. Tài liệu giảng dạy cao học
LL&PPDH. Khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội.
8.
Bùi Quang Hán. Giải toán vật lý 10 tập 1. Nxb Giáo dục.
9.
Trần Trọng Hƣng. 423 bài tóan vật lý 10. Nxb Trẻ.
10. PGS.TS. Vũ Thanh Khiết. 121 bài tập vật lí 10 nâng cao, phần cơ
nhiệt. Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
11. Vũ Thanh Khiết. Bài tập cơ bản nâng cao vật lý THPT, Tập 1. Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), GSTSKH Lâm Quang
Thiệp, TS. Lê Viết Khuyến, PGS.TS. Đặng Xuân Hải. Một số vấn
đề về giáo dục học đại học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Nguyễn Hữu Lƣơng (dịch). Dạy và học hợp quy luật hoạt động trí
óc. Nxb Văn hóa thơng tin, 2002.
14. Nguyễn Đức Minh, Ngơ Văn Khốt. Hỏi đáp về những hiện tượng
vật lý, Tập I Cơ học. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1970.
15. Phan Trọng Ngọ. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà
trường. Nxb Đại học sư phạm Ngoại ngữ, 2005.
16. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (thực hiện chương trình SGK lớp 10),
2006.
17. [y]: Nguyễn Đức Thâm (chủ biên) - Nguyễn Ngọc Hƣng - Phạm
Xuân Quế. Phương pháp dạy học vật lý ở trường PT. Nxb Giáo dục
18. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hƣng. Tổ chức hoạt động nhận
thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông. Nxb ĐH
Quốc gia Hà Nội, 2001.
19. Phạm Hữu Tòng. Lý luận dạy học vật lý. Nxb Giáo dục, 2001.